*


**
Trân trọng giới thiệu

Đặng Tiến đọc
Nguyễn Xuân Thiệp

Tôi Cùng Gió Mùa

Đọc mấy anh hội luận, khổ cực nhất, là, cứ như bị ai xỉa xói vô mặt, nước nhà độc lập thống nhất, kẻ thù cũ mới, lớn cỡ nào, thì cũng làm thịt hết cả rồi, tuy nhà nước thắng, mà có bỏ... ai đâu? Sao không về, ôm lấy nhau, mà hồ hởi, mà mần thơ, mà điếu đóm, mà xưng tụng lẫn nhau?
*
Đang lèm bèm về thơ, gặp bài này.
*
“Thôi xin ông, ông đừng nói với ai nhé”
Gấu này sợ rằng, những trận đòn nặng nề, sau khi để lại cho đời, những ngạo nghễ ngất trời, Mắt trừng gửi mộng, Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm... đã ảnh hưởng tới thi sĩ, khiến người hơi bị rét, lạnh cẳng.
Thành thử những gì gì, về một ông đại phú Miền Nam, về "tui là người Bạc Liêu", là cũng do những trận sốt rét kinh hoàng những ngày Tây Tiến thấm vào thi sĩ, cũng nên!
*
Gấu đã từng biết một tình trạng y chang, xẩy ra cho một ông bạn cũng thi sĩ.

Đó cũng là thái độ, cách hành xử, của thiên tài âm nhạc Nga, Shostakovich, khi xẩy ra vụ án Brodsky, hay khi ký tên vào một trong những lá thư chống lại nhà bác học Nga, Sakharov, vào năm 1973. Ảnh hưởng khốc hại đến chính ông ta, đến nỗi bà vợ phải viết thư năn nỉ các đồng chí lãnh đạo trong Ủy Ban Trung Ương Đảng, xin đừng cho tiếp tục công bố, nếu không, ông chồng bà sẽ lên cơn đau tim mà đi.
Hậu thế đã từng sững sờ, tự hỏi, tại sao ông ta phải làm như vậy, ở vào cái địa vị của ông ta?

Brodsky giải thích, thảm họa huỷ diệt cá nhân, nó biến cá nhân thành điêu tàn, cát bụi.

Xuân Sắc, còn đi xa hơn Brodsky, khi phán về Chế Lan Viên:
Điêu tàn ư? Đâu chỉ điêu tàn?
Bởi thế, Trần Dần mới lại càng bảnh, khi đích thân ông ta ghi lại cái thảm họa biến ông thành điêu tàn, thành cát bụi. Chúng ta có thể bây giờ mới nhận ra nỗi đau của ông, khi không hề đánh bóng Sổ Ghi, làm cho nó bớt độc, bớt ác.
*
Bằng chứng là sau năm 75 khi có dịp vào Sài Gòn thăm chị gái, ông cũng chỉ ở rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép Quang Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một tay chơi đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. Ấy thế mà vẫn có người nhận ra.
Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một người đàn ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác giả
Tây tiến không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh kể, không hiểu cha tôi học tiếng Nam khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.

Về Quang Dũng vô Sài Gòn, không đúng như ông con viết. Chứng cớ là nhà thơ đã đi tìm gặp một số nhà thơ nhà văn Nguỵ, trong có những người cùng quê với ông. Gấu có thấy hình Quang Dũng ngồi với Thái Tuấn, Đinh Cường, Thanh Tâm Tuyền, Trần Lê Nguyễn, trong một tuyển tập thơ, tại nhà một người quen, lần ghé Tiểu Sài Gòn.
*
*
Bạc Liêu thì phải mới lên chứ sao lại dzô?
Riêng về cái vụ tiền, nếu đúng như thế, thì sợ rằng không hẳn như thế. Nên nhớ Tản Đà đã từng vô Nam, gặp một tay chủ báo [Gấu quên tên], hào phóng, móc bóp biếu hai ngàn, tiền thời còn Tây thuộc, lớn lắm. Tản Đà thản nhiên bỏ túi.
Trong trường hợp Quang Dũng, tôi sợ có gì hiểu lầm giữa hai bên, hoặc do Quang Dũng rét!
Nhận, tụi nó bắt viết tự kiểm thì cũng phiền!
*
Gấu tin rằng, ông con viết sai hoàn toàn về ông bố.
Bức hình trên chứng tỏ điều Gấu nói.
Quang Dũng phơi phới ngồi giữa một đám đại phản động, biệt kích văn hoá, như TTT, TLN,  DQS, thì làm sao mà lạnh cẳng được!
*
Về cái vụ việc Miền Nam trước 1975 mê thơ Quang Dũng, và câu Quang Dũng nói, đừng nói với ai chuyện đó nhé, Gấu chắc không có. Bức hình trên chứng minh.
Nhà thơ chắc phải cảm động lắm, và khi có dịp vào Nam, mới đi tìm mấy ông đại phản động, để mà ngồi chung một chiếu, chẳng những ngồi chung, mà còn chụp hình kỷ niệm!
Brodsky cũng đã từng nói lên cái tâm trạng của ông, khi Volkov hỏi, cảm tưởng của ông, khi biết Tây Phương in thơ của mình.
Cái tập thơ đó được in ở Mẽo, dưới bảng hiệu Inter-Language Literary Associates. Lúc đó tôi đang bị đi đầy. Tôi nhớ là, khi được thả, có người chìa cho tôi coi. Tôi nhìn nó, mà cảm thấy ngỡ ngàng. [It was a sensation of utter nonsense]. Bạn biết không, nó gây cái cảm giác, như thể những bài thơ in ở trong đó, bị nhà nước tịch thu, trong một lần xét nhà, rồi được xuất bản!

*
Giao lưu hội luận như kỳ vương này mới bảnh chứ!

Camus @ Combat

Sự khủng hoảng của con người

Nhật Ký Anne Frank

sông liếm láp đôi chân
khi mà gió chướng càng thổi sâu vào mùa, nước càng đầy
thấy bình an đến nỗi không dám nhúng tay vào.
Đinh Trầm Ca....
Ở đâu đó, các con sông đang trình diễn cuộc nổi trôi thì gió cũng trình diễn cơn phiêu bạt.

Lại nhớ tới... Faulkner, và bài viết "Những cuộc đời của Faulkner", của Pierre Assouline, trong đó, ông nhắc tới một câu của Nabokov: Tiểu sử nhà văn là lịch sử văn phong của người đó.
Ở đây, phải đẩy câu phán của Nabokov đến tận cực điểm, và chúng ta thấy, thay vì một văn phong, thì là một "dòng sông, trong tất cả những trạng thái của nó", "mượn" cái tít một bài viết, trong cùng số báo Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Sex, Tháng Chạp 2007, có bài của Pierre Assouline về Faulkner đã dẫn.
La pluie dans tous ses états
Martin Page, khách mời trong tháng của tờ báo, điểm cuốnTừ điển mưa, của Patrick Boman.

Thì Gấu này chẳng đã từng lèm bèm, văn phong, cách kể chuyện, của Nguyễn Ngọc Tư, là cách chuyển động của những sông rạch của một miền đất.