|
7.1.09
Quê hương tưởng tượng
Patries imaginaires
*
Ui chao, Tết, nhớ Sài Gòn
quá!
Một bức
hình cũ, lồng trong một
cái khung rẻ tiền treo trên tường trong phòng tôi làm việc. Bức hình,
chụp năm
1946, một căn
nhà khi đó tôi chưa ra đời. Căn nhà trông hơi kỳ kỳ - một căn nhà hai
từng, mái
ngói.
"Quá khứ là một xứ sở xa lạ,”, câu văn mở ra tác phẩm của L.H. Hartley,
Thiên sứ, “ở đây
người ta sống
khác,
làm những chuyện cũng khác”.
Nhưng bức hình bảo tôi, hãy lật
ngược lại vấn đề.
Nó nhắc nhở tôi rằng, chính cái
hiện tại của tôi mới là một xứ sở xa lạ, và cái quá khứ thì ở trong
tôi, cho dù
là một "trong tôi" đã mất, trong một thành phố đã mất, trong chập chùng
sương khói
của một thời gian đã mất.
[Mais la photo me dit de
renverser cette idée; elle me rappelle que c’est mon présent qui est un
pays étranger
et que le passé est chez moi, même s’il s’agit d’un chez-moi perdu,
dans une
ville perdue dans les brumes du temps perdu].
Salman Rushdie
*
Nếu Gấu
này có tí tự hào về
xứ Đoài mây trắng lắm, là ở tí ti thơ Quang Dũng, tí thơ Huyền Chi, tí
nhạc PD.
Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
Lời
nhạc PD:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ...
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]
*
Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo
Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại
càng
hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời,
và đem
áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô
trường hợp
của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.
Cái
sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời"
ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây
Ban Cầm,
nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Rừng
Tràm
Thảo
Trường
Dọn
Phi lý của Camus ở
đâu mà ra?
Gấu
này cứ tự hỏi. tại làm
sao mà ấy ông mấy bà phê bình cứ móc NNT vào với hiện sinh, với phi lý
với buồn
nôn… Bảo rằng một lũ ngu, thì cũng được, nhưng sao mà nhiều thằng ngu
như thế?
Hay
là chính Gấu này… ngu?
May
quá, có câu trả lời của
Pamuk, kể kinh nghiệm đọc Camus của ông. Bài in trong
Những mầu sắc khác. Cũng
ngắn, Tin Văn sẽ post và dịch, để… rộng đường dư luận!
*
Tôi đọc Camus, đâu đó trước
khi đọc Dos và Borges, vào lúc 18 tuổi, dưới ảnh hưởng của cha tôi, một
nhà kiến
trúc sư về xây cất. Vào thập niên 1950, nhà xb Gallimard cho Camus ra
lò hết cuốn
này tới cuốn tới, cha tôi cho mua chúng đều đặn, và được chuyển tới Istanbul, nếu ông không ở Paris. Còn ở đó thì ông
tự mình đi mua, lẽ tất
nhiên! Ông đọc chúng một cách tới nơi tới chốn, và bèn lèm bèm về
chúng, với thằng
con. Mặc dù đôi lúc hứng lên, ông lèm bèm về cái gọi là “triết học của
sự phi ní”
[ấy chết xin lỗi, phi lý], bằng những từ ngữ mà tôi chẳng làm sao hiểu
nổi, chỉ
đến mãi sau này, thì tôi mới ngộ ra rằng thì là tại sao ông lèm bèm về
Camus, về
phi lý: Cái triết học phi lý đó đến với chúng ta không phải là từ những
thành
phố lớn của Tây Phương, cũng không phải từ những nội thất của những đền
đài tưởng
niệm hay những căn nhà của họ, nhưng mà từ một thế giới bên lề, có tí
ti hiện đại,
có tí ti Hồi giáo, có tí ti Địa Trung Hải, giống như thế giới của chúng
tôi.
Cái
khung cảnh mà Camus đặt để
ở trong đó, khi viết Kẻ Xa Lạ, Dịch Hạch, và nhiều truyện ngắn của ông
là khung
cảnh của thời thơ ấu của chính ông, và tình yêu của ông, những miêu tả
tỉ mỉ những
con phố, những khu vườn ngập ngụa ánh mặt trời, chúng thuộc về không
Đông phương
mà cũng chẳng Tây phương.
Pamuk:
Albert
Camus
*
Gấu cũng đã viết như
vậy về Camus!
Kẻ xa lạ,
Camus, đến từ mặt trời Địa Trung Hải, đã thất vọng, lần đầu gặp Paris,
và khám
phá vẻ nham nhở, xám xịt, mưa, những người gác cổng, và những vụ tự tử
vô danh
trong những căn phòng khách sạn, như trong Sổ Tay của ông, vào năm
1940, khi
định cư tại đây: "Đọc Paris Buổi Chiều và cảm thấy trái tim của thành
phố
ê hề trên những trang báo, cái tính đê tiện của một cô thợ khâu.... Nó
[Paris]
thì thối rữa. Sướt mướt, mỹ miều, vui lòng khách đến, chốn ẩn trú nhớm
nhúa,
nơi con người phải cố mà sống trong một thành phố quá tàn bạo đối với
nó."
Cảm giác đầu tiên và cũng là cuối cùng: Chẳng bao giờ
ông có
được một từ dịu dàng với thành phố đó. Ông cảm thấy lạc lõng, xốn xang.
Đây là
một con người khốn khổ vì hoài nghi, vì nghĩ rằng mình vô ích, vô tích
sự, và
chỉ cảm thấy dịu đi một phần nào, bằng những câu vắn ngắn thật sáng
sủa, chỉ để
tố cáo sự bất công của cõi người.
Sự thực, ông ở đâu đó, không ở
chỗ đó: Paris.
Ngay cả khi đã nổi tiếng, sau khi Kẻ
Xa Lạ xuất bản, vào năm 1942, chẳng có một câu nào trong Sổ Tay nói lên
niềm
vui của ông, mà chỉ là niềm kinh hoàng (effroi). Ông bị chấn động bởi
nỗi khốn
cùng, mà ông chứng kiến, khi đi đi về về trên xe lửa, từ Saint-Étienne
tới
Chambon-sur-Lignon, nơi ông phải tới để chữa trị chứng lao phổi.
Kẻ
Xa Lạ
*
Tông tông Pháp hết lời nâng bi Camus
Những
con thú ăn mồi
sống
Nhà văn Bắc Mỹ Paul
Theroux,
tác giả The
Mosquito Coast, một
cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một
bữa
khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông,
cuốn nào cũng
có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia
S.
Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này,
thay
vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp
[nguyên văn,
thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới,
một ký
giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù
đần độn, mớ
chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo].
Sự
trả thù của ông Theroux mới
khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
Llosa,
tác giả bài
viết The Predators mà Gấu
đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc
giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, Sir
Vidia’s
Shadow: A Friendship across Five
Continents
[Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa]. Bởi vì vừa
đọc vài
dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!
Theroux, đệ tử, nhỏ hơn
Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại
Học
Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp
hồn, cả về
tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn
với những
tác phẩm như A Bend in the River,
hay A House for Mr. Biswas. Theroux
trở thành
đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng
cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn
chương, và, lâu
lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin, vài đồng
lẻ,
Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về
con người,
về Phi Châu, về lịch sử.
Về tiếng Mẹ
Liệu mỗi chúng ta
đều có tiếng Mẹ? Liệu tôi có một tiếng Mẹ?
Cho tới gần đây, tôi chấp nhận mà chẳng hề tra hỏi, kể từ khi tiếng Anh
là thứ tiếng mà tôi xoay sở bảnh nhất, I command best, và nếu như thế,
nó phải là tiếng Mẹ của tôi. Nhưng có lẽ không phải vậy. Có lẽ - liệu
có thể như vậy ư? - tôi đếch có tiếng Mẹ!
Bởi vì, nhiều lúc,
trong khi tôi nghe tiếng Anh xổ ra khỏi miệng tôi, tôi thấy xốn xang,
như thể thứ tiếng mà tôi đang nghe đó, đếch phải thứ tiếng tôi gọi là
chính tôi, the one I hear is not the one I call myself. Như thể một người
nào khác (nhưng ai?) bị bắt chước, bị dẫn dắt, bị nhại.
Larvarus prodeo. (1)
Viết vậy mà đỡ xốn
xang hơn, so với nói. Ngồi im lặng tại đây, chuyển động tay, kêu gọi
những từ tiếng Anh, thay từ này, từ nọ, chuyển thành đoạn, thành
câu, tôi cảm thấy dễ dàng, thoải mái. Một cảnh trở lại với tôi, lần đi
thăm một cửa hàng tại Moscow: một người đàn bà đang ngồi tại một bàn
tính, đầu bất động, mắt bất động, chỉ có mấy ngón tay là thoăn thoắt
bay nhẩy.
Coetzee:
Nhật ký một năm xấu [Diary of a Bad Year]
(1)
Larvarus prodeo: Tôi tiến lên
và lấy tay chỉ cái mặt nạ mà tôi đang đeo, tôi đeo một cái mặt nạ cho
đam mê của tôi [Roland Barthes: A
Lover's Discourse]
About Larvatus Prodeo
The
title of the blog is inspired by Rene Descartes:
Maritain
explains: “In the juvenilia of Descartes we
find the phrase Larvatus prodeo. ‘Like an actor wearing a mask, I come
forward, masked, on the stage of the world.’ […] It will be for the
masked philosopher to unmask the sciences and to make their continuity
and their unity appear with their beauty” (The Dream of Descartes, 41,
92 n.25). The phrase also refers to the precautions Descartes took not
to offend the authorities with his new philosophical systems.
*
Trở
lại với Rushdie và bài viết Quê
hương tưởng tượng
của ông. Trong bài tiểu luận này, ông đưa ra nhận xét thật
là táo bạo: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải
phóng của chúng
ta. Conquérir la langue anglaise c’est peut-être achever le processus
de notre libération. [Bản dịch tiếng Pháp].
Để ‘hiểu’ câu này, có lẽ chúng
ta phải trở lại với những nhận xét, những luận cứ trước đó của ông.
“yet from those
flames
No
light but rather darkness visible."
[Tuy
nhiên từ những ngọn lửa đó, không phải ánh sáng, mà là bóng đen, hiển
hiện]
Milton, Paradis
perdu (I, 62)
Catherine Pappo-Musard dịch, ghi chú và viết tựa Trái Tim Của Bóng Đen, bản song ngữ.
L'expérience
congolaise a fait de lui un homme
pour qui désormais les ténèbres sont toujours visibles: les ténèbres,
c'est-à-dire le passé dans le présent, le primitif dans le civilisé, le
mensonge dans la vérité, la corruption dans l'idéal, et la mort dans la
vie.
Kinh nghiệm Congo biến ông thành một người bóng đen luôn hiển hiện:
Bóng đen, đó là quá khứ trong hiện tại, sơ khai man rợ trong văn minh
có học, dối trá trong sự thực, hư ruỗng trong lý tưởng, cái chết trong
sự sống.
Giữa lòng đen
Xa
Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
Du danger de la
prophétie
Thế giới khốn khổ vì lời tiên tri của tay này.
Mít, vì Bác:
"Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười!"
Huntington a eu tort de défendre une vision fondée sur
les
grandes peurs de l'Occident
Về nguy hiểm của cái sự tiên
tri, bói mua rùa.
Huntington đã lầm khi đưa ra, chống đỡ, và bảo vệ nó:
Một viễn
ảnh dựa trên những nỗi lo sợ lớn lao của Tây phương về một Đông phương
Hồi giáo
Tuy không muốn bói mu rùa, nhưng cái chết của
me-xừ Samuel Huntington, cha đẻ lý thuyết “cuộc
va chạm giữa những nền văn minh”, clash of civilisations, vào ngày 24
Tháng
Chạp vừa rồi, quả đã vượt khung “xe cán chó hay chó cán xe”: Giáo sư
Harvard
trong 52 năm, Huntington là một hiện tượng lạ thường cuối thế kỷ, một
trong nhà
chính trị học mà lý thuyết của ông đã đưa đến hai cuộc chiến, một cuộc
đại suy
thoái, và chưa biết hậu quả của nó sẽ còn khủng khiếp tới mức nào.
Thoạt kỳ thuỷ, chỉ là một bài
báo trên tờ Foreign Affairs, tháng Tám 1993, sau kéo dài thành một cuốn
sách,
và đùng một cái xẩy ra cú 11 Tháng 9, và thế là cuốn sách lên hương,
chẳng khác
gì Hitler mượn chủ thuyết siêu nhân của Nietzsche, mấy tay tân bảo thủ
Mẽo bèn
muợn ngay lý thuyết của Huntington để biện minh cho thái độ của họ, và
sau cùng
là những hành động của Bạch Cung, những năm tiếp theo.
Cái sự ông ra đi trùng hợp
với sự cáo chung của triều đại Bush phải chăng là một tiếng thở phào
cho nhân
loại? Sau điều đó, vậy là bởi điều đó?
Vậy là bởi điều đó? Điều gì?
Cái sự lên hương, nổi đình
nổi đám của lý thuyết của ông, “sự va chạm giữa các nền văn minh”,
không chỉ đi
vào ngôn ngữ chính trị thường ngày, và còn gây lo ngại cho tất cả những
ai
không ngửi nổi nó. Vào ngày 27 Tháng Tám, 2008, tổng thống Pháp, trong
bài diễn
văn trước các nhà đại sứ, đã tuyên bố, chúng ta lầm, vì ‘coi thường’
cái sự có
thể xẩy ra một cuộc đụng đầu giữa Hồi giáo và Tây phương. Đó chỉ là một
thí dụ.
Tuy nhiên, chủ tâm của Huntington, khi phịa ra lý thuyết trên, là để
phạng lại
một đệ tử của ông, và ông này có một lý thuyết cũng rất ư là bảnh, và
cũng thật
nổi cộm, đó là Francis Fukuyama, tác giả cuốn Sự cáo chung của lịch sử
và người
cuối cùng.
Fukuyama cho rằng, sau khi chủ nghĩa CS ngỏm củ tỏi,
sự tiến
hóa của tất cả nhân loại về kinh tế thị trường, và dân chủ, là “tất
yếu”
[‘inexorable’]. Và sư phụ phản ứng lại: “Yếu tính của văn hóa Tây
phương, là
luật pháp, không phải bánh mì McDo. Cái sự đám không phải là Tây phương
kia mê
gậm McDo thì không có nghĩa là chúng cũng mê luật pháp”.
Liệu sư phụ lầm chăng?
Tay bỉnh bút của tờ L’Express, CHRISTIAN
MAKARIAN, trong
số báo 9.1. 2009 tự hỏi.
Và ông tự trả lời.
Lầm quá đi
chứ. Ông ta lầm, khi chống đối, bảo vệ một viễn ảnh mang tính mâu thuẫn
chủ yếu
dựa trên những nỗi lo sợ lớn lao của Tây phương. Và ông dẫn Edward
Said, một
trí thức lỗi lạc Mẽo, gốc Palestine.
Ông này phán: “Liệu người ta có thể chia thực tại nhân sinh [….] về văn
hóa,
lịch sử, truyền thống, xã hội, và ngay cả sắc dân, hoàn toàn khác nhau
giữa
chúng, và tiếp tục sống, cũng đành chấp nhận một cách rất ư là con
người, những
hậu quả của sự chia cắt, phân biệt này?”
*
Questionnaire de Proust :
Kenzaburô Ôé
Lần khóc mới nhất?
Đó là khi nghe Edward Said chết, tôi khóc suốt cả đêm.
*
Said
gặp Sartre
Said
trả lời phỏng vấn
Khi
Conrad viết "Giữa
Lòng
Đen, Heart of Darkness", ông tin rằng - và điều này hiển nhiên sai,
nhưng
không thể chê trách ông được, bởi vì do lệch lạc thời gian (the bias of
time) -
không một người Phi-châu nào có thể đọc nó; rằng ông viết cho những
người Anh.
Sự kiện là, những người Phi Châu bây giờ đã đọc "Giữa Lòng Đen", và
họ nhìn nó khác hẳn những người da trắng đồng thời với Conrad, vào thập
niên 1900,
và cái đọc của họ trở thành một yếu tố của cuốn tiểu thuyết. Như vậy là
cuốn
sách mở ra theo một đường hướng mà ngay cả những tác giả của nó như
Jane
Austen, Dickens hay Conrad, dù nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra
được. Điều
này thật đáng đón nhận bởi vì nó chỉ ra cho bạn thấy một mặt mới của
tác phẩm,
và nó khiến cho bạn nhìn sự vật trước đó bạn không thể nào nhìn thấy.
Wachtel:
Đó là lý do tại sao
Conrad là một tác giả ruột của ông?
Said:
Có một điều gì rất
"cùng một lứa bên trời lận đận" (tương đồng, affinity) giữa ông ta và
tôi. Bởi vì ông người Ba-lan, rời quê hương chừng 16 tuổi, sống một
thời gian ở
Thụy-sĩ, Pháp; học tiếng Pháp, và vào tuổi hai mươi, bắt đầu viết và
học tiếng
Anh, sống ở Anh, trở thành thành viên của Thương Thuyền Anh (British
Merchant Navy),
đi biển đâu chừng 15 năm, rồi định cư ở Anh. Khi là nhà văn, ông chừng
40 tuổi.
Ông luôn là người Ba-lan, ở bên ngoài cái gọi là vòng tròn Anh, theo
một nghĩa
nào đó, nhưng ông lại viết ra những cuốn tiểu thuyết Anh tuyệt vời. Ông
có một
thứ tâm thức lưu vong kỳ cục. Ông luôn ở bên ngoài bất cứ một hoàn cảnh
nào mà
ông viết về nó, và tôi chia sẻ tâm trạng này với ông. Cách ông nhìn sự
vật hoàn
toàn không giống bất cứ một người nào trong thời kỳ đó. Ông rất thân
thiện với
những người như Henry James và John Galsworthy, họ cũng là những nhà
văn tuyệt
vời nhưng không cho bạn cảm quan kỳ cục, muôn mặt của đổi dời và trên
tất cả,
chủ nghĩa ngần ngại, hồ nghi, đặc biệt là hồ nghi về căn cước và về
hiện hữu ổn
định (settled existence) như Conrad. Conrad là một trong số ít tiểu
thuyết gia
viết bằng tiếng Anh, theo cách của bậc thầy (tuy trong vài trường hợp
có thể
phản bác), về những nơi chốn như Indonesia, Malaysia, Thailand, Phi
Châu, và
Nam Mỹ. Ông ta thực sự là một người theo chủ nghĩa quốc tế
(internationalist),
của thời kỳ đế quốc.
Ông là
một khuôn mặt phức
tạp, và tôi không có ý giả dụ, tôi quan tâm tới ông là do ông chia sẻ
cùng một
cái nền khá giống nhau. Hoàn toàn không phải như vậy. Ông là một tiểu
thuyết
gia vĩ đại, và có một điều chi thật phức tạp, thật xum xuê mầu mỡ, và
cũng thật
giầu có về ông khiến tôi phải trở đi trở lại. Không một người nào nhìn
sự vật
hoàn toàn giống như cách ông nhìn. Còn một tương đồng nữa là, ông viết
tiếng
Anh như một người nào đó không phải là người nói tiếng Anh như tiếng mẹ
đẻ
(native-born speaker). Tôi kinh ngạc hoài về điều này. Có vẻ như ông
không thèm
để ý tới cú pháp (syntax). Cách nhấn tính từ cũng thật kỳ quặc. Cách
viết theo
bản năng ở một số điều như vậy thật là quá thích thú đối với tôi.
Có mấy Trần
Đăng Khoa? (1)
Theo TTD, có hai
(1) Tít này, Gấu thuổng. NQT
Tôi đã từng nhiều lần không tin cái anh bạn
đang ngồi
nói chuyện với mình đây lại là do chú bé làm thơ Trần Đăng Khoa lớn lên
mà
thành. Những bài thơ ấy với con người này sao chẳng thấy tương xứng với
nhau
chút nào. Bản thân sự tương xứng ấy không liên can gì tới hình thức
nhan sắc bề
ngoài, nhưng ít ra nó cũng có liên can. Tôi ngờ rằng sau khi làm được
một mớ
thơ, nói theo cách nói của người nhà quê, thấy con mình nổi tiếng quá
khiến bà
mẹ lo lắng. Cái cách lo lắng đề phòng của người nhà quê cũng dân giã,
bình
thường, ấy là lo người ta lấy mất con mình, nên đem nó dấu vào trong bồ
thóc
như dấu củ khoai củ ráy. Sự thể không đơn giản thế bởi đất nước có
chiến tranh.
Gà mái mất con vì bom đạn thù, nó còn điên dại lồng lên đi tìm, như
trong một
bài thơ khá hay của Trần Đăng Khoa đã kể, huống chi bà mẹ đẻ ra được
chú hài
nhi người ta gọi là Thần Đồng! Khiếp lắm! Thôi thì dấu trong rương
trong hòm
không xong đành phải bày trò đánh tráo. Thằng anh con bác Cả hơn thằng
em hai
tuổi vốn tính cũng láu lỉnh thông minh, lại muốn bay nhảy nên cho nó
thế vào
chân em , vừa được tiếng vừa được miếng, lại giữ được con, lại lo được
cho
cháu! Thế là nghị quyết gia đình được đưa ra bàn bạc giữa hai nhà. Hai
nhà nhất
trí. Cái anh chàng Trần Đăng Khoa sinh năm 1956 chính là Trần Đăng Khoa
bây
giờ. Còn em bé làm thơ Trần Đăng Khoa hồi ấy (sinh năm l958) đã thành
ông nội,
ông ngoại, con đàn cháu đống ở làng. Từ ngày có người anh ra đi thay
cho mình,
"Khoa thật" trở nên buồn bã không thơ phú văn chương nữa. (Tất nhiên
anh ta phải mang cái tên của ông anh họ). Còn "Khoa anh" thì lại cứ
tưởng mình là thiên tài, là Trần Đăng Khoa thật, thành thử suốt ngày lo
trau
dồi văn thơ, chữ nghĩa, té ra anh ta cũng là tay có khiếu, sáng tác
được khá
nhiều thơ hay, được bộ đội cho đi học sĩ quan rồi cho đi vào thực tế
đời sống,
làm cán bộ ở Hải Quân, rồi lại đi học trường viết văn Nguyễn Du, hết
Nguyễn Du
tiếp tục sang Liên Xô học trường viết văn lớn nhất thế giới, ngôi
trường mang
tên văn hào Gooc-Ky... Sau bẩy năm du học ra trường về nước, đã có cơ
quan văn
học lớn nhất trong quân đội chờ sẵn để tiếp nhận.
Tôi đã đem câu chuyện "Cuội"này của tôi ra
kể cho Trần Đăng Khoa nghe, nghe thấy có lý nên anh ta mới ậm ờ cho
qua. Kết
quả bao nhiêu năm đảng và quân đội chăm lo cho nhân tài, quả được anh
đền đáp
không đến nỗi nào, bằng những tập thơ tập văn sau này, với những bài
thơ những
câu chuyện về lính đảo và đặc biệt tập sách "Chân dung và đối thoại"
của anh gần đây được những người hâm mộ cổ vũ nhiệt liệt, và cả những
người không
đồng ý với anh tranh cãi kịch liệt. Cái kịch liệt ấy tạo nên một không
khí mới
cho văn đàn tẻ nhạt nhiều năm qua. Mà thực chất bản thân những điều
khiến nhiều
người tranh cãi kịch liệt ấy cũng chỉ xoay quanh mấy trò xiếc của
anh
chàng Cuội ngồi gốc cây... thơ, được Trần Đăng Khoa dựng lên. Âu đó
cũng là một
sự đóng góp rất đáng kể cho đời sống văn nghệ
vậy.
Tháng 9 năm 2000
Chân dung Trần Đăng
Khoa
TTD
TDK by NQT
Lê
Lựu đại náo Huê Kỳ
Tố
Hữu:
Phịa như thiệt
"Balzac
mô tả cái nón,
là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn
đuốc
đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một
miền đất
muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải
thích
được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Note: Gấu phán về trận đánh DBP bảnh hơn VC nhiều!
Văn chương
sám hối?
Cái
độc, cái ác trong văn chương.
"Đứng trước một đứa trẻ
chết đói, cuốn Buồn Nôn, La Nausée, chẳng có ký lô nào", Sartre đã từng
tuyên bố. "Người Nghệ Sĩ Đói" được giới phê bình đánh giá là
"truyện ngắn độc ác nhất" của Kafka. Công chúng phải trả tiền để vào
xem người nghệ sĩ đói, để mân mê thân hình trơ xương của anh. Người ta
cũng đã
từng nói tới những chi tiết tàn nhẫn, cái ác trong truyện ngắn Nguyễn
Huy
Thiệp. Tại sao lại có những chi tiết tàn nhẫn như thế? Bởi vì trong
"thực
tế" (đẻ ra tác phẩm của ông), ông đã "thực tế" cái điều: Đứng
trước một đứa trẻ chết đói...
Balzac tả cái nón, vì có người đamg đội nó.
Một cách nào đó, Chân Dung và
Đối Thoại là một phiên bản của
Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách. Bạn không thể
đọc một, bỏ một. Chúng bổ túc cho nhau một cách thật tài tình, như môn
Lưỡng
Nghi kiếm pháp, một âm, một dương của một môn phái võ học trong Kim
Dung. Cái
độc đẻ ra thiên tài văn chương, là ở Xuân Sách. Cái độc đẻ ra thảm họa,
là ở
Trần Đăng Khoa, bởi vì đi giữa, nghĩa là chẳng thuộc về bên nào: thái
độ khôn
ngoan này không chỉ một mình ông là người lựa chọn. Ngay Nguyễn Huy
Thiệp mà
còn tự khoe: tôi khôn hơn Dương Thu Hương.
*
Tâm sự của Xuân Sách
Những bài thơ chân dung các
nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy bước vào
thập kỷ
60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ
quân đội
ở ngôi nhà số 4 Lý Nam
Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời gian của chúng
tôi dành
nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới,
những
đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước
mắt...
đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi
cả
tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học,
nhận
thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi
lên lớp
tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các
nhà văn,
các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với nhau ở những hàng ghế
cuối hội
trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe
giảng về hai
phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường,
nỗ lực,
quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với
nhau những
câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm,
nuối vội
khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát
hiện, bị
nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”.
Vào năm 1962 có đợt học tập
quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng
hoà bình
chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt
học này.
Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng
hắt lên
như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc
phải tề
chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như
cùm.
Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ,
có cớ
chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai
hậu, ngồi
học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông
là người
biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều
được lau
bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy
dép
trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần.
Giờ đây
ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.
Trong buổi lên lớp căng thẳng
như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ
chữ Hán
trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi
chữ Hán và
tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo
tôi
dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi
chúng tôi
nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương
mới bước
vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập
tiểu thuyết
“chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà
Thiều tham dự,
đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu
in. Tôi
thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch:
Văn nghiệp tiền trình khả
điếu quân
Mao đầu tận lạc tự mao luân
Lưỡng kiên mai hếu phong trần
lý
Chuyển địa
hà thời chuyển đắc
ngân
Dịch nghĩa:
Con đường văn nghiệp khá
thương cho ông
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi
Đôi vai lầm lũi trên con
đường gió bụi
Chuyển vùng đến bao giờ thì
chuyển thành tiền được?
Dịch thơ:
Con đường văn nghiệp thương
ông
Lông đầu rụng hết thư lông cái
gầu
Đôi vai gánh mãi càng đau
Chuyển vùng
nào nữa làm sao
thành tiền?
Dịch xong tôi chuyển bài thơ
cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu còn mọi người
phải nén
cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén
đến nỗi
mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.
Tự nhiên trong đầu tôi lóe
lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung!
Trong bài
thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng
cách dùng
nghĩa kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát,
tiếp tục
trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và
bài thơ
số một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác
giả in
nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn
học. Tôi
dùng tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và
tên cái
truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra
mẫu giấy:
Trên biển lớn lênh đênh sóng
nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh
lại giở thư nhà ra
xem
Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn
Khải.
Anh đọc xong trên mặt có
thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi,
anh bỏ
bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng
tôi ra
ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương
đọc. Mặt
Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như
cách sỗ
sàng của anh:
-Thằng này (chỉ tôi)
ghê quá,
không phải trò đùa nữa rồi!
Chân Dung
Nhà Văn & Lời
Bàn: Gấu, Nhà Văn
Khi Chân dung nhà
văn được
phát hành, phản đối gay gắt nhất là một số nhà văn được đề cập trong
đó. Nay số
nhà văn đó cũng đã mất gần hết. Nhà văn VN chưa quen với chân dung biếm
họa hay
thơ biếm. Ở nước ngoài đấy là chuyện bình thường. Nhưng dần dần nhà văn
VN phải
làm quen thôi. Khi ấy Chân dung nhà văn được in lại cũng là chuyện bình
thường.
Hoàng
Lại Giang: Tôi
đang viết
về ông Sáu Dân
*
Nhận
xét trên, đúng, nhưng…
không đúng, với trường hợp Xuân Sách.
Xuân Sách châm biếm nhà văn
VC, nhưng "hơn thế nữa", nhục mạ chế độ.
Bởi chỉ có chế độ khốn kiếp
như thế, mới đẻ ra những nhà văn như thế.
Hãy coi lại nhóm Nhân Văn đã
bị nhà văn VC mượn nhà nước VC làm nhục họ như thế nào, thì hiểu ra tại
sao có Chân Dung Nhà Văn, có
Xuân Sách.
Chính vì nhận ra điều này,
nên DTM mới muốn biết, nếu Xuân Sách vẽ chân dung của ông, thì nó sẽ
như thế
nào.
Đây là một cái "test" của DTM trước khi đi.
Một người, cứ tạm cho là
không một vết dơ, nếu được Xuân Sách vẽ, thì nó sẽ ra làm sao, giữa một
đống dơ
đó!
Bởi thế, mà Xuân Sách mới
viết, ông không làm sao viết về cụ DTM được!
Khó quá!
Vẽ
quỉ ma dễ, vẽ người khó,
là vậy!
Thiên hạ mê coi Blog NQL, chắc là cũng cùng một lý do như vậy
chăng?
*
Nhàn
nói: “Những bài
thơ này ông
Sách
viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”.
Nhận
xét của VTN làm nhớ đến một câu của Gide, viết về Dos: Tác phẩm
lớn có sự tham gia, participation, của Quỉ.
Nhưng
cũng còn làm nhớ đến câu, cái độc cái ác là thức ăn của thiên tài.
Chúng
ta tự hỏi, hai câu trên, câu nào đúng, với những bài thơ chân
dung của Xuân Sách.
Theo
tôi, câu sau. Và từ đó, là sự cách biệt giữa những bài viết của
Thần đồng Trần Đăng Khoa, với những chân dung nhà văn của Xuân Sách.
Tác giả Xuân Sách cũng nhận ra điều này, khi lọc ra một câu, và bàn về
nó:
Câu
thơ:: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi
đá chửa thành
cơm” đâu
chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại
diện của
một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành là khó ai vượt được thời
đại mình
đang sống, không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng
cũng thật
đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ
gối trước
quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết,
nếu có
nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có thì cũng là ảnh hưởng của
những
cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc
đời cũng
như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau.
*
Đọc, không hiểu sao, Gấu lại nhớ tới thư nhà của Brodsky, viết cho bố
mẹ của ông.
*
Tôi
viết thư nhà
này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự
do, một
chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những
người muốn,
hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và
Alexander
Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm” [a
“foreign
code of conscience”]. Tôi muốn, những động từ tiếng Anh, về sự chuyển
động,
diễn tả những chuyển động của hai cụ. Điều này không làm cho hai cụ
sống lại,
nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là con
đường
giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói lò hỏa táng của nhà nước, so
với văn
phạm tiếng Nga. Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự
giam cầm
của họ, đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách
máy móc
kia. Tôi biết, không nên đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng chính
là xuất
phát từ thứ tiếng Nga đó, mà hai người già cả, đã mò mẫm hết cơ quan
này tới cơ
quan kia, hết ông cán này tới ông cán khác, với hy vọng có được tờ giấy
phép đi
ra nước ngoài để thăm đứa con trai độc nhất của họ, trước khi họ chết,
và liên
tiếp được trả lời, trong mười hai năm trời ròng rã, là nhà nước coi một
tờ giấy
phép như thế, là “không thích hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”].
Chỉ nội
chuyện đó không thôi, sự lập đi lập lại một “lời phán” khốn nạn
như thế,
nó chứng tỏ một sự quen thuộc nào đó, của nhà nước, với tiếng Nga.
Ngoài ra,
ngay cả chuyện, nếu tôi viết tất cả, bằng tiếng Nga, những từ này cũng
chẳng
mong chi có một ngày đẹp trời của nó, nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dưới
bầu
trời Nga. Ai sẽ đọc chúng? Một dúm di dân Nga mà cha mẹ của họ, đã
chết, hoặc
sẽ chết, dưới những hoàn cảnh tương tự? Họ, chính họ, hiểu rõ chuyện
này hơn ai
hết. Họ hiểu, cái cảm tưởng đó là như thế nào, khi không được phép nhìn
mẹ cha
của họ, khi ông hay bà nằm trên giường chờ chết; sự im lặng tiếp theo
yêu cầu
của họ, về một giấy nhập cảnh khẩn cấp, để dự đám tang của người thân.
Và rồi
thì, mọi chuyện đều quá trễ, và người đàn ông, hoặc đàn bà đặt chiếc
ống nghe
điện thoại xuống, bước ra khỏi một cánh cửa, bước vào một buổi chiều ở
nước
ngoài, cảm thấy một điều mà chẳng ngôn ngữ nào có từ ngữ để diễn tả, và
dù có
la, rú, hét, khóc than cỡ nào cũng vô ích… Tôi sẽ phải nói với những
người đó
điều gì? Bằng cách chi, tôi có thể an ủi họ? Chẳng có một xứ sở nào đã
luyện
được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình
như nước
Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó;
không,
chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì
lý do
đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người.
Xin cho
tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng
Nga, tôi
được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với
mẹ cha
tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là
thứ ngôn
ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy
nhất mà
họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân
tôi,
khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất
tốt cho
sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một
mớ chén
dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư
Nhà
Chẳng
có một xứ sở nào đã luyện
được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình
như nước
Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó;
không,
chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này.
*
Tatyana
Tolstaya, trong một
bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc
qua bản
dịch, Những Thời Ăn Thịt Người
(đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa
Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không
phải do
Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch
sử Nga.
Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga
không ăn,
mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa
lên làm
giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không
có sự yểm
trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin
đã từng
van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Nơi người chết mỉm cười
Đọc
cọp Bếp Lửa trên vỉa hè
Sài Gòn, thời 1950's
Trong một bài tạp ghi, tản
mạn - được gọi hứng từ một bài điểm cuốn ‘Đọc Lolita tại Teheran’, trên
phụ
trang văn học của tờ Thời Báo Luân Đôn, TLS - tôi
có viết về hình ảnh của chính mình, khi đứng
ngay trên vỉa hè Sài
Gòn, đọc cọp cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, được ông chủ nhà xuất
bản của
nó, là Nguyễn Đình Vượng đem ra bán xon, lấy lại vốn, chắc là vì chẳng
có ma
nào đọc. Tôi còn nhớ cuốn sách bìa mầu vàng (1).
Tôi nói đọc cọp, là vì hồi
đó, nghèo quá, không thể nào có tiền mua nhiều thứ, không cứ gì sách:
một xa xỉ
phẩm!
Hình như đó là lần đầu tôi
biết đến cái tên Thanh Tâm Tuyền, tác giả cuốn Bếp Lửa.
Lần thứ nhì, là biết đến tờ
Sáng Tạo của nhóm bạn bè của ông.
Cũng là qua một anh bạn cùng
lớp Nguyễn Hải Hà, học cùng với nhau năm Đệ Nhị, tại trường Hồng Lạc,
khi đó
còn là một lớp học, trên đường Sương Nguyệt Anh, ở gần vườn Bờ Rô, ngã
tư Lê
Văn Duyệt, Hồng Thập Tự.
Kỷ niệm lần đầu đọc Bếp Lửa
trên vỉa hè Sài Gòn làm tôi liên tưởng tới một mẩu chuyện của nhà soạn
nhạc
lừng danh, thuộc dòng nhạc Thời Đại Mới, New Age, Yanni, người đã từng
mang cả
bộ sậu tới chơi tại Đền Thiêng Ấn Độ, và Tử Cấm Thành Bắc Kinh.
Và cũng có thể ngược lại:
chính câu chuyện của Yanni làm tôi nhớ đến cái cảnh đứng như trời
trồng, giữa
vỉa hè Sài Gòn. ngấu nghiến đọc Bếp Lửa, đọc xong len lén đặt nó trở
lại vỉa
hè, rồi len lén bỏ đi, tránh cặp mắt chẳng có gì là hài lòng của người
bán!
Ông Yanni này tâm sự với
thính giả, qua một lần phỏng vấn trên TV, hình như vậy, là ông rất biết
ơn ông
bố của ông. Vào năm ông chín tuổi, biết ông con quá mê âm nhạc, và quá
cần cây
đàn piano, ông bố bèn đem cầm cố căn nhà, tài sản độc nhất mà ông có
được, để
mua cây đàn cho ông con.
Ông nói, mua chậm là hỏng.
Năm đó, tôi rất cần cây đàn. Tất cả những gì gọi là mầm nhạc ở trong
tôi, chúng
đòi hỏi cây đàn. Để chậm một tí, là những mầm đó héo đi, sau đó có được
cây đàn
thì cũng cẩm như không!
Kinh nghiệm của tôi đọc cuốn
Bếp Lửa cũng như vậy. Phải đọc đúng vào lúc đó [Lúc đó, là lúc nào, tôi
sẽ xin
nói rõ, sau này]. Từ nó, mà ra những anh em bà con họ hàng của nó, thí
dụ như
Buồn Nôn, Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, và nói rộng ra, cả
thế giới
văn chương.
Có lần, tui hùng dũng tuyên
bố, tôi đọc những tác giả khác, thí dụ Thanh Tâm Tuyền, thí dụ Sartre,
thí dụ
Camus, là để hiểu tôi, cũng là theo ý nghĩa đó. Nói bạo hơn một chút:
Những kỷ
niệm của riêng Gấu tui, chỉ Gấu tui biết, tôi nhờ đọc họ, mới thấy ra
được. Mới
biết là mình có những kỷ niệm đó đó. Chúng thực sự ở trong tôi, nhưng
tôi không
thấy, không hề biết đến chúng. Nếu không có họ, như những mầm âm nhạc
mà Yanni
nói đó, chúng cứ thế mà khô héo đi, cùng với cuộc đời thường của mỗi
con người
thường…
Tôi lấy thí dụ, một
lần đọc
Salman Rushdie, ông kể lần trở về thành phố quê hương, Bombay, nhìn tấm
hình
căn nhà cũ, hình đen trắng, vẻ lem luốc tiều tụy của nó làm bật ra ở
nơi ông
giấc mộng lớn văn chương: Ta sẽ viết một cuốn sách thay thế cho tấm
hình nghèo
nàn dơ dáy kia. Cuốn sách của ta sẽ là một bức hình mầu Technicolor về
thành
phố Bombay.
Đọc
tới đây, đột nhiên Gấu
nhớ ra kỷ niệm về cây viết chì xanh đỏ lần đầu tiên có trong đời.
Cây
viết chì đó thực sự không
phải của Gấu, mà của một ông cậu, em bà cụ thân sinh ra Gấu. Cậu Cầu.
Con Bà
Ba, tức vợ thứ ba của Ông Ngoại Gấu.
Nhà
Gấu nghèo, bố mất sớm vì
tai họa đảng phái ngay năm 1945, bà cụ phải đem mấy đứa con ăn chực nơi
bà con,
mỗi người è cổ chịu một đứa. Gấu được Ông Ngoại, sau khi Bà Ba gật đầu,
nuôi,
một phần là để ba cậu con của Bà Ba có người hầu.
Trong
số ba cậu, Cậu Cầu là
người thương Gấu nhiều nhất.
Lần
đó, Bà Ba đi Hà Nội, khi
về mua khá nhiều quà cho ba cậu con, trong có cây viết chì đầu xanh đầu
đỏ. Cậu
Cầu đưa cho thằng cháu chơi một tí. Thấy thằng cháu mê quá, không muốn
trả, ông
tặc lưỡi, thôi cho mày, nhưng giấu thật kỹ nhé, thằng mắt lác!
Chả
là Gấu vừa lùn lại vừa lé
[lác].
Có
thể nói, giống như Rushdie, Gấu viết văn
bằng cây viết chì xanh xanh đỏ đỏ mà ông cậu cho, vào lúc chín, hay
muời tuổi…
NQT
(1)
Cuốn Bếp Lửa sau đó, được
tái bản mấy lần. Lần sau cùng là vào năm 1974, nhà xuất bản Kẻ Sĩ do
nhà thơ Tô
Thuỳ Yên chủ trương.
Lạ
một điều, hành động trên
của Nguyễn Đình Vượng như tiên đoán ra được số phận của cuốn Bếp Lửa,
phải tái
sinh từ những tro than của vỉa hè Sài Gòn, cũng như số phận của cả một
nền văn
học trước miền nam, tái sinh từ những tro than của cuộc phần thư 1975.
Nguồn
Thất Hiền
Thất Hiền, tức bẩy người
hiền, tức bẩy đứa chúng tôi, đều quen nhau qua Chất, em trai nhà thơ
TTT.
Năm đó, do trường tư không có
lớp đệ nhất, đám chúng tôi, sau khi đậu tú tài I, đều được trường Chu
Văn An
thâu nhận, do đó Chất và tôi quen nhau. Sủng, Luận tuy cùng bọn, nhưng
đậu Tú
Tài I năm trước. Cẩn bỏ học ngang đang tìm việc làm. Giả sử như Chất
đậu năm
trước đó, cùng với hai tên Sủng và Luận, tôi đã không có cơ hội làm
quen với
anh, và như thế mọi chuyện trong cuộc đời của tôi chắc chắn sẽ đổi khác.
Phải đến mãi sau này, khi về
già, nhớ lại, tôi mới nhận ra, một số chuyện xẩy đến với tôi, tưởng như
chẳng
liên quan với nhau, vậy mà, “ma đưa lối quỉ dẫn đường”, chúng đều như
xúi giục,
năn nỉ , hăm dọa, “này Gấu, mày là phải viết văn chứ không thể trở
thành một
ông thầy dậy toán, hay lý hoá như mấy tên Sủng tên Luận bạn mày đâu”!
Tôi cứ như nhìn ra con đường
dẫn, từ cái cảnh Gấu tôi, đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn ngấu nghiến đọc
cọp
cuốn Bếp Lửa của TTT. Cảnh này dẫn tới cảnh anh bạn Nguyễn Hải Hà “tình
cờ”
giúi vào tay Gấu tờ Sáng Tạo, trong khi cả hai đều là những thằng mê
toán đến
phát điên, và có thể trở nên khùng, nếu gặp một bài toán khó, không làm
sao
giải được!
Tất cả là để dẫn tới chuyện,
tôi quen Chất, tại năm học đệ nhất ban toán, tại lớp B. 8, trường Chu
Văn Anh.
Và được anh dẫn về nhà chơi, biết bà cụ anh, và ông anh của anh, nhà
thơ TTT.
Tôi đã có lần kể lại, trong
Một Người Anh”, cái cảnh đến nhà, lần
thứ nhất gặp nhà TTT ngồi ở một cái bàn nhỏ ở góc nhà.
“…. Rồi thi đậu Tú Tài phần
một. Khi đó trường tư chưa có Đệ Nhất. Tôi được vào Chu
Văn An, hiệu trưởng là thầy Trần Văn Việt, khi nhà trường còn nằm nhờ
phía sau
trường Pétrus Ký. Học chung với đám dân trường tư, trong có Chất, em
anh T. Qua
Chất, tôi có thêm một số bạn, Cẩn, Quốc, Sủng, Luận, Tín. Đúng 7 đứa.
Nhà bà cụ
Chất là nơi chúng tôi thường tụ họp. Ngay từ những ngày đầu tới chơi,
thấy anh
T. ngồi co cả hai chân lên ghế, trước một cái bàn nhỏ ở góc nhà, tôi đã
tưởng
tượng, phải nói là đã mơ ước, tương lai của mình sau này rồi sẽ y hệt
như vậy.”
[Một người anh]
Cái bàn nhỏ đó, tôi lại nhớ
ra nó, khi gặp lại ông cậu, lần trở lại Hà Nội. Ông cũng nhớ lại, lần
đầu tiên
ông có được cái bàn ở trong đời, đấy là nhờ ông Nguyễn Văn Linh và
chính sách
cởi trói. “Không có ông Linh, với chính sách cởi trói cho đảng viên, mợ
mày đâu
có cơ hội mở ra cái quầy bán đinh sắt ở phía dưới nhà, nhờ vậy mới có
đồng ra
đồng vào."
Tôi nhìn lên bàn, thấy cuốn
Larousse, ấn bản đời thứ tiền sử.
"Cậu dùng cuốn từ điển
này?”
Ông gật đầu.
“Cũng mới mua sau này, nhờ
cái sạp bán đinh sắt.”
Ông bùi ngùi kể lại, lần hai
cậu cháu gặp gỡ năm 1954, cậu thì từ rừng núi Việt Bắc về tiếp thu thủ
đô,
cháu, sau khi nhường thủ đô cho ông cậu, bèn vội vàng chạy ra ga Hàng
Cỏ, lên
tầu hoả, xuống Hải Phòng, xuống tầu há mồm, ra vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ
Thất
Hạm Đội, chuồn vô Nam, năn nỉ Sài Gòn nhận thằng bé Bắc Kỳ làm con nuôi.
Năm 2001, về lại Hà Nội, nghe
ông cậu than thở:
"Suốt
cả tuổi trẻ, cậu
lên rừng, theo kháng chiến, 1954 về Hà Nội, lập gia đình, suốt quãng
đời còn
lại, chỉ mong sao có được một cái bàn để mà làm việc."
Note: Đọc lại, mới thấy còn thiếu hai cái bàn. Một của Brodsky, trong
Căn Phòng Rưỡi. Và một của Christian Rochefort, trong Le Repos du
Guerrier, trong đó có một em, chồng là nhà văn đi B về, thoát chết, cô
vợ xúi viết đi, viết đi, thể nào cũng lòi ra một cuốn Nỗi Buồn Chiến
Tranh, anh chồng ừ hữ, vợ bèn đi mua một cái bàn về, anh chồng đè ngay
em lên, này thì viết, viết, viết!
Hiếp
dâm tiếng Việt
Ngay
cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như
Bác, Cháu,
Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu
ngón
tay...
Salman Rushdie
Những
đứa con giờ Tý
St-Ex: Yêu
không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một
hướng.
Người ta thấy “chàng” ngồi Quán Chùa - ấy
chết xin lỗi
– quán “Les Deux Magots”, hoặc Givral - ấy chết xin lỗi – quán Lipp,
tại đường
Tự Do, Sài Gòn - ấy chết xin lỗi - tại Paris; lơ đãng nhìn buổi sáng
bắt đầu,
tự hỏi không biết bữa nay cô bạn có giờ học ở Văn Khoa hay không, thỉnh
thoảng loáy
hoáy ghi sổ tay, tự nhủ thầm, mình mới ba mươi tuổi, còn “xoan”
chán!
Những
ghi chú nho nhỏ như thế, những mẩu viết
tình cờ như thế, sau gom lại, biến thành “Những Ngày Ở Sài Gòn” - ấy chết
xin
lỗi - biến thành “Cõi Người Ta”,
Terre Des Hommes, [hình như được dịch qua
tiếng Anh với tựa đề Gió, Cát, và
Những Vì Sao], một tác phẩm sáng chói, nhưng
cũng đầy những nét làm dáng, đã đem đến cho tác giả giải thưởng của
Viện Hàn
Lâm, ấy là ở Tây Phương, còn ở Mẽo Phương, nó đem đến cho ông một tài
sản (a
fortune), nhưng ông đâu thèm quan tâm tới thứ đó! Thời gian này, ông
lấy vợ, là
một goá phụ, người Ác hen ti nà, xăng xái, sống động, như một con
chim,
nhưng hoá ra là một người đàn bà đoảng đủ thứ, sau nhiều cú thượng cẳng
chân hạ
cẳng tay, theo kiểu yêu nhau lắm cắn nhau đau, họ thường xuyên xa nhau,
[bài
này dựa theo bài viết cùng tên của nhà phê bình V.S. Pritchett, trong The
Complete Essays, nhà
xb Chatto & Windus, London, 1991. NQT.] Như tác giả
cuốn tiểu sử cho biết, nhà văn của chúng ta “cần” một loại hình đàn bà
như vậy
làm vợ, bởi vì một cuộc hôn nhân như thế thoả mãn điều gọi là nỗi âu
lo, ngần
ngại (inquiétude) của bất cứ một nhà văn!
*
Trong lần về Việt
Nam, nói chuyện bên “chén riệu” [ly
rượu] với mấy anh em cũng dân viết lách, tại nhà một ông cũng “có một
nỗi buồn
thê lương”, nhân câu chuyện PXN còn nóng hổi, TTĐ gật gù, “Nhầm Ông Hoàng Nhỏ
với Cõi Người Ta là một sơ
suất nặng!”
Phi Châu
Truyền Kỳ
Du lịch với
Herodotus [TLS Review]
Những
đứa con của trí tưởng
Đỉnh
cao chói lọi
Giữa
Hai Thế Giới
Đọc lại MCNK
Đà Lạt
Một Chủ
Nhật Khác: Cuốn tiểu
thuyết duy nhất, đầu tiên, và có thể, cuối cùng của Thanh Tâm Tuyền?
Trường hợp MCNK làm nhớ tới Những Kẻ Làm Bạc Giả
của Gide. Cũng một cuốn tiểu thuyết duy nhất của một nhà
văn với hầm bà làng tác phẩm.
"Không có bạn, liệu tôi
viết nổi cuốn sách này không? Tôi nghi ngờ điều đó, bởi vậy xin tặng
bạn cuốn
sách này."
Đó là lời đề tặng, trên bản
thảo cuốn Những Kẻ làm Bạc Giả,
của André Gide.
Khi được xb, lời đề tặng ngắn
gọn hơn, nhưng giật gân hơn: “Tặng Roger Martin du Gard cuốn tiểu
thuyết đầu
tiên của tôi”.
Có giai thoại, Gide viết tác
phẩm trên, khi bị Martin du Gard chê, bạn đếch biết viết tiểu thuyết.
*
Ở một trong những chương đầu
Một Chủ Nhật Khác, tác giả mô tả giáo sư Kiệt.
-Succès fou. [Thành công
như điên], Duy phụ họa -
Giáo sư Kiệt có một vẻ đẹp
"tàn nhẫn", "đầy đực tính" không tưởng nổi. Tôi đã từng
nghe một cô sinh viên phê bình. Nguyên văn đấy.
Nhưng suốt cả cuốn truyện,
anh chàng xuội lơ.
Lần đầu đi với em Oanh, mồ
hôi đầy tay, đổ cho bịnh khỉ gì đó, [Em có hiểu tại sao chân anh run,
đó là
tại anh bị bệnh tê thấp. Khúc Thụy Du, Du Tử Lê]. Lần vợ lên thăm, cứ
trơ ra, ỳ
ra!
Istanbul
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
|