*

TƯỞNG NIỆM





If only there were evil people somewhere insidiously committing evil deeds, and it were necessary only to separate them from the rest of us and destroy them. But the line dividing good and evil cuts through the heart of every human being. And who is willing to destroy a piece of his own heart?
Nếu kẻ ác làm điều ác, thì tách chúng ra, rồi làm thịt chúng?
Nhưng mặt trời chân lý chiếu qua tim,  làm lộ rõ con đường phân chia thiện ác.
Có kẻ nào dám làm thịt một mẩu trái tim của chính nó?

.... Alexander Solzhenitsyn, tác giả các cuốn ‘Bán đảo Gulag' (the Gulag Archipelago) và ‘Một ngày trong cuộc đời Ivan Denisovich’ (One Day In The Life Of Ivan Denisovich), đã trở về Nga năm 1994...
BBC

Thú thực Gấu không thể tưởng tượng mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho Bi Bi Xèo ngu dốt đến mức như thế này!
Quần đảo, Archipelago, biến thành Bán đảo, Peninsula!
Chứng tỏ, mấy anh này không có một tí hiểu biết gì về bộ sách khổng lồ của Solz. Tất nhiên, chưa hề đọc, ngoài ra, còn mù tịt, về hệ thống trại tù của Liên Xô. Chúng như những hòn đảo nhỏ, rải rác khắp nước Nga, lập thành một quần đảo.
Thảm thật! (1)

(1) Đã sửa lại thành Quần đảo ngục tù, nhưng đếch có cám ơn Gấu! 6.59 AM. 4.8.08. NQT


Cái gọi là văn chương Miền Nam, trước 1975, ngày càng lộ ra như một toàn thể, không một nhà văn nào có thể bị chia cắt ra khỏi một nhà văn nào, trừ những anh VC nằm cùng, tất nhiên.
Gấu đọc D.M. Thomas, viết về tiểu sử Solzhenitsyn, và ngộ ra điều trên.


Gửi Dương Thu Hương
Jennifer Tran

 Khi lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay động hết một cõi người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế, chẳng có thể nói được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão tố, mà còn giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Solzhenitsyn

 Không hiểu ngày nay, ở quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, còn có những đồng bào hong hóng chờ tới giờ phát thanh bằng tiếng Việt của một VOA, một BBC?… Những người dân Nga đã có thời trải qua những giờ phút như vậy, và Solzhenitsyn hiểu rằng, những đồng bào của ông, đâu phải ai cũng có cơ may, hoặc có đủ can đảm, cầm trong tay một ấn bản in lén lút tác phẩm của ông. Họ biết về Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, biết những sự thực nóng bỏng ở trong những tác phẩm của ông, những cuốn tiểu thuyết, và nhất là tác phẩm mang tính tài liệu lớn lao của ông, Quần Đảo Gulag: họ biết chúng, qua những tiếng còn tiếng mất, của những làn sóng ngắn các đài phát thanh Tây Phương.

 The Old Days

*

Có nhớ, nhưng nhớ nhất, là nhớ
Nhà Hội
Nhà Hội, với Gấu, là cuốn sách tuyệt cú mèo.
Buồn buồn, là lôi ra đọc. Là nhớ Phạm Văn Cội, Củ Chi. Nhớ Đỗ Hòa, Nhà Bè.

*
*
Mùi của Gulag
Tuyệt thật: Mùi của Gulag!
Mùi của bà vợ, vượt ngược Trường Sơn đi thăm chồng cải tạo.

*

Quần đảo Gulag, vào lúc đỉnh cao thời đại của nó.
(1)

*
(2)
(1) Lấy từ Gulag a history, của Anne Applebaum
(2). Từ Quần đảo Gulag, của Solz, bản rút gọn

*

Cái gọi là văn chương Miền Nam, trước 1975, ngày càng lộ ra như một toàn thể, không một nhà văn nào có thể bị chia cắt ra khỏi một nhà văn nào, trừ những anh VC nằm cùng, tất nhiên.
Gấu đọc D.M. Thomas, viết về tiểu sử Solzhenitsyn, và ngộ ra điều trên.

*

Alexander Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta.

Trong bài tựa, D.M. Thomas viết, Solz đã giúp trong cái chuyện hạ gục nền độc tài vĩ đại nhất thế giới, kể từ trước tới nay, ngoài ra còn dậy cho Tây phương biết, Cái Ác đầy đủ của nó khủng khiếp ghê rợn là dường nào, its full horror. Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có một tầm ảnh hưởng như ông trong lịch sử.

Nhưng câu chuyện của ông không phải của chỉ đơn độc một thế kỷ. Khi Alexander Tvardovsky, chủ biên tờ Novy Mir cho người vời nhà văn vô danh tới, để thảo luận về bản thảo Một ngày trong đời Ivan Denisovich, trên đường tới gặp, Solz bèn ghé Quảng trường Strastnaya, đứng bên dưới tượng Pushkin, chơi một pô hình, một phần, mong thi sĩ phù hộ [support: hỗ trợ], một phần, hứa hẹn: Đàn em biết con đường phải đi theo. Và sẽ đếch thèm xin thuận buồm xuôi gió! [I knew the path I must follow and would not stray from it].
Một thứ cầu nguyện, theo Thomas.
Không phải theo kiểu thường nhân ghé đứng chụp hình kế bên Shakespeare, vừa tưởng niệm vừa hưởng tí vinh dự: Solz nhìn ở Pushkin như người đồng thời của mình.
Nhưng cái cử chỉ, hành động ghé tượng Pushkin đã khiến Thomas có một vision về cuốn sách mình sẽ viết. Nó làm ông nhớ đến bài thơ hách xì xằng của Pushkin, Kỵ Sĩ Đồng, 1833.
Ui chao, lạ làm sao, nó làm Gấu nhớ tượng Đức Thánh Trần và ngón tay của Người chỉ ra cửa biển Vũng Tầu!
*

Di sản văn học của Solz
Alexander Solzhenitsyn's influence will lie in his moral courage, which inspired younger dissidents to carry on the struggle

In purely literary terms, then, Solzhenitsyn is a teacher without disciples.
Về mặt văn học thuần túy, Solz là một bậc thầy không có truyền nhân



*
Tổ sư phê bình gia Mác Xít viết về tên nhà văn phản động số 1
I have often heard it said that cowardice is the mother of cruelty.
Montaigne.
Tôi thường nghe người ta nói, hèn nhát là mẹ độc ác.

Paz trích dẫn, trong bài viết: Hãy coi trường hợp Solzhenitsyn: Bụi Sau Bùn, in trong "Về những thi sĩ và những người khác".
"Lukacs coi Tầng Đầu Địa Ngục như đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực xã hội, theo nghĩa, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, nó đem đến cho con người cơ may khám phá tất cả những sắc thái tức thời và cụ thể của xã hội, và trình bầy chúng, theo những lề thói thẩm định của chính chúng".
Theo Lukacs [về cuối đời], Solzhenitsyn mới là một tay "hiện thực xã hội chủ nghĩa" đích thực.
Trong bài diễn văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt cái điều mà Lukacs muốn nói đó, tức là chủ nghĩa hiện thực xã hội, nó là một cái gì khác hẳn những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà lại chẳng có một tí gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép, và lại càng cách xa, mọi dối trá."
Paz:
Bụi Sau Bùn
*

Đi tìm một tác phẩm sẽ có
G. Lukacs, vào cuối đời, nhận ra Solzhenitsyn quả là một nhà văn hiện thực thứ thiệt, ấy là vì, ông muốn tách biệt hẳn ông này ra khỏi "cả một vài" thế hệ nhà văn Nga, kể từ khi chủ nghĩa Cộng Sản đăng quang ở đất nước này, và cùng với nó là dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Theo tôi, trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, cũng vậy. Khi Nguyên Ngọc chỉ lọc hai ông này ra, cũng là theo nghĩa như vậy. Hai Lúa.

Nhận định của nhà phê bình Mác xít Lukacs, như trên, Hai Lúa mới truy ra nguồn, từ bài viết của Paz. Một bài viết rất quan trọng đối với độc giả người Việt, "nhất là" ở trong nước, "nhất là" sau hiện tượng NHT tới hiện tượng ĐHD, và "nhất là", cả hai đều được Nguyên Ngọc làm bà đỡ.
Tin Văn sẽ giới thiệu bài của Paz, trong những kỳ tới.
*
Considering Solzhenitsyn: Dust After Mud.
I have often heard it said that cowardice is the mother of cruelty. Montaigne
[Tôi thường nghe, hèn nhát là mẹ độc ác].
Octavio Paz
... that Lukacs had, at the end of his life, considered Solzhenitsyn a true "socialist realist". I quote that paragraph:
Lukacs presents the author of the First Circle as the most archieved exponent of socialist realism who has, socially and ideologically, the chance of discovering all the immediate and concrete aspects of society, and representing them artistically according to the laws of their own evaluation.

Ông đại phê bình gia Mác xít, cuối đời ngồi thiền, vác thánh giá, sám hối.... và ngộ ra rằng thì là, Solzhenitsyn mới đúng thứ thiệt, đại diện độc nhất của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, và, xổ toẹt tất cả đám còn lại.
Nếu như thế, ở xứ sở vệ tinh của nó, NHT và BN  thật khó mà ngồi chung một chiếu với mấy ông kia.
Và nếu như thế, Hai Lúa cũng không thể nhất trí được với phê bình gia họ Vương!
 
VTN: Tôi không nhất trí với đồng chí Nguyên Ngọc!