|
Hàng trăm ngàn hộ dân di cư
tới Tây Nguyên
Nguồn BBC
Thì vẫn chân
lý Nước Việt Nam Là Một!
Hay là cũng giống như Ngày Lên,
"Le Jour Se Lève...."?
Ngày Lên, Le
Jour se lève, thực sự không liên can tới chân lý Nước Việt Nam
Là Một,
mà liên can tới... Trịnh Công Sơn!
Duyên do là như thế này.
Trên tờ TLS số đề ngày 7 Tháng Bẩy, 2006, mục Thư Độc Giả, có một tay
viết cho tòa soạn, nói rằng là, trong bài của Philip French, điểm những
cuốn sách viết về Phim Đen, Film Noir, số 5 Tháng Năm, có nhận xét, sự
kiện, nguyên bản phim Ngày Lên, Le
Jour Se Lève, đã được rút ra khỏi thị trường, một vài năm, là để
bảo vệ phim mới, làm lại theo phim cũ, a remake, của Hollywood.
Câu chuyện nó khốn nạn hơn nhiều, theo độc giả này. Hãng phim của Mẽo,
RKO đã cho những nhân viên của họ tới nước Pháp, lúc đó còn chính quyền
Vichy, để thu gom tất cả những phim cũ, và đem đốt bỏ. Sau chiến
tranh, may còn sót vài phim, ở những rạp nhỏ tại vùng đồng quê, và
chính là một trong những phim này được Pauline Kael đem tới Berkeley
chiếu, trong một rạp do bà làm chủ. Muốn biết rõ, thì vô website The
New York Film Annex.
Nhưng chuyện này thì có mắc mớ gì đến Trịnh Công Sơn?
Có tí ti. Ấy là do một bài viết về ông, trên talawas.
Người viết bài này, chỉ ra một chi tiết, là TCS, do đã từng coi cuộc
kháng chiến thần thánh chống Mẽo cứu nước do Đảng ta lãnh đạo, chỉ là
một cuộc nội chiến, cho nên bị một ông VC hăm he, từ những ngày đó, là,
nếu chiếm được Miền Nam thì sẽ đem TCS ra làm thịt!
Cái thư của
VC Ta Lo có quá nhiều vấn đề. Thử nêu đại khái.
1. Cái tên Ta Lo có vấn đề.
2. Cái trò tán bậy về nhan sắc của tác giả bài viết, về cách xưng hô
[Thưa Chị hay không Thưa Chị], văn phong bài viết...
có vấn đề.
3. Tại sao Ta Lo, mà không phải là người hăm làm thịt TCS, lên tiếng?
... vân vân và vân vân.
*
Về vụ tại sao me-xừ VC Lê Hiếu Đằng, người Ban Mai cho rằng, đã hăm he
xử tử TCS - theo một bài đã đăng
trên tờ Người Việt ở Mẽo, như Ban Mai cho biết -, đã không lên tiếng
trả
lời, cải chính, duyên do của nó lằng nhằng lắm. Nó làm Gấu nhớ đến ba
ngày học tập cải tạo tại chỗ, tại cơ quan Bưu Điện ngày
nào.
Anh cán bộ quản giáo bữa đó tỏ ra rất bực, về chuyện, theo như anh
ta kể, là, anh ta nghe thấy có dư luận từ đám Nguỵ, 'thằng' Ngô
Đình Diệm là bạn của Bác Hồ. 'Thằng' NĐD đã từng nói chuyện với Bác Hồ,
nếu Bác đồng ý, thì nó sẽ lên tiếng yêu cầu Mẽo rút
quân, hai miền Nam Bắc ôm lấy nhau, thống nhất đất nước, thằng NĐD
đã từng vấn an Bác Hồ, mỗi lần sinh nhật Bác...
Anh cán bộ quản giáo bực lắm. Mặt anh ta đỏ gay, phán: Làm sao một
thằng bán nước như NĐD lại là bạn của Bác Hồ!
Cái lý do VC Lê Hiếu Đằng không lên tiếng, là cũng y chang: Làm sao tao
là VC chính gốc, chính hiệu, lại phải lên tiếng, nói chuyện với một tên
Ngụy!
Đây cũng là lý do, khi talawas viết thư ngỏ gửi nhà nước, nhà nước đếch
thèm trả lời!
*
Nhưng thảm hơn nữa, là, chính cái đám Nguỵ lưu vong đó, nó cũng cảm
thấy như vậy!
Ít ra là ở nhà văn.
Nhà văn Sebald, khi ông cảm tạ nhà nước Đức đã ban cho ông vinh dự, là
thành viên của Viện Hàn Lâm, đã nói ra cái cảm giác đó.
Một lần tôi
nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi
có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ,
và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Nhưng,
chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện
thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà
tôi chưa
từng hy vọng.
Phát biểu
khi là ông Hàn
*
Bản thân Gấu cũng đã từng gặp 'vài' trường hợp tương tự!
Cái cảm giác bị lột mặt nạ, trơ ra, là một tên phản bội gì gì đó, Gấu
đã từng cảm thấy, những ngày sau ba ngày cải tạo, được thu dụng trở
lại, vào ngày thứ bẩy cuối tuần, bị đuổi cổ ra khỏi phòng, để mấy ảnh
họp chi
bộ.
Gấu cũng đã từng kể lại chuyện này, nhân vụ talawas bị tường lửa.
Talawas bị
tường lửa
The Archimede
Palimpsest
Sự thực nằm trong đó, đó.
Đọc bí
kíp viết trên tấm da lừa của Archimede.
Đọc Kim Dung, chắc bạn còn nhớ
cảnh Vô Kỵ học bí kíp Càn Khôn Đại Nã Di cùng cô em Tiểu Siêu, ở trong
đường hầm đưa lên đỉnh Quang Minh Đỉnh. Mấy dòng chót, đọc không ra,
chàng
cố tập, bị tẩu hoả nhập ma, xém đi luôn.
Bi giờ, nhờ kỹ
thuật đọc cái không thể đọc, reading the invisible, đám chuyên gia Đại
học Stanford đã đọc được rồi, nhưng, thay vì đọc Càn Khôn Đại Nã Di, họ
cố đọc đọc mấy trang chót trên tấm da lừa của thiên tài Archimede để
lại.
Archimede of
Syracuse được coi như một tổ sư toán của nhân loại, người đã chứng minh
ra được bản chất của cái vô cùng, và tính ra được con số "pi". Ông còn
là người khám phá ra luật tỉ trọng, và cứ thế, đang tắm, trần truồng
chạy ra đường la lên, eureka, kiếm thấy nó rồi. Người ta tin rằng, mấy
tay học giả ở Stanford cũng đang chờ để la lên "eureka", như Archimede
ngày nào, khi đọc được mấy trang chót của bí kíp Càn Khôn Đại Nã Di của
ông tổ sư toán này.
Koestler
tin
rằng là những nhà khoa học cũng giống như mấy tên mộng du. Họ kiếm thấy
những định luật này nọ, trong khi mộng du. Trong tình trạng
hoàn toàn tỉnh táo, là không
kiếm thấy!
Và ông viết cả một cuốn sách về đề tài này: The Sleepwalkers. Gấu đọc
bản tiếng Tây, những ngày ngồi Quán Chùa.
Tuy nhiên, theo Gấu tui, bạn, muốn thấy, thì phải tìm. Tìm sẽ thấy, gõ
sẽ mở.
Nói rõ hơn, bạn phải ở trong trạng thái tìm, thì mới kiếm thấy được.
Archimede, như một giai thoại tuyệt vời kể lại, bị ám ảnh bởi một thách
đố, đúng ra, một bài toán khó, do nhà vua đưa ra, liên quan tới vương
miện bằng vàng, bị ông thợ tráo bạc vô. Nhà vua biết, nhưng không làm
sao chứng minh, vì đem cân vương miện vẫn nặng như cũ. Bèn kêu ngài tổ
sư toán.
Archimede đang lúc đó, bị đau đầu bởi hai hiện tượng vật lý
hoàn toàn chẳng liên quan gì tới nhau: vật bỏ vô nước, nước dềnh lên.
Và ông đã chứng minh bài toán ăn cắp vàng bằng cách:
1. Bỏ vương miện nguyên vàng vô nước, đánh dấu mực nước dềnh lên.
2. Bỏ vương miện có lẫn bạc vô nước, đánh dấu mực nước.
Hai mực nước khác nhau.
Luật tỉ trọng ra đời, nối thành một mạch hai hiện tượng vậy lý: vật bỏ
vô nước, bị nước đẩy lên, sức đẩy bằng trọng lượng khối nước bị vật
choán chỗ.
Như vậy, bạn phải đau đầu với một cái gì đó, thì mới kiếm thấy nó. Chứ
không thể mộng du khơi khơi được.
Gấu tôi tin rằng, bất cứ một tuyệt phẩm nào ở trên đời, đều đã từng
hành hạ người sáng tạo ra nó, y hệt như Archimede đã từng bị hành hạ.
Ngày nay, chẳng còn ai nhớ đến những cơn đau đầu của ông. Họ chỉ biết
đến cái luật tỉ trọng. Có khi cũng chẳng cần biết ai khám phá ra nó.
Đó là hạnh phúc của nhân loại.
Của hậu thế, đúng hơn.
Sartre chẳng đã từng phán: Đại tác phẩm giống như sỏi đá, cây cỏ.
Chúng 'bầy' ra đấy.
Người ta đọc, sướng điên lên, nhưng có ai hỏi, ở đâu, do đâu, mà có?
Ở trên, Gấu có
tán nhảm về cái luật tỉ trọng và những cơn đau đầu của Archimede.
Nhạc TCS, là
cũng được sáng tác ra, từ những cơn đau đầu do cuộc chiến hành hạ tác
giả, theo Gấu
Đây là điều giải thích, tại sao những người đã từng nghe nhạc ông, ngay
từ khi nó được hoàn thành, từng bản, từng bản, đã không thể chịu được
cái trò, người ta phá nhạc ông, như ở trong nước đã từng làm.
Bạn nghe, và thích, một bản nhạc, của TCS, là vì, bạn đã từng có lần
đau đầu, và lần đau đầu đó, sau này, mỗi lần nghe bản nhạc đó, là nhớ
ra, là sống lại.
Sử dụng một cái tên giả, để
minh xác giùm cho một người bạn có thật, về một sự kiện chết người - bị
gán cho cái tội tầy trời là hăm he xử bắn TCS - chỉ có thể chấp nhận,
khi viết một cách thật nghiêm túc, chứ không thể bằng một giọng bỡn cợt
được.
Cái thư của me
xừ VC Talo, đúng
ra, nó thực gắn gọn, đại khái như vầy:
Thưa tác giả
bài viết...
Tôi, Ta Lo,
bạn
của LHĐ, được anh nhờ thay mặt, đính chính...
*
Gấu này, sở dĩ phải sử dụng đến cái tên cúng cơm [NQT], ngay từ những
ngày nảo ngày nào, là cũng nhắm, sẽ gặp trường hợp như trên, một khi
hung hăng con bọ xít, viết ba cái thứ phê bình điểm sách này nọ...
*
Nhưng ghê gớm, khủng khiếp nhất là, lần vượt biển tại Vàm Láng. Vừa ra
khỏi Vũng Tầu là bị bão, rạt trở lại, vào sáng sớm hôm sau. Nhìn trên
bãi thấy vẫn còn một cái đầu lâu, của người vượt biển chuyến trước. Mấy
người công nhân ruộng muối thản nhiên nói: Đâu phải gặp bão, mà bị mấy
anh biên phòng bắn chìm tầu. Mấy ảnh biểu, phản quốc là bắn bỏ!
Viết
là Khiếp
Phản quốc? Tội
của TCS còn quá phản quốc! Dám gọi cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ
cứu nước là cuộc nội chiến!
*
Vả
chăng, cái vụ LHĐ không thể
nào đích thân viết thư đính chính, nó
liên can đến cả một thời: Thời không mặt. Đây là chữ của Akhmatova, nhà
thơ Nga, gọi cái thời của bà: Không mặt.
The human face
disappeared and also its divine image. In the classical
world a slave was called aprosopos, 'faceless'; litteraly, one
who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
[Mặt người
biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ
bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không thể bị
nhìn thấy. Người CS hãnh diện vì không mặt.].
Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách Mạng:
As
though, in night's terrible mirror
Man,
raving, denied his image
And
tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và cố gắng biến mất]
D.M.
Thomas: Alexander Solzhenitsyn, Một
thế kỷ ở trong ta.
*
Sở dĩ
Bùi Tín, công lao như thế, danh thần như thế, mà đành phải bỏ của
chạy lấy người, và bị coi là phản quốc, phản bội, là vì 'dám' đứng ra
nhận
cái vinh quang, tớ là người chấp nhận cho Dương Văn Minh đầu hàng!
Người thông suốt nhất, về thời không mặt, là người không mặt: Tướng
tình báo Phạm Xuân Ẩn.
Chứng cớ: Khi nhà báo hỏi, có phải ông là tác giả bức điện mở cửa
Miền Nam cho Yankees mũi tẹt vô thay thế Yankees mũi lõ, PXA trả lời,
đây là do Trung Ương đánh giá tình hình, và quyết định, chứ tui có công
gì đâu!
Khôn khéo, thông suốt đến như thế mà còn xém bị làm thịt, nữa là cắc cé
như... LHĐ!
Trong lịch sử Việt Nam, thời không mặt, chỉ có mỗi một cá nhân dám đứng
ra nhận, tớ có mặt, tớ là người đã giết người, đó là nhạc sĩ Văn Cao.
Và ông nói thêm, xin tha lỗi cho tớ, vì tớ đói quá!
*
Mật thám Tây hỏi cung, đầu thế
kỷ 20 ở Đông Dương.
On croyait que le temps avait
fait son oeuvre et apaise les souffrances. Pourtant, aujourd'hui, les
descendants des peuples opprimés réclament une vraie reconnaissance.
SeuI Ie travail objectif des historiens peut y contribuer.
La
colonisation: la Mémoire Vive
La Revue pour
l'intelligence du mone, 7-8/2006.
Người ta tưởng
thời gian làm xong việc của nó, nghĩa là làm dịu những
nỗi đau, nhưng, không phải, ngày nay, con cháu của những kẻ bị bách
hại, đòi hỏi một sự hiểu biết chân thực. Chỉ việc làm khách quan
của sử gia có thể làm được điều này.
*
Liên Xô, cái
nôi của Cách Mạng
Vô Sản, chấm dứt Thời Không Mặt bằng
phim TV, Tầng Đầu Địa Ngục, chiếu trên toàn nước Nga, y chang như nó đã
được
Solzhenitsyn mô tả.
Giả như 'Một Mùa Thu Năm Qua Cách Mạng Tiến Ra' mở ra bằng cảnh, Văn
Cao, đói lả người, chờ đồng chí Vũ Quí tại Ga Hàng Cỏ, rồi lừng lững
bước vào quán cơm bình dân, như ông miêu tả, trong Tại sao tôi viết Tiến Quân
Ca?, một
bài viết có tính 'tự thú
trước bình minh', một chứng liệu thực về lòng ái quốc thực [chữ của
Manea: an
authentic
testimony to true patriotism], thì thật tuyệt!
Cảnh tiếp theo thì mọi người biết rồi. Nếu chưa, xin đọc Hoàng Phủ Ngọc
Tường, viết về một đêm mất ngủ với Văn Cao.
Tại sao
kháng
chiến chống Pháp, anh vẫn vẽ, vẫn làm thơ, nhưng người ta không nghe
anh hát nữa?
-Hồi nhận viết
Tiến Quân Ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát, mà một
đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ
trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng, vào một
thành phố, để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến
tranh, và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi
đã trở lại căn nhà ấy, thấy còn lại một gia đình mẹ góa con côi. Làm
sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát
sau đó? Nói về chiến công, hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im
lặng, và chỉ viết nhạc không lời.
Mùa Thu, những di
dân
Nhưng mở ra thì phải kết thúc. Gấu đề nghị, cảnh đóng lại cuốn phim,
cho Hồi I của nó, là cảnh DTH ngồi khóc, bên vệ đường Sài Gòn, hoặc
cảnh một anh bộ đội mở cái ba lô, lấy ra cái bát, anh cất công mang từ
Miền Bắc vô, tặng đồng bào ruột thịt Miền Nam, nhìn ngắm nó một hồi,
tính ném xuống dòng sông Sài Gòn, ngay chỗ bến đò Thủ Thiêm, nơi ngày
xưa biệt động thành cho nổ hai trái mìn claymore, suýt nữa thì lấy đi
cái
mạng của Gấu này, sau nghĩ sao, lại cất vô ba lô!
Sự cứu rỗi cuối cùng hóa ra lại nhờ ở một cái bát vô dụng!
*
Có thể
sẽ có
người cảnh cáo, thôi, bỏ những chuyện đó đi, nhạc sĩ Văn Cao cũng đã
mất rồi. Nhưng,
chính trong tinh thần "Không Còn Thời Không Mặt", những dòng trên
được viết ra, đúng như mong ước của Văn Cao, khi ông công bố những
chuyện đó.
Một
lần, cũng đã lâu, khi còn giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học, Cali, tôi,
NQT có viết về trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và những
cử chỉ, thái độ hung bạo, cộc cằn, thô bỉ mà ông để cho nhân vật Nguyễn
Huệ của ông
đối xử với sĩ phu Bắc Hà. Một số cán bộ VC hải ngoại, sau đó, có viết
thư cho NMG, cho biết, "vết thương" NHT, theo họ, cũng đã lâu, nhưng
như
vậy, là "chưa lành", hy vọng, lần này, nó sẽ thành sẹo luôn!
Cũng tinh thần đó, trên tờ Điểm sách Nữu Ước, số mới nhất, có bài tưởng
niệm vụ Thiên An Môn, của một người đã có mặt khi nó xẩy ra, và lời hứa
của ông, cứ mỗi năm trở lại chốn này, đốt nén hương tưởng niệm. 17 năm,
17 lần, chưa bỏ một lần nào.
*
Lại nói
chuyện cái bát!
Một ông bạn văn, nhỏ tuổi hơn, đã từng có thơ xuất hiện trên Trăm Con,
đọc cái truyện của Gấu, tới cái đoạn, sau đây, đã lắc đầu, phán, anh
dùng từ sai rồi, đoạn này, lúc này, ngày này, là phải là cái bát, chứ
không cái tô được!
Bà
Nội anh, chồng chết sớm, ở vậy nuôi hai người con trai.
Mẹ anh có lần nói về sự hà tiện của cụ. Câu chuyện chắc do cha anh kể
lại. Cụ
kho một nồi cá, không dám cho con ăn một lần, cứ bắt để dành, sau cùng
nồi cá
biến thành ròi. Những ngày cuối cùng cụ bị bán thân bất toại, không một
người
con trai, con dâu nào kế bên, ngoài hai đứa cháu nội còn nhỏ, ham chơi.
Tôi
không hiểu bằng cách nào anh vẫn còn nhớ ước muốn cuối cùng của cụ.
Cụ
thèm một tô phở Trung Hà (tên một thị trấn địa đầu tỉnh
Sơn Tây, tiếp giáp Phú Thọ). Tôi nghĩ khi còn trẻ, phải chạy ngược chạy
xuôi,
buôn bán tảo tần nuôi con ăn học, chắc cụ đã có lần được thưởng thức
một bát
phở của một tay đầu bếp nhà nghề ở nơi thị tứ đông đúc đó. Đó là hương
vị cuối
cùng cụ còn giữ được của thế gian này.
|