*

TƯỞNG NIỆM


*
Cù lần đến tận chót!

APPRECIATION

Aleksandr Solzhenitsyn.
The prophetic power and gentle touch of the man who could not be silenced
BY RADHIKA JONES
I MET ALEKSANDR SOLzhenitsyn at his home in Vermont in 1993, through his eldest son, with whom I went to college. It was snowing hard, and he came in from the small separate house he used as his study to join the family for dinner. He looked a bit gruff, but his eyes were kind. He asked me what my major was, and I told him it was literature. "What kind?" he asked. "English," I said. He said, "There are other kinds of literature, you know."
We were standing in the living room, and I looked at the shelves full of foreign editions of The Gulag Archipelago and at the writer with the biblical beard and piercing gaze and thought perhaps I should consider studying Russian.
I went to Moscow in 1995, four years after the fall of the Soviet Union and a year after Solzhenitsyn had 1eturned from exile. By then I had read Gulag, and every time I walked through the Byelorusskaya metro station, I thought of the first chapter, in which he describes his arrival in Moscow in 1945, II days after he was arrested for criticizing Stalin in a letter. He is escorted by three intelligence officers, but "not one of the three knew the city," he writes, "and it was up to me to pick the shortest route to the prison ...
"I was leading the SMERSH men through the circular upper concourse of the Byelorussian-Radial subway station on the Moscow circle line, with its white-ceilinged dome and brilliant electric lights, and opposite us two parallel escalators, thickly packed with Muscovites, rising from below. It seemed as though they were all looking at me! They kept coming in an endless ribbon from down there, from the depths of ignorance-on and on beneath the gleaming dome, reaching toward me for at least one word of truth-so why did I keep silent?"
In the end, he did not keep silent. His writing alternately saved and condemned him. One Day in the Life of Ivan Denisovich, his searing account of the Soviet-labor camp experience, found favor during Khrushchev's thaw and was published in 1962. By the time the temperature chilled again, Solzhenitsyn's international fame was such that he could not be altogether dispensed with. In 1974, when the Brezhnev regime decided it would not tolerate the foreign publication of Gulag, Solzhenitsyn was arrested and put on a plane. He breathed a little easier when the plane took off westward and not toward Siberia.
Whether at home or in exile, Solzhenitsyn was disciplined and unwavering. As a young man he had served a term of internal exile in Kazakhstan; deprived of writing supplies and the freedom to use them, he composed in his head, committing entire plays to memory. In Vermont, where he lived from 1976 to 1994, he kept a rigorous schedule. Bearing witness to millions of terrorized voices does not indulge writer's block, nor allow for vacations. It was a family affair. His wife Natalya, a gracious, fearless woman, made it her priority to ensure that he could work undisturbed. His sons helped too. There were letters to answer, writings to translate. Even a non-Russian-speaking guest could chip in. On a summer visit, I was dispatched to pick raspberries for dessert. We ate them with ice cream. The Solzhenitsyns spoke Russian at home, but they were good Vermonters; they kept Ben & Jerry's in the freezer.
In 1995, Solzhenitsyn published a memoir, Invisible Allies, in which he honors the people who helped him protect his writings from the state. It reads like a spy novel-coded messages, boxes with false bottoms-yet the danger was real. Were it not for these friends, from the fellow zeks (labor-camp inmates) who assisted him to the foreign journalists who smuggled out manuscripts, Gulag might not have seen the light of day.
Writers often speak of the courage it takes to face the blank page. Solzhenitsyn's courage was of a completely different order. Equally strong was his belief that the communist system he had so thoroughly damned in his work would collapse in his lifetime, allowing him to return home.
On the property of the Vermont house is a large rock, the subject of family lore: in the '70S, Solzhenitsyn sat his sons astride the rock and told them that someday it would turn into a flying horse and take them back to Russia. It was the sort of fairy tale you might expect a writer to tell his kids, but this one came true.
Time August 18, 2008
Bài trên Time, là do bạn học của ông con trai, cư dân Vermont, viết.
Có chi tiết thật thú vị, đọc, Gấu mới nhớ ra, và nhớ luôn kỷ niệm của ông cậu, Cậu Toàn, về những ngày đám người rừng Bắc Việt về tiếp thu thủ đô.
Cũng y chang!
Ba ông cớm bắt Solz đưa về thủ đô, nhưng chẳng ông nào biết đường, thành thử người tù bèn phải ra tay nghĩa hiệp!
Chi tiết trên lại còn làm nhớ đến TTT. Ông đi tù, đi lao động, chẳng có ai canh gác, nhưng chiều chiều, tới giờ bò về chuồng là ngoan ngoãn bò về trại!

Người ta đưa tôi lên vùng thượng du phía bắc, cách biệt hẳn thế giới bên ngoài, người ta thả tôi vào thiên nhiên, "tự do" với "chỉ tiêu gỗ mỗi ngày", với cơ hội trốn trại. Nhưng mỗi ngày qua đi, tôi lại tìm ra con đường trở về trại tù. Điều gì đã khiến tôi làm như vậy? Phải chăng là "chẳng còn hy vọng chi" hay là nỗi "vô vọng của một con người bị bỏ rơi, tuyệt vọng"? Khi đó, tôi thực sự ở trong niềm hy vọng về không sinh tồn (inexistence); trong một vùng không thể lọt qua (impénétrable), trong tình trạng vô-liên (non-relation). Chẳng có chi là rõ ràng đối với tôi.

Đây còn là một đề tài cho một bài viết trên TLS: Tại sao trại tù Đức Quốc Xã rất ít lính gác, gần như không cần lính gác?
Trại cải tạo cũng rứa?


Tờ Spiegel (Tấm Gương) là tạp chí xuất bản hàng tuần của Đức, có xuất bản bằng tiếng Anh trên internet. Tôi không biết tác giả Lê Quân có sử dụng phiên bản tiếng Đức để dịch bài viết của mình hay không, và tôi tin rằng bản tiếng Đức của bài báo này cũng sẽ tương tự như bản tiếng Anh. Nhưng so với cách dịch của bài đã nêu trên thì người dịch đã lược bỏ đi nhiều chi tiết, sự kiện và phát biểu quan trọng. Nói khác đi, người dịch/ban biên tập bài báo này đã kiểm duyệt và cắt bỏ nhiều nội dung không có lợi về chính trị cho họ.
Nguồn
Có thể nói, hầu như tất cả các thông tin, bản văn... từ báo chí quốc tế, đều bị cắt xén, thay đổi, sao cho hợp với cái giường của nhà nước.
Thê thảm nhất, trong khi toàn thế giới đều mừng rỡ về cái vụ sụp đổ đế quốc Đỏ, thì nhà nước, qua chân lý, dịch là cắt cho vừa cái giường này, rất lấy làm buồn. Bữa nọ, Gấu có đọc một bài từ trong nước, theo cái kiểu 'nguồn tin tổng hợp thế giới', cho rằng Gorbachov bị Tây Phương lừa, chứ nếu không đế quốc Đỏ vẫn còn!
Ôi chao, Gorbachov trúng quả lừa, thế giới mừng, nhà nước buồn, Miền Nam trúng quả lừa, cả thế giới đau lòng, nhà nước, và những ông như nhà thơ BMQ trên kia thì lại lấy làm tự hào, chân ní ở phiá trên, khác chân lý ở phía dưới, dẫy Trường Sơn, là vậy.
*
Nhưng, đâu phải chỉ riêng nhà nước ta. Như
tin thế giới qua diễn đàn ĐBSCL, Solz. cũng mới vừa được nhà nước Nga cho lên nằm cái giường của Putin. (1)
Còn diễn đàn này, thì vừa được đưa lên giường đẻ, giải phẫu, sửa nhan sắc, đổi tên, thành vanchuongviet, thay vì ĐBSCL!
(1) I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys, we were from time to time given a talk by a guest lecturer, an Old Bolshevik, on the horrors of the tsarist regime. The aim was to demonstrate how happy and bright our days in the Soviet paradise were. It is alarming to see that Solzhenitsyn's legacy is now being used by the new governors of Russia in a similar way

Nguồn
Bài viết này, đăng trên TLS, có cái tên, ở trang mặt, 'Solz dưới thời Putin'. Nhà nước Nga đang sử dụng tên tuổi của ông, như đã từng sử dụng đám Cựu Bôn Xê Vích.
Sau Tầng Đầu tới... Sông Côn Mùa Lũ, lên màn ảnh nhỏ.
Chúc mừng bạn hiền thêm một lần nữa, lần này mừng sánh ngang với nhà văn Nobel văn chương Nga!

Nhật ký Tin Văn

*
Gorky đi thăm tù Gulag

Maxim Gorky - bậc thày của nền văn học Nga Xô viết

Nếu bạn tò mò một chút, chắc là nhận ra, trong hầu hết những hồi ký của đám biệt động thành sống sót trong vụ Tết Mậu Thân, đều có chi tiết này: họ đều được dặn dò, hãy quyết tử, hãy bám trụ, đừng rút lui, đừng đầu hàng, sẽ có đại quân tiếp viện.
Nhưng, như "lịch sử" cho thấy, làm gì có đại quân tiếp viện.
Hai Lúa có đọc đâu đó, rằng thì là, vụ Tết Mậu Thân là một cú nướng người anh em giải phóng, của VC miền bắc. Có thể như vậy.
Nhưng, những nông dân miền bắc, những trai làng, liệu chính họ, cũng bị nướng? Và đó là lý do thực sự của cuộc chiến: Huỷ sạch, tẩy sạch đám nông dân ngu đần, để có giai cấp mới, con người mới?
Chuyện đã từng xẩy ra, tại Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản.
"Bởi vì đối với Stalin, như Khrushchev cho chúng ta biết, nông dân chỉ là cặn bã, và đám cặn bã này, là 90% dân chúng Nga."
"Nhà nhân bản [The humane] Maxime Gorky, vào năm 1922, đã diễn tả niềm ao ước của ông, 'đám dân chúng không văn hoá, ngu đần, huênh hoang, bốc phét, ở trong những làng mạc Nga, sẽ chết sạch, tất cả cái đám dân ngu cu đen đáng khiếp, đáng sợ này.... và một giống mới, có học, biết đường hơn thiệt, có nghị lực, sẽ thế chỗ.'"
"Ao ước của ông đã được Stalin ngó xuống, chấp thuận, và biến thành hiện thực."
D.M. Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ trong ta. Chương 9: Một Con Sói đối với Con Người. Sự ngu xuẩn của cuộc sống làng xã [The idiocy of village life... Karl Marx] 

D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova. Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến. Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

 (1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ, thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa.
Nơi Người Chết Mỉm Cười.
D.M. Thomas viết, ... đằng sau 12 Vệ Binh Đỏ là một con chó đói - hình ảnh cựu thế giới, trước khi có Cách Mạng Vô Sản. Đám vệ binh đỏ tính thọc cho con chó một mũi lê, nhưng quay qua chú ý tới lá cờ đỏ mờ mờ hiện ra trong màn tuyết dầy đặc. Người cầm lá cờ, dẫn đầu đám giết người, bước như bay trên mặt tuyết đó, là...  Chúa Giê Su.

*

Gorky và Trùm Mật Vụ Nga


Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn
Bức hình trên, từ cuốn Koba The Dread, của Martin Amis, nhà văn Tây phương đầu tiên viết về Gulag, theo Anne Applebaum. Đọc Solz, thì cũng nên đọc thêm Amis, nhất là cuốn Nhà Hội.
Một tuyệt tác viết về Gulag.Tay điểm sách trên tờ TLS, đọc Nhà Hội, mà ngửi ra được cái mùi của Gulag, thế mới thần sầu.
Amis nhận xét về sự khác biệt giữa Cái Ác Nazi với Cái Ác Đỏ:
Chủ nghĩa Nazi không huỷ diệt xã hội dân sự. Chủ nghĩa Bolshevism hủy diệt xã hội dân sự. Đó là một trong những lý do cho thấy "phép lạ" của sự hồi phục của nước Đức. Stalin không huỷ diệt xã hội dân sự. Lenin huỷ diệt xã hội dân sự.
*
Đọc, Gấu nhận ra, điều này quá đúng với Việt Nam sau 1975. Sự huỷ diệt xã hội dân sự bắt đầu cùng với chiến thắng của VC.
Chính vì lý do này, sẽ chẳng thể nào có sự hồi phục.
*
Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread