*
Vườn sau nhà 27.12.07

*
Trân trọng giới thiệu

Độc ẩm cuối năm

Xứ sở sặc mùi gió rắn
Mẹ ơi con lạy Mẹ đừng buồn
Nguyễn Lương Vỵ

Bài của Tô Nhuận Vỹ, đã có hồi đáp, của Trần Văn Tích, trên talawas.
Bài của họ Tô, là để “miễn xong một show” [trả bài WJC, sau khi nhận một số đô, trích từ phân], thành thử nó phải ra như thế:
“Tôi hy vọng rằng một ngày kia tất cả những người ra đi sẽ về lại bên nhau đầy đủ, ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, mang theo cả những người không bao giờ còn có thể về lại được nữa. Chia sẻ và thấu hiểu, kính trọng và tha thứ. Trên chiếc chiếu của tình tự dân tộc và của thơ ca Việt Nam”.
So với bài của Hoàng Ngọc Hiến, người mở đầu, thì thua xa, vì khi viết, tuy cũng bầy binh bố trận, do bắt buộc, nhưng họ Hoàng còn có dụng tâm, làm sao nói được điều muốn nói. Bài của họ Tô, theo tôi tệ hơn nhiều.
Trần Văn Tích nêu mấy trường hợp cá nhân, giữa ông và một số người viết ở trong nước, nhưng sự giao lưu giữa hai bên có tính kỹ thuật, chuyên môn. Thành thử, dễ chia sẻ.
Theo tôi, không làm sao bàn về văn chương với nhà văn trong nước được. Chính họ cũng nhận ra điều này. Tôi về mấy lần, gặp khá nhiều người viết trong nước, nhưng chưa ai, chưa bên nào dám đề cập đến chuyện chia sẻ, thấu hiểu, kính trọng và tha thứ…
Chia sẻ cái gì, thấu hiểu cái chi? Kính trọng và tha thứ? Ai kính trọng ai, ai tha thứ ai?
Phán như thế, khó hiểu quá! Chẳng lẽ một thằng cha nhà văn Ngụy như Gấu, có quyền tha thứ, bất cứ một nhà văn VC?
Về thì về, gặp thì gặp, nhưng chưa thằng nào dám lên tiếng, bàn về những vấn đề chia nhau chỗ ngồi, trên chiếu tình tự dân tộc, văn học!

Một ông bạn nhà văn Miền Nam, ở lại, sau nạp đơn vô Hội Nhà Văn VC, lần Gấu về, kể, phải có hai thằng VC thứ thiệt, giới thiệu, tao bị tụi nó cho rằng thì là, chưa đủ tư cách, thằng giới thiệu tao là Nguyễn Quang Sáng trình bầy, nếu nó không đủ tư cách thì ai đủ tư cách đây!
Thành thử, khó lắm, khó lắm. Giả như Gấu này muốn ngồi vô chiếu, làm sao có hai ông VC đỡ đầu?
Cứ giả sử như Gấu kiếm được hai tay VC đỡ đầu, thì sau đó, hai ông này có còn "kính trọng" Gấu nữa hay không? (1)
Sở dĩ chúng tao kính trọng mày, một phần, là vì đầu của mày không bị cùm. Bây giờ, cũng bị cùm như chúng tao, thì còn gì nữa để mà kính trọng?
*
Hải ngoại, khỏi nói!
*
(1) Ý này, Gấu chôm truyện cổ dân gian: Có thằng nhà giầu kia, có hai cô vợ. Một anh chàng hàng xóm tán tỉnh. Một cô dính. Tay nhà giầu được cả hai bà vợ phục vụ tận tình quá, chịu không thấu, ngỏm. Anh hàng xóm bèn mang trầu cau tới xin cưới, một trong hai góa phụ.
Bạn đọc Tin Văn biết tỏng, anh này cưới bà nào rùi!
Đây là lý do, cho thấy, VC chẳng hề "kính trọng" mấy thằng cha bỏ chạy!


Cái bà nhà văn này, Tin Văn đã từng giới thiệu, vậy mà Gấu lại không nhớ ra, ấy là vì chỉ biết, như nhà làm phim.
Đến khi tình cờ vô blog của bà, vẫn không tiên tri ra được, đây sẽ là nhà văn nổi tiếng đoạt giải thưởng văn học của nhà nước VC.
Lần vô blog của bà, Gấu có đi một vài đường comments, chê, thế mới khổ, thế mới phạm thượng, đúng là thứ mắt trắng dã, không nhận ra thiên tài văn chương! Tro bụi sắp tái sinh, biến thành phượng hoàng!
Ấy là vì bà viết văn lạ quá, có nhiều ý, nhiều câu phán lạ quá.
Ngay như trong bài trả lời phỏng vấn mới nhất, thí dụ:
Khi viết, một nhà văn hải ngoại, sống lâu năm ở nước ngoài như chị gặp phải những khó khăn gì?
- Mỗi con người có một lịch sử cuộc đời riêng. Lịch sử đó tạo nên kỷ niệm, kinh nghiệm và quan niệm cá nhân của họ. Theo tôi, nhà văn luôn phải đối diện với quá khứ, để hiểu nó, để biết mình là ai. Nhưng khi sống xa quê, cơ hội nhìn lại ký ức trở nên ít đi. Hay nói cách khác, quá khứ bỗng dưng trở thành một hình ảnh đóng băng, không chuyển động. Một người tha phương nhớ về quá khứ cũng giống như con cá nhớ về dòng sông khi không còn quẫy đạp trong dòng sông đó nữa. Một mặt, chúng tôi đủ trưởng thành để nhớ về gốc gác Việt, để biết mình không phải là người nước ngoài. Nhưng mặt khác, chúng tôi đối diện với khó khăn của những người mang theo cái quá khứ đã đóng băng, bất động.

Gấu này, kể từ khi khởi sự viết lại, và "viết lại được", [thiệt không, cha nội? Phách lối vừa vừa thôi!], ấy là nhờ cái quá khứ ‘bất động, đóng băng” đó! Và lạ làm sao, chẳng thấy chúng bất động, đóng băng, mà còn thấy nóng hôi hổi, trong đó có, không chỉ quá khứ, ý thức của mình, mà còn của bao nhiêu người khác, [những người không bao giờ còn có thể về lại được nữa] trao cho Gấu, nhờ cất giữ giùm!
Quái đản thật! Xa quê hương một cái, là quá khứ bị đóng băng, bị bất động, cơ hội nhìn lại ký ức trở nên ít đi!
Nhưng, liệu đây là "ca" bịnh lý của bà nhà văn này? Và nó giải thích thứ văn lạnh, Việt không ra Vịt, Mít không ra Mít?
Những đoạn bà bàn về thơ, về tiếng Đức, ở trong blog, mới thảm.
*
- Tại sao khi nhận lời phỏng vấn, chị lại không muốn "quay hình"?
- Tôi không muốn xuất hiện nhiều trên truyền hình. Vì khi về Việt Nam, tôi rất hay la cà ăn quà vặt. Tôi muốn được tự nhiên ăn trứng vịt lộn hay đi xe ôm mà không bị nhiều người nhận ra. Thời gian này, tôi cũng đang hết sức tránh, nên nếu phải đưa hình ảnh của tôi trong lễ trao giải, mong bạn sử dụng những bức hình chụp xa, để mọi người khó nhận ra tôi hơn.
*
Về thì về, giải thưởng thì cũng đợp rồi, bớt nịnh nhà nước, lo viết đi.
Nịnh như vậy, đủ rồi!
Không muốn chụp hình, thì đừng, em chả em chả!
*
Tôi xin nhắc lại và diễn giải một ý của anh Thanh Thảo: thơ không phải dành cho đám đông, mà dành cho một số nhỏ người đọc. Thơ không đọc ở quảng trường mà dành cho sự sâu thẳm của tâm hồn và như thế chỉ có những người đọc tinh hoa mới hiểu được thơ mà thôi.
Nguồn
Trong một, trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society, một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra 'năm bài thơ của thế kỷ', bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ năm, là của một nhà thơ tiếng Đức, Rainer Maria Rilke. Và là một bài thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee, nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông chứ không phải của thiểu số.....

"Không dành cho đám đông", quả đúng là phần số hiện nay của văn chương ở trong nước.
*
Sự thất bại của văn chương "trẻ" trong nước, không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà do vờ những vấn đề khẩn thiết, thứ văn chương đó không phải thứ tiếng nói của đam mê, của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người.
Chừng nào văn chương còn tránh né nhìn thẳng vào bóng đen, thì chừng đó, nó vẫn không phải là văn chương, cho dù có rồi rào tưởng tượng cách mấy.
*
Chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, chính trị như là "mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng được xây dựng trên nền tảng đó". [Brodsky]
Đừng bao giờ nghĩ, nói đến bóng tối là "bẻ queo qua chính trị", là "đâm sầm vào chính trị".
Tôi tin rằng, chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, nhất là ở những nước thiếu tự do dân chủ.
Khi cho rằng, "trình độ dân Mít không bằng thế giới, cho dân Mít được tự do dân chủ là loạn liền", là làm nhục dân Mít!
Bịt miệng người dân là làm nhục tới "quốc thể", tới "nhân phẩm của toàn thể dân Mít", chứ không phải "làm như thế là không đúng"!
Bởi vì bất cứ một tên Mít nào, khi nhìn thấy bức hình bịt miệng đó, là đều [phải] cảm thấy, chính tên Mít đó, bị xúc phạm!
Bởi vì bức hình đó được toàn thể thế giới nhân loại nhìn thấy trên màn hình TV.
*
Theo nghĩa đó, Steiner phán, chính những phương tiện truyền thông hiện đại, khi cho khán giả tận mắt chứng kiến những tội ác "người làm thịt người", là, một cách nào đó, biến khán giả thành chứng nhân, kẻ đồng phạm, kẻ đồng lõa.

Brodsky cho rằng, một khi bạn bắt đầu 'biên tập' đạo hạnh của bạn, liệu cái này được hay không được, chiếu theo hoàn cảnh, thế là bạn đang tán tỉnh thảm họa [When you start 'editing' your ethics, your morality - according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster].
Ông nhắc tới Susan Sontag. Một lần bà nhà văn Mỹ này nói, phản ứng đầu tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa là hỏi, tôi có làm điều chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra nữa.. Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, ông rất tâm đắc với nó.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng tái sinh, từ tro than của nó.
*
Một bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta không nhớ nó. Vì vậy, bây giờ có rất ít người đọc thơ.
Nguồn

Nhận định trên, về thơ, thật là thú vị.
Vậy mà có người phán ngược lại.
Thơ, giống như lời nói, [bởi vậy Prévert đặt tên một tập thơ của ông là Lời Nói, Paroles] là, để quên đi, không phải để nhớ. (1)
Thơ là bề mặt của đời sống, bề mặt hiểu theo nghĩa, những băn khoăn, những thắc mắc siêu hình, phải ngoi lên đó để mà thở.
Thơ, là Thở!
Thành thử nhận xét, "Vì vậy bây giờ có rất ít người đọc thơ", cần phải coi lại.
Bởi vì không đọc thơ, là hết... thở!
(1) Ý này, của một trong những triết gia tổ sư Mác Xịt, Gấu đọc từ hồi còn thanh niên, không nhớ rõ, trong cuốn nào của ông: Henri Lefebvre.
*
Nhưng phải đợi đến Barthes, mới hết ý của thơ, của nhớ, của quên, của đọc, và của những bông hồng chẳng hỏi tại sao. Ông phán:
Chính vì chúng ta quên, nên mới đọc. [It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: S/Z]
Nhờ câu của Barthes, Gấu viết được mấy dòng về LH:
Anh đâu có nhớ, lần từ biệt, em nói những gì?
Chính vì không nhớ, nên anh tưởng tượng ra, chúng, cách này, cách nọ, như để, chẳng bao giờ quên Em.
*
Người Đức đã bắt đầu, tôi không biết từ bao giờ, mang mặc cảm về ngôn ngữ của họ, một trong những ngôn ngữ chính xác và sâu sắc nhất thế giới, ngôn ngữ của khoa học, triết học và thi ca. Ngôn ngữ của Goethe và Schiller, Kant và Heidegger, Kafka và Rilke.

Nguồn

Trật tự từ ở đây, chứng tỏ tác giả câu văn quá cẩu thả, và không mê thơ!
Rilke, thi sĩ Đức, mà để ở sau cùng. Cũng vậy, câu trên, thi ca để ở chót.
Trách nào, trang chủ cho rằng, bây giờ, chẳng ai đọc thơ, xin coi bài Poetry, cùng trang net.
Thú thực, tôi không hiểu, tại sao lại Kafka và Rilke?
Goethe và Schiller, Kant và Heidegger, thì có thể tạm hiểu được, nhưng liên hệ nào giữa Kafka và Rilke?
Chẳng lẽ chỉ vỉ cùng viết bằng tiếng Đức?
Rilke tự coi ông là một người không nhà. (1)
Kafka cảm thấy 'không thể viết bằng tiếng Đức'
Liệu đó là lý do tác giả để hai người kế bên nhau?
Nếu đúng như thế, thì người Đức mặc cảm về tiếng Đức, là đúng quá rồi!
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner: Phép Lạ Hổng

(1) Coetzee, trong một bài viết về Rilke, cho biết, trong những năm cuối cùng của thi sĩ, sau khi hoàn tất Duino Elegies vào năm 1922 và chết vì bệnh hoại huyết vào năm 1926, ông viết bằng tiếng Pháp nhiều hơn là bằng tiếng Đức. Và cái sự mặc cảm này, người Đức ở nước Đức, không thể bỏ qua, và báo chí quốc gia Đức [the nationalist German press] đã đội cho ông cái nón [cối] một tên bại hoại văn hoá [a cultural renegade]. Và ông trả lời, ông chỉ muốn làm một người Âu Châu.
Cũng Coetzee cho biết, ngay từ nhỏ, Rilke đã thích đội cái nón không nhà cửa, không quê hương, không quốc gia, [as a young man he liked to say he was heimatlos, homeless, without a country].
*
Một bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta không nhớ nó.
Phán thế này thì thơ của Bác Hồ có ý nghĩa nhất!