|
Tin Văn nghỉ xả hơi một tháng,
từ 27.2.2008. Hẹn gặp lại. NQT
Guess who came
to dinner?
Đoán coi ai tới dùng bữa tối với chúng ta?
Tôi hoảng sợ khi thấy mình vô tích sự.
Làm cho mọi người để tâm đến Darfur có khi lại mang thêm tai họa đến
cho nó.
"I'm terrified that [my Darfur advocacy] isn't in any way helping.
That briging attention can cause more damage"
"Công chúng ỉa vào sự nổi tiếng, khi lũ người nổi tiếng ré lên như lũ
rồ"
Sau khi phỏng vấn ký
giả Du Miên, ký giả nhật báo Register Rosa Kwong đã dịch "Phố Sàigòn"
thành "Little bit of Sàigòn" và đăng lại tấm bản đồ của ký giả Du Miên.
Bắt đầu từ đó, danh xưng Little Sàigòn đã được báo chí Hoa Kỳ dùng để
gọi khu thương mại Việt Nam trên đại lộ Bolsa. Từ năm 1985 đến 1988,
qua nhiều vận động của cộng đồng, danh xưng Little Sàigòn được chính
thức công nhận bởi thành phố Westminster và tiểu bang California (ngày
17 tháng 6 năm 1988).
Việt Báo
Tác giả của cái tên Little Sài Gòn, do chính tác giả của nó xác nhận
với Gấu, là một giáo sư Anh Văn hiện sinh sống tại Little Sài Gòn.
Nó là Little Saigon như ông sử dụng lần đầu tiên, khi nghĩ đến những
Little khác nữa của đủ thứ dân lưu vong khác.
Ông Du Miên, nếu đúng như thế, là tác giả của từ "Little bit of Sài
Gòn", không phải "Little Sài Gòn".
Trên Tin Văn đã từng viết về nguồn gốc của từ này.
*
Little Saigon,
Nghiêm, Thảo Trường, và tôi
Theo một nghĩa chung, và rất đỗi thiêng liêng, tên
gọi Little Saigon có,
ngay sau khi thành phố mất.
Nhưng về mặt tầm nguyên học, Nghiêm, ông bạn tôi, thực sự khai sinh ra
nó.
Anh đi ngay hồi 1975, do giờ phút chót gặp may. Ở lại chắc "chết": ông
thân anh mất năm 1954 ("có thể có bàn tay CS", nhưng không phải thủ
tiêu", như Nghiêm xác nhận với tôi, sau khi đọc "bản nháp").
Tôi bảo anh:
-Tớ với cậu là hai kẻ thù.
Thấy anh ngớ người, tôi giải thích:
-Ông già tớ bị "Đảng" của cậu làm thịt.
Thấy anh lúng túng, tôi giải thích thêm:
-Nhưng ông anh rể tớ là người cùng phe với cậu. Vậy kể như huề.
Nhưng làm sao huề được cơ chứ, tôi nghĩ thầm.
Bởi vì, hai đứa chúng tôi không là kẻ thù, mà là địch thủ.
Môn chơi: cờ tướng.
Little Saigon
Bu Đa, Bu Đa
Viết về ông Phật mũi lõ này, là phải cho độc giả
thấy cả
hai nguồn thông tin. Cứ lo thổi ống đu đủ không thôi, là tự sỉ nhục
mình và coi thường độc giả.
Chứng cớ: Xin xem Blog Tin Văn
*
Gấu có một kỷ niệm khá thương đau, về ông Phật VC mũi lõ, lần talawas
nhờ dịch một
bài, nhân khi Phật qua đời.
Gấu lúc đó đang mê mẩn đọc Joseph Roth, bèn ngó sơ, thấy cũng
ngon cơm, bèn OK, bèn dịch như máy, bèn gửi. Kết quả, bản dịch đầy lỗi,
khiến talawas phải xin lỗi độc giả, và đưa một bản dịch khác thay thế!
*
Jean-Claude Pomonti
Nguyễn Quốc Trụ
dịch
Lên xe tiễn em
đi , chưa bao giờ buồn xế!
Gấu là người đầu tiên
hát, như trên, chưa bao giờ buồn xế,
những ngày bài hát Phạm Duy phổ nhạc thơ Cung Trầm Tưởng vừa mới ra lò
và ngay lập tức, chinh phục cả Sài Gòn.
Cả nhà bật
cười.
Nhà ở đây, là nhà bà cụ C.
Ông anh cũng bật cười.
*
Thời gian đó, cụ C cũng đã mua phiá bên trên lầu, C. có phòng riêng.
Ông anh có phòng riêng. Cụ còn nuôi thêm hai cô người làm. Hai chị em.
Chắc cũng chẳng cần tới hai người, nhưng nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô
em, đại khái vậy.
Hai cô xẩm. Cứ mỗi lần, vào buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và
cô chị
biết liền, và bèn lấy cơm nguội ra cho Gấu ăn.
Thế rồi Gấu mê, cả cơm nguội, lẫn người ban cho mình cơm nguội.
Cô biết. Và có lẽ cũng thương Gấu!
*
Cụ nuôi cô chị trước, ít lâu sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh
thằng cu Gấu tới, cô chị lăng xăng săn sóc cái bụng đói, hai con mắt
đói,
chắc là hiểu. Thành thử cô em đối với Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là
người trong gia đình, đây là anh Hai của mình mà! Có những lần Gấu tới,
không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia đình, thế là cô em thay cô
chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và chẳng hề có
một tí mờ ám nào cả.
Gấu cũng thế.
Cho tới một bữa, Gấu, mắt lé, nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay.
Thế là xong.
*
Lần về thăm cụ, vào năm 2000, Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô
xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó đi nước ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá.
Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn. Hai đứa nó vẫn còn ở Việt Nam.
Mừng
gặp bạn cũ đầu năm
Thời trai trẻ, khi chưa vướng Gấu
Cái, trong số những bạn
thân, thường hay gặp, mà cứ hễ gặp là đi, có thi sĩ họ Cao, và NTaV.
Cao thi sĩ làm nghề dậy học, ra trường được đưa về Pleiku, ngày dậy
học, đêm nhớ bướm Sài Gòn, thế là bèn trang trí phòng trọ sao cho đỡ
nhớ, nghĩa là, chăng "nội y" khắp chốn, thay cho mùng chống muỗi.
Từ "nội y" này, Gấu thuổng báo
chí
trong nước, so với từ "quần lót", mới thấy nhu cầu giao lưu cấp bách
biết là dường nào. Quần "lót", từ "lót" nghe mới thơ mộng làm sao.
Tệ lắm thì dùng mẹ chữ Tây lô canh, cái xịp, nghe cũng vẫn đã con ráy.
Cứ phải cứt Khổng Tử mới chịu hửi!
|