Đáp lời Vũ Huy Quang
Hai Lúa quen VHQ lần đầu ghé thăm
Tiểu Sài Gòn, nhân
dịp ra mắt giữa bạn bè cuốn sách đầu tay ở hải ngoại, Lần Cuối Sài Gòn [1998].
Lần đó, qua anh, tôi có thêm rất nhiều
bạn, đa số không thuộc giới viết văn. Nói về đám viết văn, anh có một
nhận xét thú vị, chơi với tụi nó, nhạt nhạt thế nào ấy.
Quả thế thật.
Qua anh, tôi còn gặp một hai người đã nghe tên, nhưng chưa từng gặp.
Do, một phần, họ đều nổi danh, một phần, klhông, hoặc chưa có dịp gặp.
Thí dụ như Nhật Tiến.
Giá mà cái đám biệt kích cầm bút này
chống Cộng điên cuồng thêm một tí
nữa, biết đâu đấy, cái chủ nghĩa khốn kiếp kia bị tiêu trừ khỏi Việt Nam
rồi!
Chống Cộng điên cuồng?
Có lẽ không. Nhưng mong muốn điên cuồng (1), chủ nghĩa CS bị tiêu trừ
tại
quê hương, thì, đúng là như vậy.
Nói đến chống Cộng điên cuồng, Hai Lúa lại nhớ đến những ngày ở Trại
Cấm Sikiew Thái Lan, chờ kết quả cuộc sổ xố có tên là "thanh lọc".
Và cái vụ liên quan đến một trong những đại sư phụ, - theo nhận định
của VHQ - của trường phái Chống Cộng Điên Cuồng.
(1) Cụm từ "Mong muốn điên cuồng" này, thuổng Apollinaire, trong
bài "Cầu Thị Nghè, Le Pont Mirabeau", ở... Paris:
Comme la vie est
lente,
Comme l'espérance
est violente
Đời sao chậm thế!
Hy vọng sao hung
bạo thế!
Nhưng, trông người lại
nghĩ đến ta. Trên tờ Người Nữu
Ước, số đề ngày 19 Tháng Chín, 2005, trong bài viết Sự
Lên Voi Của [The Rise of ] Angela Merkel, một "cán bộ
gái" [thực sự bà là một khoa học gia Đông Đức] có hy vọng trở thành Thủ
Tướng Liên Bang Đức (a), tác giả bài viết, Jane Kramer, cho rằng, sự
quyến
rũ của bà đối với cử tri, chính là bà đã vứt bỏ hoài nhớ một Đông Đức
Cộng Sản đã bị lịch sử tiêu trừ,
[the lack of nostalgia... It was clear to... that when East Germany
went, Angela Merkel would have absolutely no nostalgia]. Một bạn cũ của
bà nói, "Chúng ta lúc đó ở vào cái tuổi tam thập nhi lập, và là ở điểm
không, Đông Đức đi đoong là một vết chém ngọt lịm (1) vào tiểu sử, vào
nhật
ký của những Trâm Thạc sống sót. Nhưng nó cũng là một cơ
may để lại phát giác về chúng ta".
[Nguyên văn: We were in our thirties then, and we were at point zero.
The end of the East was a deep cut in our biographies. It was also a
chance to reinvent ourselves].
(a) Bà này đã là Thủ Tướng Đức.
Ai nói khác
luận điệu này sẽ bị qui thành “Bắc cộng”(?).
VHQ
Cái mà anh bạn của chúng ta, VHQ, gọi
là "Bắc Cộng", đúng ra là phải
vứt vào sọt rác của lịch sử, từ lâu rồi!
(1) "Vết chém ngọt lịm", Hai Lúa mô phỏng từ một bài hát.
Về bài này, HL cũng có rất nhiều kỷ niệm về nó, những ngày cải tạo. Mới
đây, Hai Lúa mới biết tên bài hát: Một chuyện tình buồn, trong có mấy
câu, tả cảnh em đi lấy chồng:
Năm năm trời không
gặp
Được tin em lấy
chồng...
Ôi nhát chém hư
vô...
Anh một đời rong
ruổì,
Em tay bế tay bồng.
Ôi chao, nhờ những lời hát "vớ vẩn" như thế mà Hai Lúa vượt qua được,
cả một mùa cải tạo!
Nhát chém hư vô?
Thì chắc cũng giống như cây kim của BG chứ gì? (1)
(1)Tài năng mới xuất hiện!
Trên website Đặc Trưng, tình cờ Hai Lúa phát giác một cây viết mới
toanh, lẽ dĩ nhiên với Hai Lúa, nhưng viết thật bảnh! Xin đơn cử một
thí dụ. Trong bài viết về BG, tác giả nhắc lại câu này của ông: Lòng
người như đại dương, sâu thì thăm thẳm mà rộng thì mênh mông. Nói lời
đau lòng như ném chiếc kim vào chốn không cùng ấy, có muốn lấy lại thì
cũng chả biết đâu mà tìm !
Người nói ra, đã ghê, nhưng nhớ lại, và ngộ ra được, ấy mớl lại càng
ghê!
Nhưng Brodsky, cũng hình ảnh "Tìm em như thể tìm Kim", đã coi đây là
"phận lưu vong" của nhà văn, một kẻ không làm sao mang theo độc giả,
quê hương cùng với mình, và, viết, là bị mất tích giữa đám đông, giữa
tỉ tỉ con người: "Trở thành cây kim trong đại dương, sâu thì thăm thẳm
mà rộng thì mênh mông đó, nhưng mà là một cây kim mà ai cũng cố tìm cho
thấy. Lưu vong chính là như thế đó. That's what exile is all about."
[The Condition We Call Exile].
*
Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây
là một cuộc chiến
tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam,
không hẳn vì những gì xẩy ra trước, trong, mà là sau chiến
tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình
Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống
sót ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, [chiến tranh, ung thư và những trại
tù], Solzhenitsyn, tác giả Quần
Đảo Gulag, đã tiên đoán, Miền Bắc sẽ "nắm lấy" Miền Nam.
Nếu
đi hết biển
Như thế, nếu có cái mà VHQ gọi là "Chống Cộng Điên Cuồng", thì nó cũng
chỉ bắt đầu từ
30 Tháng Tư, 1975, theo Hai Lúa.
Theo Hai Lúa, đúng ra VHQ phải gọi HHT là kẻ "chửi" Cộng điên cuồng.
Đúng hơn nữa, chửi "tàn nhẫn, dã man..." không phải CS, mà những người
chạy theo CS như VHQ, thí dụ như trong loạt bài "đọc" "Nếu Đi Hết Biển" của TVT,
của ông.
Có lẽ chính vì vậy mà VHQ viết thư góp ý?
Một cái thư góp ý như thế, nếu gửi cho bất cứ một diễn đàn, báo chí
khác, chắc chắn sẽ bị vứt vô thùng rác, ngoại trừ gửi cho Talawas.
Tại sao vậy? Bởi vì, ở những chỗ khác đó, họ đều biết HHT, nhưng gần
như chẳng ai biết VHQ.
Đúng là chọn mặt gửi vàng!
NQT
Tôi biết Chùa Đàn ở giữa... rừng Tây Ninh khi quay phim Phiên tòa cần
chánh án (1987).
Chúng tôi không chuyển thể mà phỏng theo Chùa Đàn, chọn câu chuyện ở
đoạn giữa có tên Tâm sự của nước độc và hư cấu thêm nhân vật cô gái câm
(Minh Trang đóng). Việc thêm nhân vật hư cấu này nhằm làm cho phim đầy
đặn hơn, như một chất xúc tác để dẫn truyện...
Việt
Linh
Như thế, nhân vật cô gái câm hoàn toàn là của Việt Linh chẳng liên quan
gì tới Nguyễn Tuân hết. Và cùng với sự xuất hiện của cô, là cả
một chuỗi những sự kiện hoàn toàn có tính hư cấu, chẳng cần đến lịch sử
để biện minh, thật hay không thật.
Nabokov đã có lần coi mấy người đọc tiểu thuyết, tất nhiên là tiểu
thuyết lịch sử, thay cho việc đi học, môn sử, là quá ngây thơ (1). Hai
Lúa
nghĩ, việc lôi ông Tây Henri Rivière, sau khi lôi cả một bầy
"bướm" ra để chiêm ngưỡng, thì quá ngây thơ, và chính vì quá ngây thơ,
nên thật
đáng... đánh đòn!
Vả chăng, đã từng viết văn, đã từng nổi tiếng với bút danh Thăng Long
Văn Sĩ, tại sao lại nhẩy qua địa hạt "đánh đấm loạn xà ngầu" như vậy,
hả bạn ta?
Bởi vì VHQ quả là một nhà văn thuộc loại hết sẩy, chỉ với một truyện
ngắn, tôi lập lại, "chỉ". Truyện Cháo Rắn. (2)
Garcia Marquez có lần mê, viết được một cái truyện như truyện Đàn Bướm Ngủ, [Les Belles Endormies, bản
dịch qua tiếng Tây] của Kawabata. Truyện Cháo Rắn của VHQ theo tôi,
chẳng thua gì Đàn Bướm Ngủ,
nhưng thay vì một đàn, thì chỉ một con. Và thay vì ngủ, thì... thức!
(1) Can anybody be so naive as to think he or she can learn anything
about the past from [... ] historical novels? Nabokov, Good Readers and
Good Writers.
(2) Tên truyện bằng tiếng Tầu, xà trúc, xà chúc, xà lạp... gì đó. Hai
Lúa đọc đã lâu, từ cái hồi mới quen VHQ. Cuốn truyện anh tặng, biếu một
cô bạn người Bắc. Cô tỏ ra thích truyện cháo rắn lắm. Hai Lúa hỏi,
truyện "thực" không? Cô trả lời, chắc chắn "thực"!