*

Vua cờ ra đi
Kim Dung có nhiều xen, xen nào cũng ly kỳ, về kỳ [cờ]. Ván cờ Hư Trúc, khỏi nói. Ván cờ, chưa đánh, chỉ mới vẽ bàn cờ, mà đã mở ra một trường tình trường, và một trường tai kiếp: cuộc gặp gỡ giữa Côn Luân Tam Thánh, trước, với Quách Tường, và sau, với nhà sư già gánh nước đổ vô giếng, trên Thiếu Lâm Tự. Ván cờ thổ huyết mở cõi tù cho Nhậm Ngã Hành...
Ván cờ Fischer vs Spassky được coi là ván cờ của thế kỷ.
Một trong những yêu cầu của cờ liên quan tới trí nhớ của con người. Và cái sự nhớ đó, cũng rất ly kỳ, mỗi thiên tài có một kiểu nhớ khác nhau.
Gấu còn nhớ, có đọc một bài báo, nói về trí nhớ của vua cờ Kasparov. Truớc một trận đấu, ông coi lại một số trận đấu lừng danh trên chốn giang hồ, và bộ não của ông chụp [copy] chúng, khi gặp nước cờ tương tự, là cả bàn cờ lộ ra, cùng với sự thắng bại của nó.
Cũng trong bài viết, còn nhắc tới một diễn viên, nhớ, và nhập vai, trong một vở tuồng, xong, là xóa sạch, để nạp cái mới.
Ván cờ trên núi Thiếu Thất. Khi hứng cờ nổi lên, Côn Luân Tam Thánh vận nội lực, dùng chỉ lực vẽ bàn cờ, Giác Viễn thiền sư nghĩ tay này muốn so tài, bèn vận nội lực vô bàn chân, đi từng bước, xóa sạch: Cửu Dương thần công lần đầu tiên dương oai.
Ván cờ không xẩy ra, nhưng trước đó, Côn Luân Tam Thánh, ngồi buồn, tự vẽ bàn cờ, hai tay là hai địch thử, phân thua thắng bại, Quách Tường đứng ngoài, mách nước, sao không bỏ Trung Nguyên lấy Tây Vực, giang hồ kể như đã phân định.

Nước Cờ Của Hư Trúc 

Độc giả say mê Kim Dung và say mê môn chơi cờ, chắc khó quên nổi ván cờ của chưởng môn nhân phái Tiêu Dao. Ván cờ ma quái, chính không ra chính, tà không phải tà. Dùng chính đạo phá không xong mà theo nẻo tà phá cũng chẳng đặng. Có người ví nó với thế Quốc Cộng ở một số quốc gia trên thế giới. Sau, Hư Trúc, chẳng biết chơi cờ nên cũng chẳng màng đến chuyện được thua, cũng chẳng luận ra đâu là tà, đâu là chính, đi đại một nước chỉ nhằm mục đích nhất thờI là cứu người, vậy mà giải được. Nước cờ của Hư Trúc, cao thủ đều lắc đầu vì là một nước cờ tự diệt, nhờ vậy mà tìm ra sinh lộ.
Tác giả, Kim Dung, thấm nhuần lịch sử, triết học Đông Phương và cái thế "dựa lưng nỗi chết" đã từng được nhiều danh tướng sử dụng.
Thú vị hơn, một lần nữa, sau đó, ông lại sử dụng thế cờ này để giúp Thiên Sơn Đồng Mỗ tìm ra chỗ trú ẩn, là hầm băng nơi nhà kẻ thù.

Là một nhà văn theo ý nghĩa đầu tiên của từ này, tức là một người kể chuyện, ông hiểu rất rõ, trên đời mọi chuyện đã được nói, và sáng tạo chỉ có nghĩa là lập lại. Những tác phẩm lớn chưa được biết tới, không có. (Les chefs-d'oeuvre inconnus n'existent pas). Nói rõ hơn, những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng những nguyên mẫu có trước đó, trong văn chương hoặc trong cuộc đời.
Có những nhà văn suốt đời chỉ viết đi viết lại một cuốn sách. Tất cả những tác phẩm lớn của Kafka đều là những cái bóng được phóng lên từ những truyện ngắn, những "ngụ ngôn, ẩn dụ" của ông.


Thiệp và giải thưởng rượu nho
Nguồn
Đúng như Gấu bói mu rùa, Thiệp được giải vì ba tập truyện ngắn. Xứng đáng quá. Đây là Thiệp vinh danh giải thưởng, chứ không phải giải thưởng vinh danh Thiệp!

Đặng Tiến đọc
Nguyễn Xuân Thiệp

Nhật Ký Anne Frank

Của nước và gió
Thú thực, thoạt đầu, Gấu không thể hiểu được, tại làm sao cái ông nhà văn nhà thơ nhà giáo có thể phán, NNT là nhà văn học trò, với một cuốn best seller nho nhỏ, nhưng sau, nhớ ra là, ông và các bạn của ông, chưa từng có tác phẩm bán được, dù chỉ một hai cuốn, mơ gì chuyện best seller. Ông và bạn ông, in sách, đều "chỉ để" phổ biến hạn chế, xử lý nội bộ, trong vòng thân hữu, và chính cái sự cay đắng này khiến ông phán sảng.
Gấu nói, phán sảng, ấy là vì, cỡ như ông ta và bạn của ông ta, không thể nào viết nổi, dù chỉ một câu văn Mít, cho có tí hồn.
Còn nhớ lần ông quảng cáo cho một cuốn sách dịch, sắp ra lò, bằng lời phán của bà chủ quán, tại một cái chợ cá, khi ông gửi bản thảo xin bà hạ cố đi cho vài lời.
Bà này mới thẳng thắn làm sao, tuy hơi độc miệng, chắc cũng kiểu nhà văn Oe, dưới đây.
Bà biểu, đếch ngửi được. Không phải văn Mít!
*
Nhất bên trọng, nhất bên khinh. Lần đó, ngoài lời phán của bà chủ sạp chợ cá, còn một, của một ông Mít, chuyên viết văn bằng tiếng Anh. Ông này khen um lên. Có vẻ như ông nhà văn nhà thơ nhà giáo định đi cả hai đường quảng cáo, trên cuốn sách sắp ra lò, ra cái điều sòng phẳng với văn chương, nhưng sau, chắc thấy bên "khinh" [khinh còn có nghĩa là nhẹ], nặng quá, bèn bỏ, chỉ giữ lại lời khen nức nở của ông bạn quí viết văn không phải bằng tiếng Mít.
Ông bạn của ông, [không phải ông viết văn bằng tiếng Anh], bảnh hơn nhiều. Người đầu tiên giới thiệu một nhà thơ bỏ chạy nước Nga, tại Việt Nam. Nhất định chấp nhận làm nhà văn nhà thơ lưu vong. Đi là đi một lèo, nhất định không về.
Nhưng đi đâu?
Ông cho ông nhà thơ lưu vong này đi qua nước Mít, cầm súng AK xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mít, diệt đuợc không biết bao nhiêu là Mỹ Ngụy!
*
Ông này, Gấu có quen, những ngày còn Quán Chùa. Quen qua ông bạn quí HPA. Đã có thời, Gấu cứ nghĩ, ông coi Gấu là bạn của ông ta.
Đã có thời, theo nghĩa, suốt cả một thời. Thời chinh chiến.
Chỉ đến khi ra hải ngoại, về già, Gấu mới chưng hửng, ông đếch coi Gấu là bạn, và cùng lúc đó, nhận ra một sự thực lớn lao hơn nhiều: Tất cả những ông bạn quí của Gấu, cũng chẳng coi Gấu là bạn. Bạn thường, chứ không phải bạn quí!
*
Ui chao, đang một mình chống lại giang hồ, may thay, có "ông bạn nhà văn VC", Nguyên Ngọc, phụ một tay, trong cái việc thanh minh thanh nga cho nhà văn học trò NNT!
Không gian NNT
Tôi đã có lần nói rồi, và lần này xin nói lại, và trước khi nói tất nhiên phải xin lỗi tất cả những người cầm bút: Để mà tính chuyện đi ra thế giới, tức là cái mà người ta gọi là mở rộng không gian văn học, và như thế cũng tức là không gian đất nước, ra với thế giới, với bàng dân thiên hạ, tức là cái sự bây giờ được gọi một cách nghiêm trang và hơi lo sợ là “hội nhập”, mà không phải sợ bất cứ ai hết, thì theo tôi trong văn học hiện đại ta có thể có mấy cái: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một, một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là ba, và nay là Cánh đồng bất tận. Tôi nói thế này mà không sợ quá đáng đâu: Với Cánh đồng bất tận, văn chương ta bước vào toàn cầu hoá hôm nay một cách đàng hoàng, cùng và ngang bằng với những giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn cầu, chẳng phải nể ai hết. Nó đưa văn chương, và như thế cũng là con người của ta, ra toàn cầu, để cho toàn cầu biết rằng ta cũng là con người chẳng hề thua gì họ.
*
Bảnh, bảnh thật!
Đúng là thứ thầy!
Thiên hạ có bốn bồ chữ, ta có đủ bốn, còn sợ gì thằng Tây nào nữa!
*
Thời Cao Bá Quát, có ba bồ, nhờ net, có thêm một bồ. Thời Cao Bá Quát, ông một bồ, bà con của ông, một bồ, còn bồ thứ ba, cho người dưng.
Thời bi giờ, ngoài một bồ Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng, còn ba bồ, trong nước xơi cả ba. Hải ngoại trơ mắt ếch ra.
Ngài Vũ Thư Hiên, đã từng hạch, lại có thứ văn chương hải ngoại ư?, là cũng theo nghĩa đó.
Chắc là vì lý do đó mà Nguyên Ngọc mới phải rào đón, tất nhiên phải xin lỗi tất cả những người cầm bút.
Nếu đúng như thế thì khéo quá, khéo quá!
*
Khoan nói tới Số Đỏ, ba bồ còn lại, và cái thế chia ba thiên hạ của chúng, có tính, hoặc hỗ tương, hoặc nhân quả, hoặc, nếu không cả ba thì cũng ít ra, giữa Tướng Về Hưu và Nỗi Buồn Chiến Tranh. Một cách nào đó, Nỗi Buồn Chiến Tranh và Tướng Về Hưu là hai mặt tiêu cực, của cuộc chiến, chúng đều chửi bố chân lý Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Cánh Đồng Bất Tận là hậu quả tất yếu, biện chứng, của mặt tích cực của cuộc chiến. Thay vì Cái Nhà Việt Nam thì Cánh Đồng Bất Tận!

Tôi là một con người rất độc ác!
Bạn chắc biết câu của Flaubert, nhân nói về cuốn Bà Bovary của mình, đã phán, ta muốn đi tới 'tâm hồn của sự vật', ‘l’âme des choses’. Trong những cuốn sách của tôi, tôi có cảm tưởng, mình muốn đi tới tâm hồn của cái chết. Chính vì thế mà tôi chấp nhận ý nghĩ về nó, với một sự bình thản. Trong “Quatre Quatuors”, T.S. Eliot viết, khi cái chết tới gần, phải “ngọ nguậy nhè nhẹ, và thật là nhè nhẹ.”. Chính là trong sự bình thản, chậm rãi đó tôi đưa đẩy mình về phía cái chết, trong khi giữ cho trạng thái tinh thần của mình luôn luôn tỉnh táo.
Oe: Tôi là người bị phỉ nhổ nhiều nhất tại Nhật Bản

Ui chao, khi cái chết đến gần, phải ngọ nguậy nhè nhẹ!