Beautiful
feelings make bad
art.
Tình cảm đẹp làm ra thứ nghệ
thuật dởm
Without the devil’s help
there would be no art.
Không có sự giúp đỡ của Quỉ,
không có nghệ thuật
Gide viết về Dos [Lukacs trích
dẫn, trong Chủ nghĩa hiện thực ở thời của
chúng ta]
Hai ý trên đều có thế áp dụng
cho nhạc TCS.
Câu đầu - Gide phán, sau khi ông
đi thăm Liên Xô về - cho thấy TCS không thể là VC được.
Câu thứ nhì. Con quỉ ở đây, là
con quỉ chiến tranh.
*
Milosz,
trong
một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp
tháng
Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn
tất vào
mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán
một lần
cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da
vàng của
TCS đã được "thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my
line]. Ông
viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu,
của
Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết
Bác
sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.
Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông
nổi tiếng
cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc
dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam
hòa bình
đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai
chữ:
Tình Yêu.”
*
Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong
Solzhenitsyn:
Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
*
Man is not merely one who
lives, taught Alain in a rare moment of
pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là hơi
bị tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
"Ở
bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành
nhân", bạn muốn thứ nào?
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị Thầy
Suy Tưởng, Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy của
Simone
Weil, André Maurois - dậy học trò một câu thật quái dị: đừng
thành công
[ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo đức,
the
supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải
thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ
sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì
rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza
[Thầy đọc
Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con
Người, [man's
highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha
thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
Vụ Án
Gấu có, chỉ một kỷ niệm với
TCS, như đã kể ra trong bài viết, thật
ngắn, ngay khi ông vừa nằm xuống.
Có thể nói, bài của Gấu là bài đầu tiên trong những bài ai điếu TCS.
Ông "trúng đạn" [có được cái vé đi chuyến tầu suốt], chưa kịp té xuống
tới đất, là đã có bài ai điếu rồi!
Sau này, Gấu vẫn thường tự hỏi, tại sao mà mình bắn nhanh như vậy !
Mãi mới hiểu ra, đó là nhờ cái cảm giác bực mình, trong cái lần gặp gỡ
đầu tiên
và cũng là độc nhất tại Quán Chùa.
*
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh
bạn trẻ
nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm
anh, và
thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với
hai đứa
chúng tôi, anh dùng giọng Bắc.
Những
ngày TCS
Sắp đi như ông, Gấu mới hiểu ra rằng thì là, chính nhờ ông, nhờ cái cảm
giác bực
mình đó, mà Gấu có được những người bạn "Huệ" thật là tuyệt vời, như
Joseph Huỳnh Văn, ngày nào còn Sài Gòn, và... ngày này không còn Sài
Gòn.
Nhân
ngày 30-4, trả lời phỏng
vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở
Pháp, 33
năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sàigòn, phát biểu như sau:
-Không, không có giải phóng,
thống nhất.
-Cuộc ăn cắp khổng lồ.
-Những ngộ nhận vô duyên.
-Chung vui cùng Lịch sử và
Thời đại.
33 năm đã qua, theo tôi, với
khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật
lịch
sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một
nhận
thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo Cộng sản áp đặt theo
kiểu
cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận
rằng việc
họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến
1975 là
chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là
ngày Toàn
thắng Vĩ đại.
Hôm nay tôi sẵn sàng nói to
cho mọi người nghe rõ : Đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không
hề được
giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng Cộng sản
thắng, toàn
dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.
Đảng Cộng sản đã thực hiện
chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng
triệu
người dân, tước đoạt của cải của dân, qua đổi tiền và cải tạo, thải
loại ngay
Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như
thế mà
là giải phóng, là thống nhất ư?
Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng
Cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra
báo,
không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ?
là tự do
ư ?
*
Note: -Bản tin trên, của một độc
giả Tin Văn.
-Ăn cướp xong, mới tới ăn
cắp. NQT
*
Lại Tháng Tư
Thú
thực, viết cái kiểu như
thế này, từ cái tít cho tới nội dung bài viết, là cố tình viết theo
kiểu huề vốn.
Hơn 30 năm qua, đất nước ngày càng băng hoại, và chính cái thực tại như
vậy làm
cho chúng ta cả ở hai phía, nhận ra một sự thực, cuộc chiến là một thảm
họa,
sau chiến thắng của Miền Bắc.
Cả nước đâu có được cái gì,
sau khi chiến tranh kết thúc trên ba muơi năm, điều đó mới đáng nói chứ
đâu phải
là chuyện trong khi chiến tranh đánh giết lẫn nhau?
Đâu còn chuyện hận thù ở đây
nữa?
*
Chính
trong thời kỳ "nửa
dơi nửa chuột" này mà giới văn nghệ mới có dịp làm quen với những tác
phẩm
nghệ thuật nổi tiếng của thế giới, kể cả những tác phẩm sau này bị lên
án là
xét lại, thậm chí là "phản động", qua con đường công khai nhập vào
Việt Nam bởi chính những đoàn nghệ thuật, những xuất bản phẩm, báo
chí, những
bộ phim, những tiểu thuyết của "các nước anh em" mà muốn phê phán,
cấm đoán cũng..."há miệng mắc quai".
Nguồn BBC.
“Nửa
dơi nửa chuột”. Tuyệt!
*
Chưa có gì là chắc chắn, cái
chuyện, Maya tự sát.
[There
is even uncertainty,
according to T. Krasavchenko, that the poet Mayakovsky, a Soviet icon
who had,
like Yesenin, begun to have doubts, shot himself in 1930. D.M. Thomas:
Cuộc đời Solz: Thế kỷ ở trong ta].
Chương 9, cuốn tiểu sử Solz, của D.M Thomas, có nhan là "To Be or Not
to Be", và, lấy ý thơ của Akhmatova, trong Kinh Cầu, làm đề từ:
... Lấy hết đèn đuốc đi. Đêm tối rồi. [...And take away the lanterns.
Night.]
Gấu này mỗi lần đọc câu thơ trên, là nhớ đến lần đầu đọc Đêm giữa Ngọ,
của Koestler, những ngày đầu di cư, năm 1954, và và bần thần tự hỏi,
chẳng lẽ, ngay những ngày đầu 1954, mà Koestler, và Akhmatova, đã nhìn
ra cái thảm cảnh nưóc Mít sau 30 Tháng Tư: Đêm giữa Ngọ. Dẹp hết đèn
đuốc. Đêm rồi. Giờ này là giờ của Quỉ ?
Ui chao, chẳng lẽ cái thảm cảnh băng hoại ở trong nước Mít chúng ta
hiện nay, là, Đêm giữa Ngọ và đã được chính phòng thông tin Mẽo tiên
đoán, khi biếu không những ấn bản tiếng Việt của cuốn Darkness At Noon,
của Koetsler, và nhà văn nhớn Bắc Kít VTH, vào những ngày đầu sau 30
Tháng Tư, vô Nam thu gom chiến lợi phẩm, vớ được một cuốn, và sau này
dùng làm nhan đề cuốn sách hách xì xằng nhất của Người ư?
Ba nhạc sĩ của một thời, thời
của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh
dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony
to true
patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả mạo".
Văn Cao với bản chúc thư liên quan tới trường hợp ra đời của bản quốc
ca.
Phạm Duy, với những đi và về cùng một nghĩa như nhau.
Còn Trịnh Công Sơn?
*
Có lẽ những bản
rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu
thế.. Thời
của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
Đúng như thế: Thời của chúng ta, sau cùng, chỉ còn lại, những bản nhạc
TCS!
Đây là ý của Steiner, khi phán về âm nhạc.
Không xấu, không tốt, cưu mang ở trong nó, niềm bí ẩn của cái nghĩa.
Ni bonne ni mauvaise,
elle
incarne le mystère même du sens.
La musique se déploie,
indifféremment semble-t-il, dans la sphère du divin comme dans celle de
l'infernal.
*
ĐTM: Những hoàn cảnh ra đời
của những bản nhạc, trong sách và báo chí nói đến nhiều lắm. Chị chỉ
nói giao
tình riêng, cá nhân. Trịnh Công Sơn hay nhiều lần, thích bắt tay chị vô
cùng,
khi bàn đến một lời ca nào của Trịnh Công Sơn, mà ca từ của Trịnh Công
Sơn
tuyệt vời. Chẳng hạn như trong bài Mưa Hồng, chị rất yêu câu, “Trời ươm
nắng
cho mây hồng.” Khi nói đến “ươm nắng,” mình thấy sự ẩm ướt, mưa gió, mà
tại sao
lại có nắng. Câu chuyện rất dài....
Chị xin nói là tại sao Trịnh Công Sơn đứng dậy bắt tay chị.
Trong câu, “Em đi về cầu mưa ướt áo.” Chị hỏi anh Trịnh Công Sơn là,
“Ai là
người cầu mưa ướt áo?” Có nguồn dư luận nói là, “Em đi qua cầu, rồi
trời mưa
ướt áo.” Có nhiều người khác lại nói rằng là, “Anh là người cầu mưa ướt
áo, vì
các em Đồng Khánh mặc áo trắng, mà trời mưa, tất nhiên là có good
view.” Chị
nói là, chị nghĩ người cầu mưa chính là người con gái đó. Tại vì người
con gái
Huế rất lãng mạn. Bây giờ, người phụ nữ được quyền ăn mặc hở hang để
khoe nét
đẹp. Nhưng ngày xưa, trong sự nghiêm khắc e dè của người Huế ngày xưa,
và của
đất nước ngày xưa, không cho phép người phụ nữ được phô bày. Thành ra,
“Em đi
về, em cầu cho mưa ướt áo, để em được chính thức khoe vẻ đẹp của mình.”
Chị
nghĩ chính người con gái cầu cho mưa ướt áo. Khi chị nói thế, Trịnh
Công Sơn vỗ
bàn và nhổm người lên bắt tay chị, thích vô cùng. Chị đã nhìn ra được.
Trong bài “Cát bụi tình xa,” có câu “vết mực nào xóa bỏ không hay.” Chị
hỏi tại
sao có câu đó. Trịnh Công Sơn nói rằng, ngày xưa ở những làng Huế rất
nhỏ, khi
trong gia đình có người chết, phải đi khai tử. Ông xã trưởng già nua mở
cuốn sổ
hộ tịch ra, ông đeo kiếng và tra tên, và chấm mực, xóa tên người chết.
Đó là
câu, “vết mực nào xóa bỏ không hay.”
Nguồn từ Da Mầu, trích lại từ
Việt Weekly.
Bà DTM này thật đúng là người
biết nghe nhạc.
Mấy hình ảnh bà lấy ra để ‘lèm
bèm’ mới tuyệt làm sao.
Hình ảnh chót làm Gấu nhớ đến Tolstaya, trong
một
bài tưởng
niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một
cổ tục của
người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những
tấm
gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn
thấy bóng
mình ở trong, và bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những
sông, những
núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên?
Gấu chôm hình ảnh này, để tưởng niệm Đỗ Long Vân.
*
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long
Vân, tác giả Truyện
Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương...
đã mất
tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua
mấy
dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba,
1998.
Ngay từ trước 1975, ông đã
sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi
đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng
cấp: được
đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện
như là
"lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?)
tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph
Huỳnh Văn,
Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn,
Nguyễn
Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa
là hầu
hết anh em trong nhóm Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ
báo, chỉ
có Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang
"cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm
na, những bài Cầm Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ
Lâm, để đổi lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất,
mức độ
ABC, của nó.
Tôi chỉ còn giữ được một kỷ
niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời
gian tôi
đang phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài
giới
thiệu.
Phải nói rõ một điều: Đỗ Long
Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có chung một số ông
thầy. Và
cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu
luận, với
những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn
Nước Ẩn,
trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn
chương,
thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng,
cover)
trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không
đọc tác
phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một
chiêu thức
kỳ tuyệt như thế.
Vẫn là câu chuyện Cửu Dương
Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ
Đang. Tuy
thoát thai từ Cửu Dương Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm...
là hoàn
toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương
thần công
chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong
mình tất
cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có
Trương Tam
Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh
Các, hay
mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn chương/võ
học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải
sáng tạo
ra những tiền thân của riêng người đó. Bản thân Borges ảnh hưởng nặng
nề Kafka,
nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời
vợi.
Buổi sáng đó, Đỗ quân rời
núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người
nào đó,
cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây là những lời
khen tác
giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà
là khen
Roland Barthes!
Tatyana Tolstaya, trong một
bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người
dân
Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương,
sợ
người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng
mình ở
trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những
núi...
nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá cách xa, những
con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân,
khi ông
còn cũng như khi ông đã mất.
Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau
1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần
lớn là
khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi
người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngaòi này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu:
Thôi để
cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi...
*
Car si
la musique en soi est étrangère au
bien et au le mal, elle se déploie, indifféremment semble-t-il, dans la
sphère
du divin comme dans celle
de l'infernal. Doktor Faustus, le grand roman musical dans
lequel Thomas
Mann interroge et dénonce le voisinage entre esthétisme et barbarie,
s'inscrit
sur le fond apocalyptique du nazisme et de la Seconde Guerre mondiale;
de
manière éminemment signifiante, Adrian Leverkühn a signé un pacte avec
le
diable, mais sa musique - exigeante, somptueuse et foudroyante- se
joue du
bien et du mal, elle se meut en sa propre sphère.
*
TCS đã ký bản hợp đồng với... Quỉ, nhưng âm nhạc của ông, như mọi âm
nhạc, vốn vượt khỏi ngưỡng xấu tốt, thiện ác, cho nên được miễn nhiễm?
Nhờ vậy đám Yankee mũi tẹt cũng thưởng thức "được", nhạc của ông, hay
là, với chúng, nhạc của ông cũng là một thứ "chiến lợi phẩm"?
Bởi vì âm
nhạc, tự thân, thì xa lạ với thiện và ác, cho nên có vẻ như nó hơi bị
vô tư, tha hồ nở rộ ở cả nơi thiên đàng lẫn hỏa ngục...
Ui chao, Gấu này, lại nhớ cái lần phê nhạc TCS ở nơi trại tù Đỗ Hòa. (1)
(1) Trong tù VC, có lần Gấu đã
được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa
nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá nhớ
nhà, nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào mà rống, đếch thèm để ý đến
lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài
đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói
như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ
Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể
nào cảm thấy "phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và
cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang
Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã
từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất
nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách
tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài hoa, nhiều đào, "chim thiêng, nhưng mệnh
bạc"! (1)
(1) Chim thiêng, ở đây, còn có nghĩa, chim được phong thánh, như chim
của Bác!
Dzui
thôi mà!
V/v “Chim phong Thánh” này, Gấu
nghe một bà dân Ky Tô ra câu đố: Đố mày biết Đức Giáo Hoàng có một món
không bao
giờ được sử dụng tới, món đó là món gì? Mày mà trả lời được là tao gả
con gái
cho.
Bà là mẹ của “Hà Cóc Khụ” nick
bà cụ TTT ban cho cô con gái thứ của bà. Cô gái ngồi cái đu, trong
truyện ngắn Những Con Dã Tràng. Cô còn xuất hiện
trong bài viết Một Người Anh của Gấu.
Gấu bèn nghĩ ngay đến con chim
của Ngài, bà mẹ vợ hụt bèn vả cho một cái, cấm lảng vảng nơi khu nhà
bà, ở đường
Cao Thắng, Sài Gòn, nơi có lần Gấu tính bệ bức tượng Đức Bà về đó, để
cho cô
con gái khỏi mất công mỗi chủ nhật ra Nhà Thờ Lớn dự Thánh Lễ.
Bà giải câu đố: Không phải
con chim, mà là cái tên cúng cơm của Đức Giáo Hoàng!
NQT
*
Trở lại chuyện cô Hà. Có lần
tôi viết cho cô một lá thư, đại để: Đây là lá thư thứ nhì, bởi vì lá
thư thứ
nhất kể như không có. Kể như là chuyện anh yêu em, em đã biết rồi, và
đã được
em chấp nhận. Sau bức thư, một buổi sáng tôi cuốc bộ đến trường Thánh
Mẫu ở khu
Hoà Hưng chờ đón cô tan học về. Ngày trọng đại, hút đâu cỡ chừng cũng
cả gói
thuốc lá. Khi tan trường ra, trông thấy tôi, chắc cô cũng có chút bối
rối,
nhưng thản nhiên kêu xích lô đi một mách, ra ý, ngay cả một bức thư tỏ
tình mà
anh cũng không viết nổi, nói chi đến chuyện yêu thương, khoan nói
chuyện ăn đời
ở kiếp.
Một
Người Anh
*
V/v nhạc Trịnh, chiến lợi phẩm.
Gấu có một thắc mắc rất ư là
tầm phào. Trước 1975, Mẽo ở Miền Nam ưa xài xe Falcon. Vào
ngày 30
Tháng Tư, cùng với cuộc bỏ chạy tán loạn, xe Falcon ngổn
ngang trên đường
phố Sài Gòn, nhất là khu Tòa Đại Sứ Mẽo.
Sau đó, chúng biến mất. Gấu
không hiểu chúng đi đâu, vì cũng không thấy chạy ở Hà Nội. Quái thế.
Còn cái chuyện nhạc TCS chiến
lợi phẩm, là Gấu được Brodsky gợi ý. Ông được coi những phim Tây phương
lần đầu tiên theo
kiểu đó, phim nào cũng có dòng chữ, chiến lợi phẩm.
Thành
thử nên đổi tên nhạc Trịnh,
trước 1975, là phản chiến, sau 30 Tháng Tư, chiến lợi phẩm.
Thế là hết cãi
nhau.
*
Nhưng, nói đến chim, mà quên
không nói đến lồn[g] thì thật là uổng!
Nhất bên trọng, nhất bên khinh!
Bác Hồ có một con chim
Hỏi thăm chị Định đi tìm cái
lông! [cái lồng]
Nhân
đây xin giới thiệu bài
viết về lồng nhốt chim, liên quan đến giai thoại Tạ Từ.
“Trong nhạc phẩm còn có câu
“Khi về son thắm lồng người, thu cánh tạ mây trời” . Câu này có nghĩa
là: việc
Ánh Hà cùng bố mẹ trở về Hà Nội dưới ách thực dân Pháp khác nào việc
chui vào
“lồng người” , chui vào “lồng son cóng sứ” (tức lồng đẹp nhốt chim quý
hoạ mi),
mất hết tự do, chỉ còn biết nhìn ra mây trời để mà nhớ thương, để mà tạ
từ mây
trời, tạ từ người bạn trai thân thiết Nguyễn Văn Huấn còn ở lại với
cuộc kháng
chiến.
Vì vậy, hai chữ “tạ từ” được tôi (tức Tô
Vũ) dùng để dặt tên
cho nhạc phẩm.
Nhiều ca sĩ không hiểu ý
nghĩa hai chữ “lồng người” cho nên đã hát lầm thành “lòng người”.
Nguồn