- Chà, Ngọc Tư cũng không phải vừa nhỉ? Chị nghĩ thế nào nếu có thể đến trước Giao thừa vẫn có người đi tìm Cánh đồng bất tận để đọc?

- Tôi xin can. Trời ơi, Tết nhất tìm cái gì vui vẻ, nhẹ nhàng, thi vị mà đọc. Để sang năm mới thấy tâm hồn phơi phới, hớn hở. Cánh đồng bất tận u ám lắm. Người quá buồn không nên đọc. Người quá vui không nên đọc.
Nguồn


From:
To:
Subject: Gioi qua
Date: Tue, 22 Jan 2008 07:03:45 -0500
    
Nhân lúc câu chuyện đang hồi hào hứng, tôi hỏi nhà văn vì sao ông rời Hà Nội, chia tay nhà số 4 Lí Nam Đế, nhà văn nói rất hồn nhiên: ”Sài Gòn lúc ấy hấp dẫn vì nhiều lẽ. Cái mạch ngầm sôi động của nó là nguồn đề tài phong phú, dạt dào lắm. Không vào làm sao viết nổi Gặp gỡ cuối năm, Sư già chùa Thắm và hàng loạt truyện ngắn sau này và cũng sẽ không có Nguyễn Khải hôm nay. Không bỏ Hà Nội đi làm sao viết về Hà Nội với niềm nhớ thương khắc khoải lòng người đến thế."
*
Cái cú ăn cướp Miền Nam, là một cú đổi đời [hụt, thảm thế], đối với nhà văn Miền Bắc. Mặc khải, đúng hơn. Ra khỏi hang Plato, lại càng đúng hơn nữa. Câu nói, dân chúng Miền Nam chửi Thiệu như điên, của Duơng Thư Hương, là một nhận xét, cụ thể, nhưng chính vì thế, thật mãnh liệt, thật khủng khiếp, về mặt chính trị. Trong câu nói đó, là cú đụng độ giữa hai nền văn minh, một dân chủ, một độc tài đảng trị. Biết đâu đấy, Nguyễn Huy Thiệp, nhờ mặc khải từ câu này, mà viết ra được Không có Vua?
Câu nói, trên, của Nguyễn Khải đâu có "hồn nhiên". Một kẻ quá khôn, khó mà hồn nhiên. Chứng cớ: ông bỏ đi những tác phẩm đầu tay tại "vùng đất không người" đối với văn chương XHCN, khi làm cớm xông xáo sào huyệt một tôn giáo, và làm điệp viên hai mang, đơn thương độc mã, tung hoành giữa tận cùng hang ổ của tầng lớp đầu não Mỹ Ngụy, qua nhân vật Quân, một hóa thân của Phạm Xuân Ẩn trong Thời gian của Người.
Một cách nào đó, đây mới là những tác phẩm mà ông muốn viết, chứ không phải Gặp gỡ cuối năm, một thứ tầm phào, gossip, cả về mặt văn chương lẫn chính trị, với giọng văn têu tếu, khinh đời, đúng giọng một nhà văn già làm ra vẻ từng trải. Thứ đó, chỉ bịp được những độc giả ấu trĩ, ghê gớm gì đâu, mà ông nêu ra một cách hồn nhiên? Chính ông thừa biết điều đó, nhưng 'faiblesse oblige'! Ông đâu đủ dũng khí như Dương Thu Hương?
*
Nhìn một cách nào đó, cú vô Sài Gòn năm 1975, của VC, giống cú về Hà Nội, cũng của VC, năm 1954.
Có tí khác:
Cú 1954 đẻ ra trái núi Nhân Văn.
Cú 1975, chỉ đẻ ra được một con chuột Gặp gỡ cuối năm.
Và một Nguyễn Khải, tác giả của một số tác phẩm thất bại, do thiếu "tài và tâm": Thời gian của Người, Vòng sóng đến vô cùng...
*
Cái gì làm 1954 có Nhân Văn, 1975, chỉ có con chuột?
Tôi nghĩ, chính vì cái gọi là phồn vinh giả tạo.
1954, ở rừng về, tiếp quản một Hà Nội hoang tàn, khiến, món ăn tinh thần càng trở nên tối cần thiết.
1975, mải lo nhận hàng, có gân hoặc không có gân, không còn thời gian viết!
Ui chao, chỉ cần ba cái đồng hồ dởm "made in Cholon", không người lái, một cửa sổ, hai cửa sổ, mà đánh bại một đội quân kẻ thù nào cũng đánh thắng!
*
Phán, Thời gian của Người Vòng sóng đến vô cùng, là hai tác phẩm thất bại của Nguyễn Khải, là phán ẩu. Chúng là những tác phẩm mang tính viễn tưởng, đúng hơn. Tác giả phịa ra nó, theo chiều hướng thượng, từ giấc mơ thắng trận giặc này, là xong, là ta sẽ cứ thế  xây cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn. Chúng làm nhớ đến bài thơ Điện Biên của Tố Hữu mà sau này ông thành khẩn hối lỗi trước "sự thực lịch sử", tớ phịa ra đấy. Chính vì sự thất bại của chiến thắng khiến Nguyễn Khải vờ chúng đi.
Cũng một thứ 'faiblesse oblige"!

Đặng Tiến
đọc
Nguyễn Xuân Thiệp

Note:
NXT làm thơ từ lâu, từ trước 1975. Nhưng chỉ đến khi anh đi tù, và khi Đặng Tiến đọc thơ anh, thì anh mới được thường nhân chúng ta biết đến.
Đó là sự thực. Holderlin, phán, chỉ có hiểm nguy, mới mong cứu chuộc, là vậy. (1)
Ngay cả Thanh Tâm Tuyền, nổi tiếng như thế, nhưng để cho thường nhân biết đến ông, thì cũng phải đợi đến những dòng trong Thơ Ở Đâu Xa.
Đành phải cám ơn VC một phát!
Và trân trọng giới thiệu Nguyễn Xuân Thiệp, qua Đặng Tiến.
NQT
(1) But where there is danger, there grows also what saves: Nhưng ở đâu có hiểm nguy, ở đó chồi cứu chuộc nẩy lên. Holderlin.
Đây chính là cái thiếu nhất, của dòng văn chương XHCN. Cứ "đường ra trận mùa này đẹp lắm", thì làm sao hiểm nguy, nguy nàn?
Văn chương lẫm liệt một thời, thì cần gì cứu chuộc?

Tôi Cùng Gió Mùa
Thảo Nguyên vs Trại Tù
Trong một bài viết, Borges bàn về giao tình giữa mù lòa và thơ ca, mà thí dụ hiển nhiên nhất, là trường hợp Homer.
Chúng ta biết, ông viết, ngoài Homer, còn một tay Greek nữa, cũng mù, là Tamiris, mà những tác phẩm đều đã bị mất. Ông Tamiris này uýnh nhau với mấy nữ thần thi ca, và thua, thế là bị mất cây đàn lyre, và.. cặp mắt!
Vẫn Borges cho biết, Oscar Wilde có một giả thuyết rất ư là kỳ cục, một giả thuyết mà người ta coi là sai, nếu nói về tính lịch sử của nó, nhưng thật thú vị, về mặt trí tuệ. Thường ra, những nhà văn chỉ khoái làm cái điều mà họ coi là sâu xa; Wilde là người sâu xa, nhưng cố làm ra tầm phào, nhố nhăng. Ông muốn chúng ta nghĩ về ông, như là một tay bảo thủ; ông ta muốn chúng ta coi ông, như Plato nghĩ về thơ, như một "điều có cánh, thất thường, và thiêng liêng" ["that winged, fickle, sacred thing"]. Well, cái điều có cánh, thất thường, và thiêng liêng được gọi là Wilde đó, nói, Cổ Xưa, The Antiquity, hơi bị thích, cố tình, coi Homer, mù! [Chắc là theo kiểu "Bắt phong trần phải phong trần"?]
Chúng ta không biết, liệu có một Homer? Sự kiện, có tới 7 thành phố giành giật, chôm, ăn cắp, tên của ông, khiến chúng ta nghi ngờ tính cách sử tính của ông [his historicity]. Có lẽ, chẳng hề có, trần một Homer. Có lẽ có rất nhiều người Greek giấu mình dưới cùng một cái tên Homer?
*
Gấu lật lật Borges và vớ được đoạn trên, và bèn đưa ra một giả thuyết, nhân cái vụ ba ông hiền giả, chẳng biết ông nào số 1, số 2, số 3: Liệu sau này, 'nhân loại' muốn, cố tình, nhập, ba ông thành một?
*
Thơ Nguyễn Xuân Thiệp không có tiểu xảo, do đó viết về anh tuy dễ mà khó. Khó khi trích dẫn : thành tâm “ trích diễm ” hoá ra vô tình xuyên tạc ; tỉa lẻ một câu thơ hay, chứng minh được đặc sắc mà không nói lên chức năng của nó trong toàn bộ bài thơ và tập thơ, thì chưa trung thực.
Đặng Tiến đọc Nguyễn Xuân Thiệp.

Coetzee cũng phán như vậy, về nhà thơ Hugo Claus, dễ mà khó. Trẻ con mà thượng thừa.
Đưa cái nhìn nhăn nhó về chính mình, qua những con mắt chê bai, mi là một thứ phế thải, của những thế hệ trẻ hơn, Claus loay hoay, hì hục, manage, tóm tắt đời mình, những khúc, những đoạn có giá nhất của thơ ca của ông. Quả thực, ông cố giữ một khoảng cách với thế giới hiện đại, [tuy nhiên, bằng một cách có ngụ ý, so với cách mà những người chỉ trích ông nhận ra], ông ý thức nhiều đến chuyện, làm thế nào tác phẩm của riêng ông liên hệ tới truyền thống văn học, hoặc theo tính quốc gia, hoặc theo tính Âu Châu. Ông quả đúng là bậc thầy về thể thơ, verse form, thầy đến nỗi, ông có thể biến những truông, những phá, những lên thác xuống ghềnh thiên nan vạn nan thành trò trẻ con, dễ ợt, [Gấu bỗng nhớ đến tiếng đàn của Thánh Cô, khi đàn bản Tiếu Ngạo Giang Hồ lần đầu, ở cái ngõ trúc gì gì đó, khiến chàng Lệnh Hồ Xung ngẩn ngơ, và, một độc giả mắt xanh của Kim Dung, có thể mơ hồ hình dung ra cuộc tình sau đó. Đó mới đúng là phục bút!].
Thanh Tâm Tuyền cũng có cái băn khoăn, như Claus, từ khi thoạt kỳ thuỷ, trong Tôi không còn cô độc: Không đa đa siêu thực, thẳng từ ca dao qua tự do.

Camus @ Combat
Sept 6, 1944
Tận Lời, Tận Chữ: The End of a Word
Đất nước chúng ta có một thời chỉ có hai hạng quí tộc, thứ thiệt, một, lao động chân tay, và một, cái đầu. 
Bây giờ chúng ta có một định nghĩa mới, cho từ quí tộc, aristocracy: cái phần của quốc gia từ chối bị làm nô lệ, hay, bắt người khác làm nô lệ.
Nhưng bốn năm thất trận, và cuộc kháng chiến chỉ xác nhận, điều rõ như ban ngày, đối với tất cả những người yêu nước Pháp, ngay cả những người xét đoán nó bằng sự thất bại. Cái giai cấp cầm quyền của đất nước đã đầu hàng, chịu thua.
Cái nước Pháp trưởng giả đã có thời sướng điên lên vì vinh quang, và hãnh diện, của nước Pháp. Nhưng chính niềm vinh quang này sống dai hơn chính nó. Nó chẳng còn hơi sức nào để mà ngõi dậy, để mà ôm lấy những trách nhiệm bổn phận của nó. Khi phải nhận trách nhiệm giai cấp của mình, nó bèn vờ. Có một sự thoái trào. Thảm hơn nữa, nó sợ. Nói thẳng ra, nó đếch có yêu dân của nó, và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc mà cả nào, để cứu chúng nó: giai cấp trưởng giả.
Chính sự sợ hãi tạo ra những tên phản bội....

Nghệ thuật Điểm sách

Nhật Ký Anne Frank

Dọn:
điển tích là "lối nói dẫn chiếu vắn tắt đến một hình tượng, sự kiện hay đề tài lịch sử và văn học" [1].
[1] "Allusion: A figure of speech that makes brief reference to a historical or literary figure, event, or subject". C. Huge Holman and William Harmon, A Handbook to literature, Macmillan, USA, 1992, p.13.
Allusion có nghĩa là “ám chỉ”, không phải “điển tích”. Mày muốn ‘viser’ ai vậy, hình như Nguyễn Tuân đã từng hạch Phan Khôi?
*
"Vì người dân bình thường có thể  bị choáng trước những câu nói cao siêu, trong giới thượng lưu nảy sinh nhu cầu dùng từ ngoại quốc" [3].
[3] "Since ordinary people might be impressed by a high-sounding utterance, there is a demand among elites for foreign vocabulary".  Dick Leith, A Social History of English, Routledge & Kegan Paul, London, 1983, p.64. 
a high-sounding utterance: nói rổn rảng, khoái lỗ nhĩ... [high: cao, sound: âm thanh], không có nghĩa là... cao siêu, elites: đám tinh anh. Những từ ngoại như fuck, ass, shit... nghe rổn rảng, vì lạ tai đối với người dân bình thường, nhưng chúng đâu có... cao siêu?
Nguồn
Nếu nói về điển tích, điển cố, thì, đâu cần đến con số "hăm hai" (1) và thời gian làm luận án tại École Normale?
Cứ mở [cô] Kiều ra, đâu cần phải đi xa đến tận Paris?
Bởi vậy mới ra cái "điển tích" bói Kiều: Nào là Kiều cỏ, Kiều neo, Kiều nội địa được ơn Bác và Đảng cho đi Paris du hí!
Đúng là chuyện "hăm hăm".
(1) Hăm còn có nghĩa là... hăm!
*
Allusion, theo nghĩa cổ xưa, bao gồm trong nó, những ẩn dụ, ám dụ, điển cố, hầm bà làng, nhưng tựu chung, nó là một "indirect reference", qui chiếu gián tiếp. Nó là một trong những hình tượng, figure, của phép tu từ.
Thùng rỗng kêu to, nhưng thiếu tu từ, là không có văn chương.
Mọi tác phẩm văn chương đều giả dụ một điều, trang đầu của tác phẩm bị thiếu, mất, và đọc, là đi tìm trang bị thiếu, mất đó, qua những qui chiếu, nào điển tích, điển cố...
Sở dĩ Kiều được coi là bản văn số 1 của dân Mít, vì có, ít nhất hai cách đọc nó, một của tầng lớp tinh anh, có học, và một của giới bình dân. Làm sao một người bình dân hiểu nổi, "mầu quan san", là cái mầu gì, vậy mà họ vẫn đọc, vẫn mê Kiều?
Gấu, trong bài viết về Thanh Tâm Tuyền, từ năm 1973, đã đặt ra thắc mắc này.
*
Thú vị thực, đang lèm bèm về cái vụ ám chỉ, điển chỉ, thì có một cái tin sốt rẻo, về một ông thi sĩ Miến Điện, mần một bài thơ tám dòng, đọc ngang thì là một bài thơ ca ngợi tình yêu, đọc dọc, lấy mấy chữ đầu dòng thơ ghép lại, thì có cái thông điệp như sau: "Power crazy Senior General Than Shwe." Tên tướng
Than Shwe khùng! Ông này là trùm quân phiệt Miến.
*
Cái trò này, trước 1975, báo chí Miền Nam cũng đã từng chơi. Đúng ngày 7.7, là ngày Song Thất, Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hoà, hình như vậy, tờ Tự Do, đưa kiểm duyệt một bức hí họa của họa sĩ Phạm Tăng, từ mấy ngày trước, đúng ngày đó, cho đăng. Hình một ông thầy bói, bói quẻ cho một khách hàng: Bà bị thất vọng cả về tình lẫn tiền!

Burmese poet arrested for veiled protest