Người Đức sẽ chẳng bao
giờ tha thứ cho người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu
Lần đầu đọc cái tít bài của Bùi Văn Phú, tôi cũng sững sờ như Đỗ Kh.
Nhưng sau đó, tôi hiểu, khi nhớ lại trường hợp bài thơ của Paul Celan,
nhà thơ sống sót Lò Thiêu. Như
trong một bài viết về ông trên
trang nhà Tin Văn của tôi, trích đoạn sau đây:
Sự "thành công mang tính đại chúng" của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần
Chết" ở Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở
thành trò thờ phụng, sùng bái….
"Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa
"lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với khôi hài đen, một nghệ thuật lớn vốn
thịnh hành cùng thời: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho
người Do Thái về Auschwitz”.
Cái tít bài của Bùi Văn Phú, theo tôi, cũng tương tự. Thú nhất là, ở
đoạn cuối bài, sau khi nhắc nhở nhà nước ta, ông chơi thêm cú nữa, khi
kết luận bài viết bằng một câu xanh rờn: “Cách đối xử với nạn nhân của
một dân tộc nói lên lịch sử và văn hoá của dân tộc đó”.
Hoá ra là nạn nhân của nhà nước ta, không phải là nạn nhân của dân tộc
ta!
Cám ơn cả hai ông Bùi Văn Phú và Đỗ Kh.
Talawas