*

*
Justine ở ngoài đời, là vợ thứ nhì của Durrell.
Michael Wood trên Điểm Sách London, số 1 Tháng Giêng, 2009, đọc Tứ Khúc Alexandria

Rừng Tràm

Thảo Trường


Dọn

Văn chương sám hối?


Dương Tường

Gấu cũng có vài kỷ niệm về tay Dương Tường, và qua đó cho thấy, Đặng Tiến hình như bỏ qua một nghề của chàng: Nghề hướng dẫn du lịch.
Lần về Hà Nội, Gấu gặp ông, trong một cuộc biểu diễn hát quan họ cho một đoàn khách dụ lịch, ông làm hướng dẫn viên, và Gấu tới quán đó, hoàn toàn do tình cờ. Tay PNT gật gù, vậy là anh may lắm, được coi biểu diễn hát quan họ, hay hát chèo, free. Gấu mang theo cái camera, bèn đi một đường bấm máy, bấm tới ông, thừa thắng xông lên xin phỏng vấn, ông nói, lúc nào mà chẳng được, sao lại lúc này?
Quả có thế.
Lần sau gặp tại nhà ông. DMT đưa tới. Tiếp đãi lịch sự. Chạy lên lầu, lấy một cuốn sách dịch, trong có bài của NTV, dịch Paz, nhờ về đưa tặng giùm.
NTV nhận sách, nói, lần trước, tôi có anh bạn, về Hà Nội, nhờ anh ta ghé hỏi thăm DT, ông ta không đưa sách. Vậy mà đưa cho anh cầm giùm.
Trong đoàn khách du lịch có một em đầm xinh lắm, Gấu có xin chụp hình em, để bữa nào trình độc giả.


Hiếp dâm tiếng Việt...
Thư Độc Giả
Trong Hợp Lưu số 53, trang 57, hai "dịch giả !!!" Nguyễn Quốc Trụ và Nguyễn Tiến Văn đã dịch đoạn văn "Le dur desir du durer" là "Dục vọng cương cứng được trường tồn!!!
 Tôi cho đây là một hành động hiếp dâm tiếng Việt rùng rợn và tàn bạo nhất từ trước tới nay. Hơn nữa, hai "dịch giả" này, qua toàn bài dịch, đã trình bày một thứ tiếng Việt tồi tệ, lủng củng chưa từng thấy. Hai vị này viết tiếng Việt như học sinh ngoại quốc đang lấy lớp "Vietnamese 101".
 Chữ Nghĩa là chuyện của quí Trời cho. Mong Hợp Lưu chịu khó duyệt kỹ bài trước khi đăng. Xin đừng vì chỗ quen biết, nể tình mà cho đăng mấy bài như thế này. Làm như vậy là tội nghiệp Tổ Tiên dữ lắm đó. Xin đội ơn nhiều lắm!
 Chúc Hợp Lưu ..... không phải "bị đăng" mấy bài như thế này nữa.
*

Jonathan Galassi: When you read Conrad, as a Pole, do you hear  the ghost of Polish behind him?

Khi bạn đọc Conrad, như là một người Ba Lan, bạn có nghe thấy hồn ma Ba Lan ở đằng sau ông ta?

Eva Hoffman: I think you hear traces of English being his second language, perhaps, a kind of formality.

Tôi nghĩ, bạn nghe ra những dấu vết tiếng Anh, như là ngôn ngữ thứ nhì của ông ta, một thứ hình thức, có lẽ thế

The Paris Review [Summer 2000]. On translation. Về Dịch thuật.

Đây là một cuộc thảo luận về dịch thuật, giữa tòa soạn và một số nhà văn nhà thơ nhà dịch thuật.

Mở ra bằng một câu thật khiêu khích của Paz:

Tìm một ngôn ngữ vượt tất cả ngôn ngữ là một trong những phương cách giải quyết sự đối nghịch giữa nhất thể và vô cùng [unity and multiplicity], và cuộc tìm kiếm này chẳng bao giờ chấm dứt làm phiền, gây tò mò, intrigue, tinh thần nhân loại.

Một cách khác để giải quyết mâu thuẫn là dịch thuật. Từ viễn tượng đó, dịch thuật là thuật ngữ thứ ba, that third term, mà cổ đại mắc míu sâu đậm với nó. Tinh thần thì chỉ có một, ngôn ngữ thì nhiều, và cây cầu nối giữa hai, là dịch thuật.

Nhưng thế kỷ 20 không nghĩ như vậy, từ đó, dịch thuật có vẻ như không phải là cây cầu, mà là vực thẳm luận lý. Càng thêm nhiều dịch thuật thì hoài nghi văn chương triết học, và phê bình ngôn ngữ càng tăng. Dịch thuật là một ảo tưởng, đồ dởm, biếm họa.
*

Thầy giáo 'yêu' học sinh ngay tại trường.
Nguồn

Dùng chữ như vậy, không hiếp dâm, mà là làm nhục tiếng Việt, và còn khuyến khích chúng yêu tiếp.
Một việc làm đồi bại như vậy, mà gọi là yêu ư?
*
Auden: Gì nữa đây?
Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?
Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!

(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).…

Mượn hình ảnh rất đáng yêu, rất ngạo mạn, rất ngổ ngáo, rất "ngồ ngộ" của thi sĩ Anh, Auden, tôi nghĩ, Bùi Giáng cũng muốn trả lời như vậy, khi được hỏi ông muốn gì khi ăn ngủ đi đứng với thơ: ông muốn bảo vệ sự vẹn toàn của tiếng Việt, thoát ra khỏi mọi quyền lực nhằm lạm dụng nó, trước khi nó bị thương tổn nặng nề.
Hãy lấy một thí dụ, bây giờ những người tuổi trẻ ở trong nước, hỏi nhau trước khi đi thăm "em út": Mày có "đạn" không?
Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...
Thời gian, không gian, và một chàng Tô Vũ chăn dê ở đây, là một vùng đất đã mất (lost domain), nơi tiếng Việt, chàng Tô ẩn náu cùng với bầy dê, trước
Kinh Hoàng Lớn sẽ tới.
Lost domain, Vùng đất đã mất, là một trong những ẩn dụ lớn của văn chương. Một huyền thoại của đời sống: Vườn Địa Đàng, Tuổi Thơ, Nàng Công Chúa Xa Vời, hay dùng ngôn ngữ phân tâm học: người mẹ được thánh hóa, lý tưởng hoá của tuổi thơ (chúng ta gặp mẫu thân Kim Cương ở đây).
Thi sĩ như một ông vua, ông trời, như một kẻ sẽ chẳng bao giờ kinh qua địa ngục, sẽ chẳng bao giờ là nạn nhân...
Anh ta chẳng khác gì nhân vật thần thoại Gryphon [Nhân vật mình, chân sư tử. đầu cánh, tai chim ưng, tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhện, và cái nhìn sắc bén.được miêu tả trong Lò Luyện Ngục, Canto XXXI]. Không ngừng là chính mình, anh ta biến thành cái bóng của chính anh ta; Paz viết về thi sĩ. Về kinh nghiệm thi ca: chỉ là mặc khải phận người. [Thi ca và Lịch sử , trong The Bow and the Lyre].
Với Bùi Giáng, một phận người thật yêu thương, đôi khi thật ngậm ngùi. Và hình ảnh nhà thơ nhập vào, là ca dao, Truyện Kiều, lục bát, trên tất cả, là tiếng Việt với tất cả những thăng trầm của nó.
Nói về khùng điên, phải có tài của một thi sĩ.
[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].
Michel Foucault
Bùi Giáng

*

Tiếng Việt, sau những máu, đạn, hòa bình về, bị “bóng đè”, với những hình ảnh thầy “yêu” học trò trong lớp, xém mất đời con gái vì chat, lãnh án vì “âu yếm” với trẻ 12 tuổi, ép tình… Tất cả những từ ngữ “thơ mộng” như vậy, là để chỉ một việc làm đồi bại, là hiếp dâm con nít.


Salman Rushdie

Những đứa con giờ Tý


St-Ex: Yêu không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng.

Người ta thấy “chàng” ngồi Quán Chùa - ấy chết xin lỗi – quán “Les Deux Magots”, hoặc Givral - ấy chết xin lỗi – quán Lipp, tại đường Tự Do, Sài Gòn - ấy chết xin lỗi - tại Paris; lơ đãng nhìn buổi sáng bắt đầu, tự hỏi không biết bữa nay cô bạn có giờ học ở Văn Khoa hay không, thỉnh thoảng loáy hoáy ghi sổ tay, tự nhủ  thầm, mình mới ba mươi tuổi, còn “xoan” chán!

 Những ghi chú nho nhỏ như thế, những mẩu viết tình cờ như thế, sau gom lại, biến thành “Những Ngày Ở Sài Gòn” - ấy chết xin lỗi - biến thành “Cõi Người Ta”, Terre Des Hommes, [hình như được dịch qua tiếng Anh với tựa đề Gió, Cát, và Những Vì Sao], một tác phẩm sáng chói, nhưng cũng đầy những nét làm dáng, đã đem đến cho tác giả giải thưởng của Viện Hàn Lâm, ấy là ở Tây Phương, còn ở Mẽo Phương, nó đem đến cho ông một tài sản (a fortune), nhưng ông đâu thèm quan tâm tới thứ đó! Thời gian này, ông lấy vợ, là một goá phụ, người Ác hen ti nà,  xăng xái, sống động, như một con chim, nhưng hoá ra là một người đàn bà đoảng đủ thứ, sau nhiều cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay, theo kiểu yêu nhau lắm cắn nhau đau, họ thường xuyên xa nhau, [bài này dựa theo bài viết cùng tên của nhà phê bình V.S. Pritchett, trong The Complete Essays, nhà xb Chatto & Windus, London, 1991. NQT.] Như tác giả cuốn tiểu sử cho biết, nhà văn của chúng ta “cần” một loại hình đàn bà như vậy làm vợ, bởi vì một cuộc hôn nhân như thế thoả mãn điều gọi là nỗi âu lo, ngần ngại (inquiétude) của bất cứ một nhà văn!
*
Trong lần về Việt Nam, nói chuyện bên “chén riệu” [ly rượu] với mấy anh em cũng dân viết lách, tại nhà một ông cũng “có một nỗi buồn thê lương”, nhân câu chuyện PXN còn nóng hổi, TTĐ gật gù, “Nhầm Ông Hoàng Nhỏ với Cõi Người Ta là một sơ suất nặng!”


Phi Châu Truyền Kỳ
Du lịch với Herodotus [TLS Review] 

Cái vụ Louis Amstrong này làm Gấu nhớ tới lần ông ghé Miền Nam, và biểu diễn kèn đồng cùng với cả băng nhạc Jazz của ông tại Hội Việt Mỹ, và thính giả Sài Gòn, cứ mỗi lần ông rú kèn là vỗ tay rào rào, khiến ông nản quá, bèn "thích thì chiều", rú kèn liên tiếp! Gấu ngồi ngay hàng ghế đầu, thế là được chụp hình, được đưa lên báo Thế Giới Tự Do.
Thú thiệt! Hình như đó là năm Gấu đang học Đệ Nhất Chu Văn An. Bữa đi coi có cả bạn C, ông anh nhà thơ.

&
Chiều một mình xuống phố, âm thầm vớ được nó, trong một tiệm sách cũ. Tay Kap này, đã từng chứng kiến 27 cú đảo chánh, và cách mạng, 4 lần nhận lệnh xé xác, lệnh hành quyết [death sentence], trong vòng bốn thập niên. Đã từng đàn đúm với Che, Allende, Lumumba. Sinh năm 1932. hơn Gấu 5 tuổi.

Những đứa con của trí tưởng

Đỉnh cao chói lọi
*
Như có Bác Hồ [hình L'Express, số đặc biệt 3001]
Joyce Carol Oates, nhà văn nữ Mẽo, ‘chuẩn’ Nobel, trong “Kafka như một người kể chuyện”, dùng làm Tựa cho toàn tập truyện ngắn và ngụ ngôn của Kafka, [Shocken Books Inc], sau khi lọc ra hai ngụ ngôn nổi tiếng nhất, Trước Pháp Luật, “Before the Law”, và Thông điệp Hoàng gia, “An Imperial Message”, để giới thiệu, “two introductory parables’, cho rằng, cả hai có vẻ như đều được viết, nhằm trả lời cùng động cơ, an identical motive, nhưng lại làm cho chúng ta nhận ra sự tương phản rạng rỡ giữa chúng.

Trong truyện đầu, một người nhà quê, a man 'from the country, bị từ chối không cho vô Sài Gòn, mặc dù tự nguyện. Anh ta thực tình tin tưởng, không hề mệt mỏi, và còn theo đúng bài bản, nghĩa là, cũng tìm cách hối lộ Người Gác Cổng, nhưng vô ích, vô hiệu. Cái ánh sáng rạng ngời, tỏa ra từ Cổng, tưởng chừng như chẳng bao giờ cạn, vậy mà nó chừa anh nhà quê ra: Anh Cu Sài chết mà không được cứu chuộc!
Lời phán cuối cùng của Anh Gác Cổng: Chẳng ai được vô, bởi vì cái cổng này được làm ra là chỉ để cho anh. Ta ở đây gác cổng cũng là vì anh, chờ anh, nhưng anh đâu có cần vô nữa, đúng không?” Thế là anh gác cổng đóng cổng lại và bỏ đi.

Truyện thứ nhì, là truyện Mặt Trời Chân Lý Chói Trong Tim, là lời dặn của Bác, [Thông điệp hoàng gia mà], nhưng Thiên sứ không làm sao tới được... Ngã Ba Hàng Xanh!

Sương Trắng [hay, Xương Trắng cũng đặng] Trường Sơn. Đường đi không tới.

Đỉnh Cao Chói Lọi của DHT, một cách nào đó, là "Thông Điệp Hoàng Gia", nhưng theo Gấu, chỉ có một nửa, phần chói lọi, còn nửa kia, hoặc là ở trong Y Sĩ Đồng Quê, hoặc TrướcPháp Luật, nhưng Gấu tin là, Y Sĩ Đồng Quê hợp với xứ Mít, và nhất là, với DTH, hơn.
Tay y sĩ đồng quê cũng đã la lên, "Ta bị lừa, bị lừa!", như DTH!

*
Thế giới mang họa vì lời tiên tri của tay này.
Mít mang họa vì lời tiên tri của Bác: Thắng trận này, sẽ xây nhà Mít bảnh bằng 10, bằng 100 trước đó!
*

Nhận xét của Oates, Borges cũng đã từng, trong bài viết Tiền Thân Kafka.
Sự tương phản, đẩy đến tận cùng, thì lòi ra hai cách đọc Kafka, một của Blanchot, và một, của John Bart, như là những người đại diện, như trong
Borges và Tôi



Đọc lại MCNK

Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...

Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.

Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ trước đó của TTT.

Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.

Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những tác phẩm trước đó.

Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng Bếp Lửa.

Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.

Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm sao lại là một trong đám mình được?

*

Ở đầu truyện có cảnh Kiệt, đang học trong quân trường Thủ Đức, chắc vậy, được ngày phép cuối tuần, thay vì như mọi người, về hú hí với vợ con, chàng bèn nhẩy xe lô, ra bến xe đi một lèo xuống Mỹ Tho, có thể Cai Lậy, kiếm khách sạn ngủ, đêm thèm chết quá, bèn cứa mạch máu tay, sao không chết, bèn lủi thủi về nhà, bị vợ tra vấn quá, phịa chuyện gặp người tình cũ, cả hai đồng ý cùng chết, nhằm trốn tránh ba cuộc: Cuộc đời, cuộc tình, cuộc chiến.

Tới cuối chuyện, cảnh này mới thực sự xẩy ra, như trên cho thấy.

Độc giả tự hỏi: Khi tác giả viết đoạn đầu, liệu ông đã nhìn ra đoạn sau?
*
Lạ, cảnh trên Hai Lúa cũng đã từng trải qua. Ấy là cái chuyện một ngày cuối tuần về Mỹ Tho, Cai Lậy, để kiếm một cô gái, chỉ mới nghe được tên.
Những ngày đó, Sài Gòn chưa hế biết đến chiến tranh.
*
Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...

Tự Truyện
*

Joseph Brodsky lại đưa ra một lời giải thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là "cảm xúc nói ra lời hung bạo" (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent expression of emotion), trong thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng, như Pushkin, Mozart, thí dụ vậy.

"Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt lên trên cõi đó."

-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ "trung tính", vượt lên trên mọi cảm xúc?"

Nhà thơ trả lời, đây là vấn đề thời gian. "Cội nguồn của âm điệu [của thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… "Thời gian nói với từng cá nhân chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó…"

Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó.

Điều này giải thích những dòng thơ "thiền" trong Thơ Ở Đâu Xa với những dòng thơ trước đó của Thanh Tâm Tuyền.
*
Khủng khiếp thay là trí tưởng tượng của Gấu! Vừa nghe đánh ầm một tiếng, quả pháo đầu tiên từ chi khu bắn đi làm mặt nước sông run lên bần bật, thì cái đầu của Gấu cũng ngộ ra là, mình yêu cô bạn, phải như thế, đúng như thế, nếu không làm sao có chấn động khủng khiếp đến như thế, vào đúng lúc đó ?
Nhưng có thể, cảnh phiên chợ vội vàng thu vén, chờ đêm xuống, giao lại cho VC, đã khiến cho tình cảnh thê thảm thêm lên chăng?

Ui chao, bao nhiêu nằm trời, vậy mà đọc Rừng Tràm một cái, là đồng loạt hiện về, phiên chợ chiều Cai Lậy, cây cầu gỗ, mặt nước sông…
*
Nhưng đâu chỉ riêng Gấu... khùng. Pamuk cũng khùng như vậy, và giải thích cho cái sự khùng điên của mình, bằng cách lấy một câu của Proust làm đề từ cho cuốn Lâu Đài Trắng của ông:
To imagine that a person who intrigues us has access to a way of life unknown and all the more attractive for its mystery, to believe that we will begin to live only through the love of that person - what else is this but the birth of great passion?
Marcel Proust, from the mistranslation of Y.K. Karaosmanoglu
Phiên chợ chiều vội vàng thu vén, cây cầu gỗ, tiếng đại bác bắn đi, mặt nước sông nhăn nhó.... là cái chi chi, nếu không phải là sự ra đời của một đam mê lớn: Cô bạn của Gấu?

,*


Đà Lạt

Một Chủ Nhật Khác: Cuốn tiểu thuyết duy nhất, đầu tiên, và có thể, cuối cùng của Thanh Tâm Tuyền?
Trường hợp MCNK làm nhớ tới Những Kẻ Làm Bạc Giả của Gide. Cũng một cuốn tiểu thuyết duy nhất của một nhà văn với hầm bà làng tác phẩm.
"Không có bạn, liệu tôi viết nổi cuốn sách này không? Tôi nghi ngờ điều đó, bởi vậy xin tặng bạn cuốn sách này."
Đó là lời đề tặng, trên bản thảo cuốn Những Kẻ làm Bạc Giả, của André Gide.
Khi được xb, lời đề tặng ngắn gọn hơn, nhưng giật gân hơn: “Tặng Roger Martin du Gard cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi”.
Có giai thoại, Gide viết tác phẩm trên, khi bị Martin du Gard chê, bạn đếch biết viết tiểu thuyết.
*
Ở một trong những chương đầu Một Chủ Nhật Khác, tác giả mô tả giáo sư Kiệt.

-Succès fou. [Thành công như điên], Duy phụ họa - Giáo sư Kiệt có một vẻ đẹp "tàn nhẫn", "đầy đực tính" không tưởng nổi. Tôi đã từng nghe một cô sinh viên phê bình. Nguyên văn đấy.
Nhưng suốt cả cuốn truyện, anh chàng xuội lơ.

Lần đầu đi với em Oanh, mồ hôi đầy tay, đổ cho bịnh khỉ gì đó, [Em có hiểu tại sao chân anh run, đó là tại anh bị bệnh tê thấp. Khúc Thụy Du, Du Tử Lê]. Lần vợ lên thăm, cứ trơ ra, ỳ ra!


Istanbul

Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn