The lust to write

Susan Sontag's early journals give a fascinating insight into the growth of an original mind, says Sarah Churchwell
Sarah Churchwell
The Guardian, Saturday 10 January 2009
When Susan Sontag died in 2004, she left behind a closet full of nearly 100 notebooks. As her son and editor, David Rieff, has explained in his harrowing memoir Swimming in a Sea of Death, Sontag fought to the exceptionally bitter end, refusing to admit the prospect of death, eventually dying "as she had lived: unreconciled to mortality"
Nhật ký đầu đời của Susan Sontag
Thèm viết.
Không làm sao hoà giải được với... Thần Chết.


Faulkner trả lời phỏng vấn, The Paris Review

Âm thanh và Cuồng nộ. Tôi viết nó trong năm lần, cố kể câu chuyện và rứt ra khỏi giấc mộng tiếp tục hành hạ tôi, cho đến khi viết xong cuốn sách. Đó là một thảm kịch của hai người đàn bà bị mất, bị lạc, bị tiêu trầm: Caddy và con gái của cô, Quentin. Dilsey là một trong những nhân vật mà tôi trân trọng, bởi vì bà can đảm, độ lượng dịu dàng, và chân thật. Bà can đảm, chân thực và độ lượng hơn tôi rất nhiều.


Rừng Tràm

Thảo Trường


Thềm nắng sau lưng
Note: Đọc, nhớ NNT hồi đầu, hồi mới viết, NNT của Một Mối Tình
Còn làm nhớ đến truyện ngắn Nội Cỏ Của Thiên Đường của John Steinbeck
*
Có con thuyền đã buông bờ
Lâu rồi mới viết chuyện tình
Nguyễn Ngọc Tư
Đàn bà, hễ mũi xấu thì mắt đẹp, mắt mũi xấu thì miệng đẹp, mặt xấu thì dáng đẹp, người xấu tâm hồn đẹp. Bằng cách này hay cách khác, họ cứ phải đẹp. Lúc giận cũng đẹp. Nho nghĩ vậy, trong lúc chạy xe theo chở Bế đi chợ.

Gió lẻ gợi người đọc nhớ ngay đến Buồn nôn trước hết bởi chi tiết cô gái (nhân vật chính trong truyện) cứ buồn nôn khi nghe những tiếng nói không thành thật của bọn đàn ông được lặp đi lặp lại nhiều lần.
e Van
Đã có một đấng coi cái chết vì tai nạn của Camus hơi bị được NNT thuổng đưa vô Gió Lẻ, bi giờ lại đến buồn nôn của J-P Sartre bị NNT chôm.
Lạ, là ở cuối bài viết, có tham khảo bản dịch Buồn Nôn. Nếu có đọc Buồn Nôn, dù bản dịch tiếng Việt, thì cũng hiểu ra là buồn nôn của Sartre là một tình cảm siêu hình, do đầy ứ, thừa mứa hiện sinh. Còn buồn nôn của NNT, là do tởm cái xã hội toàn chị, toàn em, toàn lũ đàn ông khốn kiếp.
Đâu có giống nhau!
*
Vấn đề của "Gió lẻ" là ở chỗ, không mất quá nhiều thời gian và không cần quá tinh tế, người ta cũng sẽ thấy ngay dấu vết của Jean Paul Sartre và Albert Camus ở tác phẩm này. Đáng tiếc đó không phải là sự hấp thụ ánh sáng mà là núp bóng hai cây đại thụ.
No còm!
*
Buồn Nôn được coi là một cuốn tiểu thuyết triết học, thí dụ như những dòng sau đây, từ Wikipedia, cho thấy:
La Nausée est un roman philosophique mais aussi quelque peu autobiographique de Jean-Paul Sartre, publié en 1938.
[Buồn Nôn là một cuốn tiểu thuyết triết học, mà còn có tí tính tự thuật của J-P Sartre, xb năm 1938.]
Còn phi lý, quả là một trong những đề tài tủ của triết học hiện sinh, nhưng phi lý ở Sartre, hay ở Camus vẫn là một phạm trù triết học, khác ở một nhà văn miệt vườn như NNT, là từ đời thực, từ chuyện thường ngày ở huyện]
*
Thú thực Gấu này không hiểu tại làm sao mà lại có cái sự móc NNT vào với hiện sinh, với Xác, với Cá Mú?
Đành phải giải thích bằng câu chuyện ngụ ngôn học từ hồi còn con nít, về một ông già nhà quê, thấy người ta vô tiệm kính, đeo kính, rồi mở cuốn sách ra đọc, thì bèn suy ra là, cứ đeo kính là đọc được chữ.
Lớn lên, Gấu cứ bị câu chuyện ám ảnh hoài, chẳng lẽ câu chuyện trên, là để miệt thị người nhà quê ngu dốt? Chỉ đến khi đọc mấy ông bà rành tiếng Tây, viết phê bình, bằng tiếng Tây, hoặc bằng tiếng Mít, thì mới vỡ ra rằng thì là, mấy ông bà này mù chữ, nhưng đeo kính [biết tiếng Tây], và nghĩ là mình hết mù chữ, và viết phê bình loạn cào cào châu chấu, nhặng xị cả lên!
Mới đây, Gấu đọc Salman Rushdie, ông cũng có một nhân vật y chang. Một ông chủ đất mù, nhưng phán về hội họa Tây Phương còn hách hơn cả những nhà phê bình Mít, mù phê bình nhưng rành tiếng Tây!
*
Buồn Nôn không dễ đọc. Ngay cả mũi lõ thứ thiệt còn ớn nữa là.
Nhớ, hồi mới lớn ngồi Quán Chùa với ông anh, thằng em hung hăng khoe, em mê nó lắm, ông anh trợn mắt, ngỡ ngàng:
-Cậu hiểu được nó hả?
Thằng em thu hết can đảm nói:
-Em nghĩ là em hiểu.
Ông anh gật gù:
-Thế thì cậu hơn ông anh của cậu rồi!
*

How one book ignited a culture war
It's 20 years since Iran's religious leader Ayatollah Khomeini pronounced a death sentence on Salman Rushdie for 'insulting' Islam with his novel The Satanic Verses. The repercussions were profound - and are still being felt. Andrew Anthony traces the course of the affair, from book-burnings and firebombings to the dramatic impact it had on freedom of expression in a multicultural society
*

Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý
Đưa mắt thoáng nhìn và ánh phản chiếu từ cặp kính đen của Ghani khiến ông bác sĩ bất thình lình hiểu ra là vị chủ đất mù. Phát giác ra điều này càng làm ông thêm ngán ngẩm: một người mù mà lại hiu hiu tự đắc là sành điệu, là biết thưởng thức hội họa Âu Châu. Sự mù lòa của vị chủ đất còn khiến ông sửng sốt, ấy là vì ông không hề va đụng vào bất cứ đồ vật nào trong nhà…


Phi Châu Truyền Kỳ
Du lịch với Herodotus [TLS Review]

Tuổi già sướng nhất
Note: Cái này của một anh bạn học cũ gửi. Tks. NQT


Những đứa con của trí tưởng
TLS đọc Áo Đỏ Tiểu Thư Con Gái Nhà Quan

Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Xuân Diệu: Phượng hoàng đậu chốn cheo leo

Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.

Đỉnh cao chói lọi

Một chủ nhật khác.


Một Orhan khác. Một Sài Gòn khác

Ngay từ khi còn bé tí, tôi đã hồ nghi thế giới của tôi rộng hơn nhiều so với những gì tôi có thể nhìn thấy: ở đâu đó, trong những con phố của Istanbul, có một căn nhà giống như căn nhà của chúng tôi, ở đó có một thằng bé Orhan khác, rất giống tôi, tôi và nó là hai đứa sinh đôi, hơn thế nữa, nó có thể là một thế thân của tôi. Tôi không thể nhớ, tôi lấy ý nghĩ đó ở đâu, và làm thế nào nó đến với tôi. Hẳn là nó nhập vào tôi, từ mớ bòng bong, là những câu chuyện xì xầm, những hiểu lầm, ngộ nhận, những ảo tưởng, và những sợ hãi. Nhưng, trong một hồi ức sớm sủa nhất mà tôi còn giữ được, tôi đã cảm nhận thật rõ ràng, về một thằng bé Orhan khác, một bóng ma của mình rồi.
Chẳng bao lâu, ước muốn của tôi trở thành sự thực. Nhưng cái bóng ma của một thằng bé Orhan khác, trong một căn nhà khác, đâu đó trong thành phố Istanbul chẳng bao giờ rời bỏ tôi. Suốt thời ấu thơ, và luôn cả những năm mới lớn, nó ám ảnh, quấy nhiễu tôi. Vào những buổi chiều mùa đông, lang thang trên đường phố, tôi thường đưa mắt nhìn vô những căn nhà hai bên đường, qua ánh đèn vàng nhạt ở bên trong nhà, và mơ mòng tưởng tượng, những gia đình hạnh phúc, bình dị, sống những cuộc sống thoải mái dễ chịu của họ. Thế rồi, bỗng dưng tôi giật mình đánh thót khi nghĩ đến một anh chàng Orhan khác, có thể đang sống, trong một trong những căn nhà đó. Lớn dần thêm, già dặn hơn, bóng ma trở thành tai quái, và tai quái trở thành ác mộng cứ thế trở đi trở lại. Trong một vài giấc mơ, cuộc gặp gỡ giữa tôi và anh ta, một Orhan khác đó, luôn xẩy ra trong một căn nhà khác, khiến tôi sợ khiếp vía. Trong những lần mơ khác, hai Orhan im lặng nhìn nhau, lạnh như băng. Trong những khoảnh khắc giữa tỉnh thức và mê muội, tôi ôm ghì cái gối, bám riết căn nhà, con phố, cái chỗ của tôi, ở trên cõi đời này. Khi tủi thân, cảm thấy bất hạnh, tôi tưởng tượng ra mình ở trong căn nhà khác, trong cuộc đời khác, ở cái nơi chốn mà anh Orhan khác sống, và, mặc dù mọi chuyện, tôi nửa thuyết phục chính mình, tôi là anh ta và thích thú khi tưởng tượng, anh ta hạnh phúc, sự thích thú như thế đó, có một thời gian, nó khiến cho tôi cảm thấy không cần thiết phải tìm kiếm cho ra căn nhà khác, trong một phần khác, được tưởng tượng ra, của thành phố.


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Đà Lạt

Cũng trong bữa sinh nhật, người bạn gái học cùng lớp, ở cùng phòng trọ với Oanh suốt ba năm kể với Oanh những chuyện về thành phố cao nguyên như nhắc lại một mớ kỷ niệm đáng nhớ cho Oanh mang theo. Chi nhắc Kiệt. Chi gặp Kiệt trong buổi đi chơi với chúng bạn ở một rừng thông xa thành phố. Ông ta đi với một người đàn bà chắc chắn không phải vợ, trông mùi mẫn du dương không tưởng. Ngay tức thời, Oanh không có phản ứng. Nàng lặp với Chi: Một cuộc tình tắt, tắt một cuộc tình, bởi Chi hiểu Oanh có cảm tình đặc biệt với Kiệt – nhưng không biết Oanh đã gặp Kiệt.

Đêm ấy không biết Oanh khóc mấy trận. Nàng ngỡ đích thực mình đã trở thành đàn bà dù chưa ai đụng chạm. Nàng không còn tưởng đến chuyện gặp lại Kiệt nữa.
Một Chủ Nhật Khác

... vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Thời gian
Một buổi chiều mưa. Oanh và Chi ngồi trong quná kem sát bên phố đông khu trung tâm. Trong một giây phút mơ mộng, Oanh thấy Kiệt đi qua bên ngoài kính. Không kịp nghĩ ngợi, nàng xô ghế đứng dậy len ra cửa. Trời vẫn mưa, dọc theo vỉa hè có mái che người đứng trú chen chúc.
Một Chủ Nhật Khác
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái, Hà Nội, độc, và đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.
Hà Nội, Lan Hương, và Gấu

10
Kiệt bỗng cất tiếng hát inh tai. Kiệt gào thì đúng hơn như muốn át tiếng còi hú, và tiếng động cơ.
Tiếng còi báo động.
*
Bông Hồng Đen, Tiếng Hát Của Im Lặng.
… cette ‘’rose des ténèbres’’. Cette "musicienne du silence"?
C’est grâce à elle, et pour voir mes mots devenir pierres précieuses, que j’ai écrit des chansons.
Nhờ nàng, và cũng để nhìn thấy những từ ngữ của mình biến thành những viên ngọc quí mà tôi viết những lời ca
JEAN-PAUL SARTRE
Si vous entendez une voix qui est l’appel de l’ombre, c’est celle de Gréco.
Nếu bạn nghe tiếng hát liêu trai, tiếng hát gọi bóng tối, thì đó là của Gréco.
PIERRE MAC ORLAN
*
Me xừ Tướng Về Hưu của NHT, sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa Ngục ở trên Trái Đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn. Tâm trạng cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn chương miền nam. Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả... của Nỗi Buồn Chiến Tranh khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo Ninh đã từng ghé mắt đọc Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một tiếng hát, thí dụ như của... Gréco, "sang nhất", hoặc "hèn hơn một tị", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong NHT. Có thể, tiềm thức của tác giả nhận ra thiếu...  một giọng hát, bèn nhớ ra tiếng hát thuỷ thần, tiếng hát Trương Chi...
Thiếu là thiếu một thứ văn chương không hề trông mong vào chính tác giả của nó, để giải thích, để biện minh cho nó.
Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Không kiếm được, không chọn được, thì... kệ cha mày, mặc mẹ mày, và đó là phần số của mày.

Làm gì có thứ văn chương mẹ... mìn, vú em, hay..  bà chị, đi kèm?
Cuốn sách chưa viết xong, thì đã lo giải thích, tôi viết thế này là thế...  lào... rồi!
Viết xong lại càng có lý do để mà la làng: Con lày, thằng lày không đem con bỏ chợ! Thằng lào con lào chê bai... là chết với... bà!

Thiếu một thứ văn chương, mà độc giả, đọc từng câu từng câu là từng từng hạnh phúc.
Những trang đẹp nhất của Kể Chuyện Năm 2000, lạ thay, lại là những đoạn tả mấy anh tù sáng sáng đi làm!
*

Kiệt dám đứng đội sương trên bãi ngắm trời ngắm đất, hát nốt điệu nhạc của anh. Nhưng Duy không còn sức ngồi lên đi kiếm bạn. Giấc ngủ kềm cứng hắn trên giường.

Câu văn trên, là để sửa soạn cho cái chết của Kiệt sau đó.
Đó là điềm triệu, sấm ngôn, lời trù ẻo, báo trước tai ương.

Hắn nghe tiếng gió hú lộng trên đồi thông xa.
Tiếng của Kiệt, từ giã bạn, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Bỗng dưng, Lúa nhớ đến câu chót của thằng em trai.
*
Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Thiên Sơn Đồng Mỗ, bị Lý Thu Thuỷ chặt cụt một giò, may được Hư Trúc cõng chạy, đang chạy chối chết như thế, bỗng hỏi Hư Trúc, mày kể lại ván cờ, mày thắng bằng cách nào...  
Liệu, khi Kim Dung, khi tả trận cờ độc nhất vô nhị, với đầy đủ quần hùng xúm quanh, nơi bên ngoài mật thất của Tô Tinh Hà, chưởng môn nhân phái Câm Điếc, ông có mơ hồ cảm thấy, rằng thì là, mình còn có dịp chơi lại, một lần nữa, cũng một trận cờ, cũng một thế cờ, đó?
Có lần Lúa cương ẩu, phán sảng, làm gì có sáng tạo. Làm gì có cái chuyện làm ra cái mới. Làm gì có đại tác phẩm vô danh, chẳng hề được người đời biết đến. Sáng tạo, hiểu một cách nào đó, là đốt lên một que diêm đã được...  xài rồi.
Thế mới ghê, diêm xài rồi, đốt lên vưỡn cháy! Vẫn đốt cháy đỏ điếu thuốc buồn, "Smoking my sad cigarette". Vưỡn "Nhớ nhà châm điếu thuốc...", vưỡn "Khói huyền trong mắt em", "Smoke gets in your eyes..." rất ư là vô tư như chuyện thường ngày ở... Việt Nam.

Độc giả say mê Kim Dung và say mê môn chơi cờ, chắc khó quên nổi ván cờ của chưởng môn nhân phái Tiêu Dao. Ván cờ ma quái, chính không ra chính, tà không phải tà. Dùng chính đạo phá không xong mà theo nẻo tà phá cũng chẳng đặng. Có người ví nó với thế Quốc Cộng ở một số quốc gia trên thế giới. Sau, Hư Trúc, chẳng biết chơi cờ nên cũng chẳng màng đến chuyện được thua, cũng chẳng luận ra đâu là tà, đâu là chính, đi đại một nước chỉ nhằm mục đích nhất thờI là cứu người, vậy mà giải được. Nước cờ của Hư Trúc, cao thủ đều lắc đầu vì là một nước cờ tự diệt, nhờ vậy mà tìm ra sinh lộ.
Tác giả, Kim Dung, thấm nhuần lịch sử, triết học Đông Phương và cái thế "dựa lưng nỗi chết" đã từng được nhiều danh tướng sử dụng.
Thú vị hơn, một lần nữa, sau đó, ông lại sử dụng thế cờ này để giúp Thiên Sơn Đồng Mỗ tìm ra chỗ trú ẩn, là hầm băng nơi nhà kẻ thù.
Nước Cờ Hư Trúc

Lần đầu tiên, độc giả được nghe tiếng harmonica của Kiệt, khi anh là một thằng con nít Bắc Kỳ, sợ ông bố như sợ hung thần. Mỗi lần bố đi vắng, thằng bé mới dám lôi cây kèn ra để thổi cho mẹ nghe.
Chúng ta gặp lại cây kèn, Oanh chạy vội đi mua cho ông Thầy, lần gặp cuối cùng giữa Thầy và Em, thay vì ở Đà lạt, thì là ở Sài Gòn, một nơi chốn "giả tuởng nào đó" bên ngoài rạp Rex.
Bị vợ tống ra khỏi nhà, ôm theo hộp đàn Em tặng Thầy, Kiệt trở lên lại Đà Lạt, như con voi già biết trước những giờ phút cuối cùng của mình đã điểm.
Tới lúc đó, chúng ta mới lại được nghe tiếng kèn, chàng thổi cho bạn nghe, trước khi tuyệt tích giang hồ.
Đây vẫn là đòn "sóng sau đè sóng trước", "ngoài trời có trời" của Đông Phương, và Kim Dung là một bậc thầy: Hân Tố Tố-Trương Thuý Sơn vừa nằm xuống là Triệu Minh-Vô Kỵ nổi lên. Tiếng kèn buồn bã của những buổi chiều của miền bắc ngày nào, giữa hai mẹ con, bỗng trở nên thật thê lương giữa vùng đồi núi Đà Lạt, thay cho lời chào vĩnh biệt của trung uý Kiệt, với thế gian này.
Bạn nào còn nhớ tiếng kèn của anh chàng lính Mẽo Frank Sinatra, trong Khi còn người đàn ông trên trái đất này, Tant qu'il y aura des hommes?
*
Tant qu'il y aura des hommes?
Tên tiếng Anh của nó hơi giống tên tác phẩm của Koestler, Số không đến vô tận: From Here to Eternity, tiểu thuyết của James Jones (1957). Nhà văn Mẽo. Tay này có mấy cuốn quay thành phim, phim nào cũng hách Comme un torrent (Some Came Running).
Gấu đã từng được bà cụ TTT cho đi coi phim này, hồi còn đi học. Cụ mê em Shirley MacLaine lắm.