*

Bird beak tales

A.S Byatt is swept along by the story of a lost scroll and a lost language

Once on a Moonless Night

by Dai Sijie, translated by Adriana Hunter

224pp, Chatto & Windus,  5. £12.99

Một lần một đêm không trăng

Dai Sijie là một người kể chuyện tuyệt vời. Vào lúc này hơi bị hiếm thứ người kể chuyện như vầy bằng tiếng Tây, chính vì vậy, tốc độ viết, tính phức tạp, tính kịch của ông càng làm mọi người ngạc nhiên. Một lần vào một đêm không trăng đầy chuyện trong chuyện, thế giới trong thế giới, từ những đế quốc Trung Hoa qua Trung Quốc Cộng Sản tới Bắc Kinh hiện đại. Nhân vật nữ, người kể chuyện là người Pháp, học về Trung Quốc. Bà/cô bị cuốn hút vào công cuộc tìm kiếm một bản văn thiêng bị thất lạc, hay một cuộn lụa, viết bằng một ngôn ngữ đã mất.

*

Dai Sijie. nhà văn gốc Trung Hoa, sau thành công của cuốn đầu tay, "nhà văn Pháp Balzac và cô thợ may nhỏ bé người Trung Hoa" [đã được quay thành phim], còn là tác giả của những thước phim, thí dụ như "Trung Hoa, nỗi đau của tôi" [Chine, ma douleur], đã cho ra lò một cuốn mới toanh: Mặc Cảm của Di [Le Complexe de Di]. Lần này, văn hóa đế quốc "Trung Nguyên" [l'empire du Milieu] đối đầu với ông tổ phân tâm học Freud.
Mới từ Trung Quốc trở lại Pháp, nhà văn gốc Trung Hoa, nhưng viết văn bằng tiếng Tây này tỏ ra không được vui: "Đám ký giả 'trong nước' xúm lại cấu xé tôi, nói, mày là thằng phản bội..." Tôi trả lời: "Liệu có phải là một tội ác không, khi yêu nước Tây, và những tác giả của nó?"
Trường hợp của ông làm nhớ tới nhà văn Nga viết văn bằng tiếng Tây, André Makine, tác giả của những cuốn như Di Chúc Pháp, Sông Tình Một Thuở mà Tin Văn đã giới thiệu.
Trường hợp Makine, ông đã phải coi những cuốn sách của mình, như là bản dịch, từ nguyên bản tiếng Nga, bởi vì giới xb không tin, một người Nga chân ướt chân ráo tới Paris, lại có thể giỏi tiếng Tây như thế!
Với Dai Sijie, là nhờ cặp mắt xanh của Bernard Pivot, đạo diễn show văn học "Bouillon de culture" [Nước dùng văn hóa] trên France 2. Trong chương trình bữa 21 Tháng Giêng 2000, dành cho những best sellers như Max Gallo, Daniel Pennac... ông cài vào một tay mơ, là Dai Sijie, với cuốn sách đầu tay còn nóng hổi từ Gallimard. Một thứ tự thuật, câu chuyện về hai chàng trai trí thức thành phố được đi thực tế, đúng ra là để tàn đời, tại một vùng núi. "Một cuốn sách nên tìm đọc", đó là lời giới thiệu của Bernard Pivot, và tác giả của nó thì ngồi chết dí trong chiếc ghế bành, trong cái dáng thiểu não lần đầu chường mặt ra công chúng, trên một sân quay, anh ta búng búng nói vài tiếng rồi câm luôn... "Tôi thật bối rối. Tôi rất tin tưởng ở cuốn sách, " sau này Pivot nhớ lại. Và rồi ông bốc lên:"Nếu cuốn sách không trở thành một best-seller, thì kể như buổi chiếu này vứt đi."
Chỉ nội ngày hôm sau, bốn trăm ngàn ấn bản bán sạch. Gallimard phải cho in thêm...
Tin Văn xin giới thiệu bài phỏng vấn Dai Sijie, trích từ "Đàn Chim Việt"


Gấu có nhớ nhà không?
Có nhớ, nhưng nhớ nhất, là nhớ
Nhà Hội

Nhà Hội, với Gấu, là cuốn sách tuyệt cú mèo. Buồn buồn, là lôi ra đọc. Là nhớ Phạm Văn Cội, Củ Chi. Nhớ Đỗ Hoà, Nhà Bè.
Nhà Hội ra lò, đúng lúc Booker Prize đang coi giò coi cẳng những ứng viên. Như Người Kinh Tế viết, cuốn sách mãnh liệt chẳng thua gì Ô Nhục của Coetzee, vậy mà tác giả của nó, qua nhà xb, đếch thèm đưa sách tới, xin được ban giám khảo sờ, và Booker năm đó đã về tay Kiran Desai, với cuốn"Gia tài của mẹ để lại cho con, một lũ khùng khùng", The inheritance of loss [Di sản của sự mất mát].
*
"We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively."
Rilke.
Chúng ta sinh ra theo kiểu dự phòng, thì cứ nói như thế, bởi thế, sinh ra ở đâu đâu có quan trọng. Ấy là nhẩn nha, dần dần mà chúng ta cấu thành, ở bên trong chúng ta, cái nơi chốn thực thụ của cội nguồn của chúng ta, và như thế, chúng ta sinh ra ở nơi đó, theo kiểu nhìn lại, hồi tưởng.
Hoặc:
Sinh ký, tử qui, thì cứ nói như vậy, thành thử sinh ở đâu, thì cũng được thôi. Cứ dần dà, cứ nhẩn nha, vừa sống, chúng ta vừa chiêm nghiệm, và sau cùng chọn ra được nơi chốn mình ra đời...

*

'The Inheritance of Loss,' by Kiran Desai
Wounded by the West
Review by PANKAJ MISHRA
Published: February 12, 2006


*
*
*

Hình: Behind the lines - Hanoi
by Harrison E. Salisbury
The book that was denied the Pulitzer Prize!

"Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một người ở Hanoi".
[I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a man in Hanoi]

Cuối năm 1966, ký giả Harrison E. Salisbury của tờ Nữu Ước Thời Báo, được nhà cầm quyền Miền Bắc cho phép ‘tới [Miền Bắc, Hà Nội] để có một cái nhìn nóng hổi về những gì xẩy ra’ [Harrison E. Salisbury: Behind the lines-Hanoi].


Faulkner trả lời phỏng vấn, The Paris Review

Âm thanh và Cuồng nộ. Tôi viết nó trong năm lần, cố kể câu chuyện và rứt ra khỏi giấc mộng tiếp tục hành hạ tôi, cho đến khi viết xong cuốn sách. Đó là một thảm kịch của hai người đàn bà bị mất, bị lạc, bị tiêu trầm: Caddy và con gái của cô, Quentin. Dilsey là một trong những nhân vật mà tôi trân trọng, bởi vì bà can đảm, độ lượng dịu dàng, và chân thật. Bà can đảm, chân thực và độ lượng hơn tôi rất nhiều.


Rừng Tràm

Thảo Trường


Thềm nắng sau lưng
Note: Đọc, nhớ NNT hồi đầu, hồi mới viết, NNT của Một Mối Tình
Còn làm nhớ đến truyện ngắn Nội Cỏ Của Thiên Đường của John Steinbeck
*
Có con thuyền đã buông bờ
Lâu rồi mới viết chuyện tình
Nguyễn Ngọc Tư

Nho cho rằng, chỉ có ai đó ôm ghì lấy Bế một lần, thì mới mong cô hết quay quắt, khắt khe.
Bàn tay vịn vai Nho rất lạnh và hơi run. Ôi những người đàn bà, hễ mặt mũi xấu thì tay chân đẹp, cổ xấu thì lưng đẹp, người xấu thì tâm hồn đẹp. Bằng cách này hay cách khác, họ cứ phải đẹp. Lúc buồn cũng đẹp.
*

Tui thấy có lỗi là chưa đọc Jean Paul Sartre và Albert Camus, nếu không tui đã cho nhân vật của tui không buồn nôn nữa mà buồn... tè, mỗi khi cảm nhận được những điều dối trá.
Blog NNT
Cũng đâu có hiền! NQT


Dọn

Sinh 1962, Phạm Chi Lan thuộc thế hệ bất chợt bị đẩy bật ra khỏi quê hương, thế hệ của Lê Quỳnh Mai, Vũ Quỳnh Như, Lê Thị Thấm Vân, Hoàng Mai Đạt, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Võ Thu Hương, Nguyễn Thanh Hùng, Đinh Linh, Đinh Từ Bích Thúy, Nguyễn Quý Đức… thế hệ được 12 tuổi ngày 30 tháng 4-1975 đặt chân đến Hoa Kỳ, Hòa Lan, Gia Nã Đại với tất cả sự lạc lõng cùng vốn liếng yếu ớt của tiếng Mẹ. Chính vì vậy mà những dòng chữ họ viết ra bên này biển, trong ngôn ngữ Mẹ, càng thêm quý giá. Cộng đồng đã tung hô Linda Lê mà không tự hỏi: Làm sao rời Đà Lạt năm 14 tuổi mà Linda Lê, cũng sinh 1962, có thể quên tiếng Việt? Và vì sao Linda Lê đã tuyên bố không thuộc về Việt Nam, không liên quan đến Việt Nam và không muốn giao tiếp với cộng đồng Việt Nam? Tung hô Linda Lê mà lãng quên những Đỗ Lê Anh Đào, Nguyễn Xuân Tường Vy mà ngày đến Mỹ cũng ở vào lứa tuổi vị thành niên đã cố gắng gìn giữ ngôn ngữ Mẹ, là tự đánh mất giá trị Việt.
Trần Vũ. [Nguồn: Da Mầu]
*
Thú thực, Gấu không hiểu nổi tay này! Viết như thế này thì PCL và mấy người cùng được nhắc tới cũng phát ngượng!
Không ai so sánh như thế, nhất là trong trường hợp ở đây, trong một cái mail hỏi thăm một người bịnh đang hồi phục.
Tay Dai Sijie, viết văn bằng tiếng Tây, cũng bị tra vấn, đã trả lời thay cho Linda Lê.
*
K.G: Ông sống ở Paris gần 20 năm, viết bằng tiếng Pháp. Ông có nghĩ mình là người Pháp?
Dai Sije; Đã có một câu hỏi tương tự như vậy được đặt ra cho Peileoh Ming, một nhà kiến trúc gốc Hoa nổi tiếng, trong nhiều công trình của ông có nhà kính Peramid ở bảo tàng Luvr. Ở tuổi 18 Pei đến Mỹ vào năm 1935 và sau mấy chục năm vẫn thấy mình là người Hoa. Có thể gặp người Hoa di tản của Tổ quốc tôi ở bất kỳ xó xỉnh nào trên thế giới, bởi vì ở đâu họ cũng hòa nhập được. Nhưng họ vẫn là người Hoa.
K.G: Ông cũng vậy sao?
Dai Sije: (cười) Từng ấy năm ở Paris mà tôi vẫn cứ thích món ăn Tàu.

Nhưng câu trả lời tuyệt nhất, là của chính Linda Lê:
Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.
*

+ Đâu là cảm hứng chính của chị khi bắt tay vào viết tiểu thuyết Vu khống, tác phẩm được xuất bản ngay sau tập truyện ngắn hết sức thành công Phúc âm tội ác (Les Évangiles du Crime)? Liệu đó có phải là xuất phát từ trải nghiệm cá nhân?
Sau những truyện ngắn khá tàn độc đó, tôi muốn tưởng tượng ra hai nhân vật là bản sao của chính tôi, một viết văn, một đang đắm chìm trong nỗi hoảng loạn, nhưng cả hai đều khá sáng suốt về bản thân họ. Nhân vật nữ chính của truyện, hoang mang, đi tìm kiếm nguồn gốc của mình, cô nhờ cậy đến sự giúp đỡ của ông cậu nhưng ông cậu này lại không có khả năng làm việc ấy. Chính sự tự vấn về việc được sinh ra, cuộc kiếm tìm một sự hợp thức đã khiến truyện có những dấu ấn của tự truyện; vào thời kỳ ấy, các vấn đề nan giải của những nhân vật cũng là các vấn đề của tôi, những tổn thương của họ có thể được so sánh với các tổn thương mà tôi đang mang trong mình khi đó. Theo nghĩa này thì đúng vậy, tôi đã sử dụng đến trải nghiệm cá nhân. Nhưng tất cả mọi thứ đều đã được chuyển hóa.
+ Có vẻ như là luôn luôn có một hình ảnh nào đó về Việt Nam trong các tiểu thuyết của chị: theo lối ẩn dụ như trong Ba nữ thần số mệnh (Les trois Parques), hoặc cũng có thể dưới hình thức cụ thể hơn của các kỷ niệm đột ngột túm lấy nhân vật chính ở cuộc sống hiện tại, như trong Vu khống. Với tư cách nhà văn, chị có một hình ảnh xác định nào về Việt Nam không?

Khi thì tôi coi Việt Nam giống như một loài cây độc tỏa xuống cái bóng chết chóc, bởi nỗi nhớ có thể trở thành một điều xấu xa nguy hiểm, lúc thì Việt Nam lại giống như một cái cây cổ thụ nơi tôi tìm được chỗ trú ngụ và giúp tôi phòng chống lại sự vỡ mộng. Ngay cả khi tôi được nuôi dạy trong nền văn hóa Pháp, thì Việt Nam vẫn cứ là mảnh đất nơi tôi lớn lên, nơi tôi học cách mở mắt, học cách chiêm ngưỡng. Vì những lý do ấy, tôi cảm thấy mình là số nhiều: một phần hướng về phương Đông, nhưng tôi cũng có trong mình một nét tính cách được hình thành từ trong các trường Pháp, tôi thấm đẫm trong văn hóa châu Âu. Và đôi khi, một tác giả người Áo với tôi còn gần gũi hơn một tác giả của phương Đông.
+ Chị đã rời Việt Nam năm lên mười bốn tuổi. Với chị chuyến đi đó có ý nghĩa như thế nào? Như một vết thương hay như một sự vắng mặt bị áp đặt?
Trong một thời gian dài đó từng là một vết thương lòng. Tôi phải rời xa cha tôi, ông ở lại. Ông đã có một ảnh hưởng lớn lên tác phẩm của tôi. Cho đến khi mất (năm 1995), ông vẫn là người mà tôi bí mật gửi tặng những quyển sách của mình. Nếu không có ông, nếu không có ý chí mà ông truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục mà ông đã dành cho tôi, thì hẳn là tôi đã không khởi sự viết văn. Như vậy với tôi Việt Nam là quê cha (tổ quốc) theo đúng nghĩa đen, nghĩa là nơi cha tôi đã sống, đã đau khổ, đã yêu thương, và đợi tôi trở về.
+ Chị có cảm giác gì khi thấy các tiểu thuyết của mình được dịch sang tiếng Việt (trước Vu khống đã có một bản dịch Tiếng nói - Voix - của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường?)
Tôi không còn đọc được tiếng Việt một cách trôi chảy nữa, thành ra tôi đã không thể thưởng thức trọn vẹn bản dịch Tiếng nói. Nhưng khi nhận được cuốn sách tôi đã rất xúc động, giống như ngày hôm nay tôi xúc động khi được biết sẽ có một phiên bản tiếng Việt của Vu khống. Tất cả những gì đến với tôi từ Việt Nam đều gây cho tôi niềm xúc động. Điều này giống như là một bức thư mà tôi viết đã đến được đúng địa chỉ, tương tự như khi người ta ném một cái chai xuống biển và nó đến được tay người nhận.
+ Sự lưu đày thực tế và sự lưu đày về ngôn ngữ mở đến cái chưa biết, hay tạo ra các bó buộc?
Tôi không coi lựa chọn viết bằng tiếng Pháp là một sự lưu đày. Tôi đã học thứ tiếng này ngay từ khi còn rất nhỏ, nên với tôi nó hết sức thân thuộc. Tôi sống trong cảnh lưu đày, nếu nói đến khía cạnh địa lý, nhưng theo năm tháng, nỗi đau đã mờ dần đi. Tôi thích cái ý nghĩ mình không ở đâu cả, không bị mất gốc rễ nhưng cũng không có ràng buộc, tôi không hề cảm thấy mình là một người Pháp, dù cho tôi đã ở Paris từ hơn hai mươi năm nay và đã rất quen với cách sống phương Tây. Tôi cảm thấy mình lúc nào cũng ở vị thế chênh vênh, chứa đựng tất cả các khả năng có thể. Tôi cũng hy vọng viết được bằng một ngôn ngữ không mang tính quy phạm, mà phải đủ tính sáng tạo để phá đi được mọi xiềng xích gò bó.
+ Là một người châu Á sống ở Pháp và muốn viết bằng tiếng Pháp, liệu đó có phải là một chủ đề ít nhiều phi lý hay không?

Vì tôi thích ý nghĩ mình không ở đâu cả, nên tôi cũng thích ý nghĩ mình là một điều kỳ quặc. Tính kỳ khôi của việc viết văn bằng tiếng Pháp trong khi đó không phải là ngôn ngữ của mình khiến tôi thấy rất hào hứng.
+ Chị đã viết rất nhiều về các tác giả cổ điển (trong mục “Quay trở về với cổ điển” trên tạp chí Magazine littéraire và viết các giới thiệu tác phẩm của những nhà văn như Jean Cocteau): liệu có thể từ đó mà suy ra rằng chị thích văn chương cổ điển hơn văn chương đương đại?
Cứ nghĩ rằng tôi sẵn sàng đọc các tác giả cổ điển hơn, bởi vì đó là những cuốn sách đã chống cự lại được thử thách của thời gian, nhưng tôi cũng thích đọc một số nhà văn đương đại. Tôi đặc biệt đánh giá cao nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả khi tôi đọc chúng qua tiếng Pháp.
+ Có vẻ như là triết học của Cioran (triết gia gốc Rumani viết tiếng Pháp, nổi tiếng về tính bi quan) gây tác động rất lớn đến chị. Chị có thể nói về điều này không?
Còn hơn nhiều triết học của Cioran, mà tôi phát hiện cùng lúc với triết học của Kierkegaard, chính mối quan hệ giữa ông và tiếng Pháp mới thực hấp dẫn tôi. Ông nói rằng bất hạnh của người trú dân là muốn làm mọi thứ giỏi hơn dân bản địa. Ông đã làm được điều này, bằng cách viết một thứ ngôn ngữ vô cùng thuần khiết. Sở thích của ông dành cho các tác phẩm thần bí cũng làm sống dậy ở tôi cùng một niềm hứng khởi. Người ta vẫn thường coi Cioran là một kẻ hư vô chủ nghĩa, còn với tôi trước hết ông là một kẻ tà đạo, người đã giáng những cú đòn đau cho giới chính thống và làm chúng ta sung sướng với những châm ngôn mang một màu đen đầy gợi hứng.
Blog Nhị Linh.
*
Rushdie chẳng đã từng phán: Chinh phục "tiếng không phải tiếng Mẹ" là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta, sao?
Brodsky mới hách: Ông này viết, làm thơ, bằng bất cứ tiếng gì, thì cũng là bằng tiếng Mẹ [tiếng Nga] đối với ông.


Sau Lò Thiêu, có còn Vãi Lệ được không?
*

TLS, 9 Tháng Giêng, 2009

Cuốn sách này đúng là để trả lời câu phán hắc búa của Adorno, mặc dù chính ông này, sau khi đọc Celan, đã rút lại câu nói của ông: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man. Tác giả cuốn sách Lãng mạn sau Lò Thiêu cho rằng, vào những thời kỳ khủng hoảng như thế, nhân loại thường ôm vội ôm vàng lấy đạo đức, coi nó như là một excuse, một cover, để che giấu sự thất bại, đếch hiểu được thơ!


How one book ignited a culture war

It's 20 years since Iran's religious leader Ayatollah Khomeini pronounced a death sentence on Salman Rushdie for 'insulting' Islam with his novel The Satanic Verses. The repercussions were profound - and are still being felt. Andrew Anthony traces the course of the affair, from book-burnings and firebombings to the dramatic impact it had on freedom of expression in a multicultural society
*

Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý
Đưa mắt thoáng nhìn và ánh phản chiếu từ cặp kính đen của Ghani khiến ông bác sĩ bất thình lình hiểu ra là vị chủ đất mù. Phát giác ra điều này càng làm ông thêm ngán ngẩm: một người mù mà lại hiu hiu tự đắc là sành điệu, là biết thưởng thức hội họa Âu Châu. Sự mù lòa của vị chủ đất còn khiến ông sửng sốt, ấy là vì ông không hề va đụng vào bất cứ đồ vật nào trong nhà…
*

Giấc mơ Áo gấm về làng
Thứ Năm 6 Tháng Tư, 2002
Tôi rời Ấn Độ nhiều lần. Lần đầu, khi 13 tuổi rưỡi, đi học, tại một trường ở Anh quốc. Mẹ tôi không muốn tôi đi. Chuyến bay, Tháng Giêng 1961 làm tôi thật phấn kích, không hề biết rằng nó làm cuộc đời của tôi thay đổi hoàn toàn. Vài năm sau, cha tôi, không nói cho tôi biết, bất thình lình bán căn nhà của chúng tôi tại Bombay. Bữa tôi biết tin này, tôi cảm thấy hố thẳm mở ra ngay dưới chân, và nghĩ, sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho ông già của mình. Nếu ông không bán nhà, chúng tôi vẫn còn ở đó.
Kể từ khi những nhân vật của tôi từ Đông bỏ qua Tây, thì tôi, hay nói rõ hơn, trí tưởng tượng của tác giả, luôn bò về, hết cuốn tiểu thuyết này tới cuốn khác. Điều này có lẽ nói lên ý nghĩa, yêu một xứ sở có nghĩa là gì: dáng của nó là dáng của bạn, its shape is yours. Dáng nghĩ, dáng cảm, dáng mơ dáng mộng. Dáng đứng Bến Tre! Dáng đứng đường băng [Tân Sơn Nhứt]. Dáng đứng Mít!
[The shape of the way you think, and feel and dream].
Rằng, bạn chẳng thể nào thực sự bỏ đi. That you can never really leave.
Salman Rushdie: A Dream of Glorious Return


Phi Châu Truyền Kỳ
Du lịch với Herodotus [TLS Review] 

Kap được nhiều người coi là nhà báo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, chết tháng Giêng vừa rồi [2007]. Cứ kể như câu văn chót ông viết, là câu đóng lại tập chót cuốn hồi ức này, Du lịch cùng với Herodotus.
Câu văn tả cô tiếp tân ở một khách sạn ở Bodrum, Thổ nhĩ kỳ, tên mới của thành phố cũ, Halicarnassus, nơi sử gia Hy Lạp thời cổ đại Herodotus sinh ra. Mặc dù lịch sự có thừa, đúng dân nhà nghề, nhưng nụ cười của cô thiếu nữ Thổ mắt đen lay láy vẫn phảng phất sự khinh khi, dè bỉu, lãnh đạm, đúng theo truyền thống, đối với một “người dưng”.
Có thể nói, qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, chúng ta hình dung ra được cuốn sách, thuật câu chuyện một người Âu Châu đơn độc, và những cuộc gặp gỡ của người đó với những nền văn hóa Á châu và Phi châu, trong tất cả những vẻ đẹp của nó, nhưng còn cả ở trong cái sự không làm sao nhập vô được, và luôn luôn, dưới sự chứng giám của Herodotus.
Vào năm 1956, khi còn là một ký giả trẻ măng, Kap được bà chủ báo phái đi Ấn Độ, cùng lúc giúi vào tay ông, bản dịch lần đầu tiên ra tiếng Ba Lan tác phẩm của Herodotus. Trên máy bay đi New Delhi, ông lôi nó ra đọc, và thế là nó cứ lẵng nhẵng theo cùng với ông suốt cuộc đời còn lại.

Du lịch cùng với Herodotus kể câu chuyện, do đâu mà Kap coi H. như là khuôn mẫu và nguồn hứng khởi của ông, về cả hai, ở trong sự tiếp cận của ông đối với sự khác biệt giữa những dân tộc, và ở trong những phương pháp của ông, như là một nhà văn. Ông coi H. như là nhà “toàn cầu hoá” đầu tiên, người đã kết hôn với “chủ nghĩa đa văn hóa” và là người, trong cuốn Histories, một tác phẩm sống động, có tính quan sát đã đưa ra một thí dụ lớn lao, đầu tiên, về thế nào là “phóng sự” ở trong văn chương thế giới.
Kap vờ đi không nói, lẽ dĩ nhiên, rằng H. kể từ cổ đại, đã được nhiều người coi như là ‘cha của những điều dối trá’. Có thể, đây là một sự vờ khôn, bởi vì, như bây giờ chúng ta biết được, dưới thời kỳ CS, như là một phóng viên ngoại của hãng thông tấn Ba Lan PAP, Kap còn dấn thân vô nghề gián điệp. Tuy nhiên, ba thứ nhớp nhúa ‘nhìn lại, hồi tưởng, săn bắt phù thuỷ’, tí cứt dính vô tên ông kể từ năm 1989, chẳng thể nào làm mờ những trang viết của ông, ấy là nói về tính thật thà, không thiên vị, bộc trực, và sự duyên dáng, vẻ thanh tú, mà với chúng, ông khai phá hậu quả văn hóa chính trị Ba Lan, trên đường ông thâm nhập nhân chủng học. Một tuổi thơ nghèo khổ đến thê lương trong thời gian chiến tranh ở Warsaw khiến ông không làm sao dung hòa hay mô tả một cách khách quan cái vực thẳm lớn lao giữa người giầu và người nghèo mà ông chứng kiến ở Ấn Độ, và nền học vấn đặc biệt mà ông hấp thụ còn làm cho ông trở nên vô cảm, ông thú nhận điều này, trước sự quan trọng của những văn hóa tín ngưỡng khác, cho dù đó là Ấn Độ giáo, hay Hồi Giáo.

Trong khi tái cấu trúc lịch sử như thế, tất nhiên sẽ nổi lên sự so sánh: Toan tính chinh phục thảo nguyên Nga vùng Massagetae của Cyrus làm ông nhớ tới chiến dịch yểu tử của Napoleon ở Moscow; Tomyris, nữ hoàng kiêu ngạo của bộ lạc Pontic trở thành nguyên mẫu người hùng bài thuộc địa; Hoàng đế khùng Persia thì y chang Stalin của những năm cuối đời, thập niên 1950, ăn ngủ với máu. Rất nhiều những nhận xét của Kap về Đế quốc Ba Tư là từ kinh nghiệm trực tiếp, cá nhân của riêng ông khi trải qua hai chế độ Nazi và Cộng sản ở Ba Lan.

Thời kỳ thế giới hậu chiến, ông để ý tới sự thoái trào của ảnh hưởng toàn cầu của Anh quốc (đặc biệt ở Ấn Độ và Hongkong), và của Pháp (tại Bắc Phi). Ông rất say mê lý thuyết của Herodotus, theo đó, sư phụ của ông cho rằng, nếu coi động cơ lịch sử là trả thù, thì một động cơ như thế sẽ đẻ ra những rối rắm không làm sao mà ổn định được, cho những quốc gia thời kỳ hậu thuộc địa, rõ ràng nhất, là trong lần ông viết về sự dã man ở Congo, khi những viên chức Bỉ bỏ chạy vào năm 1960.
Thật khó mà biết, Du lịch với Herodotus được hoàn tất cùng với sự hài lòng của tác giả của nó. Đôi khi đọc nó giống như đọc một chuỗi những tiểu luận dở dang về Herodotus, được cài đặt xen kẽ giữa những bài báo thuộc dạng tái chế biến. Có thể đây là một toan tính mô phỏng văn phong tản mạn, bạ đâu xâu đó, lăng ba vi bộ, của sư phụ, với hầm bà những sa đà, những giai thoại ôm đồm, luộm thuộm, tuy nhiên, có những triệu chứng cổ điển về chuyện bản thảo không được coi lại, đặc biệt là những lập đi lập lại một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, vẫn tuy nhiên, có những đoạn gây sững sờ, nghẹt thở, làm lộ rõ tài năng sáng ngời của tác giả Shah of Shahs (1982) trong kỹ thuật miêu tả: hỏa thiêu tập thể trên bờ sông Hằng; hoàng hôn trên Kabul nhìn từ máy bay, chạy xe từ Bắc Kinh tới Vạn Lý Trường Thành, ông vua kèn đồng vô tư xả mồ hôi ướt đẫm bộ đồ xịn, nơ cánh bướm tại vận động trường Sudan, khi ông hát những ca khúc của Miền Nam Sâu Thẳm, trước đám đông ngỡ ngàng.
*
Cái vụ Louis Amstrong này làm Gấu nhớ tới lần ông ghé Miền Nam, và biểu diễn kèn đồng cùng với cả băng nhạc Jazz của ông tại Hội Việt Mỹ, và thính giả Sài Gòn, cứ mỗi lần ông rú kèn là vỗ tay rào rào, khiến ông nản quá, bèn "thích thì chiều", rú kèn liên tiếp! Gấu ngồi ngay hàng ghế đầu, thế là được chụp hình, được đưa lên báo Thế Giới Tự Do.
Thú thiệt! Hình như đó là năm Gấu đang học Đệ Nhất Chu Văn An. Bữa đi coi có cả bạn C, ông anh nhà thơ.
*
Note: Post lại một bài cũ trên Tin Văn của John Ryle, tác giả bài viết về Kap.
Disneyland cho những tên độc tài   


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Sunday, January 11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam
on anh Tru .
Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
*
Tôi chưa coi phim đó.
Tks.
Chỉ có tình là vĩ đại thôi. Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong xóm, chuộc em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái buôn. Anh này thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp, phải bán vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong xóm tặng ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi thả mình theo.
Có một lời bàn, đẹp thế, sao ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo!
Chuyện hơi giống chuyện nàng Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK có hậu hơn, anh chồng hối hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng, tất nhiên, khuyên theo phò Lê Lợi.
*
Chuyện tình Mít kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc sản Miền Nam”, là Một Mối Tình. Truyện ngắn mới nhất,
Có con thuyền đã buông bờ,  Lâu rồi mới viết chuyện tình mà chẳng hay ư? Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong chuyện tình. Cái cô Bế [tên hay thiệt!] phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi, và mối tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ bỏ chạy theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận]. nếu không, cô không để ý tới anh chàng có đứa con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết như thế, thì Gấu này phải chịu là Thầy!
Đặc sản Miền Bắc thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi tẹt, mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay…. Hay em trong Trăng Goá, do sặc sụa mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!

"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
Gấu đọc War Sadness

Tại sao Bảo Ninh tịt ngòi?
Gấu tin rằng, chỉ Gấu mới trả lời nổi câu hỏi hắc búa của đám mũi lõ, về nhà văn nổi tiếng nhất xứ Mít.
*
Why Vietnam's best-known author has stayed silent
Fifteen years after Bao Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a sequel
Suzanne Goldenberg in Hanoi
Sunday November 19, 2006 

The Observer