|
Gậy Ông Đập Lưng Ông
Cuộc
chiến vượt biên giới,
vào sâu đất liền giết hại đồng bào ta đập phá nước ta năm 1979 của
những tên
xâm lược TQ được giải thích là một cuộc “đánh nhau”! Nghĩa là không có
kẻ đi
xâm lược và người bị xâm lược. “Địch” ở đây chính là Việt Nam, giết Việt Nam
tức là giết địch (!) Thứ lý
luận lưu manh truyền kiếp và tàn độc đó lại được “anh em ta” ở nhà xuất
bản Văn
Học dịch ra in thành sách để đồng bào mình đọc(!) Thật không còn gì bỉ
ổi hơn,
khi những tư tưởng đó được giới thiệu ở bìa sách là : “Một cách ca tụng
riêng
về chủ nghĩa anh hùng”!
*
Cái đoạn trên đây, Gấu không
dám xuyên tạc, nhưng giả sử me-xừ Đào Hiếu đổi đi một tí, là nó biến
thành cuộc
chiến giữa ta, Miền Bắc, và địch, Miền Nam liền tù tì!
“Một cách ca tụng
riêng
về chủ nghĩa anh hùng”!
Tuyệt!
Nào đâu là Nguỵ bị giết, nào đâu là liệt sĩ được nhân dân đời đời nhớ
ơn!
Leave
None To Tell The Story
Oral history in China
Tales of
old
Ruined souls
Điêu tàn ư, đâu chỉ linh hồn?
John
Banville applauds the
return of a novel that directly addresses the turmoil of its time.
The Post Office Girl is
fierce, sad, moving and, ultimately, frightening. True, it is
over-written -
Simenon would have done it better, in half the space - but it is also
hypnotic
in its downward spiral into tragedy. In the figures of Christine and,
especially, Ferdinand, Zweig gives us a portrait of a world coming
horribly to
an end.
Cô gái làm ở Bưu Điện thì
dữ
dằn, buồn, cảm động, và sau hết, dễ sợ. Đúng, nó được viết lằng nhằng -
nếu gặp
tay Simenon, chắc chỉ còn một nửa - nhưng cuốn sách hớp hồn người đọc,
bị xoáy
xuống mãi, theo một cầu thang xoắn, tới kết cục bi thương: số phận cặp
tình
nhân là số phần của thế giới, đi đến tận cùng của nó một cách thật là
ghê rợn.
Đây là một di cảo của Zweig.
Corruption in Kenya
How to ruin a country?
Feb 26th 2009
From The Economist print
edition
Trang Vila-Matas
Thi tập
thứ tư của Nguyễn
Lương Vỵ
Hình bìa & Minh họa: Đinh Cường
Trình bầy bìa & Trang trong: Vương Trùng Dương
Nhà in Five Stars Printing
Q.P ấn hành lần thứ nhất. Tháng 12.2008. Quận Cam, Cali, USA.
E-mail: nguyenluongvy@yahoo.com
Tác giả
giữ bản quyền
*
Trang thơ
Nguyễn
Lương Vỵ
Trò chuyện với
dòng sông
Thanh Thảo viết về Tế Hanh.
Tuyệt! NQT
*
Những
ngày nghỉ học
Tế Hanh
(Tặng Nguyễn Văn Bổng)
Những ngày nghỉ học tôi hay
tới
Đón chuyến tầu đi đến những
ga…
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia
xa.
Tôi
thấy lòng thương những
chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi
máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ
đau.
Bánh
nghiến lăn lăn quá nặng
nề!
Khói phì như nghẹn nỗi đau
tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
Lòng của người đi réo kẻ về.
Kẻ về
không nói bước vương
vương
Thương nhớ lan xa mấy dặm
trường.
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn
phương.
Nguồn net
Tôi đứng bơ vơ
xem tiễn biệt.
Tuyệt cú. Thần cú!
Ui chao, Gấu lại
nhớ đến cảnh Gấu đứng bơ vơ, xem Gấu tiễn biệt: Tiễn biệt cô bạn đi lấy
chồng!
Cái gì gì:
“Em đi áo mỏng mềm
lưng phố,
Có động lòng thương
kẻ cuối đường”!
Ui
chao, lại nhớ lần tỏ tình với một nữ thi sĩ,
"cũng mới đây thôi", anh nhớ em đến vãi lệ.
Em mắng, già rồi vãi lệ hoài, con nít
nó cười cho!
*
Cô bạn của Gấu, là
tác giả câu thơ
thần sầu:
Hồn Đông phương thất lạc,
buồn
Tây phương. (1)
Ui chao, chỉ cần một câu thơ,
đủ là thi sĩ, đủ chứng minh câu của Borges:
Thơ, là để trao cho thi
sĩ.
Cái đám thi sĩ dởm, hay cả một
trường phái thơ dởm Tân Hình Thức, liệu có nổi, chỉ một câu thơ?
(1) Ai cho phép mi là thi sĩ ?
*
Lại nói
chuyện thơ được trao cho thi sĩ, thi sĩ dởm chớ làm thơ!
Lần Gấu qua Cali,
mới đây, gặp một thi sĩ, cũng đã từng văn kỳ thanh, lần này nhất kiến
kỳ hình. Ông nói, tôi thích mấy bài ông viết về thơ, có in từ net ra,
treo ở bàn làm việc, lâu lâu bí thơ, đọc đỡ nhớ.
Ui chao, Gấu cả đời không dám liều mạng làm thơ, bèn lèm bèm viết về
thơ, theo kiểu ăn đồ chay thay đồ mặn, vậy mà được bạn thơ khen, sướng
nào bằng!
Kỷ
niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Thật vậy, chỉ vì cái dâm bôn
của mụ đàn bà Khang Mẫn mà cái nguồn gốc cẩu Liêu của Tiêu Phong trở
thành một
bản án tử hình.
Nguồn Da Mầu
Nhận
xét như vậy, là sai, theo
Gấu. Cả bài viết của tay này, vẫn theo Gấu, nhảm. Đại nhảm! Đọc chưởng
KD rồi viết theo kiểu này là tán phó mát, khiến đám ngoại đạo phì cười
và càng
khiến chúng
ngoảnh mặt với chưởng, tội nghiệp cho chúng!
Cái tội của Kiều Phong, hay Tiêu Phong, là coi thường
nhan sắc, thứ nhan sắc ngoài lề, ngoài da. Sở
dĩ em KM
thù KP đến mức khui ra cái gốc Liêu của ông, ấy là chỉ vì, trong phiên
Chợ Hoa
năm đó, KM là nhan sắc số 1, bất cứ ai cũng phải nhìn và con heo phải
sùng sục
muốn xổng chuồng, y hệt như trường hợp Người Đẹp Bay Lên Trời của
Garcia
Marquez,
bất cứ ai nhìn người đẹp khỏa thân, heo lòng động, là chết. KP không
thèm
nhìn em, mà chỉ mải kết bạn, uống rượu, bàn chuyện võ lâm, giang hồ. Mi
không
biết đến nhan sắc của ta, thì mi sẽ biết đến cái độc của ta.
Nguyên nhân tai ương xẩy ra
cho KP thu vào hai chữ 'độc và đẹp'. Trai tài gái sắc, một cách nào đó,
là cũng theo
nghĩa này. Với
một người đàn bà chỉ có nhan sắc không có tâm hồn, thì quan niệm của họ
về nam
giới thật là giản dị, ta đẹp, ai cũng phải nhìn ta, và thèm ta. KM là
thứ đàn
bà đó. Nếu không nhìn ta, là coi thường ta, là phải chết, phải nếm độc
chưỏng của
ta.
Gấu này, sự thực, bị những
đấng bạn hữu, những đấng mày râu thù cực thù, về già, nhận ra nguyên
do, ấy chỉ
là vì "cù lần" quá, em đến với mình, thì quá trọng, quá thương, chẳng
dám
đụng tới bất cứ sợi lông, dù chỉ sợi lông tay!
Và những bậc hồng nhan tri
kỷ, nói về Gấu, anh ấy ngày xưa hiền quá, nghe, là đấng trượng phu phát
điên
lên rồi!
NTV có lần cũng chửi Gấu,
theo nghĩa đó, đàn bà thường ra là họ muốn cái chuyện đó, mà mi vờ, thì
chính
những người đàn bà đó chẳng coi mi là đấng nam nhi.
Nhưng nói như thế,
là quá
coi thường đàn bà.
Cái cô Oanh đến với ông thầy Kiệt,
chỉ để nói, em yêu thầy, rồi 'bye bye' thầy, em đi du học, em sẽ từ giã
cái đất nước khốn kiếp này, cuộc chiến khốn nạn này, ông thầy Trung Uý
khốn khổ này... cái cô đó mới là thậm ngu.
Chính vì thế, khi về Sài Gòn
cô mới vỡ ra cái ngu của mình, và bèn đánh điện cho Thầy, nói, Thầy
nói, Thầy cần em đi, là em lên liền, Thầy ‘muốn làm gì
thì làm’, và khi chẳng thấy điện phúc đáp của Thầy, bèn phát điên lên,
là vậy!
Cho nhau chẳng tiếc gì nhau, cho nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi,
qua cầu
gió bay! Ui chao, cái trong trắng, cái trinh nguyên, cái nội y...
đâu phải cái nón, mà qua cầu gió bay cho được?
*
Cái sự kính trọng nhan sắc,
của Gấu, nguyên do thật giản dị, nhan sắc đó đếch phải của mình.
Khi gặp cô bạn, Gấu cám ơn
ông Trời, vì nhờ có cô mà Gấu chịu đựng được nỗi đau thằng em trai tử
trận, và
cứ mỗi khi đau quá, là chạy đến cô, và nhìn thấy cô, là cái đau dịu đi.
Sau
này, cô nói ra giùm cho Gấu lý do tại sao của cuộc tình chỉ có phần hồn
mà
không có phần xác: You’re not available. Tôi biết, anh yêu tôi lo lắng
cho tôi,
như một người thân trong gia đình, chờ khi nào tôi có nguời bạn lòng
thực sự,
thì anh lui đi cho được việc nhà nước!
*
Cái chuyện Gấu vừa nghe đến tên
của cô bạn, một cái tên thật bình thường, chẳng có gì là đặc biệt, vậy
mà đã biết
ngay đây là ‘người của mình’, vậy mà vẫn muộn, vẫn chào thua định mệnh,
là chuyện
có thực, và sau này, về già, Gấu cứ tự hỏi, liệu có cách nào thay đổi,
nếu phải
sống lại đời của Gấu.
Vừa nghe tên, biết ngay? Chắc
không phải, chắc trí nhớ nhớ lộn? Nhưng có điều chắc chắn, là, vào đúng
đi qua
cây cầu gỗ ở nơi thị xã, và bất thình lình, pháo từ chi khu bắn đi, ầm
một tiếng,
và thế là hình ảnh cô bạn hiện ra trên mặt sông, trên mặt nước, run lẩy
bẩy, đau
thương, nhăn nhó, cùng với cả thị xã, và đúng lúc đó, Gấu mới biết ra
là, chiến
tranh có thực, và cô bạn cũng có thực, mối tình cũng có thực, và sau
này, thằng
em trai sẽ tử trận, mọi chuyện sẽ như thế, như thế, như thế….
*
Cái mẩu
sáng tác
đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo
‘order’, của một
đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh
Mít, Gấu
nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh
đâu phải
là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải
lương, vãi
lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát,
phiêu
lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với
chồng với
con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên
giấc,
lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi
hộp, âu lo,
đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, sau này Gấu lại sử
dụng, để viết về một… cô gái khác, khiến "cô
khác" này hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail
than
phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác,
và
trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà
sao đọc ra
lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh
dành tôi
ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái,
là đã
đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng,
không kịp
với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất
cứ cái
gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà
giống
’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn
nước
ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand
Canyon,
rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người,
hay
ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, ngửi ra mùi hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà
ngoại
tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều
chỉ để
nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Tôi xa
người xa môi rất tham
Em như
gió núi, như chim ngàn
Em xa
xôi quá làm sao biết
Tôi âm
thầm như cơn mê hoang
Tôi xa
người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang
tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết
thương...
Ui
chao, già rồi mới thèm ơi là thèm, giá có tí kỷ niệm như trên với
Thánh Nữ:
Tôi xa người xa môi rất
tham!
Quê Nhà chắc là cõi Môi Người đã mất kia?
Tổ Quỉ
Đỉnh
cao chói lọi
ON
CLOWNS: THE DICTATOR AND
THE ARTIST
NOTES
TO A TEXT BY FELLINI
Về
những tên hề: Nhà độc tài
và người nghệ sĩ.
Ghi chú
về một bản văn của
Fellini
The
year 1989 did not mark
only the bicentennial of the French Revolution, but also the
centennials of two
figures who - each in his own way - knew
how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and
gullibility.
He
was a tramp in the big city,
using a park bench for a bed. He wore a weathered black derby and a
frock coat
askew on his shoulders—both tragicomic attempts at respectability. He
drifted
along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances
saw him go
into strange fits and thought him a clown. But he became a charismatic
clown—the center of a show that he perfected and in which he functioned
not
just as leading man but as writer, director, producer, and set
designer. When
his little black mustache had become emblematic, when he had grown into
the
idol of millions, a great Hollywood
star
called him 'the greatest actor of us all.' His name was Adolf Hitler,
born just
over a hundred years ago, on April 20, 1889.
Frederic
Morton,
"Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24,
1989.
Cái năm
1989 không những chỉ
kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỷ niệm 100 năm sinh của hai hình
tượng;
mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần
chúng, điểm
yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.
Một kẻ
lang thang trong một
thành phố lớn, lấy ghế đá công viên làm giường. Đầu đội nón đen quả dưa
bốn
mùa, khoác áo thụng trên vai - nón và áo
như cầu mong sự kính trọng - vừa tếu lại vừa buồn - của người đời. Lêu
bêu trên
những hè đường, không gia đình. Không bạn bè. Dáng điệu kỳ cục khiến có
người
cho rằng, đây là một anh hề. Nhưng đây quả là một tên hề làm mê hoặc
mọi người
- nhân vật trung tâm của một sô trình diễn, qua đó, ông đạt tới mức
tuyệt hảo,
không chỉ như người lãnh đạo, mà còn như nhà văn, ông giám đốc, nhà sản
xuất,
người tạo kiểu mẫu. Khi bộ ria của ông trở thành biểu tượng, khi ông
trở thành
thần tượng của hàng triệu con người, một ngôi sao lớn ở Hồ Ly Vọng gọi
ông là
"diễn viên vĩ đại nhất của tất cả chúng ta.". Tên ông ta là Adolf
Hitler, sinh ra cách đây đúng 100 năm, vào ngày 20 Tháng Tư, 1898.
Frederic
Morton: Chaplin,
Hitler: Những kẻ đứng bên lề như là những diễn viên. Nữu Ước
thời báo, ngày 24
Tháng Tư, 1989.
Hồ Chí
Minh, khi đó mang tên
Nguyễn Ái Quốc, tại hội
nghị Tours,
Pháp, tháng Chạp 1920.
Một
người đương thời miêu tả
ông: "Trong con người này có chất [hề] Charlot - vừa tếu lại vừa
buồn".
Trích
tạp chí Lịch Sử,
L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt về Việt Nam,
thuộc địa,
chiến tranh, và Cộng Sản
[Indochine Vietnam,
colonisation,
guerres et
communisme].
He was
incapable of forming
friendships, had difficulties communicating.
Không
có khả năng kết bạn, có
những khó khăn trao đổi, trò chuyện.
Chúng
ta tự hỏi, Ông Hồ từng
có bạn?
*
Charlie
đóng vai Nhà Độc Tài
trong phim cùng tên, trong có một xen thật nổi tiếng, nhân vật chính,
trong cơn
sảng khoái vì chiến thắng, tưng tưng trái banh tượng trưng cho quả địa
cầu.
Diễn viên nhấn mạnh những thành phần thô kệch, the grotesque elements,
của
chứng loạn thần kinh, cử chỉ hành động giống như một đứa con nít, của
nhà độc
tài. Trong khi đồng cảm với chứng khùng điên, hành động của diễn viên
ttrở
thành đồng lõa, một cách hàm hồ [his acting becomes ambiguously
complicitous].
Từ một nhân vật, lúc đầu được coi như là một kiểu mẫu ngây ngô, trẻ
con, và
mang tính nghệ sĩ như thế, bỗng bật ra nét nhăn nhó quằn quại, của sự
xấu xa
quỉ mị.
"Hitler
có thể là một
thiên tài sát nhân ghê tởm nhất của lịch sử, tuy nhiên, trong cái bí
quyết của
ông ta, có những thành phần mà ông ta chia sẻ với của Charlie. Cả hai
cùng khai
thác sự đòi hỏi của kẻ ở bên lề, hãy cho ta vô với! ["Hitler may have
been
history's most murderous genius, yet his formula shared elements with
Charlie's.
Both men tapped the need of the outsider to be let in". Frederic Morton.
Về những tên hề
*
Cái gì còn lại? Ngôn
ngữ còn
lại
“’What remains’? ‘The
Language Remains’”
Hannah Arendt
Trong bài giới thiệu
tập tiểu
luận Essays in Understanding 1930-1954,
của Arendt, Jerome Kohn nhắc tới câu châm
ngôn của Tầu, do chính Arendt đã từng trích dẫn, “Đó là một lời trù ẻo
được sống
vào những thời thú vị” [It is a curse to live in interesting times], và
theo người
viết, câu này thật tuyệt khi áp dụng vào đời và thời của Arendt, một
người luôn
tìm hiểu những biến động của ‘thế kỷ khủng khiếp’ với đam mê và trong
nhiều năm
đã tạo hứng khởi cho những bậc khoa bảng, những nghệ sĩ, nhà văn, nhà
trí thức,
những nhân vật của công chúng, và bao độc giả khác của tác phẩm của bà,
về những
khổ đau thế giới này, một thế giới “chưa từng bao giờ đẹp đến thế”, ở
ngay cả
những “thời kỳ đen tối nhất của nó”. Câu châm ngôn giống như một dấu ấn
thật ấn
tượng, lên cuộc đời riêng tư của bà.
Dọn
Tục ngữ
Việt Nam
có câu
"Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Hóa ra sự tha hóa tiếng nói ở
ta đã bắt đầu từ lâu lắm. Điều cần nói thêm là đến nay trong xã hội
hiện đại,
khuynh hướng này ngày càng phổ biến.
Vương Trì Nhàn
Nhà
viên ngoại họ Vương, dựa
vào câu “Lưỡi không xương…”, mà đưa ra phán quyết về sự tha hóa của
ngôn ngữ, là
một sự lầm lẫn lớn, theo Gấu.
Cái sự
tha hoá của ngôn ngữ
chẳng liên quan mắc mớ gì đến cái lưỡi không xương, và Gấu
còn sợ rằng, họ Vương lầm lẫn cái đẹp, sự đa dạng của ngôn ngữ, thành
cái xấu, là sự băng hoại của nó. Giả như, thay vì cái lưỡi không xương,
mà là cái lưỡi gỗ, thì sự tình còn khốn nạn tới cỡ nào!
Để chỉ trích một con người nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được,
người Việt mình mượn ngay cái lưỡi làm hình ảnh minh họa, và lấy ngay
cái đẹp của ngôn ngữ, mà vận cái xấu của con người sử dụng nó,
Văn chương và siêu hình: Về
cuốn Linh Sơn
|