*

 


Chúc mừng 5 năm talawas


Con người, "mơ tưởng một thế giới, ở đó người ta có thể chết chỉ vì một dấu phẩy", nhìn thấy ở văn phong một phương cách hoà giải hồ nghi và cao cả. (1)
(1) l'homme... "rêve d'un monde où l'on mourrait pour une virgule", voit dans le style une facon de concilier le doute et la grandeur.
Patrice Bollon: Cioran: Le style, remède au désespoir?
Tạp chí Văn Học Pháp, số đặc biệt về Hư vô chủ nghĩa.
Gấu chép câu này để tặng mấy ông chưa từng tập viết văn, chưa từng có giấc mơ, làm sao viết ra một bài văn, chỉ để sửa đi sửa lại, nó.
Thử hỏi triết gia Cioran đọc, thí dụ, những câu sau đây, thì ông còn mơ tuởng, sáng ngủ dậy biến thành người Việt, không phải thứ thường, mà là thứ... khoa bảng, nữa không ?
Trong một dip trước đây chúng tôi đã có dịp giới thiệu nhà văn Mỹ Richard Powers và quyển The Time of Our Singing/Thời Chúng Mình Ca Hát xuất bản năm 2003. Không đầy 3 năm sau, vào tháng 6 năm nay, nhà văn này vừa cho ra mắt quyển tiểu thuyết thứ chín The Echo Maker. Ở Mỹ cũng như ở nhiều xứ sử dụng Anh ngữ cũng như ở Đức, Richard Powers thuộc loại nhà văn được giới độc giả văn chương cũng như văn giới chờ đọc tác phẩm mới. Nhà văn Mỹ lão thành John Updike cho rằng có thể coi Richard Powers có tầm cỡ của Thomas Mann và Thomas Pynchon. David Foster Wallace cũng cho rằng Richard Powers là người viết tiểu thuyết tầm cỡ nhất hiện nay của Mỹ. Nhiều nhà phê bình văn chương đặt câu hỏi tại sao cho đến bây giờ mà người ta vẫn còn chưa chịu trao giải Pulitzer về Văn cho Richard Powers. Trong giới phê bình có người tuy nhìn nhận quả thực Richard Powers là một nhà văn tài năng nhưng cũng chỉ ra một khuyết điểm là trong phần lớn những tiểu thuyết Richard Powers nặng phần tư tưởng và nhẹ phần nhân vật. [? ? ?] (1)Để đáp ứng lời phê bình này trong The Time of Our Singing. và kế tiếp trong tác phẩm mới nhất The Echo Maker Richard Powers đã cho người đọc thấy sự cân bằng giữa tư tưởng và nhân vật.
Nguồn
Đó là văn chương của giáo sư triết gia Đào Trung Đạo.
Gấu đã nói, tay này không mê tiếng Việt, hoặc bị bệnh nói lắp. Nhà văn lão thành Mỹ, thì nói lắp thành nhà văn Mỹ lão thành, "có dịp" xong rồi, lại "dịp có". Riêng đoạn " Ở Mỹ cũng như ở nhiều xứ sử dụng Anh ngữ cũng như ở Đức", thì quả là hết thuốc chữa !
Nói trộm vía Đào quân, đoạn ngắn trên, câu nào cũng phải sửa !
(1) Gấu đánh một đống dấu hỏi như vậy, là bắt chước nhà phê bình biên khảo khảo luận NVK. Ông này chơi cả một tràng liên thanh dấu chấm than, để tạo hiệu ứng "tiếng vang", và, nếu như thế, ông ta cũng được coi là một "echo maker"?
Đã trót thì phải trét. Gấu cố dọn dẹp thật sạch, coi mấy ông này có còn bĩnh ra nữa hay không.
Gấu này bỗng nhớ những ngày mới làm quen talawas, bị đòn hội chợ, được một số tác giả, độc giả chưa từng quen biết, đỡ đòn giùm, bà chủ quán, cám cảnh cho thân phận Gấu, bực dọc nữa, bèn hất hàm, tại sao anh không chịu lên tiếng. Thấy Gấu vưỡn lắc đầu quầy quậy, bà than, anh già rồi chăng, còn tui, hả, tui ưa ồn ào, náo nhiệt...
Ôi chao, giá mà bà đã từng biết Gấu, những ngày có biệt danh tên sa đích văn nghệ...
Bây giờ tới lượt Gấu Cái lo. Đây là dấu hiệu sắp đi.
 Cũng may, bà đã làm sẵn văn tế.
Bà biểu, đợi tới lúc anh đi rồi, làm sao đọc ?
Đọc ai nghe ?
Văn Tế

*
Trần Thanh Hà & Nguyên Ngọc & Gấu & Việt Hà
@ Bảo Ninh's, Hanoi, 2002
Lần đầu Gấu viết bài cho talawas, cái tít dài thòng.
Bà chủ quán cười, nói, để 'thiến' bớt. (1)

Còn đúng ba chữ: Dịch Là Cướp
Tuyệt cú mèo!

(1) Từ trước, đã đọc NQT, nhưng chưa bao giờ thấy tức cười như bài này.
Đây là một khía cạnh mới, của... Gấu?
*
Một bạn văn, thuộc loại trẻ, ngoài nước, viết thường trực cho VHNT [hồi còn sống], mail: Chưa từng thấy bài nào tức cười như bài này, nhất là cái chi tiết nhét hột ngô vào đúng chỗ chuyên làm giống để mang về làm giống cho cả một dân tộc.
Thú thật ! NQT
Văn Tế NQT
*
Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút
Dịch Là Cướp

Gấu có một kỷ niệm, về cái chuyện chủ Mẽo bồi Việt này. Khi tay Dirck Halstead, trưởng phòng hình ảnh UPI đến Sài Gòn nhận nhiệm sở, đúng lúc xẩy ra vụ pháo kích phi trường Biên Hòa. Gấu lo chuyển hình, nhưng không đúng như ý anh ta dặn, vì nếu làm đúng ý anh ta thì hình sẽ rất xấu.
Quả nhiên, khi hình xuất hiện trên báo chí thế giới, anh chìa cho Gấu coi, cả một xấp báo chí, từ nhiều thành phố trên thế giới, những thân chủ mua hình ành tin tức của UPI, và gật gù, còn đẹp hơn cả nguyên bản.
Xong, anh ta quay sang Gấu, sủa:
Lần sau, tao biểu sao thì mi làm y như vậy. Bởi vì tao là thằng chi tiền.
*
Tay này, sau là bạn thân nhất của Gấu ở UPI.
Chỉ sau Sawada, tay phóng viên Nhật, sau chết, tại chiến trường Lào.
Tên của cuộc chiến
*
KYOICHI SAWADA 
Born: February 22, 1936 in Aomori Prefecture, Japan 
Died: October 28, 1970 in Laos (Horst Faas / UPI 1967 )