*

Cuộc khủng hoảng của con người
Camus
Những người cùng thế hệ của tôi, tại Pháp, và tại Âu Châu, sinh ra đúng trước, hay trong, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, và tới tuổi “adolescence” của mình, đúng lúc xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, và sống 20 năm, tính từ khi  Hitler lên cầm quyền. Để hoàn tất học vấn, người ta ban cho chúng tôi sau đó, cuộc chiến Tây Ban Nha, Munich, cuộc chiến 1939, cuộc thất trận, và bốn năm sống dưới sự chiếm đóng [của Nazi] và kháng chiến [lutes clandestines]. Tôi cứ cho rằng, như thế, đây là một thế hệ thích thú [intéressante].


Nghệ thuật Điểm sách

Nhật Ký Anne Frank

Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa

Shakespeare, we are told, is the best-selling poet of all time. Second is Lao-tzu. Third is Kahlil Gibran, who owes his place on that list to one book, “The Prophet,” a collection of twenty-six prose poems, delivered as sermons by a fictional wise man in a faraway time and place.
Joan Acocella: The Kahlil Gibran phenomenon.

Chúng ta được biết, Shakespeare là nhà thơ ăn khách nhất của mọi thời. Thứ tới Lão Tử. Thứ tới Kahil Gibran, chiếm ngôi vị này, chỉ nhờ "một" cuốn sách: Nhà tiên tri, một tập thơ gồm 26 bài, của một vị hiền giả 'giả' [giả tưởng], từ một thời xa lắc xa lơ, cả về nơi chốn lẫn thời gian.
*
Với dân Mít, những người chưa từng ở tù cải tạo, [một nơi xa lắc xa lơ, cả về thời gian, không gian: Miền Cực Bắc VC], thì, chúng ta có tới... vài nhà tiên tri, vài nhà hiền giả, 'thực', mỗi ông hiền giả một cách.
Ba ông chiếm ngôi đầu bảng, theo Gấu, là: Thanh Tâm Tuyền, với Thơ ở đâu xa, rồi tới Bóng Ma Hờn Tủi, tức nhà thơ Tô Thùy Yên, với Ta Về, rồi tới Nguyễn Xuân Thiệp, với Tôi cùng gió mùa.
Người nào số 1, số 2, số 3, là còn tùy cái gu, của từng độc giả.
Có vẻ như NXT đứng thứ ba, vì ít được nhắc tới, nhưng chính vì lý do này, mà, hiểu theo một cách nào đó, ngôi số 1 phải về tay ông!
*
Since its publication, in 1923, “The Prophet” has sold more than nine million copies in its American edition alone. There are public schools named for Gibran in Brooklyn and Yonkers. “The Prophet” has been recited at countless weddings and funerals.
Kể từ khi được xuất bản vào năm 1923, Nhà Tiên Tri bán được hơn 9 triệu cuốn, chỉ tính phần Mẽo in mà thôi. Có những trường công lập tên Gibran ở khu Brooklyn, và Yonkers. Nhà Tiên Tri được hát lên ở những đám cưới, và khóc lên ở những đám ma.

*
Ui chao, Tôi cùng gió mùa thật xứng đáng, hoặc hát lên, hoặc khóc lên, y chang! Với, chỉ người Việt hải ngoại mà thôi.
Nhưng, ở trong nước, có thể ngược lại: Hát lên ở đám ma, và khóc lên, ở đám cưới!


Nhân vụ nhà thơ Phạm Tiến Duật ra đi, chúng ta thử lèm bèm về câu thơ trứ danh “Đường ra trận mùa này đẹp lắm", của ông.
Liệu có thể coi, đây là tiếng hát của nhân ngư, theo như cách giải thích của Kafka?
*

Nhân ngư
Đó là những giọng quyến rũ của đêm; những nàng nhân ngư, cũng thế, hát, cùng một cách như thế.
Sẽ không đúng, khi nghĩ rằng, các nàng muốn quyến rũ; các nàng biết, các nàng có những cái vuốt, các nàng có những cái dạ con vô sinh, và các nàng lớn tiếng than thở.
Làm thế nào được, nếu những tiếng than thở đó lại đẹp não nề đến như thế?
Kafka.
*
Phạm Thị Hoài, như người ta nói, ảnh hưởng Kafka. Thực hư cũng khó biện minh, và thuộc về giới phê bình.
Tuy nhiên, bà có một truyện ngắn, cũng một thứ ngụ ngôn, chúng ta có thể coi, câu chuyện ngụ ngôn đó, là một cách cắt nghĩa ‘khác’ câu thơ trứ danh của Phạm thi sĩ.

Bà kể là, những đám trai tơ của một miền đất đó, chỉ biết đến “nhân ngư”, vào đúng cái đêm, mà, hôm sau đi B, hoàn tất thiên mệnh "Đường ra trận mùa này đẹp lắm".
Nghĩa là, anh cu trai tơ nào, muốn đi B, thì, sau khi rỏ máu viết thư tình nguyện, thì, sẽ được ân ái với một em gái, chị gái…hậu phương.
Và thế là anh nào anh nấy “rỏ máu” như điên.


Nhà văn Nguyễn Khải từ trần
Nguồn
Gấu đọc Thời gian của Người, và bị hớp hồn. Nhân vật Quân ở trong đó, cứ như là một thứ siêu điệp viên, cộng thêm một anh chàng dũng sĩ trong Cửa Tùng đôi cánh gài, tạ Thầy, hạ san, xuống núi, hành đạo. Gấu còn nhớ, cảnh Quân lầm lũi đi vô khu, gặp đồng chí, cấp trên, mặt phải bịt kín, có lẽ đây là những trang đẹp nhất của Thời gian của Người. Cái tít cũng thật tuyệt. Nguyễn Khải, chính ông, cũng không thể tiên tri ra được, sau thời gian của Người, tới thời gian của Bọ.
Nhìn như thế, 1975 đúng là anus mundi  của dân Mít.
Mãi sau này, Gấu mới biết, Quân là hoá thân của Cao Bồi, tức Phạm Xuân Ẩn.
Bạn của Gấu!
Vòng sóng đến vô cùng có thể coi như phần tiếp nối Thời gian của Người.
Anh chàng Quân bây giờ làm chủ một xí nghiệp, bị bao vây trùng trùng điệp điệp bởi lũ bọ, tham nhũng, hủ hoá, triệt, khử lẫn nhau...
*
Bài viết  của Nguyên Ngọc về Nguyễn Khải, có nhắc tới Điều tra của một cái chết, nhưng cũng không nói gì thêm về tác phẩm này. Gấu đọc quá lâu, nên không còn nhớ. Không hiểu, cuộc điều tra về một cái chết đó, có liên quan gì tới tướng Cao Đài  TMT? Nếu có, thì Nguyễn Khải quả là tinh đời, vì Greene cũng coi trọng vai trò của TMT, "lực lượng thứ ba". Không có Thế, không có Pyle, Người Mỹ Trầm Lặng.
*
Nguyên Ngọc coi Nguyễn Khải là số 1 trong đám ông. Có thể, nhưng ông không nhận ra, bi kịch của Nguyễn Khải. Bi kịch của Nguyễn Khải chính là bi kịch chọn Cách Mạng, thay vì Bố, kẻ thù của Cách Mạng.
Bi kịch cha con làm thịt lẫn nhau, của Anh em nhà Karamazov.
*
Lần Gấu về Hà Nội, gặp ông cậu, cậu Toàn, em bà cụ, ông kể, vào lúc đó, tao biết chúng nó sắp làm thịt ông ngoại mày mà đành chịu!
Ông già của Gấu, bị VNQDĐ làm thịt, chuyện đó thì Gấu, khi đó mới 9 tuổi đầu, cũng biết, nhưng không hiểu tại làm sao, thằng em, và bà chị ruột lại không được công nhận là con liệt sĩ.
Gấu trở về là cũng cố tìm lý do, tại ông cụ không chịu theo VC, và tại sao không theo VC mà lại bị VNQDĐ làm thịt?

*
Vậy mà mới đây, gặp lại một ông, cũng quen hồi ra ngoài này. Ông biểu, tôi nghe ông về trong nước bắt tay với VC, bố ông bị VC làm thịt, vậy mà ông cũng còn về bắt tay với tụi nó, lại còn đổ tội cho VNQDĐ?
Đúng là bi kịch cả nước giết lẫn nhau!
Lại còn đổ tội cho ngoại bang xúi!
Lạ, làm sao ông ta biết, VC giết ông cụ Gấu?
Quái đản thật
*
Tôi muốn nói rõ điều này: sự trung thực, cả điều gọi là dũng khí của nhà văn chủ yếu phải là ở trong sáng tác của anh, chứ không phải là, chỉ là trong ứng xử hằng ngày ở đời của anh. Mỗi người ở đời đều có những ràng buộc riêng mà sự khắc nghiệt chẳng ai giống ai, nên không thể ai cũng phải ứng xử như nhau. Duy đã là người cầm bút thì phải trung thực đến cùng trong sáng tác của mình. Tôi biết, tôi tin Nguyễn Khải là như vậy. Khi anh viết Xung đột, rồi Mùa lạc, có chút bâng khuâng, song vẫn còn khá dè dặt; khi anh viết về chuyện ông Tư Kiền, đọc kỹ lại mà xem, phê phán chuyện không chịu vào hợp tác xã đấy, nhưng là sự phê phán của người cũng đã không tin lắm về sự phê phán của mình. Và sau này Nguyễn Khải đã từng công khai nói về nỗi xấu hổ của anh trước nhân vật ấy...
Nguyên Ngọc viết về Nguyễn Khải

Sau những "bâng khuâng", "khá dè dặt", "cũng đã không tin lắm về sự phê phán của mình", "đã từng công khai nói về nỗi xấu hổ", mà làm sao lại có chuyện "trung thực đến cùng trong sáng tác của mình"?

Nguyễn Khải đã từng được coi là cực kỳ thông minh, vào hàng nhất nước, cùng với Chế Lan Viên. Một người như thế, không thể nào đi đến tận cùng trong sáng tác được. Chính cái cực kỳ thông minh, là cái nhà tù vững chắc nhất, mà anh ta không thể vượt qua được, để mà đi đến tận cùng, của bất cứ một sự kiện trọng đại, nguy biến, rủi ro, bất trắc... nào.
 Đây là ý của Simone Weil, Gấu diễn lại.
Một kẻ cực kỳ thông minh không chọn, đứng về phiá nước mắt.
Coi cả đám bỏ chạy là biết.