Cà phê và Em
        Mùi hương nào, ta nhớ
        Giọt lệ nào, ta yêu
        Dáng thâm trầm, ta giữ
        Bờ môi nào, ta mong
Đài Sử


Đặng Tiến
đọc
Nguyễn Xuân Thiệp

Note:
NXT làm thơ từ lâu, từ trước 1975. Nhưng chỉ đến khi anh đi tù, và khi Đặng Tiến đọc thơ anh, thì anh mới được thường nhân chúng ta biết đến.
Đó là sự thực. Holderlin, phán, chỉ có hiểm nguy, mới mong cứu chuộc, là vậy. (1)
Ngay cả Thanh Tâm Tuyền, nổi tiếng như thế, nhưng để cho thường nhân biết đến ông, thì cũng phải đợi đến những dòng trong Thơ Ở Đâu Xa.
Đành phải cám ơn VC một phát!
Và trân trọng giới thiệu Nguyễn Xuân Thiệp, qua Đặng Tiến.
NQT
(1) But where there is danger, there grows also what saves: Nhưng ở đâu có hiểm nguy, ở đó chồi cứu chuộc nẩy lên. Holderlin.
Đây chính là cái thiếu nhất, của dòng văn chương XHCN. Cứ "đường ra trận mùa này đẹp lắm", thì làm sao hiểm nguy, nguy nàn?
Văn chương lẫm liệt một thời, thì cần gì cứu chuộc?

Tôi Cùng Gió Mùa
Thảo Nguyên vs Trại Tù
Những câu thơ không phải là tình cảm, như người ta thường nghĩ, nhưng mà là kinh nghiệm. (1)
Kinh nghiệm trại tù.
(1) "Car les vers ne sont pas, comme certains croient, des sentiments[.... ] Ce sont de exprériments [...]".
Rilke: Cahiers de Malte Laurids Brigge.
[Henri Meschonic trích dẫn, trong Vì Thi Tính I, Pour la poétique I]

*
Mùa Thu 1943, ba mươi tuổi, vừa thoát lao phổi, Albert Camus gia nhập Kháng Chiến và bắt đầu viết cho tờ báo chui Chiến Đấu. Gần như vô danh, ở bên ngoài Algérie, trước khi viết Kẻ Xa Lạ, và Huyền Thoại Sisyphus trong một Paris bị chiếm đóng vào năm 1942, Camus làm cho Nhà xb Gaillimard, như là một người đọc, a reader, và gần như cùng một thời gian đó, ông làm chủ biên cho nhật báo Chiến Đấu. Tờ báo đại diện cho nhiều nhóm kháng chiến, và đã xb không đều đặn từ Tháng Chạp 1941.
Những bài viết này, ích lợi gì cho ngày hôm nay?
Hiển nhiên, chúng có tính lịch sử. Camus đề cập tới những sự kiện quan trọng nhất liền sau khi chiến tranh chấm dứt, và nghiên cứu những giải pháp chính trị lớn lao mà nước Pháp phải đối mặt từ khi Paris được giải phóng tới Cuộc Chiến Lạnh.
Nhật Ký Anne Frank

Although Li read a great deal of Chinese poetry growing up, she has found that "I can't write in Chinese at all. I think it's more like self-censoring, than other people censoring me. I don't know - I just feel so much more comfortable writing in English. I think I need a distance with language just to write." She is also extremely reluctant to have her work translated into Chinese. She has seen other Chinese writers working in English, such as Ha Jin, come in for storms of criticism at home, and "I'm just not ready."
Tìm thấy trong dịch thuật. Found in translation
Mặc dù Li đọc nhiều thơ Tầu khi lớn lên, cô nhận thấy "tôi không thể viết bằng tiếng Tầu. Cứ như là mình tự kiểm duyệt chính mình, khủng khiếp hơn người khác kiểm duyệt mình. Tôi không hiểu. Tôi thấy thoải mái hơn khi viết bằng tiếng Anh, Tôi nghĩ tôi cần một khoảng cách với ngôn ngữ, chỉ để viết". Cô cũng rất ư là ngần ngại, về chuyện dịch tác phẩm của mình sang tiếng Tầu... "Tôi chưa sẵn sàng".
Li: Ngàn câu kinh kệ
*
Không hiểu mấy ông Mít làm chuyện giao lưu hoà giải, hội luận, có cảm thấy nỗi khổ tâm trên không?

*
Đừng chơi trội. Hãy chân thật. Bởi vì bạn đâu phải cái rốn của vũ trụ. Còn có rất nhiều người khác. Thành thử cái chuyện trèo lên bục cao, tới giữa sàn diễn, tới giữa vùng ánh sáng kia, là thể nào cũng đụng chạm tới phần của kẻ khác, những người không chịu trèo. Chuyện, bạn lỡ dẫm lên chân của kẻ khác, đâu có nghĩa, bạn tha hồ đạp lên đầu lên vai họ?
Joseph Brodsky: Nói chuyện với sinh viên [Speech at the Stadium]