Viết, lén lút, dưới
bóng tối của Đảng:
Gọi thầm tên nhau & Viết nhật ký dưới chế độ Xì Ta Lin
Jonathan Littell fascine déjà
l'Allemagne
L'œuvre de Jonathan Littell est pour le quotidien
conservateur Die Welt une « provocation énorme qui ne manquera pas de
faire son
effet » en Allemagne. Những kẻ thiện tâm chinh
phục Đức quốc
"Tuyệt tác của Littell
phịa ra sự thực", Jorge Semprun, nói vui vui về
Những Kẻ Thiện Tâm.
Phản ứng lại Claude Lanzmann, tác giả cuốn phim nổi tiếng Shoah - , ông này dẻ bỉu thứ "giả
tưởng với phòng hơi độc" - Semprun, người sống sót trại tù Buchenwald,
tin rằng, "không có giả tưởng, là tiêu táng thòng hồi ức".
Một tay trên TLS thì phán, Littell là người có tài
"nói bằng bụng". Nhưng ông này chắc chắn không đọc Kim Dung, nên không
biết, nếu gặp một tay nội lực cao hơn, thì chỉ có từ chết đến bị
thương. Kiều Phong chẳng đã trị một đệ tử của Ác quán mãn doanh tại Tụ
Hiền Trang, chỉ bằng cách hét lên một tiếng, tên kia lục phủ ngũ tạng
nát bấy! (1)
(1) Gấu coi lại, chi tiết này ở trong
bài viết trên TLS.
Người điểm cuốn của Littell đã nhắc lại một nhận xét của Claude
Lanzmann, trên
tờ Người Quan Sát Mới, ông gọi Littell là một "un ventriloque des
livres
d'Histoire" [Kẻ nói bằng bụng của những cuốn sách về lịch sử]
Nguồn
Nhưng, nói về Cái Ác, Lò Thiêu, Mậu Thân Huế... Sandor
Marais, tiểu
thuyết gia Hung, để cho nhân vật của mình, Jajos, trong cuốn tiểu
thuyết "Gia tài của [mẹ] Esther"
phán:
"Cái gì mà đời sống bắt đầu, thì phải hoàn tất nó". ["Ce que la vie a
commencé doit être achevé"].
Lajos, một thứ nhân vật phản diện, muốn làm đạo đức gia, thứ đạo
đức chiết ra từ cái lương tâm ô nhục, khốn kiếp của mình [anti-héros se
voulant
moraliste de sa très conscience infamie].
Như Tường, trong Mùa Biển Động?
Nhân đang lèm bèm về HPNT, một
độc giả gửi cho một bài viết
của ông vác thánh giá, viết về một ông vác hai cây đàn, kèm ghi chú,
không làm
sao đọc được nửa bài viết, vì cứ nghĩ đến vụ Mậu Thân Huế. (1)
Gấu đọc, và thực sự mà nói, không thể tưởng tượng được, sự
sa sút của HPNT, nhất là ở cái đoạn kết bài viết, ông để ông nhạc sĩ
vác hai
cây đàn nói về bà mẹ Gio Linh:
-Mẹ đẹp như một vị Thánh.
(1) Độc giả này mail tiếp, giải
thích rõ ý:
Cái bài của ông T. về PD, không đọc hết được không hẳn vì
nghĩ đến Tết Mậu Thân mà vì cái giọng văn của nó, khó thể tưởng tượng
là của
một nhà văn, nói chi đến một nhà văn lãng mạn.
Lại nhớ hình như ông PD trong một cuộc phỏng vấn hay một bài
viết nào đó về Bà Mẹ Gio Linh, đã bảo rằng ông ấy 'xạo', vẽ rắn thêm
chân đấy
thôi chứ không có thật. Bởi vì mình cứ mỗi lần nghe bài nhạc này thì
khóc, sau
khi ông giải thích thì thấy mình 'khéo dư nước mắt'. Bây giờ nghe ông T
lại 'ca
bài con cá', thấy... khó nói quá, hết chữ dùng rồi.
Phúc
đáp:
Đọc mail của bạn, Gấu lại nhớ bài viết, của người nước ngoài, về
một tay người nước ngoài, chuyên đóng vai ác ôn côn đồ Mặt Trận Giải
Phóng. Ông ta đóng
hay quá, lần nào đi ra đường, cũng bị ăn đòn. Về già, ông nhớ lại, và
rất lấy là tự hào về thiên tài của mình.
Tôi nghĩ PD cũng thiên tài, giống như tay đó. Thành thử cái chuyện khéo
dư nước mắt là hạnh phúc lớn lao của người thưởng ngoạn, hà cớ sao lại
buồn?
Tuy nhiên, theo tôi, PD, bản thân ông ta chưa thiên tài bằng tay chuyên
đóng vai độc, vai ác kia, theo nghĩa, thiên tài PD chỉ thiên tài tới
chỉ, khi "chôm" của người khác, nói rõ hơn, khi phổ nhạc thơ.
Ông như được chắp thêm cánh, khi đụng đến thơ.
Thành thử, cái ác, có thể tới chỉ, nhưng cái thiện, ở nơi PD, hơi bị
thiếu một tí, nếu coi ông là hiện thân của vị thần âm nhạc, hai mặt.
*
Quả là văn chương khủng khiếp, bài thổi ống đu đủ của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Thảo nào độc giả của Tin Văn... tởm.
Đọc bài này, thì ngộ ra một điều, kẻ dám viết như thế vào thời điểm
này, thì cũng dám làm như thế, vào thời điểm kia.
*
V/v Dám viết như thế, vào thời điểm này: Đề nghị ông Tường đọc Đào
Hiếu, trên diễn đàn talawas, thí dụ, để biết, một tuổi trẻ cũng như
ông, đã viết như thế nào vào thời điểm này. NQT
* Mới
đây Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cầm bút viết,
chữ như gà bới, nhưng đọc quen vẫn hiểu được. Tôi vừa nhận được 2 bài
thơ mới
của ông, xin chép tặng Hà Văn - Đình Thế Nam và bạn đọc Tiền Phong bài
“Lý xư
xư” của ông:
“Đời dù thế kiêu sa và lăng nhục- Áo trắng em chưa bụi lấm bao
giờ- ta tìm vềnơi chìm châu nát ngọc-
Gọi thì thầm: Em ạ, Lý xư xư”(*).
Hội ngộ văn chương
Note: No comment. *
Không có giả tưởng, mất luôn hồi ức. Nếu chúng ta khóc, khi nghe Bà Mẹ Gio Linh, ấy là vì nhờ cái
giả, mà chúng ta có được cái thực, là những bà mẹ Gio Linh có thực.
Chính vì vậy mà Kundera, khi nhìn một tấm hình chụp những người thân
yêu đã chết trong trại tù, lò ga, bồi hồi, mà một phần nào, tha thứ
cho... Hitler.
Cũng cùng một cung cách đó, chúng ta chẳng thể nào không... giảm khinh
cho người nghệ sĩ vác cùng một lúc tới hai cây đàn!
*
Điều khó hiểu của cái cực ác
Tôi không tài nào hiểu làm sao
cái điều tệ của con người lại
có thể tạo nên được một tác phẩm yêu thương. Đó là nỗi ám ảnh bệnh hoạn
bám dai
dẳng theo tôi bắt tôi phải đặt câu hỏi này. Tên cảnh sát mật vụ SS đứng
đầu
trại tập trung, ngày thì tra tấn tù nhân, tối về nghe nhạc du dương với
con
cái, đọc thơ văn lãng mạn. Tôi không làm sao hiểu và cũng chẳng ai giải
thích
cho tôi, cả ông Lacan, cả những người chuyên giải mả các cấu trúc,
không một ai
giải thích cho tôi được. Không một cố gắng để hiểu bí ẩn to lớn này của
tâm hồn
con người. Tôi không tin bộ óc có hai phần, phần xưa và phần... Chỉ là
chuyện
đùa. Nếu gần bên phòng hơi ngạt, người ta chơi một bản nhạc của Bach,
thì cho
phép tôi có một nhận xét hoàn toàn ngu xuẩn: tại sao âm nhạc không lên
tiếng
nói không? Nó cứ hằn trong tâm trí tôi mãi. Tôi đã 75 tuổi (năm 2005)
tôi sắp
chết mà cũng chưa hiểu. Âm nhạc không lên tiếng nói không, tranh vẽ
cũng không
lên tiếng nói không, thơ văn cũng không lên tiếng nói không. chỉ còn
lại câu
hỏi của các câu hỏi.
Đó, người ta vẫn nghe cải lương, vẫn nghe “mưa vẫn mưa
rơi...” và người ta vẫn làm dự trù kế hoạch 68 dù biết thành phố đó
toàn người
quen của mình, học trò, bạn bè, thân thích.
Vì thế cái đẹp chẳng cứu được gì... Cái đẹp là cái cuối cùng
bám vào để nói rằng có một cái gì đó còn có thể cứu được thế giới xấu
xa người
ăn thịt người này. Nếu không còn cái đẹp thì chẳng lẽ con người ở trong
hố với
sư tử sao?
Đó, gởi bác.
[Độc giả Tin Văn]
ENIGME DU MAL ABSOLU
"Je n’arrive pas à comprendre
comment le pire des
hommes peut créer une oeuvre d’amour. C’est une obsession maladive chez
moi que
de me poser cette question. L’officier SS à la tête d’un camp, qui dans
la
journée torturait à mort des déportés, et le soir écoutait des lieder
de
Schubert avec ses enfants en leur lisant des poèmes de Rilke et de
Schiller. Je
ne comprends pas et personne n’a pu m’expliquer, ni les lacaniens, ni
les
déconstructionnistes, rien ni personne. Pas une tentative de comprendre
le
grand mystère de l’âme humaine. Je ne crois pas au dédoublement du
cerveau, la
partie archaïque et … C’est de la blague. Si vraiment au bord de la
fosse près
des chambres à gaz on a joué des partitas de Bach, permettez-moi cette
remarque
d’une bêtise totale : pourquoi la musique n’a pas dit non ? Ca me
hante. J’ai
77 ans et je mourrais bientôt sans savoir. La musique n’a pas dit non,
la
peinture non plus, la poésie n’a pas dit non. Ca reste la question Nguồn
*
Phúc đáp:
Phải mãi đến khi đọc Brodsky Gấu mới hiểu được câu của Dos, Cái đẹp sẽ
cứu
chuộc thế giới. Ấy là vì Brodsky phán:
Cái Đẹp cái Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh.
Như thế, không thể có cái đẹp được, nếu không vượt qua cửa ải đạo hạnh.
Theo nghĩa đó, một thế giới ăn thịt người như chế độ toàn trị chẳng
hạn, không thể có cái đẹp.
Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là“hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba,
“tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một
câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].
Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad
style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!
(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic onthe basis of which an
ethical public life might be built. Aesthetics,
he says, isthe
mother of ethics, in the sense that making
fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical
discriminations. Good art is
thus onthe side of the good.Evil,ontheotherhand, "especiallypoliticalevil,isalwaysabadstylist"(On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky “Trong
diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc
sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học
như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới
đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt
sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good].
Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn
luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay
political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].” Theo
nghĩa đó, Gấu này đã lạm bàn về nhạc PD, chỉ tới được cái đẹp sẽ cứu
chuộc thế giới, một khi ông ta chắp cánh cho nó, bằng thơ của người
khác.
Nhật ký Tin Văn: Dọn vườn
*
Nói thêm về Heidegger.
Ở Heidegger, có hai cái nhục. Một là vụ phò Nazi. Hai là đối xử khốn
nạn với Paul Celan khi ông tới gặp. Vụ thứ nhì đã được Steiner, người
đầu tiên bạch hóa, không có chuyện đó. Cuộc gặp gỡ có xẩy ra, hai người
ôm hôn thắm thiết. Heidegger còn đi một đường giới thiệu một bài thơ
của Celan.