|
Cà phê và Em
Mùi hương nào, ta nhớ
Giọt lệ nào, ta yêu
Dáng thâm trầm, ta giữ
Bờ môi nào, ta mong
Đài Sử
From:
To:
Subject: Gioi qua
Date: Tue, 22 Jan 2008 07:03:45 -0500
Nhân lúc câu chuyện đang hồi hào hứng, tôi hỏi nhà văn
vì sao ông rời
Hà Nội, chia tay nhà số 4 Lí Nam Đế, nhà văn nói rất hồn nhiên: ”Sài
Gòn lúc ấy hấp dẫn vì nhiều lẽ. Cái mạch ngầm sôi động của nó là nguồn
đề tài phong phú, dạt dào lắm. Không vào làm sao viết nổi Gặp gỡ cuối
năm, Sư già chùa Thắm và hàng loạt truyện ngắn sau này và cũng
sẽ không
có Nguyễn Khải hôm nay. Không bỏ Hà Nội đi làm sao viết về Hà Nội với
niềm nhớ thương khắc khoải lòng người đến thế."
*
Cái cú ăn cướp Miền Nam, là một cú đổi đời với nhà văn Miền Bắc. Mặc
khải, đúng hơn. Ra khỏi hang Plato, càng đúng hơn nữa. Câu nói, dân
chúng Miền Nam chửi Thiệu như điên, của Duơng Thư Hương, là một nhận
xét, cụ thể, nhưng chính vì thế, thật mãnh liệt, thật khủng khiếp, về
mặt chính trị. Trong câu nói đó, là cú đụng độ giữa
hai nền văn minh, một dân chủ, một độc tài đảng trị. Biết đâu đấy,
Nguyễn Huy Thiệp, nhờ mặc khải từ câu này, mà viết ra được Không có Vua?
Câu nói, trên, của Nguyễn Khải đâu có "hồn nhiên". Một kẻ quá khôn, khó
mà hồn nhiên. Chứng cớ: ông bỏ đi những tác phẩm đầu tay tại "vùng đất
không người" đối với văn chương XHCN, khi làm cớm xông xáo sào huyệt
một tôn giáo, và làm điệp viên hai mang, khi đơn thương độc mã, tung
hoành giữa tận cùng hang ổ của tầng lớp đầu não Mỹ Ngụy, qua nhân vật
Quân, một hóa thân của Phạm Xuân Ẩn trong Thời gian của Người.
Một cách nào đó, đây mới là những tác phẩm mà ông muốn viết, chứ không
phải Gặp gỡ cuối năm, một thứ
tầm phào, gossip, cả về mặt văn chương lẫn chính trị, với giọng văn têu
tếu, khinh đời, đúng giọng một nhà văn già làm ra vẻ từng trải. Thứ đó,
chỉ bịp được những độc giả ấu trĩ, ghê gớm gì đâu, mà ông nêu ra một
cách hồn nhiên? Chính ông thừa biết điều đó, nhưng 'faiblesse oblige'!
Ông đâu đủ dũng khí như Dương Thu Hương?
Đặng
Tiến
đọc
Nguyễn Xuân Thiệp
Note:
NXT làm thơ từ lâu, từ trước 1975. Nhưng chỉ đến khi anh đi tù, và khi
Đặng Tiến đọc thơ anh, thì anh mới được thường nhân chúng ta biết đến.
Đó là sự thực. Holderlin, phán, chỉ có hiểm nguy, mới mong cứu chuộc,
là vậy. (1)
Ngay cả Thanh Tâm Tuyền, nổi tiếng như thế, nhưng để cho
thường nhân biết đến ông, thì cũng phải đợi đến những dòng trong Thơ Ở Đâu Xa.
Đành phải cám ơn VC một phát!
Và trân trọng giới thiệu Nguyễn Xuân Thiệp, qua Đặng Tiến.
NQT
(1) But where there is danger, there grows also what saves: Nhưng ở đâu
có hiểm nguy, ở đó chồi cứu chuộc nẩy lên. Holderlin.
Đây chính là cái thiếu nhất, của dòng văn chương XHCN. Cứ "đường ra
trận mùa
này đẹp lắm", thì làm sao hiểm nguy, nguy nàn?
Văn chương lẫm liệt một thời, thì cần gì cứu chuộc?
Tôi Cùng Gió Mùa
Thảo Nguyên vs Trại Tù
Những câu thơ không
phải là tình cảm, như người ta thường nghĩ, nhưng mà là kinh nghiệm.
(1)
Kinh nghiệm trại tù.
(1) "Car les vers ne sont pas, comme certains croient, des
sentiments[.... ] Ce sont de exprériments [...]".
Rilke: Cahiers de Malte Laurids
Brigge.
[Henri Meschonic trích dẫn, trong Vì Thi Tính I, Pour la poétique I]
*
Trong ba nhà thơ, ba vị hiền giả, trở về từ một cõi
thật xa xăm cả về thời gian, lẫn không gian với chúng ta - cõi tù VC -
Thanh Tâm Tuyền, tìm thấy ở trong cõi đó, sự ẩn mật, lòng không chút
oán thù, Tô Thùy Yên, hồn ma hờn tủi khi về và tìm đến hơi rượu, nhằm
giải oan cho cuộc biển dâu, thơ của Nguyễn Xuân Thiệp "chẳng nói gì
hết.". Chính vì thế, ông cứ lặng lờ giữa hai vị hiền giả kia, và có lẽ
đã đến lúc chúng ta lôi ông ra, để lên đầu, ngôi vị số 1?
*
Trong Inner Workings, tập tiểu
luận, trong Hugo Claus, poet,
Coetzee viết:
Trong một trong những bài thơ sau này của Hugo Claus, một nhà thơ nổi
tiếng bằng lòng cho một nhà thơ trẻ phỏng vấn [Gấu bỗng nhớ đến Hoàng
Cầm và cú cho phép một nhà thơ trẻ lặn lội từ hải ngoại về châm đóm cho
ông hút thuốc lào, quái quỉ thế!]. Sau vài điếu thuốc lào [vài ly,
nguyên văn], mượn hơi thuốc lào [hơi men], nhà thơ trẻ bèn ra đòn:
Lúc này chỉ có hai ta, tớ hỏi thiệt anh già, cớ sao cứ ruỗi ra với đám
trẻ, với thế giới hiện đại? Tại sao quá để ý đến đến những đại sư phụ
đã ngỏm củ tỏi? Tại sao qua bị ám ảnh bởi kỹ thuật? Đừng nóng giận, cảm
thấy bị xúc phạm nếu tớ nói ra sự thực này: Ông có vẻ quá hũ nút
[hermetique]? Lại còn nhịp thơ của ông, sao nó hiển nhiên quá, trẻ con
quá? Đâu là triết lý của ông, đâu là tư tưởng cơ bản của ông, ở trong
cõi khùng đó?
*
Nhà thơ già bèn đưa cái đầu trở về với thời trẻ thơ, về những ông thầy
đã chết của mình, Byron, Erza Pound, Stevie Smith. "Lối đi đá tảng"
[Stepping Stones], ông nói.
Ông nói sao? Nhà thơ trẻ bối rối, không hiểu.
Những hòn đá làm thành những bước đi, để cho bài thơ cứ thế mà bước
tới.
Anh già đẩy anh trẻ ra cửa, vừa đẩy vừa khoác lên vai nhà thơ trẻ cái
áo choàng. Từ thềm bên ngoài, ông chỉ mặt trăng. Vẫn không làm
sao hiểu ra ý của nhà thơ già, nhà thơ trẻ cứ ngó mãi ngón tay trỏ.
*
Ngón tay chỉ mặt trăng.
*
Cũng ý đó, Borges kể câu chuyện "Bông Hồng của Paracelsus":
"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ
để nói lên lòng mong ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy
tôi Nghệ Thuật. Tôi muốn bước kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục
Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm
kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục
tiêu?"
Nguồn
*
Nhịp thơ hiển nhiên quá, trẻ con quá, liệu chúng ta có thể nói như vậy
về thơ NXT?
Chúng chỉ là những hòn đá tảng cho thơ và nhà thơ dạo chơi giữa thảo
nguyên, trong cõi tù?
Liệu Nguyễn Xuân Thiệp, cũng có thể nói, như Hoàng Cầm nói, thơ tôi
không không cần thông điệp?
Và như chúng ta hiểu, chính cuộc đời của họ là thông điệp của thơ của
họ.
Với Hoàng Cầm, là thảm họa Nhân Văn. Với Nguyễn Xuân Thiệp, một cõi tù,
ở đó, ông khám phá ra thảo nguyên?
Camus @ Combat
Sept 6, 1944
Tận Lời, Tận Chữ: The End of a Word
Đất nước chúng ta có một thời chỉ có hai hạng quí tộc,
thứ thiệt, một,
lao động chân tay, và một, cái đầu.
Bây giờ chúng ta có một định nghĩa mới, cho từ quí tộc, aristocracy: cái phần của quốc gia
từ chối bị làm nô lệ, hay, bắt người khác làm nô lệ.
Nhưng bốn năm thất trận, và cuộc kháng chiến chỉ xác
nhận, điều rõ như
ban ngày, đối với tất cả những người yêu nước Pháp, ngay cả những người
xét đoán nó bằng sự thất bại. Cái giai cấp cầm quyền của đất nước đã
đầu hàng, chịu thua.
Cái nước Pháp trưởng giả đã có thời sướng điên lên vì
vinh quang, và
hãnh diện, của nước Pháp. Nhưng chính niềm vinh quang này sống dai hơn
chính nó. Nó chẳng còn hơi sức nào để mà ngõi dậy, để mà ôm lấy những
trách nhiệm bổn phận của nó. Khi phải nhận trách nhiệm giai cấp của
mình, nó bèn vờ. Có một sự thoái trào. Thảm hơn nữa, nó sợ. Nói thẳng
ra, nó đếch có yêu dân của nó, và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc mà cả
nào, để cứu chúng nó: giai cấp trưởng giả.
Chính sự sợ hãi tạo ra những tên phản bội....
Nghệ thuật Điểm sách
Nhật
Ký Anne
Frank
Although Li read a great deal of
Chinese poetry growing up,
she has found that "I can't write in Chinese at all. I think it's more
like self-censoring, than other people censoring me. I don't know - I
just feel
so much more comfortable writing in English. I think I need a distance
with
language just to write." She is also extremely reluctant to have her
work
translated into Chinese. She has seen other Chinese writers working in
English,
such as Ha Jin, come in for storms of criticism at home, and "I'm just
not
ready."
Tìm thấy trong dịch
thuật. Found in translation
Mặc dù Li đọc nhiều thơ Tầu khi lớn lên, cô nhận thấy "tôi không thể
viết bằng tiếng Tầu. Cứ như là mình tự kiểm duyệt chính mình, khủng
khiếp hơn người khác kiểm duyệt mình. Tôi không hiểu. Tôi thấy thoải
mái hơn khi viết bằng tiếng Anh, Tôi nghĩ tôi cần một khoảng cách với
ngôn ngữ, chỉ để viết". Cô cũng rất ư là ngần ngại, về chuyện dịch tác
phẩm của mình sang tiếng Tầu... "Tôi chưa sẵn sàng".
Li: Ngàn năm kinh kệ
*
Không hiểu mấy ông Mít làm chuyện
giao lưu hoà giải, hội luận, có cảm thấy nỗi khổ tâm trên không?
*
Đừng chơi trội. Hãy chân thật. Bởi vì bạn đâu phải cái rốn của vũ trụ.
Còn có rất nhiều người khác. Thành thử cái chuyện trèo lên bục cao, tới
giữa sàn diễn, tới giữa vùng ánh sáng kia, là thể nào cũng đụng chạm
tới phần của kẻ khác, những người không chịu trèo. Chuyện, bạn lỡ dẫm
lên chân của kẻ khác, đâu có nghĩa, bạn tha hồ đạp lên đầu lên vai họ?
Joseph Brodsky: Nói chuyện với sinh
viên [Speech at the Stadium]
|