*

Bird beak tales

A.S Byatt is swept along by the story of a lost scroll and a lost language

Once on a Moonless Night

by Dai Sijie, translated by Adriana Hunter

224pp, Chatto & Windus,  5. £12.99

Một lần một đêm không trăng

Dai Sijie is a wonderful storyteller. There are not many storytellers writing at present in the French language, which makes his speed and intricacy and drama appear even more surprising. Once on a Moonless Night is full of tales within tales and worlds within worlds, ranging from ancient Chinese empires through communist China to modern Beijing. The female narrator is French, studying Chinese. She becomes involved in the search for a lost sacred text, on a roll of silk, in a lost language.

*

Dai Sijie. nhà văn gốc Trung Hoa, sau thành công của cuốn đầu tay, "nhà văn Pháp Balzac và cô thợ may nhỏ bé người Trung Hoa" [đã được quay thành phim], còn là tác giả của những thước phim, thí dụ như "Trung Hoa, nỗi đau của tôi" [Chine, ma douleur], đã cho ra lò một cuốn mới toanh: Mặc Cảm của Di [Le Complexe de Di]. Lần này, văn hóa đế quốc "Trung Nguyên" [l'empire du Milieu] đối đầu với ông tổ phân tâm học Freud.
Mới từ Trung Quốc trở lại Pháp, nhà văn gốc Trung Hoa, nhưng viết văn bằng tiếng Tây này tỏ ra không được vui: "Đám ký giả 'trong nước' xúm lại cấu xé tôi, nói, mày là thằng phản bội..." Tôi trả lời: "Liệu có phải là một tội ác không, khi yêu nước Tây, và những tác giả của nó?"
Trường hợp của ông làm nhớ tới nhà văn Nga viết văn bằng tiếng Tây, André Makine, tác giả của những cuốn như Di Chúc Pháp, Sông Tình Một Thuở mà Tin Văn đã giới thiệu.
Trường hợp Makine, ông đã phải coi những cuốn sách của mình, như là bản dịch, từ nguyên bản tiếng Nga, bởi vì giới xb không tin, một người Nga chân ướt chân ráo tới Paris, lại có thể giỏi tiếng Tây như thế!
Với Dai Sijie, là nhờ cặp mắt xanh của Bernard Pivot, đạo diễn show văn học "Bouillon de culture" [Nước dùng văn hóa] trên France 2. Trong chương trình bữa 21 Tháng Giêng 2000, dành cho những best sellers như Max Gallo, Daniel Pennac... ông cài vào một tay mơ, là Dai Sijie, với cuốn sách đầu tay còn nóng hổi từ Gallimard. Một thứ tự thuật, câu chuyện về hai chàng trai trí thức thành phố được đi thực tế, đúng ra là để tàn đời, tại một vùng núi. "Một cuốn sách nên tìm đọc", đó là lời giới thiệu của Bernard Pivot, và tác giả của nó thì ngồi chết dí trong chiếc ghế bành, trong cái dáng thiểu não lần đầu chường mặt ra công chúng, trên một sân quay, anh ta búng búng nói vài tiếng rồi câm luôn... "Tôi thật bối rối. Tôi rất tin tưởng ở cuốn sách, " sau này Pivot nhớ lại. Và rồi ông bốc lên:"Nếu cuốn sách không trở thành một best-seller, thì kể như buổi chiếu này vứt đi."
Chỉ nội ngày hôm sau, bốn trăm ngàn ấn bản bán sạch. Gallimard phải cho in thêm...
Tin Văn xin giới thiệu bài phỏng vấn Dai Sijie, trích từ "Đàn Chim Việt"


Faulkner trả lời phỏng vấn, The Paris Review

Âm thanh và Cuồng nộ. Tôi viết nó trong năm lần, cố kể câu chuyện và rứt ra khỏi giấc mộng tiếp tục hành hạ tôi, cho đến khi viết xong cuốn sách. Đó là một thảm kịch của hai người đàn bà bị mất, bị lạc, bị tiêu trầm: Caddy và con gái của cô, Quentin. Dilsey là một trong những nhân vật mà tôi trân trọng, bởi vì bà can đảm, độ lượng dịu dàng, và chân thật. Bà can đảm, chân thực và độ lượng hơn tôi rất nhiều.


Rừng Tràm

Thảo Trường


Thềm nắng sau lưng
Note: Đọc, nhớ NNT hồi đầu, hồi mới viết, NNT của Một Mối Tình
Còn làm nhớ đến truyện ngắn Nội Cỏ Của Thiên Đường của John Steinbeck
*
Có con thuyền đã buông bờ
Lâu rồi mới viết chuyện tình
Nguyễn Ngọc Tư

Nho cho rằng, chỉ có ai đó ôm ghì lấy Bế một lần, thì mới mong cô hết quay quắt, khắt khe.
Bàn tay vịn vai Nho rất lạnh và hơi run. Ôi những người đàn bà, hễ mặt mũi xấu thì tay chân đẹp, cổ xấu thì lưng đẹp, người xấu thì tâm hồn đẹp. Bằng cách này hay cách khác, họ cứ phải đẹp. Lúc buồn cũng đẹp.

Dọn
Gió lẻ gợi người đọc nhớ ngay đến Buồn nôn trước hết bởi chi tiết cô gái (nhân vật chính trong truyện) cứ buồn nôn khi nghe những tiếng nói không thành thật của bọn đàn ông được lặp đi lặp lại nhiều lần.
e Van
Đã có một đấng coi cái chết vì tai nạn của Camus hơi bị được NNT thuổng đưa vô Gió Lẻ, bi giờ lại đến buồn nôn của J-P Sartre bị NNT chôm.
Lạ, là ở cuối bài viết, có tham khảo bản dịch Buồn Nôn. Nếu có đọc Buồn Nôn, dù bản dịch tiếng Việt, thì cũng hiểu ra là buồn nôn của Sartre là một tình cảm siêu hình, do đầy ứ, thừa mứa hiện sinh. Còn buồn nôn của NNT, là do tởm cái xã hội toàn chị, toàn em, toàn lũ đàn ông khốn kiếp.
Đâu có giống nhau!
*
Vấn đề của "Gió lẻ" là ở chỗ, không mất quá nhiều thời gian và không cần quá tinh tế, người ta cũng sẽ thấy ngay dấu vết của Jean Paul Sartre và Albert Camus ở tác phẩm này. Đáng tiếc đó không phải là sự hấp thụ ánh sáng mà là núp bóng hai cây đại thụ.
No còm!
*
Buồn Nôn được coi là một cuốn tiểu thuyết triết học, thí dụ như những dòng sau đây, từ Wikipedia, cho thấy:
La Nausée est un roman philosophique mais aussi quelque peu autobiographique de Jean-Paul Sartre, publié en 1938.
[Buồn Nôn là một cuốn tiểu thuyết triết học, mà còn có tí tính tự thuật của J-P Sartre, xb năm 1938.]
Còn phi lý, quả là một trong những đề tài tủ của triết học hiện sinh, nhưng phi lý ở Sartre, hay ở Camus vẫn là một phạm trù triết học, khác ở một nhà văn miệt vườn như NNT, là từ đời thực, từ chuyện thường ngày ở huyện]
*
Thú thực Gấu này không hiểu tại làm sao mà lại có cái sự móc NNT vào với hiện sinh, với Xác, với Cá Mú?
Đành phải giải thích bằng câu chuyện ngụ ngôn học từ hồi còn con nít, về một ông nhà quê, thấy người ta vô tiệm kính, đeo kính, rồi mở cuốn sách ra đọc, thì bèn suy ra là, cứ đeo kính là đọc được chữ.
Lớn lên, Gấu cứ bị câu chuyện ám ảnh hoài, chẳng lẽ cổ nhân dỗi hơi, phịa ra câu chuyện như vậy để miệt thị người nhà quê ngu dốt?
Chỉ đến khi đọc mấy ông bà rành tiếng Tây, viết phê bình bằng tiếng Tây, hay bằng tiếng Mít, thì mới vỡ ra rằng thì là, mấy ông bà này mù chữ, nhưng đeo kính [biết tiếng Tây], và nghĩ là mình hết mù chữ, và viết phê bình loạn cào cào châu chấu, nhặng xị cả lên!
Mới đây, Gấu đọc Salman Rushdie, ông cũng có một nhân vật y chang. Một ông chủ đất mù, nhưng phán về hội họa Tây Phương còn hách hơn cả những nhà phê bình Mít, mù phê bình nhưng rành tiếng Tây!
*
Buồn Nôn không dễ đọc. Ngay cả mũi lõ thứ thiệt còn ớn nữa là.
Nhớ, hồi mới lớn ngồi Quán Chùa với ông anh, thằng em hung hăng khoe, em mê nó lắm, ông anh trợn mắt, ngỡ ngàng:
-Cậu hiểu được nó hả?
Thằng em thu hết can đảm nói:
-Em nghĩ là em hiểu.
Ông anh gật gù:
-Thế thì cậu hơn ông anh của cậu rồi!
*
Tôi đọc truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp khi còn đang học ở Cuba. Đó là truyện ngắn Vầng lửa...
Nguồn
Note: Không hiểu tòa soạn đánh máy sai, hay là người kể chuyện [Nguyễn Quang Thiều] đọc lộn!
Tên truyện ngắn của NHT là Vàng Nửa! NQT
*
Bài viết về NHT của ‘theo’ [?] Nguyễn Quang Thiều này, là một bài viết hay, và làm Gấu nhớ đến một bài viết của Gấu; bài viết của Gấu, "tất nhiên là hay",  nhưng không hay bằng cái tít của bài viết, và cái tít này, là của PTH:
**

Bạn văn VC của Gấu: Nguyễn Quang Thiều & Trung Trung Đỉnh

Hình chụp năm 2001, chuyến về Hà Nội lần thứ nhất, sau hơn nửa thế kỷ, trong túi chỉ có địa chỉ, số phôn NHT. (1)
Trước khi về, có phôn cho ông bạn quí HPA ở Sài Gòn, nói, giới thiệu một hai người bạn ở Hà Nội. Anh giới thiệu NQT.
NHT là người thứ nhất Gấu gặp ở nhà ông cậu, cậu Toàn, tại phố cổ. Ngày thứ nhì. Ngày thứ ba, gặp NQT cùng một số bạn nữa. Cũng khá đông. DMT. PXN… Hình chụp tại một quán ăn gần nhà.
Cái vụ đi ăn quán này cũng có vấn đề.
Số là, bỏ ngày đầu về Hà Nội, gặp ông cậu và họ hàng bà con. Ngày thứ nhì NHT tới thăm. Ngày thứ ba, đám NQT tới thăm. Mời Gấu đi ăn, Gấu nhận lời, nhưng vội nghĩ lại. Tật của Gấu là rượu vào lời ra. Thành thử sợ, bèn nói lại, thôi mấy ông tới nhà ông cậu Gấu, tiện hơn.
Sau bữa ăn đó, biết lòng nhau, mới dám ra quán!
TTD, gặp sau đó.
*
(1)
From:
Date: Saturday May 12, 2001
To:
Subject:
Dia chi NHTHiep:
Tel cua NHT:
Ong co ve cho... gui loi tham anh ay. Tiec la anh ay khong co Email nen khong lien lac duoc truoc. Ha noi mua nay da nong lam. May nam nay cang nong. Ong ve giu suc khoe. Dung an uong ngoai hang, dac biet la dung uong, tru bia trong chai. Minh di xa lau, bung da khong quen nua, de om lam.
*

Subject:
Date: Sun, 2 Apr 2000 14:56:33 +0200
From:
To:
Ong Tru oi,
Vua roi NHThiep co qua…  va den tham nha… Noi chuyen rat vui.
Ong nay dac biet kieu ngao, y thuc rat ro ve danh tieng cua minh va ve cai nghiep minh da mang, ma lai rat gian di, khong mau me ti nao lam ….tu dung nho ong Hai Lua.
*
Cái tít Vầng Lửa dễ nhận ra hơn, so với Vàng Lửa.
Truyện của NHT, cũng chông chênh giữa hai nghĩa đó.
Có thể, đây là điều hậu thế than tiếc hùi hụi: Giá mà cái mũi của Cléopatre dài thêm một tị!
Đúng như một đấng độc giả viết:
Qua bài của Bác Thiều, tôi thực sự xúc động về cuộc sống của bác Thiệp. Là một độc giả thường xuyên, tôi đã mua, đã đọc nhiều tác phẩm của bác Thiệp và cứ nghĩ rằng mình nghèo quá văn chương bây giờ được xuất bản giá hơi bị "ngất " so với đồng lương còm của tôi .Thế mà nghe bác Thiều thì bác Thiệp cũng vẫn khổ sao? Bác Thiệp ơi, hôm bác đi Italia về bác có ghé qua Kim Liên. Nếu tôi biết đời sống của bác thực như thế này tôi sẵn sàng mời bác ăn cơm bình dân, nghỉ ở phòng yên tĩnh miễn phí. Tôi đã nhận được một cuốn sách bác đề tặng. Tôi vô cùng cảm ơn bác Thiệp nhiều. Bác Thiều, bác Thiệp ơi! Tôi cho rằng các bác nhà văn ở vùng miền nào cũng thấm đẫm chất dân tộc, vì thế các bác mới rút ruột viết nên những trang chúng tôi đọc lúc khóc, lúc cười, lúc hơi điên điên chứ!
Ui chao, 'nếu tôi biết...": Giả như đấng độc giả này, biết, thì thử hỏi, sự tình sẽ như thế nào?
Chính vì thế, mà không nên "biết", thì hơn!
Tại sao lại có thứ độc giả coi thường tác giả mà mình yêu mến đến như thế?
Hay là Gấu hiểu lầm thiện ý của đấng độc giả này, theo nghĩa, câu chào hỏi thực tình của dân Miền Bắc, là, "Ăn cơm chưa?", thay vì "Hi, How R U?" NQT

Ui chao, Gấu lại nhớ cảnh đồng chi Vũ Quí chờ con mồi của "Tổ Chức", là Văn Cao, ngay trước Ga Hàng Cỏ, ngay trước một cửa hàng bán cơm!
*
Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước, như Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca khúc khác
Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới của tôi.
Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.
-Văn có thể thoát ly hoạt động đuợc chưa?
-Được.
-Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.
Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và cho quyết định về công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.
Tại sao tôi viết TQC
*
Trong bài viết có chi tiết về cháo làm Gấu giật mình, vì đã từng có kinh nghiệm. Gấu đã kể rồi, nay kể lại.
Khi còn ở Đất Bắc, Gấu phải sống nhờ ông Bác. Một lần sốt, bà Bác bắt ăn cháo. Hết sốt rồi, bà vẫn bắt ăn cháo, mày chưa hết sốt! Sau Gấu đói quá, xỉu luôn. Thế là suốt đời, nghe nhắc đến "cháo" một cái là tóc gáy dựng đứng lên!
Khủng khiếp thật!
*
Trong truyện ngắn của ông, nhiều lúc tôi thấy cái nghèo đói làm rối loạn tâm trí của con người và bắt con người phải nhắm mắt đạp lên đức hạnh của mình.
Bài đã dẫn
Gấu tin rằng, trong bất cứ một người Bắc, đều tiềm ẩn nỗi sợ khủng khiếp của Gấu!
*
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.
Quả là thế. Gấu về với một bài toán, đại khái như thế này: Trước cái sợ đến dựng đứng tóc gáy lên đó, thì thằng Gấu ở lại, sẽ phản ứng như thế nào, so với thằng Gấu tắm đẫm mưa nắng Miền Nam, mà vẫn không làm sao quên được cái lạnh, cái đói của Miền Bắc?


How one book ignited a culture war

It's 20 years since Iran's religious leader Ayatollah Khomeini pronounced a death sentence on Salman Rushdie for 'insulting' Islam with his novel The Satanic Verses. The repercussions were profound - and are still being felt. Andrew Anthony traces the course of the affair, from book-burnings and firebombings to the dramatic impact it had on freedom of expression in a multicultural society
*

Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý
Đưa mắt thoáng nhìn và ánh phản chiếu từ cặp kính đen của Ghani khiến ông bác sĩ bất thình lình hiểu ra là vị chủ đất mù. Phát giác ra điều này càng làm ông thêm ngán ngẩm: một người mù mà lại hiu hiu tự đắc là sành điệu, là biết thưởng thức hội họa Âu Châu. Sự mù lòa của vị chủ đất còn khiến ông sửng sốt, ấy là vì ông không hề va đụng vào bất cứ đồ vật nào trong nhà…
*

Giấc mơ Áo gấm về làng
Thứ Năm 6 Tháng Tư, 2002
Tôi rời Ấn Độ nhiều lần. Lần đầu, khi 13 tuổi rưỡi, đi học, tại một trường ở Anh quốc. Mẹ tôi không muốn tôi đi. Chuyến bay, Tháng Giêng 1961 làm tôi thật phấn kích, không hề biết rằng nó làm cuộc đời của tôi thay đổi hoàn toàn. Vài năm sau, cha tôi, không nói cho tôi biết, bất thình lình bán căn nhà của chúng tôi tại Bombay. Bữa tôi biết tin này, tôi cảm thấy hố thẳm mở ra ngay dưới chân, và nghĩ, sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho ông già của mình. Nếu ông không bán nhà, chúng tôi vẫn còn ở đó.
Kể từ khi những nhân vật của tôi từ Đông bỏ qua Tây, thì tôi, hay nói rõ hơn, trí tưởng tượng của tác giả, luôn bò về, hết cuốn tiểu thuyết này tới cuốn khác. Điều này có lẽ nói lên ý nghĩa, yêu một xứ sở có nghĩa là gì: dáng của nó là dáng của bạn, its shape is yours. Dáng nghĩ, dáng cảm, dáng mơ dáng mộng. Dáng đứng Bến Tre! Dáng đứng đường băng [Tân Sơn Nhứt]. Dáng đứng Mít!
[The shape of the way you think, and feel and dream].
Rằng, bạn chẳng thể nào thực sự bỏ đi. That you can never really leave.
Salman Rushdie: A Dream of Glorious Return


Phi Châu Truyền Kỳ
Du lịch với Herodotus [TLS Review]

Note: Post lại một bài cũ trên Tin Văn của John Ryle, tác giả bài viết về Kap
Disneyland cho những tên độc tài   


Những đứa con của trí tưởng
TLS đọc Áo Đỏ Tiểu Thư Con Gái Nhà Quan

Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Xuân Diệu: Phượng hoàng đậu chốn cheo leo

Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết


Nguồn gốc thần đồng của Trần Đăng Khoa
Khi còn là một đứa bé ở ngoài Bắc, vào cái tuổi của Trần Đăng Khoa, tôi có được đi theo sau một đám ma. Mấy bà cụ vừa đi đường vừa đọc một bài kể. Tôi còn nhớ, đó là những lời dặn dò linh hồn người chết, trong chuyến viễn du về âm phủ. Đi tới bến đò chia đôi hai bờ âm dương thì phải làm sao, ăn bát cháo lú như thế nào, gặp những linh hồn vất vưởng không ai hương khói thì làm gì, gặp quỉ dữ thì sao...
 Chuyến viễn du cuối cùng. Chết là hết. Dặn dò làm gì?
 Không đâu! Sống gửi, chết về.
 Về để làm gì?
 Để đi nữa.
 Đối với người Việt, thấm nhuần Phật Giáo, tắm đẫm không gian Mục Kiều Liên, chết chỉ là một cuộc hẹn (appointment) với Diêm Vương, để 'thương lượng' (deal) với Ngài. Để được tái sinh. Làm giống gì chưa biết. Thường ra là lại làm người, có lẽ vậy.
 Tôi không còn nhớ một chút nào về bài kể này. Một cách nào đó, sau này tôi "viết văn" là để tìm lại riêng cho mình một bài kể như thế.
*
Nhưng cái bài kệ đó, chưa ấn tượng bằng cái cảnh lúc hạ huyệt.
Khi chiếc quan tài từ từ đưa xuống lòng huyệt, mấy bà nhà quê, mặc váy, tất nhiên, bèn cứ thế lồng lộn, bà nào bà đó thi nhau vén váy nhảy qua nhảy lại mặt huyệt, như để cho cái xác nằm trong quan tài được chiêm ngưỡng lần chót, nơi chốn âm u, ẩm ướt mà Thượng Đế thường xuyên lai vãng, cũng là nơi mọi người từ đó bò ra đời.
Bạn nên nhớ, mấy bà Bắc gần như chẳng hề mặc nội y!
Ý là cho đến khi Gấu rời đất Bắc, 1954, thì hình hình nó là như thế.
Chẳng thế mà mấy anh cu Sài, khi vô tới Sài Gòn, kháo nhau, hàng gái Nam có gân!
Một trong những kỷ niệm của Gấu về làng của Gấu, là hình ảnh mấy bà ghếch một chân lên, kéo cái váy lên, và cứ thế tè tè tuới cỏ vệ đường làng.
Khỉ thật. Nhớ gì không nhớ, toàn nhớ cái đáng nhớ!
*

Gửi ông Tụ,
Bài “Chửi” của ông, lý do tại sao ông viết, tôi sợ ông ngại không nói ra, thành thử để tôi nói giùm, vậy.
Liệu có phải, mấy bài chửi liên quan tới “cái áo mưa” làm ông… bực mình?
[Xin xem các bài liên hệ trên talawas]
Chửi, cho dù hay cách mấy, như bà cô của ông, cũng chưa “ghê gớm”, tôi muốn nói ép phê của nó, bằng “không chửi”. Cá nhân tôi có một bài viết, về mất vịt [hay gà thì cũng thế] không chửi, ở địa chỉ sau đây, xin mời ông ghé thăm mất vịt không chửi.
Rời đất Bắc từ năm 1954, ở trong Nam, lớn lên, tôi cứ nghĩ dòng họ tôi ngoài đó chỉ có hai người, một ông bác, và một ông bố. Mới đây, về lại đất Bắc, gặp họ hàng, tôi mới biết, và cùng lúc, nhớ ra là mình còn mấy người, trong đó, có một bà cô. Và cùng lúc, nhớ ra những lời chửi của bà nội tôi, nhắm vào một anh chàng thương yêu cô tôi, và xin bàn tay của cô tôi, nhưng bị bà nội tôi chửi.
Bà chửi, tiền ít mà muốn hít “bàn tay” thơm!
Tôi còn nhớ ra, nhiều lắm, những câu chửi ly kỳ của cụ.
Nhưng tôi không làm sao nhớ ra được, một bài hát mấy bà Bắc, đi theo đám ma, hát cho hồn người chết nghe. Đây là những lời dặn dò đường đi nước bước ở dưới âm phủ. Đi đường, qua sông, qua cầu, gặp ma, quỉ, và phải làm gì trong những trường hợp như vậy.
Tôi không còn nhớ một chút gì về bài hát này, nhưng tôi nhớ là, nó tuyệt vời vô cùng. Nó khơi dậy trí tưởng tượng của một thằng bé, về một cõi khác tiếp theo cõi này.
Và tôi cũng không thể nào quên được cảnh, khi quan tài hạ xuống huyệt, trước khi lấp đất, các bà hát bài hát trên, mỗi lúc một nhanh, và cùng lúc, vén váy nhảy qua huyệt. Nhảy qua, nhảy lại, hết người này tới người khác.
Tôi thành thực nghĩ, ở cái mảnh đất đó, con người phải chửi thô tục cỡ nào, thì mới được đền bù, một cách thanh cao đến như thế!
Thì cũng vẫn “bàn tay” đó!
Kính,
NQT
Note: Hoá ra là, cái vụ vén váy nhảy qua nhảy lại, Gấu đã viết rồi, vậy mà quên!


Giữa lòng đen
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.

Đỉnh cao chói lọi
*
Giữa Hai Thế Giới

 Trong cuộc chiến Việt Nam, vì quá sợ nó, tôi tìm đủ mọi cách để chạy trốn. Một trong những chỗ ẩn núp "khá" an toàn, là sách vở. Và trong đó, truyện trinh thám. Những cuốn tiểu thuyết đen, série noire, với những tác giả như nhà văn người Mỹ James Hadley Chase (ông này hiện rất đang ăn khách ở Việt Nam), nhà văn người Bỉ viết tiếng Pháp Georges Simenon, và John Le Carré, được coi là "ông vua" của tiểu thuyết gián điệp, với bối cảnh cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Tôi tình cờ khám phá ra ông, nhân bữa ghé tiệm sách Xuân Thu, ở đường Tự Do Sài Gòn, thấy cuốn Gián Điệp Từ Miền Lạnh, (L’Espion qui venait du froid). Mấy chữ "Từ Miền Lạnh" đập ngay vào mắt. Như thể sợ, mà vẫn tò mò muốn biết, muốn thử! Y hệt nỗi sợ cuộc chiến! Biết chắc chạy trời không khỏi nắng, nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian "hoãn dịch" (sursis). Một cái sợ tiềm ẩn, ma quái, đâu đó từ góc sâu quá khứ. Lạnh, Đói, Cô Đơn, Tủi Thân…
 Chả là, tôi người Bắc, bố mất sớm, mẹ còn trẻ, một nách bốn con, cứ phải gửi hết đứa này đứa nọ đến ăn nhờ ở đậu nơi bà con chú bác, bên nội bên ngoại… Những chi tiết này chẳng liên quan gì tới Gián Điệp Từ Miền Lạnh , nhưng chính là cánh cửa mở vào tiểu thuyết của Le Carré.
 John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…
 Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
 Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
 Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
 Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
 Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ.

 Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
 -Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
 Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
 -Cô gái, cô gái đâu?
 Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
 Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Như trên đã nói, Gián Điệp Từ Miền Lạnh  là cuốn đưa Le Carré lên đài danh vọng, nhưng theo tôi, cuốn đầu tay của ông, Điện Thoại dành cho Người Đã Chết, Call For The Dead mới là cuốn hay nhất của ông. Và đây là một tác phẩm văn chương, thứ thiệt. Nó còn mang chất bi hùng của Kịch Hy Lạp.
 Đây là câu chuyện một nhân viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là "thân Cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở cử đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
 Trước mắt, ngay sáng sớm hôm sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói chuyện, có điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe. Hoá ra là của nữ điện thoại viên bưu điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, " Tám giờ sáng, nhớ đánh thức tôi nhé!"
 Smiley tự hỏi: làm sao một người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
 Hoá ra là bà vợ mới là gián điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến tranh, anh này là nhân viên của Smiley. Cũng là một tay Cộng Sản thứ thiệt.
 Smiley vẫn còn nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
 Ông cho hai người gặp nhau tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu, không có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên, sẽ có biến động. (Let them bolt, panic, anything… so long as they do ‘something’). Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá ra bị lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
 Vấn đề là: anh ta sẽ hành động như thế nào?
 The Last Act, màn chót của vở hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như đang ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
 Smiley và Dieter đụng độ trên cầu. Nhớ lại những năm tháng cùng chống Quốc Xã, anh tha chết cho tên bạn đế quốc, và chịu chết thay vì đầu hàng.
 Những đoạn đối đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là những trang đẹp nhất trong truyện:

 (Mendel hỏi Smiley):
 -Bà ta có phải là cộng sản không?
 -Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
 (I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
 -Còn Dieter?
 -Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
 -Trời đất!
 Smiley im lặng một lát:
 -Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
 Le Carré luôn tỏ ra "ưu ái", với những người Cộng Sản chân chính. Có vẻ như ông tin rằng, chính những người đó có lý hơn ông, như trong đoạn cuối ở trên, Smiley nước mắt ràn rụa, hét lớn, nhìn thân xác Dieter chìm xuống lòng sông, giữa sương mù Luân Đôn:
 -Dieter! Tại sao bạn không bắn tôi? Tại sao?…
Nguồn


Một chủ nhật khác
Đà Lạt


Một Orhan khác

Ngay từ khi còn bé tí, tôi đã hồ nghi thế giới của tôi rộng hơn nhiều so với những gì tôi có thể nhìn thấy: ở đâu đó, trong những con phố của Istanbul, có một căn nhà giống như căn nhà của chúng tôi, ở đó có một thằng bé Orhan khác, rất giống tôi, tôi và nó là hai đứa sinh đôi, hơn thế nữa, nó có thể là một thế thân của tôi. Tôi không thể nhớ, tôi lấy ý nghĩ đó ở đâu, và làm thế nào nó đến với tôi. Hẳn là nó nhập vào tôi, từ mớ bòng bong, là những câu chuyện xì xầm, những hiểu lầm, ngộ nhận, những ảo tưởng, và những sợ hãi. Nhưng, trong một hồi ức sớm sủa nhất mà tôi còn giữ được, tôi đã cảm nhận thật rõ ràng, về một thằng bé Orhan khác, một bóng ma của mình rồi.
Chẳng bao lâu, ước muốn của tôi trở thành sự thực. Nhưng cái bóng ma của một thằng bé Orhan khác, trong một căn nhà khác, đâu đó trong thành phố Istanbul chẳng bao giờ rời bỏ tôi. Suốt thời ấu thơ, và luôn cả những năm mới lớn, nó ám ảnh, quấy nhiễu tôi. Vào những buổi chiều mùa đông, lang thang trên đường phố, tôi thường đưa mắt nhìn vô những căn nhà hai bên đường, qua ánh đèn vàng nhạt ở bên trong nhà, và mơ mòng tưởng tượng, những gia đình hạnh phúc, bình dị, sống những cuộc sống thoải mái dễ chịu của họ. Thế rồi, bỗng dưng tôi giật mình đánh thót khi nghĩ đến một anh chàng Orhan khác, có thể đang sống, trong một trong những căn nhà đó. Lớn dần thêm, già dặn hơn, bóng ma trở thành tai quái, và tai quái trở thành ác mộng cứ thế trở đi trở lại. Trong một vài giấc mơ, cuộc gặp gỡ giữa tôi và anh ta, một Orhan khác đó, luôn xẩy ra trong một căn nhà khác, khiến tôi sợ khiếp vía. Trong những lần mơ khác, hai Orhan im lặng nhìn nhau, lạnh như băng. Trong những khoảnh khắc giữa tỉnh thức và mê muội, tôi ôm ghì cái gối, bám riết căn nhà, con phố, cái chỗ của tôi, ở trên cõi đời này. Khi tủi thân, cảm thấy bất hạnh, tôi tưởng tượng ra mình ở trong căn nhà khác, trong cuộc đời khác, ở cái nơi chốn mà anh Orhan khác sống, và, mặc dù mọi chuyện, tôi nửa thuyết phục chính mình, tôi là anh ta và thích thú khi tưởng tượng, anh ta hạnh phúc, sự thích thú như thế đó, có một thời gian, nó khiến cho tôi cảm thấy không cần thiết phải tìm kiếm cho ra căn nhà khác, trong một phần khác, được tưởng tượng ra, của thành phố.

Istanbul


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Sunday, January 11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam
on anh Tru .
Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
*
Tôi chưa coi phim đó.
Tks.
Chỉ có tình là vĩ đại thôi. Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong xóm, chuộc em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái buôn. Anh này thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp, phải bán vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong xóm tặng ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi thả mình theo.
Có một lời bàn, đẹp thế, sao ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo!
Chuyện hơi giống chuyện nàng Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK có hậu hơn, anh chồng hối hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng, tất nhiên, khuyên theo phò Lê Lợi.
*
Chuyện tình Mít kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc sản Miền Nam”, là Một Mối Tình. Truyện ngắn mới nhất,
Có con thuyền đã buông bờ Lâu rồi mới viết chuyện tình mà chẳng hay ư? Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong chuyện tình. Cái cô Bê phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi, và mối tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ bỏ chạy theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận]. nếu không, cô không để ý tới anh chàng có đứa con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết như thế, thì Gấu này phải chịu là Thầy!
Đặc sản Miền Bắc thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi tẹt, mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay…. Hay em trong Trăng Goá, do sặc sụa mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!

"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
Gấu đọc War Sadness

Tại sao Bảo Ninh tịt ngòi?
Gấu tin rằng, chỉ Gấu mới trả lời nổi câu hỏi hắc búa của đám mũi lõ, về nhà văn nổi tiếng nhất xứ Mít.
*
Why Vietnam's best-known author has stayed silent
Fifteen years after Bao Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a sequel
Suzanne Goldenberg in Hanoi
Sunday November 19, 2006 

The Observer
**