Tết Canh Tý tao đi tìm buồn ở biển. Mày đau nằm liệt ở góc nhà…”

Ui chao Tết Canh Tý thì tìm buồn ở Biển
Tết Mậu Tý thì tìm vui ở Mậu Thân
Tuyệt cú mèo!


*
*
@ Vườn Tao Đàn, 2-2-2008
 www.buddhanet.net/budsas

*
Chúc Mừng Năm Mới
Gấu có một câu chuyện tuyệt vời, Gấu lập lại, tuyệt vời, về chuột, và những ngày ở nông trường cải tạo Đỗ Hải, Nhà Bè.
Cứ để dành mãi, nay nhân năm Chuột, xin kể hầu quí vị, thay cho những lời chúc quen thuộc.
*
Để dành. Hồi nhỏ, nhà nghèo, bố mất sớm, chuyên môn ăn chực bà con họ hàng, cái món thịt, cá, ít khi thằng cu Gấu được thưởng thức. Mỗi khi ăn cơm, được người lớn gắp cho miếng thịt, không dám ăn liền, cứ để dành, bằng cách giấu dưới đáy bát cơm, đến cuối bữa ăn, mới bắt đầu nhâm nhi, thưởng thức cái mùi thịt. Bởi thế, khi phải lôi chuyện chuột ra kể, là Gấu biết, những giờ phút của Gấu cũng đang hết được để dành.

Ngày Tết đọc Thạch Lam

Mấy ông nhà văn VC mới được đọc Thạch Lam, sau khi nhà nước "công bằng" với ông, nghĩa là tha cho ông, không còn là Việt Gian nữa.
Mới đọc đây thôi, nên không biết nhiều về văn Thạch Lam.
*
Thạch Lam có mấy truyện ngắn thật là tuyệt vời, không chỉ nhà văn, mà đa số học sinh Miền Nam đều biết.
Một, truyện Sợi Tóc, nói về cái sát na giữa tốt và xấu.
Một, là chuyện mấy cô gái bán hoa, ngày Tết, thắp hương cúng ông bà, không có bát huơng, đành lấy cái chén hàng ngày dùng vào công việc ô uế, làm cái bát hương.
Cả hai truyện đều là thuộc loại thần sầu.
*
Có thể nhờ đọc những truyện như vậy, nên học sinh và nhà văn Miền Nam ít cầm nhầm đồ của người khác, và lỡ dại có cầm, thì cũng xin lỗi đàng hoàng, chứ không mặt dầy, chuyện đâu có gì mà ầm ĩ?
*
Nhưng, giả như học sinh Miền Bắc, thay vì, ngay từ tiểu học, đã được dậy thi đua cắm cờ, bắn máy bay, giết Mỹ Ngụy..., đọc Thạch Lam, liệu có xẩy ra vụ ăn cướp?
*
Poe phán: Chỉ một 'cuốn sách nhỏ tí'... có thể 'cách mạng cái đầu' [a single 'very little book' could 'revolutionize... human thought'].
Chỉ cần một cái truyện ngắn của Thạch Lam, biết đâu ngăn chặn được một cuộc chiến?

Kurtz des ténèbres
Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».
Coïncidant avec le cent cinquantième anniversaire de la naissance de Joseph Conrad, paraissent en Europe diverses rééditions d'Au cœur des ténèbres....
Rõ ràng rằng thì là, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước phù sa đùng đục mầu nâu chẩy hừng hực từ trái tim của bóng đen ra biển cả, mang theo chúng ta trên con sông Congo, đã trở về. Và cùng với nó, là nhân vật Kurtz, anh chàng này thì cũng vậy, chẳng hề biến mất, hay, nếu anh ta có làm như thế - biến mất - thì thật ra, là, anh "đi thật xa, như Kafka đã từng phán, để ở lại đây"
Trùng với lần kỷ niệm lần thứ 150 năm sinh của Conrad, là sự tái sản xuất những mẻ sách mới ra lò, tại Âu Châu, nhiều ấn bản "Ở nơi trái tim của bóng đen"...
*
"Đi rất xa, để ở lại đây": Tuyệt, Tuyệt!
Cứ như thể, thằng cu Gấu, đi rất xa, từ cái năm 1954, chỉ để ở lại đây, ở ngay nơi trái tim của bóng đen, nghĩa là ở Hà Nội, cùng con sông đùng đục mầu phù sa...

Khi bạn nói, bạn thiếu một nửa linh hồn, có nghĩa là, bạn chấp nhận định nghĩa của Aristophanes, theo đó, nguồn gốc của tình yêu nằm trong sự tìm kiếm sự đối xứng.
The Mirror Games

Vua cờ ra đi

Thiệp và giải thưởng rượu nho
Nguồn
Đúng như Gấu bói mu rùa, Thiệp được giải vì ba tập truyện ngắn. Xứng đáng quá. Đây là Thiệp vinh danh giải thưởng, chứ không phải giải thưởng vinh danh Thiệp!
*
Rồi tôi trở lại làm việc, còn anh, sau một lúc, bất ngờ đưa cho tôi một bức chân dung mà anh vẽ tôi theo lối carricature.
Tôi cảm ơn anh và trong đầu lẩm nhẩm môt điều thừa: người này tài hoa thật và tôi thấy bức chân dung thật giống mình, nhưng đó không là tiêu chí quan trọng nhất, tôi chỉ thấy nó đẹp, anh vẽ mái tóc xoăn của tôi rối bù.
Nguồn
"Caricature", [một rờ ] có nghĩa là biếm họa. (1) Ở đây, phác thảo, phác họa,"esquisse", đúng hơn.
(1) Từ điển Robert giải thích: Caricature: Bức vẽ, bức họa, mà, bằng nét vẽ, sự lựa chọn những chi tiết, làm mạnh [accentuer] hay làm bật ra [relever] một vài khía cạnh dị hợm, chán, ghét.

Thiệp rất cừ về vụ này. Bức dưới đây, Gấu thực tình, không biết anh vẽ lúc nào. Vẽ ngay trong cuốn sổ tay của anh. Lần về thứ nhì, [2002], anh đưa ra, Gấu mới biết.
*

"Well, now that we have seen each other," said the Unicorn, "if you believe in me, I'll believe in you. Is that a bargain?"
Throught the Looking Glass, Chapter VII
Alberto Manguel trích dẫn, trong Into the Looking-Glass Wood, chương Về cái chuyện là người Do Thái [On Being Jewish]
[Well, bây giờ chúng ta đã biết nhau, Kỳ Lân nói, "Nếu bạn tin ở ta, ta sẽ tin ở bạn. Liệu đó là một cuộc mà cả?]
[Qua gương soi, chương VII]
["Nào, nào, bi giờ chúng ta đã biết nhau", Tướng Về Hưu nói với Gấu, "Nếu Gấu tin ở nơi Tướng Về Hưu, Tướng Về Hưu sẽ tin tưởng ở Gấu. Cứ coi đó như là một cuộc...  hội luận?].
*
Cái nào, người nào, ở đâu thì ở đó. Chúng ta phải để cho mâu thuẫn như là mâu thuẫn, phải hiểu mâu thuẫn như là mâu thuẫn, rồi mò mẫm coi, có vớ được cái gì không, ở bên dưới váy của nó.
We must let the contradictions stand as what they are, make them understood as contradictons, and grasp what lies beneath them.
Hannah Arendt: Love and Saint Augustine
Manguel trích dẫn
*
Chúng ta chỉ cấm đoán được cái mà chúng ta có thể gọi tên
We can only prohibit that which we can name
G. Steiner: After Babel
*
Và, cái mà chúng ta có thể gọi tên: Đếch có Vua?
*
Về câu chuyện làm quà của Thiệp, trong khi đi lãnh quà, một độc giả Tin Văn cho biết, nguồn của nó.
Giữ cái khố
*

Anh kể trong những bữa cơm, nếu anh đưa bát xin xới lần thứ ba, thì chắc chắn anh bị bà cô lấy gót chân day mạnh vào những ngón chân anh. Nhưng vì đói quá mà anh đã từng không chịu rút tay lại. Đói quá có lúc anh đã đốt rơm để hơ chiếc chai đựng mỡ lợn chảy ra để húp. Lửa nóng quá làm chiếc chai bị vỡ toang và cả cục mỡ trong chai rơi xuống bếp tro.

Anh nói suốt tuổi thơ mình, anh cùng những đứa trẻ thôn quê suốt ngày lùng sục những gì có thể ăn được. Lần nào nói chuyện với anh kể cả lúc đang vui nhất và ở một chốn sang trọng nhất, thì tôi vẫn thấy một đám mây nặng và buồn trôi qua mắt anh. Cái đói rét của những năm tháng xa xưa không bao giờ rời bỏ anh trong ký ức. Chính đó là lý do ngày đêm cháy trong lòng anh khao khát làm giàu. Anh thường nói với tôi: một người nghèo sẽ suốt đời mang theo nỗi nhục và một đất nước nghèo cũng mang theo nỗi nhục. Sự đói rét đã bám theo anh và vô tình thúc giục anh hãy thoát khỏi nó.

Năm 16 tuổi, anh đến thăm cha mình lúc đó đang làm Giám thị ở một trại cải tạo của Bộ Nội vụ (bây giờ là Bộ Công an) ở Hà Tây. Khi anh cùng cha mình đi qua một khu vực mà các phạm nhân đang lao động thì có một phạm nhân già nhìn anh không chớp mắt. Cha anh đã nhìn thấy ánh mắt không bình thường của phạm nhân kia thì vội kéo anh đi.

Nhưng phạm nhân già đó nói với cha anh hãy cho ông ta nhìn lại anh một lần nữa vì ông ta muốn nói với người cha một bí mật của đứa con trai ông. Sau một chút lưỡng lự, cha Đỗ Công Sơn đã dẫn anh lại trước phạm nhân già kia. Phạm nhân già nhìn Đỗ Công Sơn một lúc rồi nói: “Thưa cán bộ, cậu nhà sẽ trở thành một trong những người giàu có nhất nước này”.
Nguồn
Cũng dân Hà Tây, quê Gấu.
Cũng đói, như Gấu.
Một ông, trở thành người Mít đầu tiên tậu Boeing, và được một ông nhà văn nhà thơ hạ cố đi cho một bài viết.
Một thằng, trở thành Gấu, nhà văn!
Gấu không hân hạnh quen ông nhà giầu, nhưng may mắn quen ông nhà văn nhà thơ.
Chắc không chịu đổi ngược lại!
Hà hà!
*
Ui chao, lại nhớ cậu Ô liu vờ Tuýt của Dickens, và cú cách mạng của cậu ở trại tế bần Lân Đân:
Đưa chén xin thêm một chén cháo!
Ui chao, lại nhớ Dos, và những cảm xúc của ông, khi tới Lân Đân lần đầu.
*
Nhiều nhà văn tỏ ra thoả mãn với tình trạng dễ thở hiện nay, cho rằng như vậy đã quá đủ cho sáng tạo, rằng dân chủ chưa phải là nhu cầu cấp thiết, đất nước cần ổn định để phát triển. Vài người cố dẫn chứng rằng thiếu tự do dân chủ, đó đây người ta vẫn có thể viết những tác phẩm giá trị. Đúng là vài nhà văn đã làm được như vậy, như người nông dân cố xoay xở gặt lúa với lưỡi liềm cùn, nhưng điều đó không chứng minh lưỡi liềm cùn là công cụ tốt để gặt lúa. Nhà văn phải được quyền sáng tạo trong tự do và nhân phẩm chứ không phải trong xở xoay hèn mọn. Tôi tin rằng với tự do dân chủ, văn chương chỉ khá hơn chứ không kém đi. Văn chương miền Nam trước 1975 đã chứng minh điều đó, giai đoạn “cởi trói” những năm tám mươi đã chứng minh điều đó, văn chương hải ngoại đang chứng minh điều đó.
Phan Nhiên Hạo
*
Liệu Nguyễn Huy Thiệp, khi làm quà bằng câu chuyện trên đây, khi đi lãnh quà, là cũng có nghĩ đến, những vấn đề, như Phan Nhiên Hạo nhắc tới?
Và tự biện minh cho chính ông?


Dòng sông và tất cả những tình trạng của nó