|
Guess who came
to dinner?
Đoán coi ai tới dùng bữa tối với chúng ta?
Tôi hoảng sợ khi thấy mình vô tích sự.
Làm cho mọi người để tâm đến Darfur có khi lại mang thêm tai họa đến
cho nó.
"I'm terrified that [my Darfur advocacy] isn't in any way helping.
That briging attention can cause more damage"
"Công chúng ỉa vào sự nổi tiếng, khi lũ người nổi tiếng ré lên như lũ
rồ"
Làm sao dậy điều không thể chấp nhận được?
Comment enseigner
l'inconcevable?
L'idée de Nicolas
Sarkozy de confier à des élèves de
primaire la mémoire d'enfants déportés par les nazis est loin de faire
l'unanimité.
Des psychanalystes et des ennseignants s'expliquent.
[Báo Le Point]
Tông tông Pháp muốn đưa ký ức Lò Thiêu vô bậc tiểu học, nhưng coi bộ
không êm. Mấy ông tâm lý gia và mấy ông thầy đều lắc đầu, nguy hiểm quá!
Ở xứ Mít, đã từng đưa "tiền ký ức" Lò Cải Tạo vô tiểu học, đâu có sao?
Bữa nay em làm thịt được 10 tên Ngụy, ba tên Mẽo, cắm
được một lá cờ lên Bờ Lê Ku...
Không có nó, làm sao chiến thắng Miền Nam?
Xưởng làm thịt người
Sau cuốn đầu, Những năm ruồng bắt,
bách hại, tới Những năm làm
thịt người.
Bu Đa, Bu Đa
Viết về ông này, là phải cho độc giả thấy cả
hai nguồn thông tin. Cứ lo thổi ống đu đủ không thôi, là tự sỉ nhục
mình và coi thường độc giả.
Chứng cớ: Xin xem Blog Tin Văn
*
Gấu có một kỷ niệm khá thương đau về ông này, lần talawas nhờ dịch một
bài bằng tiếng Tây về Ông Phật VC mũi lõ. Gấu lúc đó đang mê mẩn đọc Joseph Roth, bèn ngó sơ, thấy cũng
ngon cơm, bèn OK, bèn dịch như máy, bèn gửi. Kết quả, bản dịch đầy lỗi,
khiến talawas phải xin lỗi độc giả, và đưa một bản dịch khác thay thế!
*
Jean-Claude Pomonti
Nguyễn Quốc Trụ
dịch
Lên xe tiễn em
đi , chưa bao giờ buồn xế!
Gấu là người đầu tiên
hát, như trên, chưa bao giờ buồn xế,
những ngày bài hát Phạm Duy phổ nhạc thơ Cung Trầm Tưởng vừa mới ra lò
và ngay lập tức, chinh phục cả Sài Gòn.
Cả nhà bật
cười.
Nhà ở đây, là nhà bà cụ C.
Ông anh cũng bật cười.
*
Thời gian đó, cụ C cũng đã mua phiá bên trên lầu, C. có phòng riêng.
Ông anh có phòng riêng. Cụ còn nuôi thêm hai cô người làm. Hai chị em.
Chắc cũng chẳng cần tới hai người, nhưng nuôi cô chị, chẳng lẽ bỏ cô
em, đại khái vậy.
Hai cô xẩm. Cứ mỗi lần, vào buổi tối, Gấu ghé, thường là bụng đói, và
cô chị
biết liền, và bèn lấy cơm nguội ra cho Gấu ăn.
Thế rồi Gấu mê, cả cơm nguội, lẫn người ban cho mình cơm nguội.
Cô biết. Và có lẽ cũng thương Gấu!
*
Cụ nuôi cô chị trước, ít lâu sau, nuôi thêm cô em. Cô em, nhìn cái cảnh
thằng cu Gấu tới, cô chị lăng xăng săn sóc cái bụng đói, hai con mắt
đói,
chắc là hiểu. Thành thử cô em đối với Gấu rất ư là tự nhiên, cứ như là
người trong gia đình, đây là anh Hai của mình mà! Có những lần Gấu tới,
không có cô chị, chắc là về nhà thăm gia đình, thế là cô em thay cô
chị, lo săn sóc anh Hai, còn thân mật hơn cả cô chị, và chẳng hề có
một tí mờ ám nào cả.
Gấu cũng thế.
Cho tới một bữa, Gấu, mắt lé, nhìn cô em ra cô chị, và lỡ dại cầm tay.
Thế là xong.
*
Lần về thăm cụ, vào năm 2000, Gấu vẫn canh cánh trong lòng, về hai cô
xẩm. Hỏi thăm, cụ nói, tụi nó đi nước ngoài hết cả rồi. Gấu mừng quá.
Nhưng một lát sau, cụ nói, tao nhớ lộn. Hai đứa nó vẫn còn ở Việt Nam.
Mừng
gặp bạn cũ đầu năm
Là một người đọc, tôi thấy tác giả Nguyễn Đức Tùng
viết :”Nhiệm vụ của nhà văn, cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình,
là hướng dẫn người đọc, làm cho họ vượt lên từ giai đoạn của người mới
đọc (beginners) đến trung bình (mature readers), và từ trung bình lên
các trình độ cao hơn (good readers) như là một cách bổ sung đội ngũ
những người đọc chuyên viên”, tôi tự xét mình mới ở trình độ bắt đầu
theo ông Nguyễn Đức Tùng. Nhưng tôi lại hổng chịu cái cách xác định
“nhiệm vụ nhà văn, cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình, là hướng
dẫn người đọc, làm cho họ vượt lên từ…"
Hai Trầu [Trang Hội luận]
Mấy thứ lý luận như vầy, thực sự xưa quá rồi. Một
nhà văn vào thời điểm hiện tại, nếu thực sự là nhà văn, chắc chắn sẽ
không ôm lấy ba thứ trách nhiệm linh tinh này. Từ đó suy ra, nếu có
người còn tin, thì đó là nhà văn dởm.
Thảm hơn nữa, sau khi ông trùm ban huấn từ, thế là một đám nhi nhô bèn
học tập nghị quyết, bèn tranh luận tranh liếc.
Thảm, thảm thật.
*
Khi được hỏi, ông viết cho ai, Nabokov
trả lời:
Tôi không tin một nghệ sĩ lại phải lo lắng đến độc
giả của mình. Độc giả số một của ông ta, là cái kẻ mà mọi buổi sáng ông
ta nhìn thấy trong gương, khi cạo râu. Tôi cho rằng, khán thính giả độc
giả của một nghệ sĩ, mà ông ta tưởng tượng ra được, là những người làm
đầy một căn phòng, và tất cả đều mang mặt nạ của ông ta.
*
Cái kiểu lý luận của ông trùm và đệ tử, chính là lý luận của VC.
Còn ai hướng dẫn người đọc bằng nhà văn của Đảng, còn ai hướng dẫn nhà
văn của Đảng bằng... Đảng?
Thế là cứ viết như điên dưới ánh sáng của Đảng, cứ
sợi chỉ đỏ xuyên suốt, cứ ban huấn từ, cứ muốn làm bố độc giả, làm trùm
nhà văn.
Nhà văn nào, nếu người đó còn một chút lương tri, một chút tự trọng,
dám ban cho mình trách
nhiệm hướng dẫn người đọc?
Trong 10 năm có tới, phụ trách trang Tin Văn, Gấu chưa từng có ý nghĩ
càn dỡ, hướng dẫn bạn đọc.
Mày có hơn người đọc chưa mà đòi hướng dẫn bạn đọc, hả Gấu?
Trang Tin Văn có, chính là từ tinh thần đó. Khi Gấu
đề nghị tờ Văn Học đi mấy bài dịch Steiner, ông chủ báo phán, độc giả
Văn Học chưa đủ sức đọc Steiner. Thế là Gấu nghĩ
bụng, sao ông coi thường độc giả của ông quá thế.
Vả chăng, Gấu ngay khi đọc Steiner, là đã bật ra ý nghĩ, giả như những
tư tưởng của ông, về Lò Thiêu, được độc giả Việt Nam biết tới, liệu có
tránh được thảm họa Lò Cải Tạo?
Muộn còn hơn không, thế là hì hục làm trang Tin
Văn.
Đừng nghĩ, Gấu hướng dẫn bạn đọc.
Dịch, giới thiệu, rồi tùy độc giả quyết định, lựa chọn cho mình một
thái độ.
Tinh thần của Tin Văn là tinh thần của Tập San Văn Chương ngày nào, qua
đó, là định nghĩa, nhà văn là một kẻ được thông tri ngon lành [mieux,
bien... informer] về thời của mình.
Đâu có phải độc giả là thua tác giả, mà đòi hướng
dẫn họ.
Độc giả Tin Văn, có rất nhiều người hơn Gấu, trong gần 10 năm
trời phụ trách trang báo, Gấu biết rất rõ như vậy.
Đừng có coi thường độc giả, như VC coi thường dân chúng Việt Nam chưa
xứng đáng để hưởng dân chủ, cần có Đảng hướng dẫn.
*
Thực sự Gấu tin, mấy ông trùm phó trùm của diễn đàn này, đều dởm. Chẳng
ông nào có tác phẩm , hoặc có thì cũng đồ dởm. Thế là quay ra đóng vai
nhà văn, mở hội luận hội liệc.
Thứ thiệt, họ lo viết, đâu có thì giờ làm ba chuyện linh tinh.
*
Ông Trùm, hết mắng bảo, tại sao không học tập văn học Nga, như trong
nước, tại sao hải ngoại, Gấu lập lại hải ngoại cứ lải nhải hoài
Faulkner, sau một tour văn học, bèn ra diễn đàn hội luận, bèn ban huấn
từ đàn em, hướng dẫn độc giả.
Chẳng thay thế được... thơ đâu.
*
Tin Văn không hướng dẫn người đọc, nhưng Tin Văn thì được hướng dẫn bởi
tinh thần Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bởi thế mà độc giả Tin Văn có người cho rằng nó đen thui!
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung. Lạc Đường
Viết như vậy là sượng. NQT
Chắc chắn, với đa số, đây là cuốn số 2, theo tuần
tự thời gian, sau số 1, Đêm hay Ngày. Sau một lạc đường ở Miền Bắc, tới
một lạc đường ở Miền Nam.
Chắc chắn, cũng sẽ nổi như thế.
Và mắc đúng một lỗi lầm như thế
Vũ Thư Hiên thì đi tù với một bông hồng. Còn Đào Hiếu, làm cách mạng
với bóng dáng một Trương Quỳnh Như ở trong hồn.
Tốt thôi, nhưng giá mà ngộ ra được, hồn của mình cũng lấm bùn, bông
hồng của mình cũng có mùi quá khứ những ngày huy hoàng Bắc Bộ Phủ.
Vẫn ý của Milosz, và của Oz, sạch quá là hỏng.
Hai cuốn sách đều sạch quá.
|