Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
|
Hình báo Pháp Người
Quan Sát Mới
There was a moment of exquisite discomfort on television
on Thursday afternoon after the Nobel announcement was made, The
Evening Standard reported.
"A Sky News presenter announced at 12:01 p.m. that Harold Pinter had
died," the paper said, "before correcting herself, after a Pinteresque
pause, and saying that he had in fact won a Nobel Prize."
[NY Times]
Sau khi giải Nobel được thông báo, đã xẩy ra một chuyện rất ư là bực
mình vào buổi chiều Thứ Năm trên đài TV, tờ The Evening Standard cho
biết. Người dẫn chương trình A Sky News thông báo, vào lúc 12.01, me-xừ
Harold
Pinter đã chết, và ngưng một chút, theo đúng kiểu Pinteresque, nói lại,
thực sự, ông được Nobel!
*
Dès sa première pièce, La Chambre, créée à l'Université
de Bristol
en 1957,
surgit
un théâtre de la menace sourde, du silence intempestif. C'est le fameux
ton
"pinteresque", aujourd'hui entré dans le New Shorter Oxford English
Dictionary et le vocabulaire courant.
La Chambre est l'unique pièce de Pinter où la mort soit
physiquement représentée. C'est une métaphore politique qui met en
scène des
déracinés de la seconde guerre mondiale. L'année où il l'écrit, Pinter
donne
également L'Anniversaire et Le Monte-plats, dans un autre registre. Ces
trois
pièces en un an font de lui un dramaturge, par surprise, a-t-il souvent
dit par
la suite.
Par surprise ? Rien n'est moins sûr évidemment, mais Pinter
a toujours refusé d'expliquer son oeuvre.
[Le Monde]
Ngay kịch đầu tay, Căn Phòng, được tạo dựng ở Đại học Bristol vào năm
1957, đã bật ra một thứ kịch của sự de dọa câm điếc, của sự im lặng
không đúng chỗ. Đấy chính là giọng điệu, tông kịch sau này mang nhãn
ông, đi vô từ điển, ngôn ngữ thường dùng.
Căn Phòng là kịch duy nhất trong đó có một cái tử thi thực sự. Đây là
một ẩn dụ chính trị, đưa ra sàn diễn một đám mất gốc thời Đệ Nhị Thế
Chiến. Cùng năm, ông cho ra hai kịch nữa. Cả ba làm ông có nhãn,
người soạn kịch, un dramaturque, lạ thiệt, như ông thường nói sau đó.
Lạ thiệt? Nhưng Pinter luôn từ chối giải thích tác phẩm của mình.
"Je ne fais
pas d'idéologie
dans mes
pièces. J'écris,
c'est tout; je suis un écrivain de l'instinct. Je n'ai pas de but ni
d'ambition
calculés; je me retrouve simplement en train d'écrire quelque chose qui
finit
par suivre son propre chemin. Et ce chemin a tendance à inclure des
actes de
violence de toutes sortes parce que cela correspond au monde dans
lequel je
vis. Et vous aussi " (1996).
"Tôi
không mần
ý thức hệ trong kịch của tôi. Tôi viết, tất cả chỉ có
vậy; tôi là nhà văn của bản năng. Tôi chẳng toan tính, tính toán mục
đích, tham vọng; chỉ thấy mình đang viết một cái gì đó, và cái gì đó
đi tiếp con đường của chính nó. Và con đường này hoá ra là ôm ở
trong nó những hành vi bạo động, đủ thứ bạo động, ấy là bởi vì thời của
tôi, nó
là như thế. Thời của bạn thì cũng vậy". [1996]
Pinter,
Autres
Voix [Những tiếng
nói khác]
[Le
Monde, Le
blog de Pierre Assouline, 14 octobre
2005]
"un
choix
brillant. Non seulement Pinter a écrit
certaines pièces exceptionnelles de son temps, mais il a aussi apporté
de l'air
frais dans le grenier un peu renfermé de la littérature britannique
conventionnelle, en insistant sur le fait que tout ce qu'il a fait a
une
dimension publique et politique."
David
Hare
Chọn
được đấy.
Không chỉ
vì Pinter đã viết một số kịch đặc thù về thời của mình, nhưng ông ta đã
đem đến cái không khí tươi mát cho cái vựa hũ nút, khép kín, của văn
chương Anh vốn có tính bảo thủ, và nhấn mạnh rằng, văn chương là phải
có cái chiều hướng công chúng, và chính trị, và đó là tất cả những gì
ông làm.
"Ce
prix est
important car il reflète le fait que les
forces qui parlent en faveur de l'humanité et de la justice sont les
voix que
les gens veulent vraiment entendre, non pas les voix des bellicistes
comme Bush
et Blair"
Andrew
Burgin
[Stop
The War]
Giải
thưởng
này quan trọng, những tiếng nói nhân danh nhân loại và công
lý vẫn thực sự được lắng nghe, không phải giọng hiếu chiến của
Bush và Blair.
PS:
La presse
anglaise au lendemain de l'évènement
est
conforme à ce qu'on attendait d'elle : The Guardian et The Independent
se
réjouissent de voir ainsi consacrée une "oeuvre théatrale majeure",
tandis que The Times et The Daily Telegraph se lamentent du "coup
politique" des Nobel qui ont ainsi manifesté leur
"anti-américanisme". Comme si l'engagement politique de l'homme
pouvait éclipser le génie de l'oeuvre !
Tái
bút: Báo
chí Anh, ngay sau khi Pinter được Nobel, đã xác nhận những
gì người ta nghĩ về nó: Tờ Guardian và The Independent thì vui mừng, vì
như thế là giải thưởng đã trao cho "một tác phẩm kịch nghệ có thế giá",
trong khi The Times và The Daily Telegraph thì ỉ ôi, rằng, đây lại là
một "cú chính trị" của đám Nobel, và đám này muốn "chơi anh Mẽo". Cứ
làm
như dấn thân chính trị làm tác phẩm văn học teo đi!
Pierre
Assouline
*
Publié le 25 décembre 2008 à
09h42 | Mis à jour à 09h45
Le prix Nobel de littérature
Harold Pinter est mort
Nhà văn Harold Pinter, Nobel 2005, đã mất
Ai điếu trên tờ Guardian
*
Nobel 05
There
was a moment of
exquisite discomfort on television on Thursday afternoon after the
Nobel
announcement was made, The Evening Standard reported.
"A Sky News presenter
announced at 12:01 p.m. that Harold Pinter had died," the paper said,
"before correcting herself, after a Pinteresque pause, and saying that
he
had in fact won a Nobel Prize."
[NY Times]
Sau
khi giải Nobel được thông
báo, đã xẩy ra một chuyện rất ư là bực mình vào buổi chiều Thứ Năm trên
đài TV,
tờ The Evening Standard cho
biết. Người dẫn chương trình A Sky
News thông báo,
vào lúc 12.01, me-xừ Harold Pinter đã chết, và ngưng một chút, theo
đúng kiểu
Pinteresque, nói lại, thực sự, ông được Nobel!
*
"who
in his plays
uncovers the precipice under everyday
prattle and forces entry into oppression's closed rooms". (1)
Viện
Nobel [?] nói, 'các tác
phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn
dụ dưới những điều thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn
ức.'
[BBC dịch].
Hai Lúa
dịch:
...người mà, trong những vở
kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở
bên dưới những câu chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những
căn phòng
kín, của áp bức.
Bây giờ
mời bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những
điều thường nhật':
But it
can also, as Harold Pinter has shown, be a means of
creating resonant images of suffering; of checking our tendency, in
Pinter's
phrase, "to shovel the shit under the carpet" when it comes to the
abuse of human rights.
Như
vậy, "cái ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà
là.... cứt!
Chọc
lối vô căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ
gì tới uẩn ức?
Hay là
muốn nhắc tới uẩn ức "Bóng đè"? NQT
TB: Hai Lúa thực sự không tin BBC lại dốt tiếng... Việt đến như thế!
Lầm
"áp bức" với "uẩn ức"? Chắc là do sợ bóng sợ vía. Vừa
dịch vừa ngó về đất mẹ, coi động tịnh. "Này các anh 'dịch' như vậy là
muốn
'viser' gì đây?" "Căn phòng kín của áp bức" là tính ám chỉ... Đất
Mẹ, hả?
Hai Lúa nghĩ, ông nào dịch câu trên, là theo kiểu hơi bị thoáng quá!
Trong khi,
chỉ nội mấy chữ đó, Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Uỷ Ban Nobel đã phải nghĩ
nát óc
ra, mới có được! Dịch "his plays", những vở kịch của ông ta, thành
"các tác phẩm", ở chỗ khác thì được, ở đây, không thể nào được.
(1): Bản tiếng Tây của tờ Người
Quan Sát Mới giống
y chang của Hai Lúa:
Le prix Nobel de littérature est attribué à l'écrivain anglais Harold
Pinter
"qui, dans ses drames, découvre l'abîme sous les bavardages et se force
un
passage dans la pièce close de l'oppression", précise dans un
communiqué
l'Académie suédoise: Giải Nobel văn chương được trao cho nhà văn Anh
Harold
Pinter, người mà, trong những vở kịch của ông, khám phá ra hố thẳm ở
bên dưới
những câu chuyện tầm phào, và quyết vạch một lối đi, vào căn phòng kín
của sự đàn
áp", trong một thông báo, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã rạch ròi như vậy.
*
Dọn
cứt dưới tấm thảm
...
in Pinter's
phrase, "to shovel the shit under the
carpet" when it comes to the abuse of human rights.
Đoạn mới viết đây [Nếu Đi Hết Biển 9, và 10], người viết có gửi cho một
diễn
đàn bạn, và nhận được reply như sau: Không thể đăng. Đụng nặng. Nặng
lắm. Đăng,
gặp nhau, làm sao chào hỏi?
Ở vào cái tuổi gần kề miệng lỗ như thế, mà lại viết những bài khiến cho
một bạn
văn phải từ chối không đăng, và còn mắng rằng thì là, anh viết như vậy
là đụng,
đụng nặng, nặng lắm, tôi không đăng, vì nếu đăng, thì làm sao tôi ăn
nói với họ.
Làm sao chào hỏi nhau, hở ông Gấu? Anh không sợ, lâu lâu có dịp qua
đây, bạn bè
bọc lá chuối vào gót chân, đá cho anh một cú văng về Canada?
Xin thưa, Gấu cho rằng, trước khi rời bỏ cái cuộc đời tuyệt vời này,
thì cũng
phải dọn dẹp sạch sẽ cứt đái mà mình, và bạn bè của mình, văng ra. Cái
việc viết
như thế, là chỉ nhắm một mục đích như thế. Viết như thế để còn gặp
nhau, còn cười
nói, chào hỏi nhau. Để thưa với bạn rằng, đống cứt đó đó, Gấu tôi đã
dọn sạch rồi.
Đó là tâm của Gấu, khi viết loạt bài này.
Nếu đi hết biển 10
Hóa
ra
là cái việc dọn cứt đái đó, không phải chỉ có một mình Gấu xí
phần!
*
Đọc lại, mới hỡi ơi. Mấy anh Yankee mũi tẹt này, vừa dốt lại vừa rét!
Quần đảo Gulag thì dịch là Bán đảo Gulag. Cứt thì dịch là ẩn ức!
|