*

TƯỞNG NIỆM




Tribute
1 2
Obituary
Speaking Truth to Power
*
Homo Sovieticus

Ẩn dụ Lò Cải Tạo, cái sườn của tất cả những gì được viết ra ở đây.
[Mô phòng: Ẩn dụ Quần Đảo, cái sườn tác phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều chương: Những Con Tầu của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo, Từ Đảo tới Đảo, Quần Đảo Mọc Lên Từ Biển.
D.M Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta].

Entry trên,  Homo Sovieticus được tới hai diễn đàn nổi cộm để mắt tới, khiến Gấu hơi bị tò mò, bèn đọc lại.
Trước đó, đã đọc rồi, thấy cũng thường, vì bạn Nhị Linh này thực sự chưa từng đọc Solz [?], mà nói theo sư phụ [P.A.].
Nói sư phụ thì hơi quá, thực sự tay này khoái đọc P.A [Đừng nhầm với Phan Anh, như một lần, tay chủ blog đã nhấn mạnh!]

Soljenitsyne/Solzhenitsyn (viết đúng tên không phải là chuyện dễ đâu nhé) thuộc vào các nhà văn hiếm hoi theo nghĩa: nhắc đến tên là tự khắc kích thước văn chương bị đẩy bắn sang một bên, nhường chỗ cho kích thước chính trị. Thậm chí là chỉ chính trị, không văn chương. Thực tế là tôi thấy đọc Solzhenitsyn rất chán, nặng nề tẻ nhạt, có thể là vì lần đầu tiên đọc rơi đúng vào một quyển Sài Gòn dịch ngày xưa, từ đầu đến cuối gọi Stalin là “người cầy”. Nhưng hai cái thực sự xuất sắc là Một ngày trong đời Ivan Denisovich (tiểu thuyết đầu tay, bản dịch mới in ở Hà Nội trong một tuyển tập) và truyện “Ngôi nhà của Matriona” (bản dịch đã xuất hiện trên evan mấy năm trước, nhưng sau này evan đã vứt toẹt toàn bộ database của thời đó đi – đó cũng chính là lý do khiến nhiều người không cộng tác với evan nữa).
Blog của Pierre Assouline, tất nhiên, đã kịp đi bài về Solzhenitsyn, và, điều này cũng tất nhiên, nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị của Solzhenitsyn: “C’est dire si son importance ne fut pas exclusivement littéraire”, và nhất là chỉ ra cụ thể chính trị ở chỗ nào: Solzhenitsyn đã từng phê phán phương Tây theo lý tưởng cánh tả của mình tạo ra một thứ lý tưởng (tức là méo mó) về chủ nghĩa Stalin ở Nga giai đoạn sau 1956 (1956 là gì thì các bác ở Hung biết rõ). P. A. cũng kể lại vào năm 1974 (năm Solzhenitsyn nhận giải Nobel văn học), khi đến trả lời phỏng vấn của Bernard Pivot trong chương trình Apostrophes (Pivot là ai thì các bác ở Pháp biết rõ) đã tâm sự: “Mặc dù tình hình ở Liên Xô không có một dấu hiệu khả quan nào, tôi vẫn có dự cảm, sự tin tưởng, rằng tôi sẽ quay trở về tổ quốc tôi khi tôi còn đang sống. Thế nhưng, như ông thấy đấy, tôi đâu còn trẻ nữa…” Đúng hai mươi năm sau ông sẽ quay về, không phải Liên Xô nữa, mà là nước Nga. Nhưng Solzhenitsyn đã là cái gì đó thuộc về Liên Xô, thuộc về các trại nhốt người, gulag. Một hình tượng, giống như tấm hình chân dung ông in trên tất cả những cái túi đỏ rất to của Buchmesse tại Frankfurt năm 2005.
*
Gọi Solz là "chính trị", thì cũng chẳng khác gọi ông là trí thức CS, hay đúng như tay Yankee mũi tẹt làm cho Bi bì xèo, viết, trí thức ở xứ CS!

Đây là quan điểm của rất đông đám nhà văn VC ở Hà Nội, khi Gấu về, gặp.
NCT mà thi sĩ gì? Đâu phải thơ?
DTH mà văn sĩ gì? Đó là chính trị!

Nghe, bề mặt thì cũng có vẻ... đúng, nhưng bề chìm thì mới thảm.
Bề chìm của nó, Paz đã lật ra, khi viết về Solz, trích dẫn một câu của Montaigne.
Tôi thường nghe người ta nói, hèn nhát là mẹ độc ác.

Đọc như thế là độc ác, là khốn nạn, mà gốc gác của nó, là hèn nhát.
Đấy là chưa nói mặc cảm tội lỗi của đám con ông cháu cha, ngồi lên đầu nhân dân, đám “cà rem của cà rem”, như Brodsky đã từng xiả xói vào mặt chúng.
*
Hai diễn đàn nổi cộm kia, thực sự cũng chưa từng đọc Solz. Bạn Nhị Linh chắc cũng chưa từng đọc Solz. Nếu đọc, thì chí ít cũng viết được một entry cho ra hồn về ông. Hết lôi PA, tới Homo, tới Âm nhạc một đời…

Thảm thật. Viết loạn cào cào châu chấu như thế, mà được tới hai diễn đàn nổi cộm lôi về hít hà, mới lạ?
*
Có thể tâm đắc lời phán nổ như pháo, của Nhị Linh, Solz đếch phải là nhà văn, mà sặc mùi chính trị, "Chống Cộng rẻ tiền", cho nên cả hai điễn đàn nổi cộm kia bệ về thờ?
*

Thực tế là tôi thấy đọc Solzhenitsyn rất chán, nặng nề tẻ nhạt, có thể là vì lần đầu tiên đọc rơi đúng vào một quyển Sài Gòn dịch ngày xưa, từ đầu đến cuối gọi Stalin là “người cầy”.
Nhưng hai cái thực sự xuất sắc là Một ngày trong đời Ivan Denisovich (tiểu thuyết đầu tay, bản dịch mới in ở Hà Nội trong một tuyển tập) và truyện “Ngôi nhà của Matriona” (bản dịch đã xuất hiện trên evan mấy năm trước, nhưng sau này evan đã vứt toẹt toàn bộ database của thời đó đi – đó cũng chính là lý do khiến nhiều người không cộng tác với evan nữa).
Nhị Linh

Như Nhị Linh viết, anh chưa từng đọc Solz, nhưng đọc bản dịch trước 1975 của Sài Gòn. Như vậy, chắc là đọc bản của Ngọc Thứ Lang, hiện đang đăng trên talawas.

Quần đảo ngục tù gồm ba cuốn khổng lồ. Gấu thực sự không hiểu bản dịch của Ngọc Thứ Lang dịch tới đâu, hay cũng một kiểu phóng tác, như ông đã từng phóng tác Bố Già?
Trước 1975, Gấu đọc độc có Một ngày, còn mấy cuốn kia, chưa đọc. Cả hai dịch giả đều quen phóng tác. Ngọc Thứ Lang phóng tác Bố Già hay hơn cả nguyên tác, nhưng vẫn là phóng tác. Hoàng Hải Thuỷ, dịch Tầng Đầu, thì là vua phóng tác, khỏi nói.
Nhưng dịch, khác. Chính vì thế mà TTT được tay đầu nậu Thành nhờ dịch Tầng Đầu. Gấu biết rõ chuyện này, nhưng lại không biết đã dịch được tí nào hay là chưa.

Cái sự xuất sắc của Solz, ở trong những truyện ngắn, thì ai cũng nhận ra, nhưng với tiểu thuyết, có cái sự hoang mang ở đây, ấy là vì tham vọng của Solz, như Quần đảo cho thấy, một thử nghiệm về điều tra văn học, an Experiment in Literary Investigation, như thế, vượt cả văn chương: Nói một cách khác, chưa có một thể dạng văn học nào hợp với ông, để hoàn tất tham vọng của mình.

Đây là điều Steiner nhận ra khi viết:
Thiếu tính khách quan của một sử gia, và khả năng xàng lọc dữ kiện, những trở ngại này khiến ông không thể miêu tả đất nước của ông, trong cơn đọa đầy, sa xuống tình trạng dã man. Ông nhìn quá khứ, như là một cuộc chiến đấu kiểu Manichaean, giữa tốt và xấu, thiện và ác, với những người Nga hô hào tự do dân chủ, nhưng ở lộn bên hàng rào. Chúng ta có thể tỏ ra không công bằng, "not fair", khi hất hủi kiệt tác, magnum opus, này, coi là một thất bại khổng lồ. Một cách nào đó, ông không viết cho chúng ta, mà là cho một hậu thế xa vời, cho những thế hệ sau: họ có thể thưởng thức tác phẩm, thấy nó xứng đáng, hơn là cái nhìn tức thời của chúng ta.
*
Đọc văn chương, theo Gấu, cần nhất là đừng có thành kiến, hay thiên kiến, hay định kiến. Do "kiến" [cắn], mà một tay như DT đã từng phán về NHT: Thứ này có hàng tá ở nước người. Trong khi, chỉ với một Tướng Về Hưu, là đủ để bên cạnh Một ngày trong đời Ivan Densissovich, nếu đọc chúng theo quan điểm của Lukacs: Truyện ngắn xuất hiện như một Not Yet, hay như một No Longer của một chu kỳ văn học: Một bước đi có ý nghĩa trong sự làm mới những truyền thống lớn lao của chủ nghĩa hiện thực xã hội thế kỷ thứ 19, 20 [... that Solz's novellas represent a significiant step in the renewal of the great traditions of the socialist realism of the nineteen-twenties].(1)
Riêng về truyện dài, novels, của Solz, tiện thể, nếu có thể, Gấu sẽ trình bầy cách đọc của Lukacs.

(1) Những nhận định của Lukacs về Căn nhà của Matriona làm gợi nhớ thời gian NHT cách biệt với thế giới bên ngoài, và viết Những ngọn gió Hua Tát:
… Solzhenitsyn's other known novellas do not have the same degree of symbolic comprehensiveness. But perhaps for this very reason his exploration of the past in order to find a way of comprehending the present is, as we will see, all the more clearly manifest. This view of the present is least visible in the fine novella Matriona's House. In it Solzhenitsyn, like some of his contemporaries, depicts life in a remote village where the people and ways of life are very little influenced by socialism and its Stalinist form. (The existence of such possibilities is not unimportant for the overall picture of the present, but it is by no mean central.) It is a portrait of an old woman who has experienced and suffered a great deal, who was often deceived and always exploited, and whose deep inner goodness and serenity nothing could shake. Here we have the example of a character whose humanity nothing was able to break or mar; a portrait in the spirit of the great Russian realist tradition.
Thú vị nhất, là Solz cũng đã từng bị coi là một thứ giáo làng: He was a "provincial schoolteacher who has exceeded his authority and overreached himself", một anh giáo làng cường điệu về vai trò thầy giáo của mình, một con cóc phình bụng muốn làm con bò.
Đúng y chang NHT!
*

In Soviet times telling the truth required great courage and brought fearful consequences. That is why the dissidents were a tiny minority of the official intelligentsia which the Soviet Union created mainly in order to build its nuclear technology. Today it is not for the most part fear that muzzles the intellectuals. Speaking out can still be dangerous, as the murder in 2006 of Anna Politkovskaya, an investigative journalist, showed. But what lurks behind the silence of many is not fear but appetite: an appetite to recover the perks and status that most of the intelligentsia enjoyed as the Soviet system’s loyal servant.
The Economist: Speaking Truth to Power

Solzhenitsyn đã từng phê phán phương Tây theo lý tưởng cánh tả của mình tạo ra một thứ lý tưởng (tức là méo mó) về chủ nghĩa Stalin ở Nga giai đoạn sau 1956 (1956 là gì thì các bác ở Hung biết rõ)
Thú thực đọc lời phán của Nhị Linh, Gấu này đành giơ cả hai tay lên trời, than: hết thuốc chữa.

Solz phê phán Tây phương theo lý tưởng cánh tả của mình
Solz mà... lý tưởng cánh tả?

lý tưởng (tức là méo mó) về chủ nghĩa Stalin ở Nga giai đoạn sau 1956 (1956 là gì thì các bác ở Hung biết rõ).

Đây là muốn nói đến cuộc Cách Mạng Hung, nhưng "là gì", tại sao "lý tưởng mà tức là méo mó", thì chịu thua!
Bác nào ở Hung giải thích giùm Gấu ngu này! Please!
*
Cái tay VTH, trong một bài viết về Solz trên BBC, gọi ông là một vị trưởng lão, tuy cũng một thứ mù tịt [dịch Cancer Ward, Khu Ung Thư, là Khoa Ung Bướu! Khoa là cái đếch gì ở đây?], nhưng còn lờ mờ nhìn ra vóc dáng của Solz, như D.M Thomas đặt tên cho chương cuối, khi phải khép lại cuốn tiểu sử Solz. của ông: The Old Believer.

Note:
Nhị Linh là nick của một tay Gấu biết. Học ở Tây. Đọc nhiều, dịch nhiều, nhưng viết, thì chưa được.
Sợ chẳng bao giờ được. Cái đọc nhiều làm hỏng anh.
Gấu theo dõi khá nhiều bài viết của tay này. Vấn đề tại sao viết lại hỏng, Gấu sẽ bàn trong những kỳ tới, và nó liên quan tới một trong ba búa của Trình Giảo Kim, ông anh truyền lại cho Gấu: Viết văn là phải có Thầy.
Thầy của tay này, nếu là P.A. thì... hỏng.
Ngay cái chuyện học ở Tây, cũng làm hỏng anh, và rất nhiều Mít khác, thí dụ bà nữ phê bình gia viết phê bình bằng tiếng Tây.
Văn chương Tây, theo Gấu, sau đám Camus, là... hết!

Với đám Camus, là can đảm, là dấn thân, là đạo đức, là trách nhiệm, là chiến đấu. Chính cái đó bảo đảm văn chương của họ. Đám nhà văn sau họ, chẳng còn gì bảo đảm cho chữ mà họ viết ra. Ui chao, một ông ‘hạt cơ bản’, đến mẹ ông ta mà còn phải lên tiếng chửi thì lấy đâu ra bảo đảm cho văn của ông?
Tay P.A, viết cũng nhiều, nhưng có tác phẩm nào hách xì xằng đâu? Ấy là nói về tác phẩm văn chương, tiểu thuyết truyện ngắn này nọ. Còn ba bài viết cho báo chí, thì cũng thứ bút luận, đọc sách, đâu có gì là ghê gớm?

Cái câu mà Người Kinh Tế vinh danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc.

Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Sakharov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.

V/v Solzhenitsyn đã từng phê phán phương Tây theo lý tưởng cánh tả của mình.

Nhà văn Susan Sontag nhớ lại một buổi nói chuyện về Solzhenitsyn giữa bà và Joseph Brodsky, nhà thơ Nga buộc phải sống lưu đày như Solzhenitsyn và cũng nhận giải Nobel. Bà nói: “Chúng tôi cười và đồng ý với nhau về cái nhìn của Solzhenitsyn đối với nước Mỹ, lời chỉ trích báo chí của ông, và tất cả mọi thứ đều sai thậm tệ, vân vân và vân vân. Rồi Joseph nói: ‘Nhưng bà biết đấy, Susan, mọi thứ Solzhenitsyn nói về Liên bang Xô-viết là đúng. Thật đấy, mọi con số – 60 triệu nạn nhân – là đúng cả’”.
Nguồn

Trong diễn văn tại Harvard và trước nghiệp đoàn AFL-CIO, Solz tỏ ra gay gắt trước sự yếu ớt, và ngây thơ của Tây phương [đối với Liên Xô], tấn công những kẻ chỉ trích cuộc chiến Việt Nam, cảnh cáo thứ văn hóa vô thần và tầm tầm [của Tây phương]. Chẳng có gì thay đổi, kể từ khi đó cho tới bây giờ, ở trong đầu của ông ta.
David Remnick: Deep in the Woods: Solzhenitsyn in Moscow

Vào một ngày đẹp trời tháng Chín, 1993, Aleksandr Solzhenitsyn, khi đó cũng gần hết hạn hai chục niên lưu vong, đi một đường diễn văn hiếm, trước cử tọa ở Vaduz, thủ đô Liechtenstein. Tuy vẫn hung hăng con bọ xít, mỗi khi có dịp như vậy, nhưng kể như ông đã đi xong chặng đường sử thi, như là người viết biên niên sử, về sự độc ác của Xô Viết. Với Một ngày, Khu Ung Thư, Vòng Đầu, và trên tất cả, Quần đảo Gulag, ông chẳng những phơi ra những bí mật của sự kìm kẹp, trấn áp, và sự điêu tàn của Xô Viết, mà còn tiên đoán sự sụp đổ của ý thức hệ Cộng Sản và Đế Quốc Cẩm Linh.
Nhưng, ở Vaduz, Solz, một người bảo thủ nguyên tắc, không thể nào hòa nhập với cơn hưng phấn của Tây phương. Ông thực sự âu lo, về cái chuyện, những phí tổn gây ra bởi ý thức hệ, sự hung bạo, và của đế quốc, chưa được thanh toán đầy đủ, nhân loại chưa xong đâu, với Cái Ác Đỏ. Trong khi Tây phương ăn mừng Reagan đã chiến thắng Cuộc Chiến Lạnh, Solz “đau đáu” khi tưởng tượng ra cái cảnh đám cựu tinh anh Đỏ chưa hề biết ăn năn hối hận, những cựu viên chức CS, cựu trùm KGB, vào giờ này, thật dễ dàng tự biến chúng thành những “nhà dân chủ”, những “thương gia”.
    "Chúng ta vừa mới thưởng thức câu chuyện thần tiên ngu ngơ, ngốc nghếch về một kết thúc hạnh phúc tràn trề của lịch sử, thế là toàn thể nhân loại dân chủ hòa bường, một sự sắp xếp toàn cầu đã đạt được. Nhưng chúng ta thấy, và cảm thấy, một điều gì hết sức khác biệt đang tới, một cái gì mới, và có lẽ, thật lạnh lùng, nghiêm khắc. Không, sự yên tĩnh chưa hạ san, và cũng chẳng đến với chúng ta một cách dễ dàng như vậy.."
*

Note: V/v Nhị Linh:
không thích và chỉ trích thì thoải mái, nhưng không nên định kiến và nhất là dán nhãn lung tung như thế, thưa ông chủ Tin Văn
Phúc đáp:
Tin Văn để dấu hỏi, sau những chữ Chắc gốc bự?, Chẳng thua Hồ Anh Thái?
Tuy nhiên, vì chẳng hề có định kiến, dán nhãn lung tung...  Tin Văn xóa những dòng trên, và trân trọng xin lỗi bạn Nhị Linh. NQT
T.B: Đọc lại, Gấu nhận ra, đây là do Gấu quá tởm hai diễn đàn kia, nên mất bình tĩnh, đánh lầm 'phe ta'. Sorry, to both of U, NL and CM! NQT
*

Solzhenitsyn died on August 3rd, and he was buried near Turgenev in the graveyard of the Donskoi Monastery. Vladimir Putin, the former K.G.B. operative and Russia’s de-facto President, unabashed by irony, paid tribute to Solzhenitsyn’s service to “the ideals of freedom, justice, and humanism.” Later that week, while attending the opening ceremony of the Olympic Games in Beijing, Putin discussed with his seatmates and fellow heads of state a non-sporting matter: he had ordered his tanks and troop trucks into South Ossetia, in the Caucasus. His Army also attacked Georgia proper, most forcefully the city of Gori, the birthplace of Iosef Dzhugashvili—better known as Stalin, who in his day helped redraw the volatile mosaic of the Caucasus.

Part of the “naïve fable” was that the collapse of the Soviet Union would peaceably defy historical precedent. Empires, blinded by hauteur and ambition, don’t often stoop to understand the complexities of their human and territorial acquisitions, and care even less about the disfigurements and time bombs they eventually leave behind. The record is long: after the Ottoman decline came the slaughter of Armenians and the drawing of senseless boundaries in the Middle East; imperial Britain left in its wake the wars in Ireland, Palestine, Nigeria, and the Indian subcontinent; the French provided a legacy of imminent violence from Algeria to Indochina.

Remnick, như trên, viết, cái sự sụp đổ quái đản của Đế Quốc Đỏ cũng là một phần của câu chuyện thần tiên ngây ngô ngốc nghếch. Trên Time, 25 August, 2008, Làm sao ngăn Cuộc Chiến Lạnh Mới, Sa Hoàng Đỏ Putin phán: "Sự phân rã Liên Xô là một thảm họa lớn lao nhất về mặt địa lý chính trị của thế kỷ 20" [Putin declared that the dissolution of the Soviet Union was 'the greatest geopolitical disaster of the 20th century']
*
I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys, we were from time to time given a talk by a guest lecturer, an Old Bolshevik, on the horrors of the tsarist regime. The aim was to demonstrate how happy and bright our days in the Soviet paradise were. It is alarming to see that Solzhenitsyn's legacy is now being used by the new governors of Russia in a similar way.
Tôi đã sống đến tận giờ này và vẫn còn nhớ, khi còn là học sinh, tham dự những buổi nói chuyện của mấy ông Lính Già Bôn Xê Vích, về những nỗi kinh hoàng thời Nga Hoàng, so với thời  hoàng kim Xô Viết. Thật đáng ngại khi tới lượt Solz bị nhà nước sử dụng y chang.

Solzhenitsyn once dedicated his life to the fight against the regime in which the state security machine made everyone feel an accomplice in turning the country into a prison camp. He has now become part of a society where the mass media are reduced to self-censoring impotence, Soviet style; dissident artists and writers arc regularly beaten up; journalists who expose corruption and the abuses of centralized political power are murdered. And yet Solzhenitsyn is silent; silent even when his most cherished idea of saving Russia by strengthening the independence of local government, Swiss-style, was first ridiculed in the press and then trampled over by a presidential decree that reinstalled the central authority of the Kremlin over the whole of Russia.
The Old Days

ZINOVY ZINIK
đọc
Edward E. Ericson, Jr, and
Daniel J. Mahoney, editors
THE SOLZHENITSYN READER

Cái sự kiện, Solz phủ phục trước Tân Sa Hoàng Đỏ Putin, qua bài viết trên tờ Paris Match, của tay nhà văn kiêm nhà ngoại giao Nga, Vladimir Fédorovski, là do Putin tán tỉnh bà vợ Solz:
“Thưa bà, bà là vợ một thiên tài.”
Bà vợ thứ nhì của Solz không thể tưởng tượng, khi mở cửa, đích thân Putin xuất hiện, tay ôm vòng hoa, và, bà, chưa kịp mời vô nhà, Sa Hoàng Đỏ đã quay gót.

“Madame, vous êtes l'épouse d'un génie.» La seconde femme d'Alexandre Soljenitsyne reste pétrifiée. Devant elle, Vladimir Poutine, les bras chargés de fleurs. Elle n'a pas le temps de proposer au premier des Russes d'entrer dans son appartement de la banlieue de Moscou que le chef d'Etat a déjà tourné les talons.
Depuis plus d'un an, l'ancien lieutenant-colonel du KGB est l'homme le plus puissant du pays. Un à un, ses adversaires ont plié devant lui. Seul un irréductible continue de dénoncer la corruption du nouveau réégime, son manque de transparence et le pouvoir des oligarques. Alexandre Soljenitsyne, 80 ans, un mythe qu'on ne fait pas taire. Ni les menaces ni l'argent n'ont prise sur lui. Alors Poutine opte pour la ruse. Maître-espion, il ennrôle Natalia, la femme qui partage la vie de l'écrivain. Opération réussie! Dans les mois qui suivent, l'auteur de «L'archipel du gouulag» va taire ses critiques. Et prendre peu à peu position pour lui. «Poutine a reçu en hériitage un pays à genoux, avec une majorité de la population tombée dans la misère. Et il a commmencé sa lente reconstruction. Ces efforts n'ont pas été remarqués et appréciés tout de suite », déclarait-il en avril dernier, dans un allbum dédié au président. En 2006, il avait même accusé l'OTAN de préparer «l'encerrclement total de la Russie et la perte de sa souuveraineté», en «renforçant méthodiquement et avec persistance sa machine militaire dans l'est de l'Europe». Lorsque le président russe revient voir l'écrivain le 12 juin 2007, il lui remet le Prix d'Etat, la plus haute distinction du pays, et loue celui qui a «dédié sa vie à la patrie ». Un homme qui passa cinquante ans de sa vie à combattre les maîtres du Kremlin.
*
V/v Solz và Pivot, tay chủ trì ApostrophesBouillon de Culture, hai chương trình TV văn học trên đài Antenne 2, của Tây.
Trong Nghề Đọc, Le Métier de Lire, Pivot cho biết, ông gặp Solz tất cả 4 lần. Lần đầu, là năm 1974, tại sàn quay, Pivot nhớ rõ, Solz nói: Tôi có trong tôi, dự cảm, niềm tin là tôi sẽ trở về, khi còn sống, quê hương của tôi. [J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je reviendrai, vivant, dans ma patrie].
Và Pivot còn nhớ cảm tưởng của ông, kính phục, ngưỡng mộ, nhưng hoàn toàn không tin.
*

Solz không chỉ biết viết văn, mà còn biết làm thơ. Thơ của ông thật tuyệt, như Remnick ghi lại, lần gặp Solz ở Moscow. 

One of the prose poems he has written since his return to Moscow is called “Growing Old”:

How much easier it is then, how much more receptive we are to death, when advancing years guide us softly to our end. Aging thus is in no sense a punishment from on high, but brings its own blessings and a warmth of colors all its own. . . . There is even warmth to be drawn from the waning of your own strength compared with the past—just to think how sturdy I once used to be! You can no longer get through a whole day’s work at a stretch, but how good it is to slip into the brief oblivion of sleep, and what a gift to wake once more to the clarity of your second or third morning of the day. And your spirit can find delight in limiting your intake of food, in abandoning the pursuit of novel flavors. You are still of this life, yet you are rising above the material plane. . . . Growing old serenely is not a downhill path but an ascent. 

Nhưng những dòng suy tưởng sau đây, qua Remnick ghi lại, mới thật là tuyệt:

I know from the many personal letters I still get that for many people I am a source of trust and moral authority. But I cannot really say if I am a moral authority or not. I do feel that for humanity—not society but for humanity—moral authority is a necessity. The course of world history and world culture shows us that there are, and should be, moral authorities. They constitute a kind of spiritual hierarchy which is absolutely necessary for every individual. In the twentieth century, the universal tendency, not only in the West but everywhere, was to destroy any hierarchies so that everyone could act just as he or she wants without regarding any moral authority. This has already been reflected in, and has influenced, the whole of world culture, and the level of world culture has been lowered as a result.”
Deep in the Woods
[Tin Văn sẽ dịch hầu độc giả sau]

Bài mới nhất của David Remnick, về Nga & Putin nhân vụ xung đột biên giới. Và về Solz
Boundaries Issues

Cái câu mà Người Kinh Tế vinh danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc.

In Soviet times telling the truth required great courage and brought fearful consequences. That is why the dissidents were a tiny minority of the official intelligentsia which the Soviet Union created mainly in order to build its nuclear technology. Today it is not for the most part fear that muzzles the intellectuals. Speaking out can still be dangerous, as the murder in 2006 of Anna Politkovskaya, an investigative journalist, showed. But what lurks behind the silence of many is not fear but appetite: an appetite to recover the perks and status that most of the intelligentsia enjoyed as the Soviet system’s loyal servant. 

Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.
Tin Văn

Note:
Câu trên, Hoàng Nguyễn, trên talawas, dịch chính xác hơn:
Dưới thời Xô-viết, để nói sự thật cần có lá gan lớn và chấp nhận những hậu quả đáng sợ. Đó là lý do tại sao những người đối kháng chỉ chiếm một thiểu số ít ỏi trong giới trí thức chính thức mà Liên bang Xô-viết tạo ra chủ yếu để xây dựng nền công nghệ nguyên tử. Ngày nay, nỗi sợ hãi không phải là yếu tố lớn nhất bịt miệng các trí thức tuy nói ra vẫn có thể bị nguy hiểm, chẳng hạn như vụ ám sát bà Anna Politkovskaya, một phóng viên điều tra, năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn đằng sau sự im lặng của nhiều người không phải là nỗi sợ mà là sự thèm muốn: thèm muốn tìm lại niềm hãnh diện và vị trí mà đa số trí thức Nga được hưởng với tư cách những nô bộc trung thành của hệ thống Xô-viết.
Tks. NQT

*

Octavio Paz:  Hãy coi trường hợp Solzhnitsyn: Bụi Sau Bùn
Trong cuốn Về thi sĩ và những người khác, Paz dành hai bài, một về Solz, và một về Gulag: Giữa Isaiah và Job. Bài trước viết năm 1974, March, (Mexio) Bài sau viết sau bài trước hai mươi tháng, trong đó, Paz phân biệt có hai Solz, một chứng nhân, và một, lý thuyết gia xã hội. Và sự bất toàn của chủ nghĩa Marx.
Bài về Solz bắt đầu bằng phát giác làm ông đứng tim khi đọc Những Ngày Của Cái Chết Của Chúng Ta, của David Rousset.
Tin Văn đã viết sự cố này, trong Hành Trình.
*
"Vụ David Rousset và tờ Les Lettres francaises."
Vào năm 1947, hay 48, ông khám phá cuốn sách của David Rousset, và nó làm ông sững sờ: "Vũ trụ trại cải tạo". Sau đó, một cuốn khác cùng tác giả càng làm ông thêm sửng sốt: "Những ngày của cái chết của chúng ta". Ông là tù nhân của trại tập trung Nazi. "Những ngày..." là một chứng tích ghê rợn. Và "Vũ trụ cải tạo" là nghiên cứu đầu tiên, sâu xa, về thế giới hoàn toàn "khác", với thế giới trại tập trung mà Hitler mong muốn: Những trại huỷ người tập thể, nhân lên gấp đôi, bởi những phòng thí nghiệm nhằm xóa sạch "cái gọi là con người". Địa ngục theo Thiên chúa giáo không được xếp hạng ở đây, nó thuộc về thế giới- sau, nơi dành cho những kẻ trầm luân, đắm đuối. Ngược lại, trại tập trung là một thực tại "trong cõi người ta", mang tính lịch sử và chẳng siêu nhiên gì hết, "nhân dân" của nó không phải những kẻ trầm luân, mà là những người vô tội. Đọc hai cuốn sách, ông có cảm giác "y chang" như khi đọc những bài báo tại Bắc Mỹ, về những trại tập trung Nazi: Rơi vào một giếng băng, không đáy.
Hành trình
*
Những dòng sau đây, Paz vinh danh Gulag của Solz mà chẳng là tuyệt bút sao?
Chỉ mong có thì giờ mà dịch tất cả, để tặng đám VC ở trong nước.
Những bạn văn VC của Gấu!
NQT

GULAG: BETWEEN ISAIAH AND JOB
The Gulag Archipelago is neither a book of political philosophy nor a sociological treatise. Its theme is something else: human suffering in its two most extreme aspects, abjection and heroism. It is not the suffering which nature or destiny or the gods inflict, but which man inflicts on his fellow man. The theme is as ancient as human society, ancient as the primitive hordes and as Cain. It is a political, biological, psychological, philosophical, and religious theme: evil. No one has yet been able to tell us why evil exists in the world and why evil abides in man. Solzhenitsyn's work has two virtues, both great: first, it is the account of something lived and suffered; second, it constitutes a complete and horrifying encyclopedia of political horror in the twentieth century. The two volumes which have appeared so far are a geography and an anatomy of the evil of our era. That evil is not melancholy or despair or taedium vitae but sadism without an erotic element: crime socialized and submitted to the norms of mass production. A crime monotonous as an infinite multiplication exercise. What age and what civilization can offer a book to compare with Solzhenitsyn's or with the accounts of the survivors of the Nazi camps? Our civilization has touched the extreme of evil (Hitler, Stalin), and those books reveal it. This is the root of their greatness. The resistance which Solzhenitsyn's books have provoked is explicable: those books are the evocation of a reality whose very existence is the most thorough refutation, desolating and convincing, of several centuries of utopian thought, from Campanella to Fourier and from More to Marx. Moreover, they are a life study of a loathsome society but one in which millions of our contemporaries-among them countless writers, scientists, artists-have seen nothing less than the adorable features of the Best of Future Worlds. What do they say to themselves now, if they dare to speak to themselves, the authors of those exalted travelogues to the USSR (one of them was called Return from the Future), those enthusiastic poems and those impassioned reports about "the fatherland of socialism"?
Octavio Paz

Paz kể, khi Quần đảo Gulag ra lò, và phản ứng của giới nhà văn, nhà báo Mexico quan tâm tới Solz, đa số tỏ ra thận trọng, giữ được phẩm giá, và sự rộng lượng. Tuy nhiên, không có ai nói ra một cách thẳng thừng và can đảm như José Revuelta. Tiểu thuyết gia Mexico này đã vạch trần ra, rằng, những niềm tin cách mạng thì không thể nào “chửi bố” lòng yêu sự thực, và đây là lúc soi bói, đưa lên bàn mổ, điều gì xẩy ra tại những xứ sở được gọi là “xã hội chủ nghĩa”, và cái sự soi bói này, chính nó, đòi hỏi một sự xét lại toàn diện cái di sản mang tính nhà nước, nhà cầm quyền [the authoritarian legacy], của chủ nghĩa Marx. Một sự nhìn lại, [Paz viết thêm] phải đi quá Lenin, và chứng tỏ ra những nguồn gốc Hegel của tư tưởng của Marx.
Chắc là để bênh vực Solz, Revuelta, tác giả Inventario, trích dẫn Lukacs, mà theo ông, vào cuối đời đã coi Solz như là một nhà “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thứ thực, Paz trích dẫn Revuelta:
Lukacs giới thiệu tác giả Tầng Đầu như là một người thực hiện bảnh nhất điều gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, và là người, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, đã có cơ may khám phá ra tất cả những khiá cạnh tức thời và cụ thể của xã hội và trình bầy chúng một cách nghệ thuật, theo những lề luật định giá của chính chúng.
Trong bài diễn văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt cái điều mà Lukacs muốn nói đó, tức là chủ nghĩa hiện thực xã hội, nó là một cái gì khác hẳn những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà lại chẳng có một tí gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép, và lại càng cách xa, mọi dối trá."
*
Trước lời phán kỳ lạ trên, hai điều xẩy ra đối với tôi [Paz]:
1. Kể từ gốc gác từ năm 1934 của nó, cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội” là một giáo điều văn chương thư lại của chủ nghĩa Stalin [a literary bureaucratic dogma of Stalinism], trong khi Solz, nhà văn nổi loạn, a rebel writer, thì đúng ra phải là truyền nhân của Tolstoy và Dostoevsky nhiều hơn, một tay cắm sâu vào mảnh đất Slavic và Ky tô giáo.
2. Ngay cả, nếu Solz là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa mà đếch có hiểu, mình được cái vinh hạnh là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nếu như vậy, Quần Đảo đếch phải là một cuốn tiểu thuyết, mà là một tác phẩm lịch sử.
[Note: Gấu bỗng nhớ ra là NMG coi Dostoevsky là Thầy. Liệu có thể đọc Sông Côn Mùa Lũ,Mùa Biển Động, của ông, theo dòng sử thi, của những Tolstoy, Dostoevsky?]

*
*

Đế Quốc Đỏ phản công [Time]
Sự trả thù của Nga [Người Quan Sát Mới]
Nga trỗi dậy [Người Kinh Tế]
Đảng ta không biết vui hay buồn!

*

Bài điểm cuốn sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của Solz: Solz's Mission.

Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.
Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh của Solz như thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là tuyệt. Mi sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và tố cáo với toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.
Nhưng chưa tuyệt bằng cái tay nào đó, viết trên CAND, tờ báo mà “ông chủ” "viet-xì-tốp-đi" khen là văn hóa cao:

Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn lạc thời mọi lúc

…Bi kịch trong  số phận của Solzhenitsyn là ở chỗ, trong phần lớn cuộc đời mình, ông luôn là người không hợp thời và vì thế, đã vừa không hữu dụng cho tổ quốc mình, vừa dễ bị những đối thủ của dân tộc Nga lợi dụng với những mục đích hiển nhiên không nhằm mang lại phúc lợi trước hết cho dân tộc Nga.

Nga đưa 'Quần đảo Gulag' của Solzhenitsyn vào học đường

Vợ góa của nhà văn Alexander Solzhenitsyn vừa rút ngắn tác phẩm quan trọng của chồng mình "The Gulag Archipelago" ("Quần đảo Gulag" hay "Quần đảo ngục tù") để tác phẩm này dễ tiếp cận hơn khi được đưa vào học đường ở Nga.
e Van

"Vừa" cái con khỉ, chuyện này xưa rồi, hồi ông chồng còn sống, và chính ông OK chuyện này. Gấu có bản này mờ!
Có thể, bi giờ, nhà nước Nga đưa vô chương trình học. Đúng là bảnh hơn Mít nhiều!

 .*

Ngay ngoài bìa có đề "bản rút gọn được phép của tác giả". Vậy mà "vừa" gì nữa!
Bài viết giới thiệu tuyệt cú mèo!