*

TƯỞNG NIỆM
I



Tribute Solz


Bernard Pivot, tay chủ trì chương trình Apostrophes trên đài truyền hình Pháp, trả lời Pierre Nora [trong Nghề Đọc, Le Métier de Lire], nhớ lại một chi tiết cũng thật lý thú về hai nhà văn Nga mà ông đã mời lên Apostrophes: Những chiếc ghế ngồi của Apostrophes đều mềm, ngồi vô là lọt thỏm xuống. Cả hai ông Nga, Solz và Nabokov, đều từ chối ghế mềm, phải thứ ghế cứng. Sau đó, tôi đổi tông: Tất cả ghế ngồi của Apostrophes đều cứng.
Nghể đọc là một thứ hồi ký, ở dạng Hỏi & Trả lời của Bernard Pivot, với Pierre Nora của tờ Débat, về những kỷ niệm của ông, khi làm hai chương trình TV văn học, Apostrophes và Bouillon de culture.
Nghề đọc còn gồm một tự vựng, mà những entry, đa số là tên những tác giả đã tham dự Apostrophes và Brouillon de culture.
Entry V, Vérité [Chân lý] khép lại cuốn sách:
Hãy tin tưởng những người đi tìm chân lý
Hãy nghi ngờ những kẻ kiếm thấy nó. André Gide.
*
Khi viết tiểu sử Solz, D.M. Thomas chấp nhận thách đố: Dùng kinh nghiệm viết giả tưởng của mình để kể một câu chuyện lạ lùng hơn giả tưởng.
Cuộc đời của Solz là một câu chuyện kỳ quái, hào hứng, nhưng một cuộc đời rắc rối đa đoan đến nỗi thật khó mà nhìn ra cây, mà chỉ thấy rừng

*
*
Tribute
1 2

Hôm nay, báo chí nhân loại thương tiếc Solz đi!
Gấu tà tà xuống phố, vô tiệm sách báo Tây độc nhất còn lại ở Toronto, có thể nói tất cả các tờ báo, cải hay không cải, đều có bài thương tiếc Solz đi.
Bỗng nhớ lần Toronto tổ chức thi Toán Quốc Tế, tờ Toronto Star đi một đường:
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói!

Bất thình lình, với Một ngày, ông phát minh ra anh hùng mới [nhân vật mới thì cũng được, le nouveau héros] của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm thường, hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối thiếu của sự sống còn. (1)
Paris Match
(1) Bỗng, với nhân vật “Ivan Denissovitch” ông sáng tạo ra một anh hùng xô-viết mới: một tên vô lại tầm thường, hung bạo mà phẩm chất làm người của nó chỉ là đáp ứng các nhu cầu tối thiểu để sống còn – loại anh hùng trong loạt nhân vật của Nguyễn Quang Lập, tranh nhau ăn, nhậu, ngủ, ị.

....Chỉ nhờ chữ nghĩa và sức mạnh lòng xác tín mà ông đánh bại được chủ nghĩa toàn trị đẫm máu nhất thế kỷ, các vũ khí này hữu hiệu hơn binh đoàn và xe tăng, chỉ có một người khác dám thách đố với chuyện này: Giáo Hoàng Jean-Paul II.
[Độc giả Tin Văn chỉnh lại].
Tks. NQT

Người ta biết nó có đó, một xứ sở rộng bao la, kỳ kỳ quái quái, "tuy rải rác thành một quần đảo, về mặt địa lý, nhưng, về mặt tâm lý, chúng tan chẩy, hoà nhập vào thành một đại lục - một miền đất gần như vô hình, đừng hòng nhận ra”
Người Kinh Tế
*

Người Kinh Tế có hai bài đều tuyệt, về Solz. Ai điếu, và Speaking Truth to Power: Nói chuyện Sự Thực với Quyền Lực.
Ai điếu nhật xét về Solz: Ông ta không phải là một Tolstoy, hay một Dos khác! Những cuốn sách của ông, một chiều [one-dimensional], giọng văn mỉa mai, chi tiết khoa trương, chán ngấy. Tuy nhiên, chính cái sự không thể nào bị huỷ diệt, tao đố chúng mày đánh gục tao đấy, cuối cùng mang đến cho những tác phẩm của ông giọng tiên tri, [tiên tri theo nghĩa của Hemingway: Con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh gục, Man can be destroyed, but not defeated].
Nhưng, cách đọc của Anne Applebaum tuyệt hơn, theo Gấu. [Sẽ giới thiệu trên Tin Văn]
Bài trên Paris Match là của một tay ngoại giao và nhà văn Nga, cuốn mới nhất, Bóng ma Staline [Blog Tin Văn đã giới thiệu]: Vladimir Fédorovski
Tờ Le Point dành chừng 10 trang hay hơn, cho Solz:  La Saga d'un géant du 20 siècle
*

Chỉnh lại đồng hồ của tụi mi đi, nó chạy chậm so với thời đại của chúng ta. [Gửi mấy anh Hội Nhà Văn Liên Xô]
Quan tâm số 1 của Solz: Trí thức Nga đi trật đường vào thời điểm nào [Le Point phỏng vấn Georges Nivat, người dịch những tác phẩm đầu tiên của Solz qua tiếng Tây