|
Bụi Cây sẽ bị xét xử như thế
nào, khi tếch?
Madeleine Albright: Tôi viết cuốn
Memo to the President Elect, là cho
vị tổng thống kế tiếp Bụi Cây, bởi vì thật quá căng cho họ, chưa bao
giờ nước Mẽo mất giá như lúc này, tất cả đều do Bụi Cây mà ra. Tôi thật
mừng vì ông ta tếch [I'm very glad that it will end]
Bà ủng hộ [campaign]
Hilary Clinton. Nếu bà ta thắng, bà sẽ chấp nhận
cái ghế Bộ trưởng Ngoại giao một lần nữa?
Với một người mê ngoại giao, ngồi ghế này thì thật tuyệt. Nhưng hai lần
thì hơi quá.
Thành quả lớn lao nhất,
của bà, khi ngồi ghế đó?
Tôi đã nhờ vậy mà được có phần trong quyết định cứu sống bao nhiêu con
người tại Kosovo. Sau đó, tôi có tới thủ đô Pristina, và thấy
những đám đông, với những dòng chữ: Cám ơn, nước Mỹ [Thank you, USA].
Tôi bỗng sợ khi nghĩ rằng, sẽ có một thế hệ mấy em gái ở Kosovo, được
sinh ra, cùng mang cái tên Madeleine!
Bảnh thật!
Nhật
Ký Anne
Frank
Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa
Shakespeare, we are told, is the
best-selling poet of all
time. Second is Lao-tzu. Third is Kahlil Gibran, who owes his place on
that
list to one book, “The Prophet,” a collection of twenty-six prose
poems,
delivered as sermons by a fictional wise man in a faraway time and
place.
Joan Acocella: The Kahlil Gibran
phenomenon.
Chúng ta được biết, Shakespeare là nhà
thơ ăn khách nhất của
mọi thời. Thứ tới Lão Tử. Thứ tới Kahil Gibran, chiếm ngôi vị này, chỉ
nhờ
một cuốn sách: Nhà tiên tri,
một tập thơ gồm 26 bài, của một vị hiền giả 'giả' [giả tưởng], từ một
thời xa lắc xa lơ,
cả về nơi chốn lẫn thời gian.
*
Với dân Mít, những người chưa từng ở tù cải tạo, [một nơi xa
lắc xa lơ, cả về thời gian, không gian: Miền Cực Bắc VC], thì, chúng ta
cũng
có tới... vài nhà tiên tri, vài nhà hiền giả, 'thực', mỗi ông hiền giả
một
cách.
Ba ông chiếm ngôi đầu bảng, theo Gấu, là: Thanh Tâm Tuyền, với Thơ ở đâu xa, rồi tới Bóng Ma Hờn
Tủi, tức nhà thơ Tô Thùy Yên, với Ta
Về, rồi tới Nguyễn Xuân Thiệp, với Tôi cùng gió mùa.
Người nào số 1, số 2, số 3, là còn tùy cái gu, của từng độc giả.
Có vẻ như NXT đứng thứ ba, vì ít được nhắc tới, nhưng chính vì lý do
này, mà, hiểu theo một cách nào đó, ngôi số 1 phải về tay ông!
Nhà văn Nguyễn Khải từ trần
Nguồn
Ông này, đã có thời, Gấu rất mê, những ngày đầu 'giải phóng'
qua những cuốn như Thời gian của
Người, Vòng sóng đến vô cùng...
ở
trong đó, có
giấc đại mộng của toàn dân Mít: Thắng trận này, là xong. Là có "Cái Nhà
Việt Nam"!
Con Bọ là hình ảnh ngược. Thượng Đế thì cười. Vừa cười vừa
trao lộn món quà: Thay vì cái đẹp nhất, dân Mít chúng ta có cái tệ nhất.
*
Trong số những tác phẩm của ông, báo trong nước vờ đi mấy
cuốn, thuộc loại bảnh, làm mất đi một phần bản chất của Nguyễn Khải,
thí dụ,
Điều tra về một cái chết [?], viết về Cao Đài, và Thánh Thất của nó,
Tây
Ninh. Theo
Gấu, một trong những bận tâm ruột của ông này, là tôn giáo. Ông đã từng
có một
cuốn về Ky tô giáo, viết về cái nôi của nó ở Miền Bắc, là vùng Phát
Diệm.
Ông còn một bận tâm ruột nữa, là dòng dõi, vốn con quan, nhưng thuộc
dòng thứ, bị bố ruột chê, nên chọn Đảng thay. Lòng biết ơn Đảng của
ông, đúng ra, là dành cho ông bố. Bi kịch của Nguyễn Khải, là bi kịch
Hamlet, hay đúng hơn, bi kịch trong Con Gái Viên Đại Uý của Puskhin.
Tay sĩ quan trẻ ở trong đó, nằm mơ, thấy bố bịnh, đến gần giường vấn
an, thì hoá ra là Pugachev, một tay nông dân nổi loạn chống Nga Hoàng,
sau bị xử tử.
*
Bạn văn VC của Nguyễn Khải xếp ông vào loại nhà văn phóng
sự. Tôi nghĩ, "ông thì cười", và gật gù, mấy thằng ngu, không đọc nổi
ta.
Ngay cả chuyện, đám ngu vờ mảng văn chương dám đương đầu với
món thuốc độc của quần chúng của ông, là đủ hiểu.
Nhưng theo Gấu, về lâu về dài, ông sẽ được nhìn như là nhà
văn viễn tưởng, chuyên viết truyện thần tiên, về một xứ sở Mít, với
giấc mơ
thiên đường của chúng, qua hai cuốn truyện dành cho nhi đồng, là Thời
gian của
Người, và Vòng sóng đến vô
cùng!
Một trường hợp Daniil Kharms của Việt Nam, nhưng ngược
lại. Ông Liên xô kia thì bị làm thịt.
Chân Dung Nga
Trong một kỳ Tin Văn,
Jennifer có nhắc tới bức hình nhà văn Nga Nabokov khi còn là một cậu
con nít
nhà giầu, ngồi vắt vẻo trên ghế cao, chân mang vớ dài, tay mở bộ sưu
tập bướm.
Hai nỗi đam mê lớn của ông đã có ở trong bức hình: mê bướm, và mê làm…
phù
thuỷ, cầm cây "viết thần", ra lệnh : hãy nói đi, hồi ức (speak,
memory).
Bức hình nói trên, là ở trong tạp chí
Điểm Sách Paris (The
Paris Review), số Mùa Đông, 1995. Còn hình một vài nhà văn Nga khác.
Đây là
những hình thật đặc biệt; có những bức lấy ra từ hồ sơ "mật", hoặc
"nghe đồn", được giấu ở đáy một ống thông hơi thang máy. Đặc biệt hơn
nữa, mỗi bức kèm theo một bài viết, do những tác giả đã từng có một mối
thân
quen đặc biệt với người trong hình, hoặc do chính người phát giác ra
bức hình
(như hình Andreyev, Babel,
và Kharms).
Jennifer xin cống hiến bạn đọc bài
viết của Ian Frazier (nhà
văn Mỹ, thường viết văn "u mặc", humor, và "không-giả
tưởng", non-fiction, hiện sống ở Missoula, Montana), về bức hình nhà văn
Trong số hàng triệu con người bị
Stalin sát hại, có một nhà
văn tức cười nhất, uyên nguyên nhất, của thế kỷ: Daniil Kharms. Sau khi
ông
chết ở trong tù, vào năm 1942, khi 37 tuổi, tên và tác phẩm của ông hầu
như biến
mất, và chỉ còn sống dưới dạng chép tay, lưu truyền giữa những nhóm
nhỏ, ở một
nơi có tên là Liên Bang Xô Viết.
Thực tình là, không có một độc giả Anh
ngữ nào biết về ông.
Tôi (Ian Frazier) cũng vậy, cho tới khi đi Nga, trở về, đọc những cuốn
sách về nó,
và cố gắng học tiếng Nga. Cô giáo của tôi, một người đàn bà trẻ chỉ ở
Mỹ được
vài tháng, đã ra bài làm ở nhà cho tôi như sau: hãy dịch một đoản văn
của
Daniil Kharms ra tiếng Anh. Đoản văn "Những mẩu chuyện từ Cuộc Đời
Puskhin", (Anecdotes from the Life of Puskhin) là ở trong CTAPYXA (Bà
Già), một tuyển tập nhỏ tác phẩm của Kharms, đã được xuất bản ở Moscow
vào năm
1991. Tiếng Nga, hai cuốn từ điển, và một cuốn sách văn phạm, tất cả
đều quá
mới, lần đọc Kharms đầu tiên của tôi thật là chậm như sên. Cùng với sự
mầy mò
từng từ, từng câu, niềm hân hoan của tôi gia tăng, khi ý nghĩa của
chúng lộ dần
ra. Mỗi câu là một tức cười, hơn cả dự đoán của tôi về nó. Một đoạn văn
bắt đầu
như thế này: "Puskhin mê ném đá". Những mở đầu như vậy làm cho tôi
nghẹt
thở: làm sao đoán ra nổi cái gì sẽ tới liền sau đó.
Giữ được chất tiếu lâm, khi chuyển
dịch ngôn ngữ, là một
điều khó khăn vô cùng, ai nấy đều biết. Nhưng có một hệ quả, ít được
biết: đôi
khi, trong tiến trình dịch thuật, câu chuyện có vẻ tếu hơn là lúc thoạt
đầu chúng
ta nghĩ về nó. Trong khi dịch, tôi nghĩ Kharms là một nhà văn tức cười
nhất mà
tôi đã từng đọc.
Ian Frazier, qua cuốn Văn Chương Phi
Lý Đã Mất của Nga
(Russia’s Lost Literature of the Absurd), được biết, Kharms ra đời với
tên
Daniil Ivanovich Yuvachev, tại Petersburg vào năm 1905. Cha ông, một
nhà trí
thức cách mạng bị cầm tù và đầy đi Siberia. Ông thừa hưởng từ người
cha, đam mê
chuyện kỳ quái. Ông đau khổ vì "buồn" (that he suffered from
melancholy). Mê Gogol, Knut Hamsun và Bach. Một bạn đồng học nói về
ông:
"Kharms là nghệ thuật" (Kharms is art). Cùng với sự lên ngôi của
"nhà vô sản", và sự vào tù của "nhà quí tộc", Kharms cảm
thấy thích thú trong bộ dạng một nhà quí phái, cộng thêm hàng ria mép
giả thỉnh
thoảng lại nhinh nhích, hinh hỉnh, cộng thêm chiếc cặp da kè kè bên
mình, trong
là những… chiếc ly uống rượu bằng bạc! Để lôi kéo khán thính giả cho
một buổi
trình diễn kịch của nhóm OBERIU, ông di dạo ở chót vót phía bên trên
thành phố
Saint Petersburg, miệng ngậm ống vố, và la lớn, thông báo cho những bộ
hành qua
lại phía bên dưới, về "biến cố quan trọng" kể trên!
Nói tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui
nhộn đối với chủ nghĩa
Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng
Sản. Sau
thành công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về một người đàn
bà chờ… "được bắt và được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch
của ông là… "trò múa may phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền
chuyên
chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ
ông
đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai ngày trước
đó. Mười
bốn năm sau khi mất, tên tuổi của ông được phục hồi. Những nhà chuyên
viết tiểu
sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.
Nguyễn Khải:
Lẫm liệt một thời
Sau
1975, ông ở lại, gần như mút mùa lệ thuỷ, hết mùa vượt biên mới bỏ đi.
Nhân nói đến chuyện vui sao... xin ông cho biết về văn chương hiện thực
xã hội chủ nghĩa ở trong nước.
Câu hỏi rộng, và căng quá. Theo tôi,
cùng với sự kiện 1975, thoạt đầu, một số người viết Miền Bắc coi đây
như là một đổi đời đối với họ. Hay một cơ hội để có được những tác phẩm
hiện thực đúng nghĩa, tương xứng với sự kiện thống nhất đất nước, tiến
lên xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này trong tác phẩm,
thí dụ của Nguyễn Khải (Thời gian của người, Vòng Sóng Đến Vô Cùng...),
nhưng dần dần họ nhận ra, nếu cứ tiếp tục viết như vậy, những tác phẩm
của họ chỉ là đồ dởm. Họ nhận ra, chỉ có thể nói về thất bại của chiến
thắng, thay vì ca ngợi nó. Nhưng việc này họ không làm được, phải đợi
những người viết khác, thí dụ như Nguyễn Huy Thiệp
Phỏng Vấn Gấu
Thơ tôi
không cần thông điệp
Cơ bản, tài năng đếch cần lịch sử.
[Basically, talent doesn’t need history]. Hãy nhớ lại những tài năng
tiền chiến, đếch cần tới Mùa Thu Lịch Sử sau đó. Thê thảm hơn, họ bị nó
nghiền nát bấy, biến thành, hoặc đao phủ hoặc nạn nhân. Người đọc chẳng
đã sửng sốt vì những cái độc cái ác đầy rẫy ở trong sổ Ghi của Trần
Dần, chúng đâu làm cho tài năng của ông lớn thêm lên đâu? Một cách nào
đó, phải coi hành động tiêu diệt nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như là một
hành động sát nhân.
Joseph Huỳnh Văn 1975 & Anna
Akhmatova 1917
Cynthia Ozick, trong “Tính Ích Kỷ của
Nghệ Thuật” [The Selfishness of Art], viết, tiểu sử, hay gọi nó
là cuộc
đời, mắc míu tới một dúm
nhà văn - nhưng, chỉ với một dúm nhà văn
- với sự kỳ lợm ma quái của một hồn ma: lịch sử, câu chuyện về cuộc đời
của họ,
cứ mờ dần đi và lẩn vào ngụ ngôn, biến thành giai thoại.
Ai nghĩ về một Scott
Fitzgerald mà bỏ qua bệnh điên của bà vợ,
Zelda?
Nguyễn Tuân, bỏ đi cây ba tong của ông?
Cây gậy, một sự kiện có thực, như thế đó,
cũng biến thành huyền thoại, chẳng có khác gì cái hộp hổ phù đựng thuốc
lào của một tay anh
chị trong Vang Bóng Một Thời.
Có thể, chính vì nghĩ như vậy, Trần Dần chẳng hề “delete” những
cái độc, cái ác, những ngày ông và bạn bè trải qua, sau Cách Mạng Mùa
Thu.
Chính
cái đời tư của ông trở thành một địch thủ đáng sợ của tác phẩm của
ông.
*
Gấu cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại làm sao Trần Dần không “đánh
bóng” Sổ Ghi, làm cho nó dịu dàng đi, bớt độc đi, cho đến khi đọc những
dòng
trên của Ozick.
Thành thử cái gọi là thông điệp, nếu có, ở những con người
như Hoàng Cầm, như Trần Dần, lại chính là cuộc đời riêng tư của họ.
Chính cuộc đời của họ, và những cay đắng nhục nhã họ
phải chịu đựng khi nói "Không" với quyền lực, đã tố cáo chế độ, mạnh
hơn
tác phẩm
của họ.
Thơ của tôi không cần thông điệp, là còn theo nghĩa đó.
*
Trong bài Vài kỷ niệm về Mai Thảo,
Gấu có nhắc tới Virginia
Woolf. Trong năm bài essays nho nhỏ về thành phố London [The London Scene], bà có đưa
ra một
nhận xét, không hẳn giống như Ozick, về đời tư nhà văn nhớn:
London,
may mắn thay, đầy những nhà của Vĩ Nhân, Great Men. Với đầy đủ những
trò lẩm cẩm,
nào là cái ghế họ ngồi, cái ly họ uống cà phê, cái giỏ đựng rác… Chúng
ta đến căn
nhà của Dickens, không hẳn hoàn toàn chỉ vì tò mò, nhưng mà còn để nhận
ra một điều:
có thể, họ cũng chẳng có một khiếu thẩm mỹ nào ghê gớm lắm, nhưng những
dấu ấn
của họ lên những đồ vật thì thật rõ nét… Cách họ sắp xếp bàn ghế, đồ
đạc, nhà cửa
của họ.. làm sao cho chúng trở thành một phần của cuộc đời của họ. Chỉ
cần một
giờ quanh quẩn ở nơi đó, là chúng ta có thể biết nhiều về họ, hơn những
gì chúng
ta được biết từ những cuốn tiểu sử dầy cộm.
Không hiểu những miếu đền, những ngàn
chương sử, mà Mai Thảo
mơ ước đó, là về ông, hay là về Sài Gòn, có Quán Chùa, hay Tiểu
Sài Gòn, có căn phòng, có một ông già bịnh, mơ mơ màng màng, chẳng bao
lâu,
ta sẽ là cả thế giới…
Bientôt, je serai tout le
monde.
Je serai mort
Borges.
Vài kỷ niệm về Mai Thảo
Bài viết này, có thể coi là bài văn tế sống Mai Thảo, viết vội, khi
nghe ông sắp đi. Nguyễn Mộng Giác vội vàng mang vô nhà thương đọc cho
Mai Thảo nghe. Ông cám ơn Gấu, qua Nguyễn Mộng Giác, và còn nói thêm,
bây giờ, sao nó viết dễ đọc, khác hẳn ngày xưa.
Chuyện
Tình
Ông
là nhà văn hách xì xằng, đứng sau
chót, trong dòng những nhà văn - Conrad, Beckett, Nabokov, Kundera -
được đời biết đến nhờ những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thứ nhì. Đâu là
lợi,
đâu là hại, khi đếch viết văn bằng tiếng mẹ đẻ?
Andrei Makine:
Khi bạn chuyển từ ngôn ngữ thứ nhất qua thứ nhì, bạn bị bắt buộc trở
thành lưu vong, và điều này có thể rất ư là hướng thượng [positive].
Thí dụ, bạn có thể quẳng mẹ tất cả những bản kẽm, có từ thuở Hùng Vương
dựng
nước - thí dụ, quê hương là chùm khế ngọt, nếu ai không có thì đếch có
thể lớn lên thành Mít được - ở đằng sau bạn; nói về mặt ngôn ngữ, bạn
bèn bước vô một vùng đất trinh nguyên. Đúng là một kiểu tái sinh, sống
lại.
Tại sao, bằng cách
nào, và như thế nào, mà ông lại chọn anh chàng tài tử mặt ngựa,
Jean-Paul Belmondo, như là một mẫu mã Tây Phương cho những cuốn tiểu
thuyết của ông?
Một phần, là do cơ may, có thể nói như vậy, nhưng
cũng còn vì điều này, những cuốn phim của anh ta được chiếu đại trà ở
Nga. Khi tôi vừa mới lớn lên, là lập tức bị nhồi đủ thứ Đến hẹn lại
lên, Hãy chết như anh... Anh mặt ngựa Belmondo hớp hồn chúng tôi
ấy là vì anh ta có vẻ hoàn toàn tự do, cứ phơi phới mà yêu mà sống mà
chết, vượt ra khỏi, vượt lên trên, chính trị. Anh ta rất ư là quyến rũ,
rất ư là vô chính trị - với chúng tôi, anh ta chuyển hóa, vượt qua,
transcendend, Cuộc Chiến Lạnh.
*
Nhưng tại sao
lại là (tài tử Pháp) Belmondo?
Với cái mũi
dèn dẹt, anh ta giống chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi - taiga,
vodka, những trại - là từ những hình vóc đó. Những khuôn mặt của một vẻ
đẹp man rợ hằn lên những đường nét khắc khổ. Tại sao anh ta?
Bởi vì anh ta
chờ đợi chúng tôi. Anh ta không bỏ rơi chúng tôi ở bậc thềm một lâu đài
tráng lệ, và những lần tới lui, giữa những giấc mơ và cuộc sống thường
ngày của anh, anh ta luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Người ta theo anh
vào tới cái điều không thể tưởng tượng ra nổi.
Chúng tôi còn
yêu anh, bởi cái điều vô ích, của những thành quả, những chiến công.
Bởi sự phi lý của những chiến thắng, chinh phục. Thế giới mà chúng tôi
sống dựa trên tương lai rạng rỡ của một ngày mai ca hát. Đó là luận lý
của chúng tôi. Những buổi gắn mề đay nơi điện Cẩm Linh là một biểu
tượng cao cả. Ngay cả trại (tù) cũng có chỗ đứng ở trong cái trật tự
hài hòa đó.
Rồi Belmondo
tới cùng với những thành quả chẳng để làm gì, những trình diễn chẳng
cần mục đích, chủ nghĩa anh hùng rẻ tiền, miễn phí (gratuit). Chúng tôi
khám phá ra rằng, sự hiện hữu xác thịt của con người tự nó là một cái
đẹp. Chẳng cần bất cứ một ngụy tư tưởng mang tính ý thức hệ, hoặc vì
tương lai. Kể từ ngày đó, chúng tôi biết, về cái tự tại, tự thân tuyệt
vời có tên là Tây-phương.
Lại còn cuộc
gặp gỡ tại phi trường. Người nữ điệp viên chờ đón vị anh hùng của chúng
tôi phải có một vật gì đó để họ nhận ra nhau. Dữ thần chưa, đó là
một... karavai, một mẩu bánh mì đen, được gọi bằng cái tên chính hiệu
Nga của nó, trong một phim Pháp! Một tiếng rú vang lên, và cùng với nó
là lòng tự hào Nga chạy dài theo suốt những hàng ghế trong rạp Tháng
Mười Đỏ... Khi trở lại Svetlaia, chúng tôi chỉ nói về chuyện đó: vậy
là, ở nơi chốn Tây-phương xa vời kia, họ cũng biết một tí, rằng chúng
tôi hiện hữu!
Sông Tình Một Thuở
|