Phòng tranh Đinh Cường & Nguyễn Đình Thuần
*


 
*
Tuyết 08

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

HUYẾT ÂM TÂY TẠNG 

Nghe trên thinh không
Cơn mưa huyết trên giòng Yarlung Tsangpo
Những con mắt đá trên đỉnh núi thiêng trầm trầm
Tháng Ba đá đứng tròng lưu huyết
Dáng Phật nằm ngủ trong mây
Huyết âm. Đá nở xanh lửa tam muội

Những xác người gục xuống như bóng phong đỏ
Đất ơi! Mẹ của ngàn thâu
Cây Yang rướm vàng những hạt cát Mạn Đà La
Câu kinh thơm trong sợi lông vi diệu
Lhasa ứa hết sắc màu
Bọn đồ tể làm sao hủy diệt được huyết âm!!!

Huyết âm ngàn vạn ức tinh sương
Nuôi tiếng ca trên ngực em sáng lóa
Nuôi tiếng ca trong chớp mắt khôn cùng
Milarepa hát trên núi câm
Những con mắt đá khép hờ
Những bình minh bừng lên trong đáy huyệt 

Huyết âm tưới lên thời mạt pháp
Tây Tạng ơi! Đỉnh nhà của mặt đất buồn vui
Huyết âm reo huyết âm reo
Bóng phong đỏ dang ngàn cánh tay nhớ núi
Giòng Yarlung Tsangpo bay vút lên
Sợi tóc thiêng trong tiếng kèn du mục 

Tiếng-Kèn-Hay-Cơn-Mưa-Huyết-Âm???!!! 

3.2008


Cali_08
*
Gấu & Đạt Ma Tổ Sư
 @ Chùa Tây Lai, Cali


Đậu bằng qua giá vũ như ti

*
[Trích Liêu trai chí dị, bản dịch của Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn & Trần Văn Từ, nhà xb VHTT]

Bản [tạm] dịch của Nguyễn Tôn Nhan, nhân lần gặp tại Cali, Little Saigon:
Nói láo mà chơi nghe láo chơi
Dàn dưa lất phất giọt mưa rơi
Chuyện đời chán ngấy không thèm nhắc
Mộ vắng nghe ma hát mấy lời.
*
Cái duyên gặp gỡ giữa Bạn [DB] và Gấu, là ở câu:
Đậu bằng qua giá vũ như ti
Đây là câu thơ hiện thực, "đảm bảo" cho toàn bài thơ, theo "công thức", hay "định lý" Lukacs (1)
(1) Xin coi, thí dụ, Đọc thơ Cao Thoại Châu
*
Cả hai bản dịch đều không tả ra được cái cảnh đẹp tuyệt vời, "mưa, như những sợi tơ, đan đi đan lại giữa giàn đậu, tựa như một khung dệt".
Ở đây, lại còn cái tiếng mưa rơi, nhẹ như tơ nữa.
*
*
Một câu hỏi bên lề, Thư Ấn Quán vừa in tập "Lục bát ba câu" của ông, gồm 229 bài. Nghe nói nhà thơ Huy Tưởng cũng có làm thể loại này, vậy bản quyền phát kiến thuộc về ai đây?
Trong tập này, tôi ghi chú là viết năm 1990 đến 1996, nhưng thực tế tôi chỉ làm có 10 ngày là xong, Trụ Vũ có chứng kiến điều này. Theo nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ thì nhà thơ Huy Tưởng có tranh chấp về 'phát kiến' này; tôi thì không quan trọng lắm, cốt là phải viết như thế nào thôi. Chưa nói thực tế, Huy Tưởng chỉ làm 'những bài 14 chữ' thôi, chứ đâu phải 'lục bát ba câu', 20 chữ.
Phỏng vấn Nguyễn Tôn Nhan
*


Gấu vs Hồ Nam

Mai Thảo không phải là người chọn đăng truyện ngắn "Những Ngày Ở Sài Gòn", mà là Thanh Tâm Tuyền, như Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, thí dụ như trong bài Một Người Anh.
Tờ Nghệ Thuật, theo như Gấu được biết, là của Vũ Khắc Khoan, sau khi được ông học trò, là Tướng Râu Kẽm, biếu Thầy năm trăm ngàn, để làm báo. Hình như chính Tướng Râu Kẽm xì ra vụ này, trong lần tranh chức Tông Tông với Nguyễn Văn Thiệu.

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"
"Si l’Holocauste a créé une culture – ce qui est incontestablement le cas –, le but de celle-ci peut être seulement que la réalité irréparable enfante spirituellement la réparation, c’est-à-dire la catharsis. Ce désir a inspiré tout ce que j’ai jamais réalisé".
"Nếu Lò Thiêu đẻ ra văn hóa, làm sao không?, thì mục đích của nó là, chỉ cái thực tại vô phương sửa chữa đó mới đẻ ra được sự cứu rỗi, và đây là tinh thần thanh tẩy, mà tất cả những cái gì tôi viết ra đều được gợi hứng từ đó."
Kertesz.
Nhận định của Kertesz, về một dòng văn học được thai nghén và được đẻ ra từ Lò Thiêu, có thể sử dụng như là "kim chỉ nam", theo cái kiểu," viết dưới ánh sáng của Đảng", áp dụng cho mấy ông nhà văn VC phản tỉnh, thí dụ như Đào Hiếu chẳng hạn.
Có vẻ như ông viết Lạc Đường, chỉ để biện minh cho chính ông:
Tao sạch, cần gì...  thanh tẩy?
*
Nếu, không được kinh qua Lò Thiêu, như Kertesz, hay, vì là VC nằm vùng cho nên không được kinh qua Lò Cải Tạo, như Ngụy quân Ngụy quyền, thì, "chí ít", cũng nên lận lưng, tí kinh nghiệm của Milosz.
*

SUBJECT: BRODSKY
                          —Adam Zagajewski
            (Translated from the Polish by Clare Cavanagh)
NYRB March 1, 2007
Reason and Roses: Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, Gấu có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski, trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.
*
Milosz cũng còn là một nhà thơ chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái, sẽ còn hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập dành cho sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những sinh viên đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948], giống như một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng, khi xẩy ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho báo chí Ba Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ ngữ trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, tả tơi sau thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng thô bỉ của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường. Và còn điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà văn thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà hoạt động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có một ý nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong tương lai.
Câu Gấu gạch đít ở trên, thật tuyệt.
Nói về Milosz mà là để vinh danh Weil, nhất là đoạn "với sự nhủ lòng trước số phận của một con người bình thường", làm nhớ đến tấm lòng của Weil đối với xứ Đông Dương thuộc địa. NQT
*
Simone Weil hết sức quan tâm đến một số bài viết, về số phận người Việt (khi đó còn gọi là Annamites), trên tờ Người Paris Nhỏ (Le Petit Parisien), ngay sau khi vụ khởi nghĩa Yên Bái xẩy ra và bị dập tắt trong vòng hai tuần lễ. “Tôi không bao giờ quên được giây phút mà, lần thứ nhất trong đời, tôi cảm và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa” (Je n’oublierai jamais le moment, pour la première fois, j’ai senti et compris la tragédie de la colonisation).
Thánh Simone Weil 1
Nhật Ký Tin Văn
*
Ui chao, những dòng sau đây, chẳng phải là để nói về những Đào Hiếu ư?

Trong Native Realm chúng ta thấy có những chương về lịch sử, và luôn cả, kinh tế, như thể Milosz muốn nói, tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy, là, thơ có thể được làm từ không-thơ [nonpoetry], là, tứ thơ mạnh là nhờ được nuôi dưỡng tẩm bổ bởi những thức ăn của trần gian, chứ không phải do chúi mãi vào vùng nội tại, cõi riêng tư. Không bay bổng, cũng không “bỏ chạy” như là Đảng buộc tội, nhưng thẩm thấu, đó là phương pháp của Milosz. Không thẩm thấu khô khan nghèo nàn [sterile], giống như người ta tiêm nước biển ở bệnh viện, không khách quan, không bắt chước – người ta làm thì mình cũng làm như vậy. Nhưng đây là một phương pháp thẩm thấu cá nhân, và theo một nghĩa nào đó, nó mang tính đạo hạnh, tới mức có thể coi đây là một phương pháp tu thân, tu đạo, bởi vì thơ là nhắm tới hiểu cái không thể hiểu, một phương pháp tri hành mà tôi muốn gọi là “nhân văn, nhân bản” [humanistic], nhưng từ này đã bị người đời quá lạm dụng ở trong những sảnh đường đại học, nên nó đã bị tổn thương, hư hại.
 Đặc biệt hơn, Milosz nhắm tới chuyện, không loại bỏ đối nghịch, xung đột. Những tài năng kém cỏi hơn thường chọn và phát triển khuynh hướng trùm chăn, hay mũ ni che tai, hay sên chui vào vỏ, để trốn tránh những luồng gió trái nghịch, những tư tưởng đối đầu, và ở trong túp lều, trong vỏ sò, họ sáng tạo những bài thơ nho nhỏ, những tiểu phẩm. Vừa như là một nhà thơ, vừa như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm trọn cả một cánh đồng, một môi trường để thử nghiệm chính mình, chống lại những kẻ thù, như thể ông tự nói với chính ông, ta sẽ sống sót thời của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu huỷ nó ở trong ta, thẩm thấu nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi mình và nuôi thơ]. Tuy nhiên, những kẻ thù đó, thường xuyên tấn công ông, vào những lúc không chờ nhất, chẳng đợi nhất. Và chàng sinh viên ở Đại học Wilno chẳng thể nào tưởng tượng ra được, biết bao trở ngại mà anh ta phải hiểu ra, chấp nhận, và vượt qua, biết bao lần thấy mình kề cận bên cái chết, sự câm lặng, và tuyệt vọng, chán chường…
Trí tuệ và Những bông hồng

Có thể chăng, những dòng trên, là còn nhắm tới một cõi thơ của Miền Nam thời hậu 1975?

Vừa như là một nhà thơ, vừa như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm trọn cả một cánh đồng, một môi trường để thử nghiệm chính mình, chống lại những kẻ thù, như thể ông tự nói với chính ông, ta sẽ sống sót thời của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu huỷ nó ở trong ta, thẩm thấu nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi mình và nuôi thơ].