Giới thiệu Cung Trầm
Tưởng, tốt nhất, là một người sống cùng thời với ông, và sống những
ngày chưa chiến tranh tuyệt vời của Miền Nam, như ông. Thời của "Paris
có gì lạ không em"? "Ga Lyon đèn vàng", "Cho anh một tí Paris....
"
Những bài thơ tình của thời đó, mới đích thực là thơ "thời cuộc".
"Tình nhớ" mà mắc mớ gì tới phản chiến?, "ông bạn" Đặng Tiến có lẽ đi
Paris mất tiêu rồi, không sống "Những ngày ở Sài Gòn", khi đó, nên
không cảm nhận ra chăng?
Xin đừng nghĩ là Gấu chọc quê: Những ngày đẹp như thế, bỏ qua, ai mà
không tiếc?
Ui chao, mấy cách đây chỉ vài... phút, ông bạn nhà thơ hậu duệ Cao Chu
Thần, mail cho Gấu, mà còn nhắc tới cái câu, "Buổi sáng tôi chào Good
Evening..." để mà xuýt xoa, cảm khái, tiếc hùi hụi "không khí
thời chưa chín" [chưa chiến]
Nơi tôi làm việc là tầng lầu trên cùng một building,
bất động sản của người Pháp; tôi là chuyên viên kỹ thuật lo sửa chữa
máy móc, trông coi đường dây liên lạc vô tuyến điện thoại, viễn ký,
viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ đô các quốc gia trên
thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào buổi chiều,
"Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang, tôi có
thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở
Hongkong, hoặc Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris
buổi sáng; tôi hỏi thăm những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có
phải tuyết bắt đầu rơi, mùa đông ở nơi xa xôi đó có gì tương tự với
những ngày giá lạnh của miền quê hương cũ… Những ngày ở Sài Gòn
Giấc mơ Paris chính là giấc mơ phản chiến.
Một mai qua cơn mê, anh bèn đi Paris, anh bèn làm thi sĩ!
*
Gấu này cũng có một vài kỷ niệm với Cung Trầm Tưởng.
Gấu quen ông, cùng
thời gian quen... Cao Bồi. Cũng trên cái chiếu xì, tại nhà Gấu. Cao Bồi
hình như chỉ ghé một, hoặc hai lần. Hai người hình như cũng không quen
nhau. Cái nhà
nhà nước cấp, khi Gấu còn độc thân, ở chung cư NBK, sau này, rước
Gấu Cái từ Cai Lậy
về, đám bạn Xì bèn dạt qua nhà NDT, cũng kế bên, cũng thuộc một
chung cư của Bưu Điện.
Nhưng với thi sĩ, với thơ, tuyệt nhất là những vần lục bát của ông.
Ngày đi bỏ lại dừa cội măng
Tháng Giêng buốt sẻ đôi
đằng Nửa chì mưa đục nửa
băng giá hồn
Đọc, một cái, ở trong
cái không khí thời chưa chín đó, là nó bèn cắm sâu vào hồn bạn.
Đêm Sinh Nhật CTT
mưa rơi đêm lạnh Saigon
mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi?
mưa hay trời cũng thế thôi
đời nay biển lạnh, mưa bồi đất hoang.
hồn tu kín xứ đa mang
chóng hao tâm thể, sớm vàng lượng xuân
niềm tin tay trắng cơ bần
cuối hoàng hôn lịm bóng thần tượng xưa.
đêm nay trời khóc trời mưa
gió lùa ẩm đục, trời đưa thu về
trời hay thi khóc ủ ê?
cổ cao áo kín đi về buồn tôi.
[Nguồn Đặc Trưng.
Website này, không phải của dân nhà nghề, cho nên
nhiều lỗi chính tả quá.
Mơ rơi, thay vì mưa rơi. "Trời hay thi khóc ủ
ê: "thi"? NQT ]
Điều khó hiểu
của cái cực ác
Tôi không tài
nào hiểu làm sao cái điều tệ của con người lại có thể tạo nên được một
tác phẩm
yêu thương. Đó là nỗi ám ảnh bệnh hoạn bám dai dẳng theo tôi bắt tôi
phải đặt
câu hỏi này. Tên cảnh sát mật vụ SS đứng đầu trại tập trung, ngày thì
tra tấn
tù nhân, tối về nghe nhạc du dương với con cái, đọc thơ văn lãng mạn.
Tôi không
làm sao hiểu và cũng chẳng ai giải thích cho tôi, cả ông Lacan, cả
những người
chuyên giải mả các cấu trúc, không một ai giải thích cho tôi được.
Không một cố
gắng để hiểu bí ẩn to lớn này của tâm hồn con người. Tôi không tin bộ
óc có hai
phần, phần xưa và phần... Chỉ là chuyện đùa. Nếu gần bên phòng hơi
ngạt, người
ta chơi một bản nhạc của Bach, thì cho phép tôi có một nhận xét hoàn
toàn ngu
xuẩn: tại sao âm nhạc không lên tiếng nói không? Nó cứ hằn trong tâm
trí tôi
mãi. Tôi đã 75 tuổi (năm 2005) tôi sắp chết mà cũng chưa hiểu. Âm nhạc
không
lên tiếng nói không, tranh vẽ cũng không lên tiếng nói không, thơ văn
cũng
không lên tiếng nói không. chỉ còn lại câu hỏi của các câu hỏi.
Đó, người ta
vẫn nghe cải lương, vẫn nghe “mưa vẫn mưa rơi...” và người ta vẫn làm
dự trù kế
hoạch 68 dù biết thành phố đó toàn người quen của mình, học trò, bạn
bè, thân
thích.
Vì thế cái đẹp
chẳng cứu được gì... Cái đẹp là cái cuối cùng bám vào để nói rằng có
một cái gì
đó còn có thể cứu được thế giới xấu xa người ăn thịt người này. Nếu
không còn
cái đẹp thì chẳng lẽ con người ở trong hố với sư tử sao?
Đó, gởi bác.
[Độc
giả Tin Văn]
*
And let my works be seen and heard
By all who turn aside from me…
Pushkin, The Prophet
Đối với nhà văn, mất mát
là
thu nhập, Guenter Grass nói, về tai ương khủng khiếp giáng xuống dân
Đức.
Trong
nhiều năm sau 1975, Gấu vẫn thường tự hỏi, về mình, về người, và về
TTT: giả
như ông không trở về Đất Bắc như người tù, thì làm sao lại ‘làm được
thơ’, ở
một nơi chốn không thể làm thơ.
Milosz nói đến những bài thơ
của ông, làm ở ‘hậu môn thế giới’, Kertesz, khi ông nói đến chút mặt
trời
trong địa ngục, là cũng cùng một kinh nghiệm như vậy?
Còn nhớ, thời gian TTT bị gọi
động viên, và ra trường, được điều về
làm gác kho xăng, một lần ngồi Quán Chùa với Mai Thảo, nhắc chuyện
trên, ông có
vẻ buồn, chứ không mừng cho bạn mình: giá mà ‘nó’ đi lính, thứ kia kìa,
thì chắc
là sẽ ghê lắm đấy!
Đẩy cho đến tận cùng suy nghĩ
trên, nhân ngày giỗ đầu [nhân ngày giỗ thứ nhì. NQT], và nhân ý kiến
cho rằng, ông đã thoát, đã đạt,
đã ngộ,
thì, một ông TTT như thế liệu có ích chi, cho cả một độc giả bây giờ,
[Andlet my works be seen and heard/ By
all who
turn aside from me…Pushkin, The Prophet], hay cả một nửa độc giả, trước
đây?
Nói rõ hơn, như khi ông trả
lời Lê Hữu Khoa, làm sao lại viết, như chưa có gì xẩy ra, chúng ta phải
hiểu
câu này
như thế nào?
Liệu, chính cái việc gác cây
xăng, chưa từng bắn một phát súng [như ông đã có lần tự trào], đã khiến
ông
không thể nào viết, lại viết?
Và, giả như ông, đã từng bắn
rất nhiều phát súng, thì sao?
*
Akhmatova, với Bà, nghệ
thuật
và đạo đức là một, đã nhìn thế kỷ ‘thực’, the ‘real’ century, - trong
đó, Con
Người, từ chối hình ảnh của nó, và cố tìm cách biến mất - như là một
cái bóng
từ từ xuôi theo dòng Neva, dọc hai bến bờ, kè đá, lịch sử của nó. Cô
độc như
chưa từng cô độc, giữa cả đám nghệ sĩ, bà tiên đoán điều ghê rợn, the
horror, và
trở thành một Cassandra tân thời. Viết Kinh
Cầu, vào thập niên 1930, khi đứng xếp hàng trước nhà tù, mỏi mòn
chờ tin
đứa con trai, bị kết án tử hình, bà viết một tác phẩm đầy ám ảnh, về sự
thống
hối, repentance, của đám nghệ sĩ, trước Cách Mạng.
Làm sao thống hối, nếu
không
phạm tội?
Nếu
không bắn một phát súng?
Theo Gấu, cái sự TTT không
thể viết lại được một phần lớn, là do ông sạch quá, tiết tháo quá,
cương trực
quá.
Đúng như Milosz đã từng nhận
xét, về nhà thơ bẩn của thế kỷ: Nếu mi không bẩn, ta đâu có giao cho mi
cái trọng trách cứu chuộc thế gian?
*
Ông anh chỉ có một. Khác hẳn
“thằng em”.
Có mấy thằng cha Gấu?
Có rất nhiều, và toàn thứ cà chớn!
* Về cái vụ bẩn này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong một "ẩn dụ" rất ư là tuyệt
vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong một chế độ toàn trị mới viết
ra được. Một phần nào, ông được Nobel là nhờ vậy.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình
bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả
những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1) Là nhà thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Nhưng phải những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn",
như nhà văn Do Thái, Amos Oz, mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết
người! Mới sống cái kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương
nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ Thù. Sleeping with the enemy.
Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì hết.
Phải "ngủ" với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu
này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát
biểu.
Nhật Ký
Tao moi doc bai tho
cua may tren
Da Mau. Tao khong choi voi
tui Da Mau. Bai do hay.
Tao khong ro bon Da Mau la bon nao, tao khong gui bao gio,
chac tui no chom o dau do.
Ba H khoe khong, tao tham ba ay.
Van nho cai giong noi noi cua ba ay ngay xua moi luc
cung
thang V den "muon" tien! Nhật ký lâu lâu mới viết Người ở đâu lúc cuối năm này
Hoàng Phủ Ngọc Tường
vs Heidegger
Trên Việt Báo, có post
lại bài phỏng vấn HPNT của Thụy Khê, trên RFI, Tin Văn post lại trên
Blog.
Đọc, Gấu mới hỡi, ơi, vì ông chủ yếu chứng minh, ông không phải đồ tể:
Lúc đó ông không ở Huế, làm sao làm thịt dân Huế?
*
Bài trả lời phỏng vấn, thực hiện khi ông đi Tây du hí, chắc thế. Vậy mà
Gấu cứ nghĩ, ông bị thằng cha Gấu chọc quê trên tờ Người Việt, qua bài
viết Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân,
nên phải lên tiếng!
Cứ tưởng bở!
*
Trách nhiệm của HPNT, trong vụ Mậu Thân Huế, là: Ông không trực tiếp
giết người, nhưng xúi người ta làm thịt người. Một cách nào đó, trường
hợp của ông tương tự như của Heidegger.
Chính cái không khí Huế, trước đó, cái khí thế bừng bừng của Cách Mạng
mà người hùng có mặt trên từng cây số, đã đưa đến thảm sát Mậu Thân.
Những con đường của
một tư tưởng: Số đặc biệt về Heidegger
Heidegger, la question
du Nazisme: Heidegger và vấn đề Nazi. Liệu cảm tình của Heidegger, hoặc
sâu thẳm, hoặc nhất thời, với Nazi, làm tổn thương toàn bộ tư tưởng,
triết học của ông?
Une trahison de la philosophie dès Être
et Temps: Một sự phản bội ngay từ Hữu thể và Thời gian. Triết
gia Heidegger, chính ông ta, đã chịu thần phục ý thức hệ Nazi, và đem
cả triết học đặt dưới chân ý thức hệ đó.
Nazi, par conviction profonde. Heidegger không phải chỉ gia nhập chủ
nghĩa Nazi. Ông là một Nazi từ trong xương trong tuỷ, par conviction.
[Le Magazine Littéraire số Tháng Sáu 2001]
*
HPNT hỏi Văn Cao, sao bặt tiếng sau Cách Mạng Mùa Thu, và Văn
Cao trả lời, do cái vụ giết người nên không làm sao làm nhạc có lời
được nữa.
Sự
thực, Văn Cao muốn nói tới "hai lần trách nhiệm" của ông, trong
Cách Mạng Mùa Thu, vừa đích thân làm đồ tể, vừa làm đồ tể gián tiếp qua
bài Tiến Quân Ca.
Gấu nghĩ, HPNT không đủ "cảm quan" để đọc ra điều này.
Thành thử, ông chỉ lo đính chính, ông không tự tay giết người.
*
A Movie That Matters: Katýn
Phim do Andrzej Wajda đạo diễn
Bức hình trên là cảnh
Jan Englert, tướng Ba Lan bị cầm tù đang nói chuyện với binh sĩ của
ông, 20 ngàn người, tại Kozelsk, Nga xô. Họ bị bắt trong cuộc xâm lăng
Ba Lan của Nga xô vào năm 1939, và tất cả sau đó bị giết.
Vụ thảm sát Katýn là một đề tài tuyệt đối bị cấm đoán
tại Ba Lan. Nga Xô đổ tội cho Đức giết. Chính người Đức đã khám phá ra
một mồ tập thể [có ít nhất là ba] khi họ xâm lăng Nga vào năm 1941.
Ở Ba Lan, Katýn không chỉ dùng để chỉ vụ thảm sát này, mà còn được dùng
rộng rãi, để chỉ tất cả những lời dối trá của Liên Xô.
1990: Gorbachov lần đầu tiên nhận trách nhiệm của Liên xô trong vụ thảm
sát. 1991: Yeltsin công bố những tài liệu hồ sơ ra lệnh giết.
Note:
Ngày thơ năm ngoái, TTT được đưa vô Văn Miếu.
Ngày thơ năm nay, Trần Dần bị đưa ra khỏi Văn Miếu.
"Cha ơi, Cha yêu đất
nước của Cha, nhưng đất nước của Cha có yêu Cha không?"
[cô con gái nói với ông bố]
Bai Hua: Unrequited
Love [Tình yêu một bên, một chiều]