|
Cà phê và Em
Mùi hương nào, ta nhớ
Giọt lệ nào, ta yêu
Dáng thâm trầm, ta giữ
Bờ môi nào, ta mong
Đài Sử
Của ngày
đã mất
Nguyễn Ngọc Tư
Khen NNT thì cũng như khen Bác!
Nhưng, cho dù "Miền Nam ở trong trái tim tui", Bác sức mấy mà biết đến
những câu ca dao như sau đây?
Phụ mẫu đánh em quặt què
quặt quại. Treo em lên tại nhánh bần. Rủi mà đứt dây rớt xuống em cũng
lần theo anh…
Đặng
Tiến
đọc
Nguyễn Xuân Thiệp
Note:
NXT làm thơ từ lâu, từ trước 1975. Nhưng chỉ đến khi anh đi tù, và khi
Đặng Tiến đọc thơ anh, thì anh mới được thường nhân chúng ta biết đến.
Đó là sự thực. Holderlin, phán, chỉ có hiểm nguy, mới mong cứu chuộc,
là vậy. (1)
Ngay cả Thanh Tâm Tuyền, nổi tiếng như thế, nhưng để cho
thường nhân biết đến ông, thì cũng phải đợi đến những dòng trong Thơ Ở Đâu Xa.
Đành phải cám ơn VC một phát!
Và trân trọng giới thiệu Nguyễn Xuân Thiệp, qua Đặng Tiến.
NQT
(1) But where there is danger, there grows also what saves: Nhưng ở đâu
có hiểm nguy, ở đó chồi cứu chuộc nẩy lên. Horderlin.
Đây chính là cái thiếu nhất, của dòng văn XHCN, cứ "đường ra trận mùa
này đẹp lắm", thì làm sao có hiểm nguy, nguy nàn?
Văn chương lẫm liệt một thời, thì cần gì cứu chuộc?
Nhân nói đến
lẫm liệt một thời, lèm bèm thêm một tí về Nguyễn Khải.
Trong số những bài viết của ông, bài của tay thi sĩ trẻ Lê Thiếu Nhơn
lại cho chúng ta biết nhiều nhất về Nguyễn Khải, theo Gấu.
Tuy nhiên, lạ, nhất, là bài viết về đám tang của Nguyễn Khải, trên
eVăn: Hai từ tâm và tài được để vào trong ngoặc.
Bạn văn quí 'tâm và tài' của Nguyễn Khải'
Quí kiểu này thì... đểu quá!
So sánh Lò Cải Tạo với Lò Thiêu,
thì đúng là khiên cưỡng. Một, thù và huỷ diệt Do Thái, một giống
dân hạ đẳng: Do Thái đâu phải là người; một thù và làm thịt, chính
thằng em của nó.
Có thể vì vậy, Yankee mũi tẹt chưa từng đụng phải vấn đề đạo
đức, như đám hậu huệ Nazi, như tay này.
*
There is a moment at the end of Bernhard Schlink's 1997
bestseller The Reader - shortly to be filmed by Stephen Daldry,
starring Kate
Winslet and Ralph Fiennes - where the narrator, Michael Berg, trying to
make
sense of his teenage love affair with a woman who is later tried for
war
crimes, picks up Homer's Odyssey. He remembers it 'as the story of a
homecoming. But it is not the story of a homecoming ... Odysseus does
not
return home to stay, but to set off again.'
*
Ở cuối Người đọc sách, cuốn
sách ăn khách của Bernhard Schlin, mới được quay thành
phim, nhân vật người kể chuyện, cố tìm hiểu, tại làm sao khi còn trẻ,
mê gái già, mù chữ, vốn là một nữ quản giáo, và sau bị đưa ra tòa
như là tội phạm chiến tranh, anh bà bèn lôi Homer ra để giải thích:
"Về nhà không có nghĩa là về nhà, mà là để đi nữa. Odyssseus đâu có về
nhà để ở lại, mà là để đi nữa".
Đây cũng là ý nghĩa của tập tiểu luận của Coetzee: "Những bến bờ xa lạ
hơn".
*
Tin Văn đã từng giới thiệu cuốn Người
Đọc Sách, câu chuyện một anh chàng học sinh, một bữa đi xe buýt,
bị trúng gió độc [gió tình chăng ?], và được cô gái già tài xế, đưa về
nhà săn sóc. Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô gái
già để tạ ơn. Thế rồi chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa
đọc truyện cho nàng nghe, vì nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư,
và gặp lại nàng, tại tòa án.
*
Về nhà, tìm nhà để mà về, là câu hỏi trung tâm của "hiện đại tính", và,
của tiểu thuyết. Chúng ta gặp lại câu định nghĩa của Lukacs, trong
Lý thuyết về tiểu thuyết
Tiểu thuyết, một
dạng không giống bất cứ dạng nào khác, là để biểu tỏ cõi không nhà siêu
việt.
Nhật
Ký Anne
Frank
Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa
Mấy anh VC bốc phét, cú
Xô Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu
Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên,
chúng ta có thể coi Tôi cùng gió
mùa, Thơ ở đâu xa, cái mầm của chúng là từ khí hậu Miền
Nam?
Rằng: Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có
cứu rỗi?
Đúng như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng chỉ ở nơi mà
có hiểm nguy,
Thì chính ở đó, có cứu
rỗi.
"Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve"
Những "où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời
điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ,
của
thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger,
với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới
chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong
những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có
yêu em nhiều như vậy không?
Cầm Dương Xanh
Gấu đọc thơ Hoàng Hưng
Câu thơ "Muời năm còn
quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ
trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn
Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái
vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn
thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
Người Tù
*
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy
tìm mong sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già". (1)
Nó đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ. [Đa tạ. NQT]
Có những anh vai mỏng gánh trách
nhiệm quá lớn, không biết
sợ, cứ thấy ổn cả. Hạ cánh an toàn là câu mất dạy. Phải nhớ Khang Hy:
"Việc vừa xong thì họa cũng vừa xong".
Nguyễn Khải: Nguồn
Tuyệt. Đúng là, đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tuy nhiên, áp dụng
vào thực tế Việt Nam, sau ngày 30 Tháng Tư 1975, câu của Khang Hy có lẽ
phải đổi lại:
"Việc vừa xong, thì họa bèn bắt đầu"
Hạ cánh an toàn là câu mất dậy! Tuyệt, tuyệt!
Nhưng phải thêm câu này nữa thì mới càng ra cái chất yankee mũi tẹt:
Hy sinh đời bố, củng cố đời con!
Nếu câu Hạ cánh an toàn mất dậy, thì câu Hy sinh
đời bố củng cố đời con, đại mất dậy.
Sorry!
There is a political fashion for
easy apologies but forgiveness
comes only from genuine dialogue.
Có một kiểu thời trang chính trị, dành cho những lời xin lỗi dễ
dàng, nhưng tha thứ chỉ có đến với chúng ta từ con đường ‘hội luận thứ
thiệt”.
Trên đây là cái tít bài điểm cuốn
“Tha thứ”, tác giả Charles
Griswold, của Roger Scruton trên tờ TLS số 14 Tháng Chạp 2007.
Tha thứ nghĩa là gì? Và làm cái chuyện đó, có tốt không? Nó
có đỡ đần cho chúng ta, khi cho, hay nhận? Liệu có ai, nhân danh ai đó,
ban cho ai đó, tha thứ, hay là nó luôn luôn đến từ nạn nhân? Và liệu,
luôn luôn
[phải] có nạn nhân?
Griswold khẳng định, tha thứ gồm hai tiến trình. Hai người,
một gây, một chịu tổn thương, phải giải quyết với nhau, về nỗi đau
thương
này. Cùng lúc, cả hai phải tu tập cái nhân chi sơ tính bản thiện ở
trong mỗi
con người sao cho mỹ mãn.
Đạo hạnh, virtue, theo ông, mới là mục
tiêu của sự giáo dục về lương tâm, đạo đức. Và đẩy tới một mức nào đó,
tha thứ là điều có thể học được và dậy được [forgiveness can be
learned
and taught].
Nhưng, vẫn theo ông, có một số điều sẽ luôn luôn không bị hay được
tha thứ, và nếu như thế, trong mọi hoàn cảnh, mọi sắc thái, tha thứ
không có
nghĩa là vờ, quên, hay lắc đầu quay mặt, đành chịu thua, thất bại.
|