|
Vườn
sau nhà 27.12.07
Nick
Ut: Double Negative
Níck Út: Âm bản kép (1)
The man whose photograph had helped to
end a war.
Người mà tấm hình của anh ta chụp, đã chấm dứt một cuộc chiến.
On recently released audio tapes,
President Nixon can be
heard talking to his Chief of Staff, H.R. Haldeman, angrily claiming
that the
photograph must have been 'fixed'.
Tài liệu mới được khui ra cho biết, Nixon tức điên lên, ra lệnh cho thủ
hạ, bức hình phải được "thu xếp".
Warren Beatty
told him, 'When I saw your photograph, I said to Joan Baez, we are
against the
Vietnam War.'
Tài tử điện ảnh Warren Beatty nói với Níck Út, "Khi nhìn bức hình của
anh, tôi bèn bảo Joan Baez, chúng ta phải ị vào Cuộc Chiến Việt
Nam".
She had torn her clothes off because
they were burning her and was screaming, Nong qua! Nong qua! - 'Too
hot! Too hot!' As the girl came closer, Ut saw that what he had assumed
were strips of clothing hanging from her shoulders were actually strips
of skin.
Cô bé xé bỏ hết quần áo, vì chúng đốt thân thể của cô, và, vừa khóc vừa
la, "Nóng quá, Nóng quá!" Khi cô chạy lại gần tôi hơn, mớ lòng thòng
trên vai cô, mà tôi tưởng là những mảnh vải vụn còn sót lại của chiếc
áo, hoá ra không phải: Đó là những mảnh da của cô, bị lửa lột ra.
When he saw Kim Phuc running towards
him out of a cloud of
smoke 35 years ago, Ut's first instinct - after he'd taken her
photograph - was
to save her life.
Khi nhìn thấy cô bé, bản năng đầu tiên bảo tôi, chơi một pô hình, xong,
là lập tức phải lo cho cô.
'Uncle Ut
definitely saved my life,' she tells me.
'When we arrived at the hospital, the doctors all thought I was going
to die. I
had third-degree burns over 65 per cent of my body. After everything
that had
happened to me, he was the one person who restored my faith in human
nature.
"Chú Út đã cứu đời tôi", cô bé sau này nói. "Khi chúng tôi tới nhà
thương, tất cả bác sĩ đều nghĩ, tôi khó mà qua khỏi. Tôi bị bỏng, 'mức
độ ba', 65% cơ thể bị bỏng."
"Sau tất cả những gì xẩy ra cho tôi, chú ổn
định lại cho tôi, cái gọi là niềm tin vào cuộc đời, vào bản chất của
con người."
(1) Âm bản kép. Cái tít muốn nói tới
hai bức hình, do Ních Út chụp, một Kim Phúc, và một, Paris Hilton, cả
hai cùng đang khóc, và khoảng cách giữa chúng. Nhưng có thể, bài viết
còn vọng lên một âm bản kép khác, một khoảng cách khác, ít ra là với
Gấu này.
Còn khoảng cách, khác, giữa bức hình của Ních, và bức điện của PXA. Cả
hai cùng chấm dứt cuộc chiến, nhưng cũng khác nhau thật xa. Sau bức
hình của Út, là một cuộc đời, và một niềm tin, sống lại, cùng cuộc
chiến chấm dứt. Bức điện của PXA chấm dứt một cuộc chiến, chấm dứt một
niềm tin, và mở ra một cuộc chiến, khác, chẳng khi nào, hoặc thật khó
mà chấm dứt.
*
Đọc những bài tham luận có trả tiền, trong show trình diễn WJC, chúng
ta chỉ biết được, có một nửa cuộc chơi. Trong số những người tham dự,
ngậm miệng ăn tiền, là một số nhà văn hải ngoại.
Cái gì làm họ không dám phô ra?
Tôi nghĩ, cái phần họ không thể tha thứ cho họ. Cái phần họ tởm, chính
họ.
Nếu không, tại sao không dám?
Bởi vậy, ít ra, đám nhà văn VC này, bảnh hơn đám họ.
Trong số những
hình chiến tranh, có một bức thật nổi tiếng, Nick Út chụp cảnh cô bé
gái Kim Phúc ngày nào bị bom na pan.
Một cách nào
đó, tôi là người nhìn thấy cảnh đó, trước khi nó xẩy ra.
Tôi nhìn thấy nó, qua cái cửa sổ từng lầu trên cùng, building số 5 Phan
Đình Phùng, Sài Gòn, như hình dưới đây cho thấy.
Kim Phuc,
Ajax, biểu tượng Chiến tranh Vietnam Nổi tiếng, Famous Vietnam War
symbol, qua bức hình được nhiều người biết tới, ngày 8 Tháng Sáu, 1972,
trần trụi chạy bom lửa nhắm vào Quân Đội Miền Bắc, gần Trảng Bàng, Việt
Nam, được tưởng thưởng The Order of Ontario. Trong số 29 người được
vinh danh, còn có một phụ nữ da đen, và là một dân biểu.
[Toronto Star, 8 Tháng Chín, 2005]
.
Lúc đó, hai
chúng tôi, tôi [UPI] và ông Hưng [AP] đang gửi hình, ở sát tường. Từ cửa sổ nhìn ra, thấy trực
thăng bắn rốc két, phi cơ thả bom napan, tại nơi đang xẩy ra trận đánh,
thuộc khu Trảng Bom, Trảng Bàng, thời kỳ Mậu Thân.
Chừng hơn một tiếng sau đó, nhân viên AP mang lên đài, hình cô bé Kim
Phúc. Chuyển đi vào lúc 5, hoặc 6 giờ chiều. Vào thời điểm đó, chưa có
video clip như bây giờ, chuyển một tấm hình theo mạch vô tuyến điện như
thế, mất 15 phút đồng hồ. Qua mạch viễn ấn, nơi nhận, thường là Tokyo,
sẽ cho biết kết quả. Nếu xấu, phải chuyển lại. Tiền, bằng nói chuyện
điện thoại viễn liên, long distance call.
Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, em trai Huỳnh Thành Mỹ, tên thật
Huỳnh Công Là, nhiếp ảnh viên AP, người thuộc giới báo chí hy sinh đầu
tiên, trong cuộc chiến VN. AP nhận anh, khi còn là một thiếu niên, và
dậy anh chụp hình, sau khi ông anh tử nạn.
Chú thích hình: Gấu đứng chống nạnh. Người ngồi trên bàn làm việc của
Gấu, là TBT, trưởng đài VTĐ thoại quốc tế.
Bạn nhìn hình, thì thấy. Gấu
khi đó còn trẻ lắm. Tay trưởng phòng hình ảnh AP, Hors Faas, gọi Gấu
bằng tên tiếng Tây... là Gã Chuyên Viên Trẻ.
Ông Hưng, chắc chắn là mất lâu rồi. Nhớ có lần, ông Hưng ghé tai Gấu,
nói, có những bức hình, đề tên người gửi là Tây, là Mẽo, nhưng thực sự
là do nhiếp ảnh viên người Việt chụp.
Để tránh hậu họa.
Trong đó, có bức hình bắn VC ngay trên đường phố Sài Gòn, những ngày
Mậu Thân.
Gấu cứ tính, nếu có dịp gặp lại tay Eddie Adams, hỏi chuyện trên. Nhưng
nay ổng cũng mất rồi.
Xin vĩnh biệt.
Giả như Trời cho tôi biết thêm được một tí, về Cái Ác.
|