*

 


Chúc mừng 5 năm talawas


Nhưng chúc mừng 5 năm talawas mà bỏ qua những lời khen tặng như sau đây thì thật uổng quá.
Tôi thấy cần viết ít dòng […] vì tôi nghĩ: 1. talawas được giới độc giả trí thức trẻ trong nước tìm đọc vì diễn đàn này là một trong những ‘sân chơi’ có những người cộng tác có sự trong sạch trí thức (probité intellectuelle) và viết được một số bài tương đối có trình độ kiến thức tốt; 2. Cần chấm dứt lối viết nhận định văn học và triết học dựa trên cảm tính, hàm hồ, nói không có sách mách không có chứng, thiếu kiến thức căn bản tối thiểu khi đề cập một vấn đề chuyên môn, giọng điệu thậm xưng, và cuối cùng là thiếu logic, đầu cua tai nheo. Trong hoàn cảnh giới trẻ trong nước ham học hỏi nhưng thiếu thầy thiếu sách, nếu đọc phải những bài như bài của NVL e rằng họ sẽ hoang mang, đi chệch con đường học hỏi chân thực, thẳng thắn và chính qui.
Nguồn
Độc giả tự hỏi, ông nào mà hách thế. Chắc thuộc giới hàn lâm, có nhiều đóng góp cho văn học, cho ngành giáo dục, và tuy đang ở hải ngoại nhưng vẫn đau đáu lo cho thế hệ đàn em, giới trí thức trẻ ở trong nước, nên đành phải lên tiếng. Sợ họ đọc phải những bài viết nhảm nhí rồi sẽ hoang mang đi chật con đường học hỏi chân chính, thẳng thắn và chính qui [con đường này là con đường nào, con đường Duy Tân cây dài bóng mát uống ly chanh đường uống môi em ngọt ngày nào, hay con đường Lê Duẩn ngày này?]
Tác giả bài viết, Đào Trung Đạo, Gấu đã từng gặp, hồi còn đi học, nhưng chẳng hề nhớ. Lần gặp ở hải ngoại, khi Gấu qua Sài Gòn Nhỏ lần đầu, 1998, tại một tiệm sách, ông có vẻ bực bội, khi Gấu không nhận ra ông, ngay cả khi ông nhắc lại cái lần ông đi cùng ông anh của Bông Hồng Đen, ghé thăm Gấu ở tận cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Thành thử Gấu nghĩ, có thể sự kiện, mày quên ai thì được sao lại dám quên tao, và hách như tao mà mày không biết, khiến ông không... ưa Gấu?.
Nhưng làm sao mà nhớ được cơ chứ, sao bao nhiêu ngày tháng, sau một trận giặc kinh hồn như thế?
Lần tìm qua tiểu sử của ông trên một diễn đàn trên lưới, ông đã từng có bài viết trên Sáng Tạo, nhưng sau đó, là tịt ngòi, không hề viết gì tiếp, và đến giờ này, sắp hết đời, vẫn chỉ có tí bài viết đầu tay, thời mới lớn, chỉ một mình ông ta biết, và những tác phẩm sẽ có, sẽ xuất bản. Làm sao Gấu này biết đến một nhân vật ẩn danh kỹ đến như thế?
*
Người xưa nói, văn ôn vũ luyện. Tịt ngòi ngay từ bài viết đầu tay bây giờ chẳng có ai còn nhớ, là đủ thấy, ông này không văn ôn.
Chứng cớ: Ngay câu viết mở ra bài viết của ông, trật tự từ đã có vấn đề rồi. Cụm từ "cuối cùng là thiếu lô gíc, đầu cua tai nheo" bắt buộc phải để lên đầu câu, và những "vì tôi nghĩ... tìm đọc", ông không phải là người có thẩm quyền để phán, ông không ở trong nước, làm sao biết, ông không thuộc ban biên tập talawas, làm sao hay. Câu đó phải để cho talawas, hoặc một độc giả ở trong nước nói, mới đúng. Còn cụm từ "thiếu lô gic...", phải để ở đầu câu, bởi vì phải có lô gic, phải không đầu cua tai nheo, thì sau đó mới tính tới những chuyện khác được. Thử hỏi một độc giả, đọc một câu, thấy sai văn phạm, thiếu lô gic, họ có đọc tiếp nữa không?
Viết một câu văn chưa nên thân mà bầy đặt.
Nhưng chính tiểu chú về NVT làm người đọc đọc ra tiểu tâm của người viết. Và cả bài viết, với những lời đao to búa lớn như thế, những "e rằng", là chỉ để làm sao "đi" được cái tiểu chú, làm sao đánh cho tay NVT này một cú đau ra trò.
Đến đây, một vấn đề khác nẩy sinh: Liệu Đào Trung Đạo đã từng học NVT?
*
Gấu này, sở dĩ bỏ ngang Văn Khoa chỉ vì quan niệm: Nếu mi học ai, dù chỉ nửa chữ, thì mi phải gọi ông ta bằng thầy.
Ông thầy NVT có cái tật, ai học ông, mà lỡ có chút tên tuổi trên chốn giang hồ, đi đâu, có dịp, là ông khoe, thằng đó học tui.
Ấy là Gấu nghe đám sinh viên Văn Khoa truyền tụng như vậy, mà Gấu lúc đó, thì cũng viết lách lăng nhăng, thành thử không thích bị người khác coi là đệ tử, nhất là về những môn học được coi là "đạo".

Sở dĩ câu trên được đặt ra, vì lứa tuổi Đào Trung Đạo, học Văn Khoa, học Triết Tây, thường là học trò Thầy NVT.
Gấu sợ rằng, cho dù mình không học NVT, nhưng học Văn Khoa, như vậy, là đã không có tư cách gì để phán đoán về NVT, vì ông còn là khoa trưởng.
Thế là đành bỏ ngang, dù đã có được cái Dự Bị Triết.
*
Đúng ra, trong một dịp lễ lớn kỷ niệm 5 năm "Đại Thắng Mùa Xuân" như thế này, mà lèm bèm về những chuyện chẳng đáng lèm bèm, như khoa bảng hay không khoa bảng, chuyện thầy bói rờ rẫm voi của Tây, chuyện "nội bộ" trước 1975 tại Miền Nam, chuyện dọn cứt, thấy cũng kẹt, nhưng, lạ làm sao, những điều này có vẻ như liên quan tới những vấn đề lớn trong kế hoạch được đề ra trong "bảng hiệu" của talawas.
*

Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh  (NCNĐ) gồm 61 chương sách xếp đặt không theo trật tự thời gian nhưng xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại, là những truyện trong truyện
(stories within story).
Nguồn
Về tài tiếng Tây của ông giáo sư khoa bảng Đào Trung Đạo, thì đã có một ma-đàm ở bên Tây, trên diễn đàn talawas, chỉ ra những sai sót rồi.
Còn tiếng Anh, thì chỉ nội cụm từ "những truyện trong truyện", như ông chú thích ở trên, cho thấy, ông này ẩu, và dốt.
Từ "story" thứ nhì, do dùng ở số ít, thiếu mạo từ "a".
Thuật ngữ 'truyện trong truyện', Gấu đã từng gặp, nhưng bằng tiếng Tây, và nhân đó, được hai ông bạn văn, TTCĐ, và CVD, thuộc thế hệ đàn em, chỉ giáo.
Tks again.
Nhân đây, Hi một tiếng. NQT
Sunsan Sontag: DQ
*
Thú thực, trước đây, Gấu không thể hiểu được, tại sao ông giáo sư này cay cú với Gấu, và HPA  [Trong số những người Nguyễn Văn Lục nêu tên ở trên có lẽ chỉ có Ðặng Phùng Quân trình luận án về “Hiện hữu tha nhân trong triết lý Gabriel Marcel” còn Huỳnh Phan Anh chưa bao giờ trình luận án cao học ngành Triết, Nguyễn Quốc Trụ không phải thuộc giới khoa bảng, Trần Nhựt Tân chuyên ngành văn chương Pháp; bài đã dẫn], nhưng mãi sau này, hiểu.

Đây là những dây dưa từ thập niên 1960, khi cả đám Gấu nổi lên như cồn giữa cái gọi là 'hậu môn của chiến tranh", thì cứ mượn đại chữ của Milosz, để gọi Sài Gòn, còn mấy anh VC thì gọi là hang ổ cuối cùng của Mỹ Nguỵ.

Cái chuyện ông giáo chủ trường phái tân hình thức phạng cuốn Lần Cuối Sài Gòn, chưa đã, tiện tay phạng luôn cả đám "tiểu thuyết mới tại Miền Nam", mấy thằng này viết lăng nhăng, chưa bao giờ được đi học cours tụi Mẽo dậy viết essay như tao, cái chuyện mấy anh mũi tẹt học trường Tây khinh khỉnh, này có biết tiếng Tây không đấy, là cả một khúc ruột thù hằn dai dẳng từ thập niên 1960, kéo dài, từ hậu môn ra đến hải ngoại !

Và Gấu này hiểu ra một điều thật là quan trọng, nó liên can đến tuyên ngôn của talawas, nhân nhìn lại sự thù hằn của mấy anh Mít học trường Tây.
Mấy anh này cũng viết lách, viết còn nhiều hơn Gấu, vậy mà, danh tiếng cứ tù mà tù mù ở nơi nảo nơi nao, không nói, đếch ai thèm đọc mấy ảnh, thế mới đau, và thế mới đáng nói, đáng đánh một cái dấu hỏi.
Gấu cứ lấy làm lạ mãi, ngay từ hồi còn Sài Gòn.

Đọc những bản dịch của mấy ông này, Gấu không thể nào ngửi được, và nhờ tìm hiểu nguyên nhân sự thù hằn của mấy ổng, Gấu ngộ ra một điều là, mấy ông này, mê danh quá, tất nhiên, nhưng nguy hiểm nhất, và thảm nhất, là, không mê, không yêu tiếng Việt !
Và tất nhiên, dốt tiếng Việt.

Cũng ý đó, Steiner phán, chỉ có mấy nhà thơ mới có thể làm nghề thợ dịch tới nơi tới chốn. Thi sĩ rành tiếng mình, thì mới dịch tiếng người được.
Bạn chỉ có thể học ngoại ngữ, để hiểu... tiếng Việt. Để viết tiếng Việt ngày một bảnh hơn, giầu có hơn, vì nhờ có nguồn ngoại đó. Để yêu thêm tiếng Việt. Tiếng Việt mới là nội lực, phải có nó, mới có thể luyện võ công tà ma hải ngoại ! Có nó, cọ xát tới đâu sướng tới đó !
Đây chính là ý của Brodsky khi ông nói, ông đếch cần nước Nga, tớ đếch còn tin tưởng ở xứ sở đó, bởi vì "tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời", yêu đến nỗi viết văn bằng tiếng Anh như là một cách viết tiếng Nga !
Đẩy lên một mức nữa, với ông thi sĩ hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, đi là cứ nhắm về phía trước mà đi cho đến chót đời này, mọi thứ tiếng trên thế giới đều là tiếng Nga !

Tiếng Việt chính là cái tâm của người viết, theo nghĩa, tâm bằng ba tài, của Nguyễn Du.
Mấy anh Mít học trường Tây, giá mà khinh khỉnh, này Gấu, mày có biết tiếng Việt không đấy, thì đã khá cho đời của mấy ông này rồi!
Ngay cả cái ông giáo sư khoa bảng họ Đào cũng vậy. Ông ta đâu có yêu tiếng Việt ? Chứng cớ, "truyện ở trong truyện" thì cần gì phải chú thích thêm câu tiếng Anh viết trật đó, "stories within story" ?
Hồi mới gặp ở tiệm sách, ông chủ tiệm sách cũng đã nhận xét riêng với Gấu về tài tiếng Tây và tiếng Anh của ông ta rồi, không tiện nêu ra ở đây. NQT