Nobel văn chương 2017


Nobel văn chương 2017

2015 Nobel prize in literature
... on the writer as a witness?

Where are we going in the twenty-first century? We should be going to a place where we can observe reality with clarity. We need to see the problems of people's lives, and the complicatedness of people and their weakness. We are all mere witnesses, and the best thing we can do is see things as they are.
You are not the creator, you can't overcome the world, but you can bear witness. And when it comes to art, to talk about a country is meaningless. A writer is a witness to humankind, a witness to humanity.

ASIA LITERARY REVIEW

 Về nhà văn như 1 chứng nhân

Thế kỷ 21 chúng ta đi đâu? Chúng ta đi tới một nơi chốn mà chúng ta có thể quan sát thực tại với sự rõ ràng. Chúng ta cần nhìn những vấn đề của những cuộc sống của dân chúng, và sự rắc rối nhiêu khê của họ, sự yếu đuối của họ. Tất cả chúng ta chỉ là những người chứng, và điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nhìn những sự vật như chúng là. Bạn đây phải ông trời, đấng sáng tạo, bạn không thể vượt thế giới, nhưng bạn có thể vô vai người chứng. Và khi nói đến nghệ thuật, lèm bèm về 1 xứ sở là vô nghĩa. Nhà văn là chứng nhân của nhân loại.

The Man Who Flew

Svetlana Alexievich, translated by Jamey Gambrell
http://www.nybooks.com/articles/archives/2015/nov/19/man-who-flew/

Over the course of several decades and numerous books, Alexievich has pursued a distinctive kind of narrative based on journalistic research and the distillation of thousands of firsthand interviews with people directly affected by all the major events of the Soviet and post-Soviet period. She has uncovered the unknown but crucial work that Soviet women did in World War II, recounted the memories of children caught up in the “Great Patriotic War,” documented the realities facing soldiers in the Soviet-Afghan war, which were kept from the Soviet public, and recorded the experiences of those who lived through the Chernobyl nuclear disaster.

In her most recent book, she deftly orchestrates a great chorus of diverse voices to chronicle the human toll—emotional, physical, economic, and political—of the collapse of the USSR, a country that once made up a sixth of the world’s land mass.1 Alexievich’s oeuvre comprises nothing less than a history of epic proportions, which she has called “Voices of Utopia.” This undertaking has brought the writer many awards and accolades from Western European countries in particular, and from Russia, where her books have been printed and reprinted many times; she is a well-known critic of the Putin regime. In her home, Belarus, however, under the dictatorship of Aleksandr Lukashenko, she has been subject to the same political censorship and pressure as many of her colleagues (as Timothy Snyder pointed out in the NYR Daily 2). For over a decade she lived in various European cities, because it was not safe to return to Minsk (though she did in 2011), and her books have not been published in Belarus since 1994.

Trong vài thập niên, với vài cuốn sách, Alexievich theo đuổi một loại tự sự riêng biệt, đặc biệt, dựa vào nghiên cứu mang tính ký giả, và sự chắt lọc, từ hàng ngàn những cuộc phỏng vấn đầu tiên, mới tinh, nóng hổi, thứ nhất, firsthand, với những người trực tiếp trúng đạn, trúng miểng, do tham dự vào những biến động lớn, thời kỳ Xô Viết và Hậu Xô Viết. Bà đã vén lộ, trình ra, những gì mà người phụ nữ Xô đã thực hiện, từ trước đến giờ kể như chưa được biết, nhưng thật chủ yếu, trong Đệ Nhị Chiến; thu gom, nhặt nhạnh hồi ức của những đứa trẻ bị mắc nạn, dính trấu, của cái gọi là Cuộc Chiến Vệ Quốc Lớn; thu thập tài liệu Hồng Quân xâm lăng A Phú Hãn, những sự thực được giấu nhẹm không cho dân chúng biết tới, và ghi nhận, ghi âm những kinh nghiệm của những con người trải qua tai ương lò hạt nhân ở Chernobyl
Trong cuốn sách mới nhất, bà đi 1 đường đồng ca lớn, gồm nhiều giọng khác nhau, nhằm ký sự, biên niên hồi chuông báo tử - cảm xúc, vật chất, kinh tế  và chính trị - của sự sụp đổ của Liên Xô, một xứ sở đã có thời bao gồm 1/6 đất đai thế giới. Tác phẩm của bà, được bà gọi là “Những tiếng/giọng nói của Không Tưởng”.

In announcing the award, the Swedish Academy called Alexievich’s “polyphonic writings…a monument to suffering and courage in our time.” “By means of her extraordinary method—a carefully composed collage of human voices,” the Academy went on to say, “Alexievich deepens our comprehension of an entire era.” As she writes:
I don’t just record a dry history of events and facts, I’m writing a history of human feelings. What people thought, understood and remembered during the event. What they believed in or mistrusted, what illusions, hopes and fears they experienced. This is impossible to imagine or invent, at any rate in such multitude of real details. We quickly forget what we were like ten or twenty or fifty years ago….
I’m searching life for observations, nuances, details. Because my interest in life is not the event as such, not war as such, not Chernobyl as such, not suicide as such. What I am interested in is what happens to the human being….
Svetlana Alexievich’s interest in what happens to the human being is evident on every page of her writing. Among other things, her work testifies to the immense power of compassion to create understanding of our fellow human beings.
The text below is from a collection of more than a dozen tales of suicide that Alexievich published in Russia in 1994 under the title Zacharovannye smert’iu (Enchanted by Death). In the introduction she wrote that she sought to “distinguish…the lonely human voice. They all sound different. Each one has its own secret.”
—Jamey Gambrell

Let the Past Collapse on Time!

“Dzhugashvili [Stalin] is there, preserved in a jar,” as the poet Joseph Brodsky wrote in 1968. This jar is the people’s memory, its collective unconscious.

“Stalin ở trong đó, được gìn giữ ở trong 1 lọ sành”, như Brodsky viết, vào năm 1968. Cái lọ sành là hồi ức của dân tộc, cái vô thức tập thể của nó.

“Tẫu Cút Đi”: Trong cái lọ sành đựng hồi ức của Bắc Kít, hình như đếch có chỗ dành cho Tẫu, trong cả hai cuộc chiến thần kỳ, chống thực dân cũ, Pháp, và mới, Mẽo.

Bi giờ mà không rước hai tên này vô “lại”, nhất là thằng Yankee mũi lõ, là bỏ mẹ với tụi Tẫu!
Hà, hà!

Paradise Motel

Millions were dead; everybody was innocent.
I stayed in my room. The President
Spoke of war as of a magic love potion.
My eyes were opened in astonishment.
In a mirror my face appeared to me
Like a twice-canceled postage stamp. 

I lived well, but life was awful.
there were so many soldiers that day,
So many refugees crowding the roads.
Naturally, they all vanished
With a touch of the hand.
History licked the corners of its bloody mouth. 

On the pay channel, a man and a woman
Were trading hungry kisses and tearing off
Each other's clothes while I looked on
With the sound off and the room dark
Except for the screen where the color
Had too much red in it, too much pink. 

Charles Simic 

Phòng Ngủ Thiên Đàng

Ba triệu Mít chết
Mọi Mít đều ngây thơ,
Đếch tên nào có tội
Gấu ngồi trong phòng
Ba Dzũng, Tông Tông Mít,
Giao liên VC, y tá dạo ngày nào
Lèm bèm về Cuộc Chiến Mít
Như về Thần Dược Sex
Gấu trợn mắt, kinh ngạc
Trong gương, Gấu nhìn Gấu
Chẳng khác gì một con tem bị phế thải tới hai lần

Gấu sống được, nhưng đời thì thật là khốn nạn
Ngày đó đó, đâu đâu cũng thấy lính
Ui chao Mít di tản đầy đường
Lẽ tất nhiên tất cả biến mất,
Chỉ nhìn thấy bóng dáng 1 tên VC
Lịch sử Mít liếm góc mép đầy máu của nó

Trên băng phải trả tiền,
Một người đàn ông và một người đàn bà
Trao đổi những cái hôn thèm khát
Xé nát quần áo của nhau
Gấu trố mắt nhìn
Âm thanh tắt và căn phòng tối
Trừ màn hình,
Đỏ như máu
Hồng như Đông Phương Hồng.

CONSTANTINE CAVAFY
1863-1933
 
This poem has often been quoted, because it fits well the division of Europe, after World War II, by the Cold War. Nobody seems to have paid attention to the date of its writing, 1898. Cavafy, though he explored in his poems all the aspects of his Hellenistic world, including the Greek-speaking Byzantine empire, understood the word "barbarian" in its original Greek meaning, as applied to all those who are outside and have, instead of human speech, incoherent gibberish. His intuition allowed him to capture a centuries-old opposition between the inside and the outside of civilization.

Milosz

Bài thơ này, thường được trích dẫn, vì nó thật hợp với sự phân chia của Âu Châu, sau Đệ Nhị Thế Chiến, bởi Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Hình như chẳng có ai để ý đến cái chuyện là bài thơ được làm vào năm 1898. Cavafy, mặc dù khai triển trong bài thơ của mình những sắc thái của thế giới La Hy của ông, bao gồm luôn cả đế quốc Byzantine nói tiếng Hy Lạp, đã hiểu từ “rợ” theo cái nghĩa cổ xưa của tiếng Hy Lạp, như nó được áp dụng cho những người ở bên ngoài, và, thay vì nói tiếng người, thì nói 1 thứ tiếng chí choé không làm sao hiểu được! Trực giác của ông cho phép ông nắm bắt được sự đối nghịch từ bao nhiêu đời giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong của 1 nền văn minh!

WAITING FOR THE BARBARIANS

What are we waiting for, assembled in the forum?
            The barbarians are due here today.

Why isn't anything going on in the senate?
Why are the senators sitting there without legislating?

        Because the barbarians are coming today.
        What's the point of senators making laws now?
        Once the barbarians are here, they'll do the legislating.

Why did our emperor get up so early,
and why is he sitting enthroned at the city's main gate,
in state, wearing the crown?

        Because the barbarians are coming today
        and the emperor's waiting to receive their leader.
        He's even got a scroll to give him,
        loaded with titles, with imposing names.

Why have our two consuls and praetors come out today
wearing their embroidered, their scarlet togas?
Why have they put on bracelets with so many amethysts,
rings sparkling with magnificent emeralds?
Why are they carrying elegant canes beautifully worked in silver and gold?

        Because the barbarians are coming today
        and things like that dazzle the barbarians

Why don't our distinguished orators turn up as usual
to make their speeches, say what they have to say?

Because the barbarians are coming today
and they're bored by rhetoric and public speaking.

Why this sudden bewilderment, this confusion?
(How serious people's faces have become.)
Why are the streets and squares emptying so rapidly,
everyone going home lost in thought?

        Because night has fallen and the barbarians haven't come.
        And some of our men just in from the border say
        there are no barbarians any longer.

Now what's going to happen to us without barbarians?
Those people were a kind of solution.

Translated from the Greek by Edmund Keeley and Philip Sherrard

Czeslaw Milosz tuyển chọn & giới thiệu

Note: Bạn đọc bài thơ này, không thể không nghĩ đến cái cảnh Big Minh chờ VC tới để bàn giao Miền Nam!
Nhưng cái cảnh Bắc Kít đón Tập mấy bữa nay, để bàn giao xứ Mít, thê lương hơn nhiều

Đợi bọn rợ


Đợi cái chi chi, chúng ta họp ở đây, ở diễn đàn này?
Đám rợ tới hẹn lại lên, là bữa nay

Thế thì cái gì xẩy ra ở Thượng Viện?
Tại sao mấy đấng nghị sĩ lại ngủ gà ngủ gật không chịu làm luật?

Một khi đám rợ tới, thì để tụi nó làm luật.

Tại sao mới sáng sớm Big Minh đã ngồi ở Dinh Gia Long,
Y phục chỉnh tề,
đầu đội vương miện VNCH?

Bởi vì bữa nay đám rợ tới,
Và Big Minh chủ tịt VNCH ngồi ở Dinh GL,
chờ gặp chủ tướng của bọn rợ là me-xừ Bùi Tín
để bàn giao Miền Nam.
Không thấy tay Người cầm bản đồ Miền Nam,
cùng là danh sách kho tàng, của cải, tiền bạc, kim quí… ?

Tại sao hai vị Cố Vấn Tối Cao và Thủ Lĩnh Quân Đội VNCH
cũng có mặt bữa nay?
Kìa coi kìa, hai vị áo choàng, khăn choàng xúng xính,
Tại sao họ đeo nhiều vòng tay đính rất nhiều thạch anh,
Những chiếc nhẫn đính rất nhiều kim cương?
Tại sao họ chống những cây ‘quốc trượng’ vàng, ‘quốc trượng’ bạc?

Bởi vì bọn rợ tới ngày hôm nay
Và những vật như thế làm choáng mắt chúng.

Tại sao những nhà diễn thuyết bậc Thầy
của Miền Nam chúng ta không xuất hiện,
với những bài diễn văn thần sầu của họ?

Ui chao, bọn rợ không khoái tí nào, ba thứ văn chương tu từ,
hào nhoáng, thùng rỗng kêu to,
và những bài nói chuyện dành cho công chúng.

Tại sao cái sự hỗn độn hoang mang như thế đó?
(Kìa coi kìa, vẻ mặt mọi người mới nghiêm trọng làm sao)
Tại sao phố xá vắng hoe,
quảng trường chẳng còn một mống, nhanh đến như vậy?
Mọi người đều về nhà ư, họ mất trí hay sao?

Bởi vì đêm xuống, mà bọn rợ vưỡn chưa thấy tới
Và mấy tên lính VNCH gác ở Bến Hải cho biết,
chẳng còn bọn rợ nào hết!



Vietnam.net "chơi" một bản dịch của Tin Văn.
Cám ơn. NQT
Thưa đây:
Kertesz: Diễn văn Nobel
*
Ui chao, không chỉ bài đó, mà còn bài diễn văn Nobel của Naipaul.
Cái này thì quá lắm. Xin làm ơn stop! Please!
Còn nếu muốn tiếp tục, xin ghi nguồn tanvien.net. NQT
[Mấy cái này xưa rồi, nhân lướt Tin Văn, khui ra]

Nobel văn chương 2017


Sir V.S. Naipaul (1932- ): Nobel văn chương 2001.

Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh, gốc Ấn, V(idiadhar) S(urajprasad) Naipaul, sinh tại Chaguanas, gần Port of Spain, thuộc Trinidad, “vì đã nhập làm một - một lối viết tự sự mẫn cảm và một cái nhìn soi mói đừng hòng mong mua chuộc – vào trong những tác phẩm bắt chúng ta nhìn vào những cuộc đời bị vùi giập” (bản tiếng Anh: “… for having united perceptive narrative and incorruptible scrutiny in works that compel us to see the presence of suppressed histories”).

Một tác giả gây tranh luận (“Controversial author”) đã thắng giải văn chương Nobel, theo như một ký giả. Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã đặc biệt nhấn mạnh tới cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật “The Enigma of Arrival” (tạm dịch “Bí ẩn khi tới”, 1987), coi đây là “hình ảnh, cứ thế mà lặng lẽ suy sụp, của văn hoá thực dân cũ, và sự suy tàn của những xóm làng Âu Châu” (“an unrelenting image of the placid collapse of the old colonial ruling culture and the decline of European neighbourhoods”. Luôn cả “cái nhìn soi mói không thể nào bị mua chuộc” đối với xã hội hậu thuộc địa, và những nhận định gay gắt đối với Hồi giáo chính thống (Muslim fundamentalism). 

Naipaul được chọn, trong một danh sách chót gồm năm người. Tên những người còn lại phải 50 năm sau mới được công bố, nhưng theo tin tức hành lang, trong đó có nhà văn người Israel, Amos Oz, nhà văn Nam Phi, JM Coetzee, nhà văn người Canada, Margaret Atwood, và nhà văn người Mỹ, Philip Roth.

Trên VHNT, người viết đã từng giới thiệu Naipaul, trước khi ông được Nobel, nay xin đăng lại, và tiếp đó, xin cống hiến bạn đọc một số nhận xét, và phản ứng của một số tác giả, và của chính Naipaul, trước tin ông được Nobel. 

***

 “Con người và nhà văn là một. Đây là phát giác lớn lao nhất của nhà văn. Phải mất thời gian – và biết bao là chữ viết! – mới nhập một được như vậy.”
 (Man and writer were the same person. But that is a writer’s greatest discovery. It took time – and how much writing! – to arrive at that synthesis)
 V.S. Naipaul, “The Enigma of Arrival”

 Trong bài tiểu luận “Lời mở đầu cho một Tự thuật” (“Prologue to an Autobiography”), V.S. Naipaul kể về những di dân Ấn độ ở Trinidad. Do muốn thoát ra khỏi vùng Bắc Ấn nghèo xơ nghèo xác của thế kỷ 19, họ “đăng ký” làm công nhân xuất khẩu, tới một thuộc địa khác của Anh quốc là Trinidad. Rất nhiều người bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn, về một miếng đất cắm dùi sau khi hết hợp đồng, hay một chuyến trở về quê hương miễn phí, để xum họp với gia đình. Nhưng đã ra đi thì khó mà trở lại. Và Trinidad tràn ngập những di dân Ấn, không nhà cửa, không mảy may hy vọng trở về. 

Vào năm 1931, con tầu SS Ganges đã đưa một ngàn di dân về Ấn. Năm sau, trở lại Trinidad, nó chỉ kiếm được một ngàn, trong số hàng ngàn con người không nhà nói trên. Ngỡ ngàng hơn, khi con tầu tới cảng Calcutta, bến tầu tràn ngập những con người qui cố hương chuyến đầu: họ muốn trở lại Trinidad, bởi vì bất cứ thứ gì họ nhìn thấy ở quê nhà, dù một tí một tẹo, đều chứng tỏ một điều: đây không phải thực mà là mộng. Ác mộng. 

“Em ra đi nơi này vẫn thế”. Ngày nay, du khách ghé thăm Bắc Ấn, nơi những di dân đợt đầu tiên tới Trinidad để lại sau họ, nó chẳng khác gì ngày xa xưa, nghĩa là vẫn nghèo nàn xơ xác, vẫn những con đường đầy bụi, những túp lều tranh vách đất, lụp xụp, những đứa trẻ rách rưới, ngoài cánh đồng cũng vẫn cảnh người cày thay trâu… Từ vùng đất đó, ông nội của Naipaul đã được mang tới Trinidad, khi còn là một đứa bé, vào năm 1880. Tại đây, những di dân người Ấn túm tụm với nhau, tạo thành một cộng đồng khốn khó. Vào năm 1906, Seepersad, cha của Naipaul, và bà mẹ, sau khi đã hoàn tất thủ tục hồi hương, đúng lúc tính bước chân xuống tầu, cậu bé Seepersad bỗng hoảng sợ mất vía, trốn vào một xó cầu tiêu công cộng, len lén nhìn ra biển, cho tới khi bà mẹ thay đổi quyết định.

 

Chốn cũ vẫn như xưa, nhưng chốn mới chẳng hơn gì; cha của Seepersad, chết trẻ; gánh nặng gia đình chuyền qua ông anh lớn, còn là một đứa nhỏ, đã phải lăn lưng vào đời, lãnh 8 xu mỗi ngày, tại một trại trồng mía – nửa thế kỷ sau, kỷ niệm ấu thời làm ông bật khóc trước mặt đứa cháu của mình là Naipaul. Bà chị của Seepersad, một cô gái mù chữ, bị gửi đi xa, làm việc cho một người bà con trong gia đình; bà chịu đựng hai cuộc hôn nhân bất hạnh. Quãng đầu đời của Seepersad cũng chẳng hân hoan thơ thới gì. Ông sống với người chị/em của mẹ mình, ngày đi học, đêm làm việc tới khuya trong một cửa tiệm. Sau này, khi đã có vợ, có thời gian ông phải sống bám vào gia đình bà vợ giầu có. Mãi sau đó, ông cố kiếm đường ngoi lên, bằng một việc làm tại một tờ báo ở Trinidad, tờ Guardian; bà mẹ vẫn sống, và sau cùng chết, trong nghèo nàn cùng cực.

 

Chính cái nền đó, – những thảm kịch nho nhỏ của một nhóm người nghèo đói, bị đánh bật ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, túm tụm với nhau tại vùng West Indies, Trinidad – đã làm cho “Một căn nhà cho Ông Biswas” (1961) - nhân vật chính lấy khuôn mẫu từø người cha của Naipaul - trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh tuyệt vời nhất của thế kỷ 20. Hơn thế nữa, nó còn là một tài liệu giá trị, về một phần đất không ai thèm ngó tới - theo nghĩa tinh thần – của thế giới. Không thèm ngó tới, bởi vì đôi khi, nó, và những phần đất tương tự như nó, có vẻ như chẳng có gì đủ quan trọng, để được nhân loại để ý ghi chép, về mặt chính trị cũng như văn hóa, và thường ra, những vùng đất như thế đó chẳng thể nào đẻ ra được những nhà văn, nhà trí thức: chính những người này [mới] có thể ghi nhận sự thịnh suy của chúng.

 

Naipaul đã mượn luôn những câu chuyện về thời thơ ấu ông bố, như là một đứa trẻ nhà quê Ấn Độ, rồi những năm tháng đầu tiên sống đời di dân tại một vùng quê Trinidaa, một cuộc đời mà Seepersad đã cố gắng ngoi lên, và rồi viết về nó. Viết, đối với ông bố của Naipaul, là “tất cả, cho dù nghịch cảnh”: nó là hứa hẹn về một phẩm giá con người, một “từ chối bị tiêu diệt”. Ông đã truyền lại cho người con, và với cả hai, là mong ước “một sự công chính, ở một tương lai nào đó”. Trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, Pankaj Mishra, khi điểm những lá thư nhà (“Giữa Cha và Con: Thư  Nhà”, “Between Father and Son: Family Letters”.  V.S. Naipaul, nhà xb Knopf) đã coi nghèo đói, nỗi sợ bị tiêu diệt (extinction), hy vọng một sự công chính (justice), và viết như một cứu chuộc, là những đề tài trao đổi giữa Naipaul và gia đình (Seepersal Naipaul, ông bố là tác giả tập truyện “Những cuộc phiêu lưu của Gurudeva”, được xuất bản “một cách riêng tư”, privately, vào năm 1943, tái bản có sửa chữa và mở rộng thêm vào năm 1976, rồi năm 1995), bắt đầu vào năm 1950, khi Naipaul tới Anh làm sinh viên tại Oxford, nhờ học bổng toàn phần của nhà nước thuộc địa. Ông bố lúc này coi như hết còn làm việc được nữa; Kamla, bà chị của Naipaul, là sinh viên tại đại học Benares Hindu University tại Ấn Độ, cô đơn, và bất hạnh (unhappy), nhưng không làm sao có phương tiện rời bỏ. Naipaul, 18 tuổi đầu, mang trên mình không chỉ trách nhiệm cứu thoát gia đình khỏi nỗi khốn khó, mà còn đèo thêm tham vọng văn chương, chưa biết nó sẽ ra làm sao, và chưa biết sẽ thực hiện như thế nào. “Bí ẩn khi tới” (1987) thoát thai từ những lá thư nhà này, một cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật về một thanh niên nhà quê hết sức ngu ngốc (profoundly ignorant) bị đánh bật gốc, nỗi sợ hãi, chết khiếp, tứ cố vô thân không nơi nương tựa, tại Anh Quốc.
Và như độc giả có thể đoán ra được, vượt lên những bức thư, là một bức điện tín, gửi cho gia đình, vào đầu năm 1956: TIỂU THUYẾT ĐƯỢC CHẤP NHẬN=YÊU, và liền sau đó, ông viết thư cho người chị: “Đó là bức thư mà em hằng mong được viết về cho gia đình, kể từ ngày rời Trinidad. Một bức thư về cuốn sách của em.”

***

 Chính trị hay không chính trị, không ai có thể phủ nhận tính chất văn học của những tác phẩm của Naipaul. Năm nay 69 tuổi, nhà văn người Anh, gốc Ấn, sinh tại Trinidad, hiện đang sống ở Anh, trong vòng trên 45 năm đã cho ra đời tổng cộng 26 tác phẩm, nhưng tuyệt phẩm của ông là cuốn “Căn nhà cho Ông Biswas” (A House for Mr. Biswas). Những tiểu luận, những tác phẩm phi-giả tưởng của ông thật sống động, và cũng thật khiêu khích (provocative).

 Horace England, chủ tịch Hàn Lâm Viện Thụy Điển, người gọi điện thoại cho Naipaul báo tin ông được giải, cho biết, “Ông thực sự ngạc nhiên, và tôi không nghĩ là ông giả đò. Ông thực sự ngạc nhiên, bởi vì cho rằng, như là một nhà văn, ông chẳng đại diện cho một ai, ngoại trừ chính mình.” Đây có lẽ cũng là một trong những lý do, ông được giải văn chương cao quí nhất  của nhân loại, cùng với Cao Hành Kiện, năm ngoái. Nhà văn người Pháp gốc Trung Quốc này cho rằng, câu chuyện văn chương chỉ là tri âm tri kỷ giữa những con người chẳng cần phải gặp gỡ, hoặc chẳng thể nào có duyên được gặp gỡ, mặt nhìn mặt, tay cầm tay nên chỉ còn trông mong vào mớ chữ nghĩa… Có vẻ như Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã phá bỏ truyền thống ban giải thưởng cho những công trình văn học lớn lao, hoặc đề cao vai trò nhà văn với một nhiệm vụ cao cả nào đó…

 “Tôi đã tưởng rằng mình ra rìa rồi.” (“I thought I was no longer in the running, you know? I thought I had fallen away”), Naipaul nói với thông tín viên thông tấn xã AP. Đã từ lâu, thiên hạ xì xào về ông, như là một “chuẩn Nobel”; ông là nhà văn người Ấn đầu tiên được Nobel, kể từ Tagore, vào năm 1913. Ông nói, sự kiện ông được Nobel là “một dâng tặng cho cả hai, Ấn Độ, quê cha đất tổ của tôi và những đất nước khác trong tiểu lục địa.” 

Caryl Phillips, tiểu thuyết gia người Anh mà gia đình cũng tới từ vùng Caribbean, cho biết, ông “ngưỡng mộ tính tổng hợp giả tưởng và phi-giả tưởng của Naipaul”. “Ông ta ôm gọn cả hai dạng văn học, thông minh tài tình, và tràn trề sinh lực, như nhau”. Nhưng Phillips nói thêm, “Naipaul không ưa những người gốc Phi Châu, điều này theo tôi không thể giải thích, chỉ bằng sự kiện ông gốc Ấn. Ông ta cũng ‘thật là không ưa’ người Hồi giáo. Ông ta là một con người có đủ thứ vấn đề, với những con người ở ngoài cái vòng tròn mà ông ta gọi là “trung tâm mang tính lịch sử”. Và cái trung tâm này được đóng rễ ở Âu Châu. 

“Giữa những tín đồ: Một chuyến đi về vùng đất Hồi” (1981), là một ghi nhận về chuyến đi Iran, Pakistan, và Indonesia. Đây là một bức chân dung thật cay nghiệt, về những tín đồ quay lưng về phía tiến bộ và thế giới hiện đại. Ông kết án Hồi giáo chính thống, mà với nó, “lịch sử phải làm đầy tớ cho thần học, luật pháp tách khỏi ý tưởng về sự bình đẳng và học vấn tách khỏi học vấn (learning is separated from learning).” 

Mới hồi đầu tháng (10, 2001), Naipaul đã gây phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo, khi so sánh những hậu quả của đạo này trên thế giới, cũng chẳng khác gì của chế độ thực dân thuộc địa. “Nó tạo một hậu quả thê thảm ở  những người cải đạo”, ông nói, đặc biệt nhắm vào Pakistan, “Muốn cải đạo, bạn phải huỷ diệt quá khứ, huỷ diệt đời mình (your history).” Ông mô tả việc “quên mình”, “bỏ ngã” (abolition of the self) mà Hồi giáo đòi hỏi còn tồi tệ hơn sự huỷ diệt căn cước của một con người dưới chế độ thực dân thuộc địa. Một thành viên của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, Per Wastberg, đã nói với hãng tin Reuters, Naipaul chỉ trích tất cả mọi tôn giáo. “Ông ta coi tôn giáo là tai họa cho nhân loại, nó thui chột mọi ước ao, nó làm con người  hết dám suy nghĩ, tự  chứng nghiệm (nguyên văn: He considers religion as the scourge of humanity, which dampens downs our fantaisies and our lust to think and experiment). Trên mục này, bạn đọc chắc còn nhớ bài phỏng vấn George Steiner của tờ L’Express, và câu khẳng định của ông, “nếu thế kỷ 21 là một thế kỷ của tín ngưỡng thì nó sẽ tiêu luôn”.
(xem bài “Văn hóa không làm tăng tính người”.)

Thật khó mà tin được, rằng Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã không để ý đến biến cố 911, những diễn biến theo sau, và sự kiện Naipaul luôn tỏ ra “thù nghịch” (hostility) Hồi giáo chính thống. Cũng khó mà có thể tin được, họ đã quên một điều, rằng họ vờ đi không lên tiếng khi cái đầu của nhà văn Rushdie bị ra giá, trước đây, nhân vụ Quỉ Thi.

Tarek Fateh, chủ trì chương trình TV “Ký sự Hồi giáo”, đã tỏ ra không thoải mái (uneasy) về chuyện Naipaul được Nobel, mặc dù ông cho biết rất ngưỡng mộ những khả năng văn học của ông ta. “Tôi thực sự tin rằng, việc ông ta được Nobel sẽ gây ra những rắc rối sâu xa hơn nhiều, vượt ra khỏi tầm tay văn chương”. “Nó gây tổn thương, do quá nhiều những tình cảm chống Hồi giáo.”

Một nhà văn gây tranh luận. Đúng như vậy. Ngay trong giới văn học, ông ta cũng không tỏ ra nương nhẹ những “văn hữu”. Nói về James Joyce: Tôi không thể hiểu nổi tác phẩm của một người mù. Về Dickens: Ông ta cắn phải luỡi (tự nhại lại tác phẩm của chính mình)… 

***

Hình như Borges có nói, người ta không thể sử dụng từ ‘con dao’ trong một thai đố mà câu trả lời là ‘con dao’; Rushdie viện dẫn nhà văn Á Căn Đình, khi viết về cuốn “Bí ẩn khi tới” của Naipaul; và từ mà ông không thể nào kiếm thấy ở trong cuốn sách đó, là “tình yêu”. Và một cuộc đời không có tình yêu, hay một cuộc đời mà trong đó, tình yêu bị chôn sâu tới nỗi không thể nào ló đầu ra, đó là điều cuốn sách của Naipaul nói tới. Bởi vậy, nó thật buồn, thật quá buồn.

 Rushdie gọi, đó là nỗi buồn đồng quê, trong bài viết về cuốn sách, trên tờ The Guardian số ra ngày Thứ Sáu, 13, tháng Ba, 1987, khi nó vừa được xuất bản; sau được in lại trong tập tiểu luận “Quê hương tưởng tượng”. Khung cảnh của cuốn tiểu thuyết, là đồng quê Anh, một thứ “khung rêu” (tên một tác phẩm của Thụy Vũ), hay là câu chuyện về sự tàn tạ của một gia đình miệt vườn ở miền nam nước Anh, với quá khứ thuộc địa, như là gia tài của mẹ để lại, và rồi mang theo ra nước ngoài, của người chủ đất. Rushdie cho rằng, thật có ý nghĩa, vì trái ngược với đa số di dân khác, Naipaul đã chọn cho mình một vùng quê Anh, với những trang viên (manoirs) và những con sông lượn lờ chung quanh, để mà tái định cư.

 Rushdie viết: “Di dân phải bịa đặt ra miếng đất ở dưới chân mình”. (L’immigré doit inventer la terre qui se trouve sous ses pieds).
 

Nobel văn chương 2017

Nobel văn chương 2009
Nobel Prize for Literature winner Herta Mueller
Herta Müller takes Nobel prize for literature

The 2009 Nobel prize has been awarded to Herta Müller, for her depictions of the 'landscape of the dispossessed' with 'the concentration of poetry and the frankness of prose''


Các năm trước đây khi giải thưởng Nobel về văn chương được tuyên bố, các báo ở Việt Nam đua nhau đưa tin, và bài báo nào cũng dịch lời trao giải của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Vì là giải thưởng về văn chương nên lời trao giải thường rất súc tích và rất khó dịch, đặc biệt là lời trao giải cho những nhà văn xa lạ (mà đa số là lạ hoắc) đối với độc giả Việt Nam. Thành ra tuy cùng một lời gốc, mỗi báo dịch một phách, đôi khi làm sai lệch khá nhiều so với nguyên gốc nên thường bị độc giả chỉ trích rất nhiều. Năm nay không thấy các báo dịch lời trao giải nữa (Tuổi trẻ, Vietnamnet, Thanh niên). Phải chăng các nhà báo đã biết sợ?
Blog Đông A
*
Không phải dzậy!
Năm nay, cho một bà từ Quê Ta chạy ra Quê Người, viết về phong cảnh tang thương của những người bị ông nhà nước cướp sạch, thì làm sao mà dịch lời trao giải, thưa ông?
Cái vụ dịch sai, trong quá khứ, thì phần lớn đều là do như vậy. Cố tránh né sự thực, không dám dịch đúng, và đành dịch sai đi một tí.
Ngay cả Đài Bi Bì Xèo, gồm toàn những đấng Yankee mũi tẹt, mà cũng đành phải dịch sai, khi Pinter được giải.
(1)

(1)

"who in his plays uncovers the precipice under everyday prattle and forces entry into oppression's closed rooms". (1)

Viện Nobel [?] nói, 'các tác phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch].

Hai Lúa dịch:

...người mà, trong những vở kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín, của áp bức.
Bây giờ mời bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những điều thường nhật':
But it can also, as Harold Pinter has shown, be a means of creating resonant images of suffering; of checking our tendency, in Pinter's phrase, "to shovel the shit under the carpet" when it comes to the abuse of human rights.
Như vậy, "cái ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà là....  cứt!
Chọc lối vô căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ gì tới uẩn ức?

TB: Hai Lúa thực sự không tin BBC lại dốt tiếng... Việt đến như thế! Lầm "áp bức" với "uẩn ức"?  Chắc là do sợ bóng sợ vía. Vừa dịch vừa ngó về đất mẹ, coi động tịnh. "Này các anh 'dịch' như vậy là muốn 'viser' gì đây?" "Căn phòng kín của áp bức" là tính ám chỉ... Đất Mẹ, hả?
Hai Lúa nghĩ, ông nào dịch câu trên, là theo kiểu hơi bị thoáng quá! Trong khi, chỉ nội mấy chữ đó, Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Uỷ Ban Nobel đã phải nghĩ nát óc ra, mới có được! Dịch "his plays", những vở kịch của ông ta, thành "các tác phẩm", ở chỗ khác thì được, ở đây, không thể nào được.
(1): Bản tiếng Tây của tờ
Người Quan Sát Mới giống y chang của Hai Lúa:
Le prix Nobel de littérature est attribué à l'écrivain anglais Harold Pinter "qui, dans ses drames, découvre l'abîme sous les bavardages et se force un passage dans la pièce close de l'oppression", précise dans un communiqué l'Académie suédoise: Giải Nobel văn chương được trao cho nhà văn Anh Harold Pinter, người mà, trong những vở kịch của ông, khám phá ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào, và quyết vạch một lối đi, vào căn phòng kín của sự đàn áp", trong một thông báo, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã rạch ròi như vậy.



Nobel văn chương 2017

http://tanvien.net/pv/ecrire_eveille.html

Tay này, cũng Nhật, hụt Nobel. Nghe nói, trong nước [Mít], bực/nực lắm: Tại sao không cho ông ta?

*

Những giấc mơ, và “sex”, là rất quan trọng, trong việc thám hiểm, khai phóng cái phần vô danh, chưa được biết tới, ở trong con người của bạn.
Như vậy đó, họ thuộc vào cái xã hội mà tôi phỉ nhổ, khinh khi.
Bởi vì Lịch Sử là một ký ức mang tính tập thể. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm về thế hệ những ông bố của chúng tôi, bởi vì chúng tôi chia sẻ ký ức về những gì mà những ông bố của chúng tôi đã làm.

Kẻ Mơ Ngày
[Phỏng vấn  nhà văn Nhật Bản Huraki Murakami]

Lời giới thiệu:

Trong "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết:
Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, tình yêu, và luôn cả, tình yêu không được chia.

Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, a day-dreamer, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ".

 Một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, và cùng lúc, trong một thực tại khác... Một kẻ mơ ngày.... Murakami có lẽ cũng nghĩ như vậy, khi ông cho rằng, viết, là một cách mơ mộng, nhưng mà trong tình trạng tỉnh thức, “écrire, c’est comme rêver éveillé”

 Sinh tại Kobé năm 1949, Murakami học về bi kịch Hy Lạp tại Đại học Wasada trước khi làm công việc trông coi một quán nhạc jazz tại Tokyo từ 1974 tới 1981. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông Hãy Nghe Gió Hát được giải thưởng Gunzo. Cuốn sách kéo theo Tam Khúc Chuột (La trilogie du rat), cuốn chót, La Course au mouton sauvage [Rượt theo cừu hoang], bản tiếng Pháp do Seuil xuất bản (1990), và sau đó, Tận Thế [La fin du temps, 1992), một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng khác thường đã đem đến cho tác giả giải thưởng nổi tiếng Tanizaki. Sau đó, vẫn do nhà xb Seuil, là cuốn La Ballade de l’impossible (Khúc dạo của sự bất khả), một thành công lớn tại quê hương của ông.....
Tác phẩm của ông quyến rũ, tinh tế, không ngừng gây kinh ngạc, sững sờ, dễ nhập vô nhưng cũng thật khó nắm bắt.
Tin Văn đã từng giới thiệu ông, khi cuốn Ký Sự về Chim Lên Dây Thiều ra mắt giới độc giả Anh ngữ.
Sau đây là bài phỏng vấn đặc biệt do Tran Minh Huy thực hiện, cho tờ Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số tháng Sáu 2003, số đặc biệt về nhà thơ, nhà phê bình, nhà dịch thuật Pháp, Yves Bonnefoy. Tin Văn sẽ có bài về ông.
[Tên những tác phẩm của Murakami, là theo bản dịch tiếng Pháp]

“Vâng, cái đó có sự quyến rũ, đọc nó thích lắm đấy”, Fitzgerald nói về những gì ông viết. Người ta có thể nói cùng một điều như vậy, về những tác phẩm của người đã từng dịch Êm Đềm Như Đêm [Tender is the Night, Tendre est la nuit], và Tan Vỡ [The Crack-Up, La Fêlure]  của ông, qua tiếng Nhật.

Đó là Haruki Murakami.

Một âm nhạc đặc biệt, một cái đẹp khó định nghĩa, một quyến rũ luôn cưỡng lại mọi nghiên cứu, tìm hiểu, những cuốn sách Murakami thấm đậm những chất như vậy. Ông là một nhà văn “thần tượng” không dễ xếp loại, một pháo đài không dễ xâm nhập. Ít khi chịu phỏng vấn, tuy nhiên, ông đã bằng lòng làm một cuộc phỏng vấn đặc biệt, với tạp chí Văn Học Pháp. Trong khi nói chuyện, ông thú thực, không khoái trò phỏng vấn (cái thứ bài tập này, ce genre d’ exercice), chẳng “tin” (foi) phê bình, chẳng “cậy” (confiance) độc giả. Diễn tả chính xác những gì mình nghĩ, bằng một thứ tiếng Anh thật chuẩn, bởi vì, ngoài Fitzgerald, ông còn dịch Raymond Chandler [một tác giả những truyện trinh thám nổi tiếng người Mỹ], John Irving và Raymond Carver, tại quê hương của ông. Một người mê tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh, ông là một trong những người tiên phong du nhập văn hóa pop vào văn chương Nhật, ngược lại truyền thống, vốn chuộng một cái đẹp mang tính qui ước.

Viết tiểu thuyết, truyện ngắn, đã từ lâu, ông là một ngôi sao rock văn học tại xứ sở của ông. Cuốn tiểu thuyết Bài Hát Của Sự Bất Khả (Ballade de l’Impossible) đã bán ra hai triệu ấn bản. Đây là một thứ ký sự mang tính hoài nhớ về cuộc đời  của sáu sinh viên Nhật thập niên 60-70.  Không chỉ nổi tiếng ở Nhật, những đại học danh tiếng của Mỹ như Harvard, Princeton đã từng mời ông ghé thăm. Ở Nga xô, ông được so sánh với.... Dostoevsky. Một bậc thầy, của những tình thế nhạy cảm, một thi sĩ, ca nhân, của những tình huống bất khả (Phía nam biên giới, phía tây mặt trời, Au sud de la frontière, à l’ouest du soleil, Những người tình của Spoutnik, Les Amants du Spoutnik, Bài ca của sự bất khả, La Ballade de l’impossible) một người viết ngụ ngôn hoang đường, kỳ quái (Tận thế, La Fin des temps), và những truyện giả-trinh thám, lồng vào trong đó một sự tìm kiếm mang tính khai phá (Rượt theo cừu hoang, La Course au mouton sauvage, Ký sự về chim lên dây thiều, Chronique de l'oiseau à ressort). Đã từng chọn Hoa Kỳ để sống thay vì Nhật bản, cuộc động đất tại Kobé và vụ tấn công bằng hơi độc sarin của giáo phái Aum tại đường xe điện ngầm tại Tokyo khiến ông trở lại quê hương, viết “Sau cuộc động đất” và Dưới Hầm (Underground), những suy tư khi phải đối diện với điều mà ông gọi là “căn phần” của lịch sử Nhật Bản, và có thể của mọi lịch sử: bạo lực.
Từ tám năm nay, ông chọn Tokyo làm nơi sống. Có vẻ như ông tìm lại được sự bình an, sau lưu vong.

-Những cuốn tiểu thuyết của ông có rất nhiều những điển cố văn hóa pop Tây phương: những dấu vết, ký hiệu, nhạc Beatles, phim ảnh Hollywood, nhạc Jazz... Liệu có thể coi đây là “cắt đứt truyền thống để lên đường”, giã biệt những cổ thụ của văn chương truyền thống Nhật, thí dụ, Mishima, Kawabata, Tanizaki?

Khi còn trẻ, tôi nghe nhạc Beatles, les Doors, và đọc những cuốn sách Mỹ, những cuốn “mysteries” [một loại trinh thám của những tác giả thí dụ như Ellery Queen], khoa học giả tưởng, coi Laura của Otto Preminger... Tôi tắm đẫm trong âm nhạc, tiểu thuyết, phim ảnh và thứ văn hóa pop đó. Tôi có ý muốn đọc những cuốn sách viết về những gì mà tôi đã từng yêu và tiếp tục yêu cho đến bây giờ. Đây là một phần thiết yếu trong thế giới của tôi, và tôi muốn viết về điều này. Theo kiểu hoài niệm, tưởng nhớ. Tôi thật khác biệt với Mishima hay Kawabata, về rất nhiều bộ môn. Đặc biệt là về văn phong, nhưng không chỉ có thế. Văn xuôi của họ gắn bó với một cái đẹp mang tính hình thức, nó có vẻ mơ mơ hồ hồ (ambigu), rất ư kiểu cách, tràn trề cảm xúc, trong khi cá nhân tôi, chỉ muốn viết tự nhiên, giản dị. Uyển chuyển, nhẹ nhõm, và trần trụi. Tôi tiếp tục làm việc theo kiểu này. Đó là điều làm tôi tách hẳn ra khỏi những nhà văn Nhật Bản có tính truyền thống. “Dù có rũ bụi, tôi cũng chẳng dám làm quen,” có thể nói như vậy, bởi vì tôi chẳng nợ nần gì, “cho dù chỉ một giọt mực” của truyền thống Nhật.

 -Nhưng có thể ông không nợ họ, nhưng lại nợ những tác giả khác, như Fitztgerald, Carver, Raymond Chandler, John Irving, mà ông đã dịch qua tiếng Nhật?

 Lẽ tất nhiên. Hẳn nhiên là như vậy. Chính những bản văn mà tôi dịch đó, đã hướng dẫn tôi, là những người thầy, người chỉ bảo tôi. Cái hành động dịch thuật đó, nó ảnh hưởng đậm đà và thật là tuyệt vời vào cái hành động viết, một cách nào đó, nó là một: Khi tôi viết một cuốn tiểu thuyết hay một truyện ngắn, tôi có nguyên bản, nằm ở trong tôi, và tôi tìm cách dịch nó ra thành ngôn ngữ, thành văn xuôi, nghĩa là thành một cái gì mà người khác, kể cả tôi, đọc được. Tiếng Nhật hoàn toàn khác hẳn tiếng Tây Phương như Pháp, Anh, hay Đức. Khi dịch ra tiếng Nhật, người ta phải tái tạo (reconstruire), có thể nói, kể từ con số không, về ý nghĩa cũng như câu kệ của bản văn ngoại đó. Một sự tạo thành như thế đó, là hoàn toàn riêng hẳn ra, nếu phải so với nguyên bản. Dịch thuật do đó giữ, và tiếp tục giữ một chỗ rất quan trọng, rất cơ bản, trong cách viết và suy nghĩ của tôi.

 -Gì thì gì, những điển cố văn hóa pop như vậy làm cho tác phẩm của ông dễ tới với công chúng thế giới?

 Tôi không nghĩ, mình là thứ tác giả được năm châu bốn bể tìm đọc. Được mọi người nói tới một tí ti thôi, dù chưa đọc sách của mình, vậy cũng thú vị lắm rồi. Phần khác, cứ kể như là thuộc về huyền thoại rất đẹp của Đông Phương, về điều mà chúng tôi nói, mắt xanh nào có mấy người, đâu là tri âm tri kỷ. Tôi lấy  thí dụ, khi tôi viết rằng, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của tôi nghe Radiohead hay Prince, bạn và tôi biết ngay, tụi mình đang nói gì, và thế là có một liên hệ, một tình cảm... giữa tôi và bạn. Đây là điều rất quan trọng. Khi tôi cho nhân vật của tôi bước vào một tiệm Burger King hay MacDo, bạn có thể tưởng tượng ra cảnh đó. Theo một nghĩa nào đó, những dấu vết, những bảng hiệu (logos) như vậy, là một hình thức biểu tượng về điều mà chúng ta cùng chia sẻ, những ngày này.

 -Nhưng điều đó cũng đâu có làm cho nhân vật của ông bớt “hung hăng” chống lại, từ chối hệ thống. Họ đâu có kính trọng cái thứ luật làm đến ói máu, và cái kiểu sản xuất hàng hóa như ngựa phi, vốn được coi là “đạo hạnh” của Nhật Bản?

 Thời gian 1968-69, tôi là một sinh viên, đó là thời kỳ chống lại văn hóa, và chuộng chủ nghĩa lý tưởng. Người ta mê cách mạng, mê lật đổ trật tự đã an bài. Rồi những ngày tháng như thế đó cũng phải qua đi. Tôi ra trường với mảnh bằng đại học. Nhưng tôi chẳng muốn chui vào một văn phòng, một xã hội nào. Tôi chỉ muốn là chính tôi. Một mình và độc lập. Đâu có dễ, muốn cái chuyện như thế, ở một xã hội như Nhật Bản, vốn được thành lập từ những ý niệm bộ lạc, tập thể, nhưng cuối cùng tôi cũng làm được cái điều mình muốn làm đó. Tôi chẳng thuộc vào một câu lạc bộ, một trường phái nào. Hai mươi năm vừa rồi, tôi viết, vậy mà chẳng có lấy một mống đồng nghiệp, văn hữu, bạn văn. Khi bắt đầu viết tiểu thuyết, lẽ tự nhiên, tôi chỉ muốn miêu tả những nhân vật, như là những cá nhân, cố làm bật ra, bằng cách nào những con người như thế có thể sống như những cá thể ở bên lề, của lề luật xã hội.

 -Những cuốn sách của ông giống như những ngụ ngôn, [những đường cong paraboles], cho thấy cách, mà những con người, những cá thể mà ông vừa nói tới đó, thoát ra khỏi sự phóng thể, tha hóa, mất bản chất cá thể của họ...

 Tôi cũng nghĩ như vậy, một cách nào đó. Nhưng trong vòng ba mươi năm qua, xã hội Nhật bản đã thay đổi. Nó trở nên vững chãi, không còn chao đảo. Nghĩa là không còn giống như trên nữa. Vào những năm cuối cuộc đệ nhị thế chiến, chúng tôi đã cần cù làm việc để tái thiết xứ sở. Chúng tôi nghĩ, công việc đem lại giầu có, và giầu có mang lại hạnh phúc. Nghe có vẻ quá ngây thơ, nhưng xã hội của chúng tôi đã sống với một xác tín như vậy từ không biết bao nhiêu đời rồi. Chính vì lý do đó mà ông bà tôi, rồi tới cha mẹ tôi cứ thế cắm đầu cắm cổ làm, làm, và làm, để có được sự thoải mái về kinh tế cho gia đình chúng tôi vào thập niên 1980, thời kỳ có tên là “kinh tế man rợ” (l’économie barbare). Chúng tôi trở nên giầu có. Nhưng khốn thay, càng không thấy hạnh phúc! Chúng tôi cảm thấy mất mát, thua thiệt, và chúng tôi phải coi lại cái công thức “có tiền mua tiên cũng được”. Có thể, “Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng”, “Hãy hạnh phúc em ơi,  hãy hạnh phúc”, là nỗi băn khoăn của chúng tôi, tiếp theo đó. Rồi tới thời kỳ suy thoái kinh tế, kéo dài 10 năm. Theo tôi nghĩ, một cách nào đó, đây chính là một cứu nguy cho chúng tôi, bởi vì, bây giờ, chúng tôi có thể suy nghĩ, và tìm ra một con đường khác cho đất nước của mình.

 -Văn học Nhật đương đại cũng có cùng những lo âu, bận bịu đó. Thí dụ trong những tác phẩm của Ryu Murakami hay Banana Yoshimoto...

 Ryu Murakami là một trong những người bạn thật hiếm hoi của tôi, chúng tôi rất hiểu nhau, và tôi rất ngưỡng mộ một vài cuốn của anh. Còn Banana Yoshimoto, tôi đặc biệt yêu cuốn Giã biệt Tsuguni. Nhưng tôi thú nhận, ngoài ba chuyện dịch thuật và tác phẩm của chính mình, tôi chẳng có thì giờ đọc đồng nghiệp Nhật bản. Một điều chắc chắn, là, trong vòng hai mươi năm nay, văn học Nhật Bản hoàn toàn hóa thân, Một cuộc thay đổi không những toàn diện, mà còn tới tận gốc rễ của nó. Đứng vùng lên gông xích (les carcans) ta đập tan, cả về hình thức lẫn nội dung.

 -Ông thích chơi với những sơ đồ, bản vẽ (schémas) của “chuyện tình” (Bài hát của sự bất khả), của tiểu thuyết đen, và của SF (Science-fiction, khoa học giả tưởng), lâu lâu ông pha trộn chúng với nhau (Những người tình của Spoutnik, Ký sự chim lên dây thiều). Tại sao?

 Cái này là do cách đọc của tôi, thật bất thường và thật hỗn độn. Mười tám tuổi, tôi đọc tiểu thuyết cổ điển Âu Châu, thế kỷ 19, chủ yếu là Tolstoy, Dostoevsky, Chekhov, Balzac, Flaubert, Dickens. Họ là những người hùng của tôi. Tôi chúi đầu chúi cổ, dành hết thì giờ cho họ. Nói về mặt văn chương, chẳng làm sao mà viết hơn họ. Sau đó, tôi chuyển qua tiếng Anh, và đọc những tác phẩm viết bằng tiếng Anh.Tôi khám phá ra thế giới tiểu thuyết đen, và khoa học giả tưởng, Raymond Chandler, Kurt Vonnegut, và Richard Brautigan. Cả Scott Fitzgerald nữa. Tôi đọc tất cả bằng tiếng Anh. Thật là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ, và nó làm tôi thay đổi rất nhiều. Đến nỗi cái nền tảng văn hóa của tôi bị pha trộn, có thể nói, là một món “nộm” giữa văn học cổ điển và một thứ văn học dính dáng tới văn hóa pop. Lập tức, tôi tóm lấy cách sử dụng những bản vẽ, những cấu trúc của “chuyện tình” (love story), của tiểu thuyết trinh thám (policier), khoa học giả tưởng, và nuôi chúng bằng những những thức ăn riêng. Một thứ “bài tập” giải cấu trúc, nếu bạn muốn. Nói rõ hơn, bình (le contenant) cũ, và là đồ vay mượn, nhưng rượu (le contenu), mới.

 -Ông còn chơi đùa với thể loại polar (điệp viên, trinh thám..): người kể chuyện luôn luôn là một người đụng đầu với một bí mật, nhưng khi khám phá ra những dấu vết, những dấu vết này không đưa tới việc giải đáp bí mật, mà là giải đáp phần chưa biết, của chính người đó.

 Trong những cuốn sách của tôi, nhân vật chính trong phần lớn các trường hợp, là một kẻ đi tìm một cái gì đó, quan trọng đối với anh ta. Thí dụ, người kể chuyện ở trong “La Course au mouton sauvage” đi tìm con vật nằm ở trong tên truyện, còn anh chàng ở trong Tận Thế (La fin des temps) lần mò dấu vết của nhà bác học mà anh ta đã làm việc chung, còn ở trong Ký sự về chim lên dây thiều, một người đi tìm hôn thê... Tất cả trải qua những tình huống lạ lùng, kỳ cục, những cuộc phiêu lưu cũng cứ thế thay đổi, sau cùng họ tìm được những gì họ mong muốn. Nhưng thời gian, cuộc hành trình, những tình huống xẩy ra như thế đó, khiến cho vật mà họ tìm kiếm đó mất đi ý nghĩa: cái việc tới được mục đích, có được kết quả không còn ý nghĩa nữa. Câu chuyện cũng không vì vậy mà trở nên bi quan. Bởi vì ý nghĩa đích thực của câu chuyện nằm ở trong tiến trình tìm kiếm, ở chuyển động theo đuổi. Nhân vật khác đi, không còn như lúc khởi đầu câu chuyện, và đó mới là điều đáng nói.

 -Một kiểu dẫn dụ (initiation)?

 Vâng. Và những cuộc phiêu lưu mà nhân vật trải qua, cùng lúc, cũng là của tôi – như là một nhà văn. Khi viết, tôi cảm nhận điều nhân vật tôi cảm nhận, tôi trải qua cùng những trăn trở, những thử thách. Nói một cách khác, con-người-là-tôi khi viết xong cuốn sách, khác với con-người-là-tôi khi khởi sự viết. Chuyện viết (l’écriture) một cuốn tiểu thuyết thực là quan trọng đối với tôi; không giản dị chỉ là “viết”; không phải là một công việc giống như những công việc khác. Như bạn “gợi ý” vừa rồi, đây là một công việc mang tính dẫn dụ, mời gọi. Tôi nở phổng ra với nhân vật của tôi, cùng những trắc trở. [“Tôi đẹp dần lên là nhờ những nhân vật mà tôi đảm nhiệm”. Trà Giang].

-Ông tuyên bố, trong khi viết những câu chuyện của ông, là ông tìm câu chuyện của chính mình, rằng, ông đào sâu bề ngoài để tới được tâm hồn sâu thẳm...

Vâng, trong khi viết, tôi đào một vùng đất gồm nhiều tầng. Tôi cứ thế đào, sâu hơn, sâu hơn nữa. Một số người nói, đây là một việc rất ư cá nhân (une entreprise trop individuelle). Tôi không nghĩ như vậy. Nếu tôi tới được cõi thâm sâu đó, là tôi có thể sờ vào được một tiềm-tầng (un substrate), có tính chung, nhờ nó mà tôi có thể cảm thông với những độc giả của tôi, và như vậy một mối liên hệ đã được thành lập. Nhưng nếu tôi không đi khá xa, không đào khá sâu, sẽ chẳng có gì xẩy ra.

 -Ở trong những cuốn sách của ông, luôn luôn xẩy ra [tình trạng] vượt bờ biên giữa tâm hồn và thể xác, sống và chết, thực tại và một chiều khác (thế giới song song, tiềm thức, v..v...). Một số loài vật, như con cừu trong La course au mouton sauvage, và Nhảy, Nhảy, Nhảy, Danse, danse, danse, hay con kỳ lân trong Tận Thế ... chúng có thể vượt biên giới. Chúng ở đâu ra vậy?

 Tôi xin trả lời bằng một hình ảnh. Hãy cứ coi con người như một cái nhà. Tầng chệt là tầng bạn ăn ở nấu nướng, coi ti-vi với gia đình. Tầng một, có phòng ngủ của bạn. Bạn đọc sách, ngủ ở đó. Rồi bạn có tầng hầm, một nơi chốn không lộ liễu so với những phòng khác. Bạn dùng vào việc chứa đồ đạc, hay làm mấy trò chơi. Nhưng ở tầng hầm đó, có một khoảng giấu kín, không thể vô, nếu không biết cánh cửa bí mật của nó. Và nếu nhờ một cơ may, bạn có thể mở được cánh cửa này, bước vô một khoảng không gian tối, bạn không biết bên trong có gì, bạn cũng không biết hình dáng ra sao, lớn hay nhỏ. Một khi bước vào một khoảng không gian tối tăm như vậy, thường là bạn hoảng, nhưng cũng có khi, bạn cảm thấy thật là thoải mái. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều sự vật lạ lùng, những dấu hiệu, những hình ảnh, những biểu tượng siêu hình chúng cứ thế diễn ra trước bạn, Như trong một cơn mơ. Một thứ vũ trụ vô thức. Nhưng một chốc một lát là bạn phải trở lại với thế giới thực. Thế là bạn đi ra, đóng cửa lại, và đi lên nhà. Khi tôi viết, là tôi ở trong cái căn phòng tối tăm và bí mật đó, và tôi nhìn thấy rất nhiều điều kỳ cục. Người ta nói, đó là cái biểu tượng, siêu hình, ẩn dụ, hay siêu thực. Nhưng với tôi, trong khoảng không gian như thế đó, [tôi cảm thấy] thật là tự nhiên, và những cái điều kỳ cục như thế đó giúp tôi viết ra những câu chuyện của tôi. Viết, đối với một tác giả, thì giống như là mơ mà tỉnh (rêver éveillé). Một kinh nghiệm không giống ai (hors-normes), và thật khó dùng luận lý để giải thích.

 -Sex hình như cũng là một cây cầu để nhập vào cái chiều, cái thế giới khác đó... Có phải vì vậy mà có những xen làm tình ở trong Bài hát của sự bất khả, Ký sự chim lên dây thiều, Những người tình của Spoutnik... ?

 Thì đúng như vậy đó. Sex là một chiếc chìa khóa. Những giấc mơ và sex là rất quan trọng để nhập vô chính bạn, để khai phá cái phần chưa từng được biết tới của bạn. Người ta nói, có quá nhiều xen làm tình ở trong những cuốn sách của tôi. Trong Ký sự chim lên dây thiều, bạo động tình dục tràn lan, tôi bị chỉ trích vì điều đó, nhưng tôi cho rằng thiếu những xen đoạn như vậy là không được, chúng rất cần thiết vì giúp người đọc mở cánh cửa giấu kín mà tôi nói ở trên. Tôi muốn lay động tâm trí họ, mở cho họ một phần bí mật của chính họ. Một điều gì xẩy ra giữa tôi và độc giả là như vậy đó.

 -Ông có gắng tra hỏi, ngay cả những gì được coi là những xác tín thông thường, những giá trị và có thể nói, luôn cả cái gọi là thực tại thường nhật?

 Chúng ta tin rằng chúng ta sống trong một vũ trụ thánh thiện. Tôi cố gắng làm xáo trộn quan niệm đó, cái viễn ảnh “thánh” đó, của thế giới. Đâu phải một lần, mà nhiều lần, chúng ta sống trong hỗn mang, trong khùng điên, trong ác mộng. Tôi muốn nhận độc giả của tôi vào trong một thế giới siêu thực, một thế giới của bạo động, xao xuyến, âu lo, hoang mang, ảo giác...

 -Trong cùng lúc, những gì ông viết ra mang dấu vết của “mono no aware”, hay  “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật” (poignante mélancolie), và đây là một trong nét tuyệt, tuyệt, của thi ca truyền thống Nhật Bản... (1)

 Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và  “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.

 -Ông không hề biết chuyện gì xẩy ra, trước khi viết?

 Không bao giờ biết trước. Tôi viết theo kiểu tự phát. Nếu biết trước kết cuộc, viết làm chi cho mệt. Tôi chỉ thèm biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo, những biến động nào sẽ xẩy ra. Có vài cuốn, biến động cứ thế mà nảy nở trên từng trang sách, và đây là loại mà tôi thích viết.

 - Phía nam biên giới, phía tây mặt trời: Một tiếng vọng của Bài hát của sự bất khả...?

 Trong hai trường hợp, tôi muốn nói về điều mà người ta cảm thấy, khi một người thân yêu mất đi, biến mất. Một con người có hy vọng, có thiện chí, thèm được yêu thương, nhưng người này tự mình đi vào con đường lầm lạc. Tôi biết rất nhiều người đáng quí, đáng trân trọng, và chỉ qua một khúc quẹo, là họ... hỏng.  Tôi luôn luôn nhớ họ. Tôi luôn luôn muốn viết về họ. Đó là điều độc nhất tôi có thể làm cho họ, là: viết về họ. Cho họ. Về hy vọng bỏ đi, về thiếu vắng mục đích, không còn một bấu víu, một nương tựa. Chính tình cảm này được sử dụng như sợi dây dẫn đạo. Tình cảm là thiết yếu trong một câu chuyện. Bạn có thể viết một câu chuyện thật tốt, được sắp đặt thật khéo léo, nhưng nếu thiếu tình cảm cưu mang, nuôi nấng câu chuyện, là vứt đi.

 -Trận động đất tại Kobé, cuộc tấn công bằng hơi độc tại đường xe điện ngầm ở Tokyo, là nguồn cơn đưa đến “tình cảm” của ông: trở lại Nhật Bản?

 Vâng. Vào lúc viết xong Ký sự về chim lên dây thiều, tôi tính nghỉ xả hơi ít lâu. Viết nó mất ba năm, từ 1991 tới 1993, đây là cuốn sách dầy và đầy tham vọng của tôi. Chưa được một năm, hai biến cố kể trên liên tiếp xẩy ra trong thời gian chưa đầy hai tháng. Tôi bị cú sốc nặng. Tôi rời Nhật Bản từ nhiều năm trước, vì thấy nó làm tôi bực bội, phiền nhiễu, khiến tôi không có được đủ sự thanh thản, để viết. Cứ kể như tôi là một tên lưu vong, khi nhìn thấy những hình ảnh trên ở trên màn truyền hình, ở Mỹ. Thế là trong tôi nảy ra ý nghĩ, mình phải trở về, và làm “một cái gì đó” cho xứ sở, những độc giả, đồng bào của mình. Trở về lại quê hương, gặp gỡ, tiếp xúc, nói chuyện với những nạn nhân của vụ tấn công bằng hơi độc sarin. Chừng chục, chục người. Nghe những câu chuyện mà họ chỉ kể giữa hai  cá nhân, mặt nhìn mặt, theo kiểu tâm sự giữa hai kẻ thật thân thiết, và cũng thật tin cậy. Tôi quá xúc động, không chỉ một lần mà nhiều lần, không chỉ một cách mà là nhiều cách. Đây là những con người bình thường, họ làm việc thật cực nhọc, ngày ngày xúm xít, chật cứng ở trong những toa xe điện ngầm từ nhà tới chỗ làm... Và khi nghe kể những câu chuyện của họ, tôi thật cảm động. Như vậy đó, họ thuộc vào cái xã hội mà tôi phỉ nhổ, khinh khi. Tính đồng phục, đồng dạng, người ta sao mình vậy, làm đến ói máu, làm tới chết... Tôi luôn luôn ghê tởm, chán ghét, khinh khi cái kiểu sống như thế đó. Nhưng những câu chuyện của tất cả những người này thì thật là cảm động, và tôi nghĩ rằng, chúng đã thay đổi tôi: như là một con người, và như là một nhà văn. Sau đó, tôi có ý định sẽ viết về trận động đất. Tôi gốc gác ở Kobé. Đấy là thành phố quê hương của tôi. Căn nhà của cha mẹ tôi bị tiêu hủy bởi trận động đất. Tôi không muốn viết một cuốn sách người thực việc thực (non-ficrion), mà là một tập truyện ngắn. Sau khi nghe những nạn nhân vụ hơi độc, tôi đã thu thập được biết bao là  câu chuyện, biết bao là giọng nói ở trong tôi, cho nên thật dễ dàng viết Sau trận động đất, một tập truyện ngắn không nhắm thẳng vào chính tai họa, mà là những hậu quả của nó, tiếng vọng của thảm họa đó lên cuộc sống của một số nhân vật khác nhau. Viết những câu chuyện đó là một kinh nghiệm có tính nền tảng đối với tôi, có thể nói, đây là một bổn phận, và một sự cần thiết.

 -Khi ông ở Nhật Bản, có vẻ như ông “tránh né” văn hóa pop, những cuộc du lịch Âu Châu, và Mỹ. Một lần tại Hoa Kỳ ông có nói tới nhu cầu “về nguồn”...

 Đây không phải là vấn đề liên quan tới căn cước (identité) của một cá nhân, nhưng mà là một trách nhiệm, như là một tiểu thuyết gia và như một người. Như là một nhà văn, tôi cảm thấy cần phải làm một điều gì đó.

 -Có phải âu lo về một trách nhiệm như thế đó mà ông đã đề cập tới những tội ác và những điều ghê gớm, tởm lợm của Cuộc Đệ Nhị Chiến tại Trung Hoa trong Ký sự về chim lên dây thiều?

 Tôi sinh năm 1949, sau cuộc chiến. Một số người nói: “Chúng tôi không có trách nhiệm về nó. Chúng tôi sinh ra sau cuộc chiến.” Đây không phải là quan điểm của tôi. Bởi vì Lịch Sử là một ký ức mang tính tập thể. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm về thế hệ những ông bố của chúng tôi, bởi vì chúng tôi chia sẻ cái ký ức, về những gì mà những ông bố của chúng tôi đã làm. Chúng tôi trách nhiệm về những gì mà bố mình đã làm trong cuộc chiến. Chính vì lý do đó mà tôi đã viết về tất cả những điều ghê gớm tởm lợm đó. Chúng tôi phải suy nghĩ nghĩ lại về chúng, khư khư giữ chúng ở trong chúng tôi.

 -Và bây giờ, sống tại Nhật Bản, ông có nghĩ sẽ có ngày, lại ra đi?

 Trong nhiều năm tôi luôn sống ở bên ngoài Nhật Bản, tại Ý, tại Hy Lạp, và nhất là tại Hoa Kỳ, bởi vì tôi được rất nhiều đại học ở đó mời tới [nhất là Harvard và Princeton]. Nhưng nói thực, tôi chẳng cảm thấy rất ư là thoải mái với những đại học. Họ có những nhóm riêng của họ, những ngôi sao, cũng riêng của họ. Tôi không cảm thấy dễ chịu với họ. Vào lúc này, thế là, tôi bèn ở Nhật Bản. Tôi trở nên vững vàng, mạnh dạn hơn trước đây, và tôi tính giữ cho mình cái thế giới riêng của tôi, cho dù sống ở Tokyo. Tôi tạo lập một cung cách của tôi, một lối sống của tôi. Thành thử, đối với tôi, nơi sống thoải mái, dễ dàng, hóa ra lại là Tokyo, so với những nơi khác, mặc dù tôi vẫn tiếp tục đi du lịch.

 -Trong những cuốn sách của ông có một mô típ trở đi trở lại: những con mèo. Trong Chạy theo cừu hoang, nhân vật kể chuyện chấp nhận cuộc điều tra, với điều kiện người ta phải lo lắng cho con mèo của mình, nhân vật chính trong Ký sự chim dây thiều mất con mèo trước khi mất bà vợ, hai nhân vật chính trong Biên giới phía nam, mặt trời phía tây cùng có một tình yêu chung, với những con mèo...

 Như Hajime [người kể chuyện trong Mặt trời phía nam...], tôi là đứa con một [độc nhất], trong gia đình. Tôi sống một mình với cha mẹ, tôi có thế giới của riêng tôi, ở trong nhà. Ba “nhân vật” [éléments: phần tử] thiết yếu tạo nên cái thế giới của riêng tôi đó là âm nhạc, những cuốn sách và những con mèo. Đó là những cây cột trụ chống trời của cái thế giới của tôi. Tôi mê [adorer] chúng, và tôi tiếp tục mê chúng. Tôi luôn có một thứ tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho những con mèo. Tôi không nuôi chúng, bởi vì bà xã và tôi luôn đi du lịch thành thử không có ai lo cho chúng. Nhưng mỗi lần ở một công viên, hay trên đường phố, tình cờ nhìn thấy một chú mèo, là tôi tới gần con vật. Chúng thì êm ả, trầm lặng, kỳ bí. Chắc là do đó mà tôi hay viết về chúng.

 -Tất cả những cuốn sách của ông vay mượn rất nhiều từ con người, cuộc sống riêng tư của ông: những thú thưởng ngoạn, những sở thích, những sự vật mà ông yêu mến. Có phải vì thế mà ông hay sử dụng ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi?

 Vâng. Nhưng tôi đã thay đổi văn phong của mình. Trong những năm đầu, tôi viết tất cả những cuốn sách của tôi bằng ngôn thứ nhất, tôi còn không thể đặt tên cho những nhân vật của mình....Chuyện này kéo dài sáu năm. Rồi thì tôi... phát triển, nẩy nở ra; Trong Sau trận động đất, lần đầu tiên, không một truyện nào trong đó có nhân vật chính ở ngôi thứ nhất. Và rồi tới cuốn Kafka on the shore [Kafka ở bờ biển, bản tiếng Pháp sẽ do nhà xb Belfond phát hành vào năm 2005], tức cuốn mới nhất của tôi, cả nửa cuốn được kể bằng nhân vật ngôi thứ ba [anh ta, cô ta, nó...]. Độc giả sẽ gặp một ông già hơi mất trí... ông già có thể nói chuyện với mấy con mèo [Cười].

 -Ông có thể nói sơ qua vế tác phẩm này...

 Đây là câu chuyện một đứa trẻ mười lăm tuổi – đúng là một thách đố, đối với tôi. Phần lớn những nhân vật của tôi đều ở quãng tuổi từ hai chục tới ba chục. Tôi nghĩ, bây giờ sao? Chẳng lẽ cứ thế mãi? Năm chục hay tuổi thiếu niên, vừa mới lớn? Tôi chọn khả năng sau. Thật tuyệt vời khi viết về một cậu nhỏ. Tôi có thể trở lại với những ngày mà chính tôi là một đứa trẻ mười lăm tuổi. Tôi có một kỷ niệm thật sống động, thật tươi mát về cậu nhỏ là tôi đó, và tôi có thể nhìn thế giới qua cặp mắt của một thiếu niên. Đây chính là phép lạ tuyệt vời: là một nhà văn. Nếu bạn thực sự muốn là “một ai đó”, thế là bạn trở thành “người ấy”! Tuyệt vời hơn nữa là, nếu tôi thực sự sống kinh nghiệm là một đứa trẻ mười lăm tuổi, độc giả của tôi cũng thực sự sống nó, chia sẻ nó với tôi. Đây là món quà đẹp nhất mà một cuốn tiểu thuyết, hoặc một truyện ngắn đem tới cho bạn. Chính điều này giúp tôi sống. Cuộc sống của chúng thực là lẻ loi, cách biệt, nhưng với những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, chúng ta không cô độc nữa. Chúng ta có thể giao cảm với nhau, từ trái tim tới trái tim, từ tinh thần tới tinh thần. Không phải luôn luôn, nhưng chuyện như thế có thể xẩy ra, và đây là một quyền năng số một, độc nhất vô nhị [unique].

 -Điều ông vừa nói làm nhớ tới Những người tình Spoutnik, khi một trong những nhân vật giải thích, rằng “spoutnik” có nghĩa là “bạn đường” (companon de voyage), Le Spoutnik bị kết án phải quay vòng quanh trái đất và không bao giờ được tới gần...

 Con người luôn cận kề bên nhau, vậy mà vẫn luôn luôn có khoảng cách giữa họ, cho dù chúng ta có thể hiểu nhau. Gặp gỡ nhau làm chi, rồi xa nhau tức thì, rồi làm sao quên được lần gặp gỡ đó, những kỷ niệm quí báu về nó. Như hai cái spoutnik đi theo quĩ đạo của chúng ở trong không gian. Chúng ta thoáng thấy nhau, gặp  gặp nhau, rồi chia tay, với kỷ niệm cùng chia sẻ, nó làm cho chúng ta ấm áp, tin tưởng thêm lên. Đó là điều đáng kể. Những câu chuyện hay, những cuốn sách tốt, chúng có đó là vì như vậy. Sau cuốn Kafka trên bờ biển, tôi mở một trang web trên internet, và nhận được 6.000 emails, tôi đọc hết tất cả, và tôi gửi trả 1000. Tôi làm việc mọi ngày để trả lời. Thật là hấp dẫn, và mệt, tất nhiên, nhưng cũng thật quan trọng, bởi vì tôi muốn trao đổi ý kiến trực tiếp với những độc giả của mình. Và cũng thật là kỳ (fanfastique). Tôi có thể có một ý nghĩ về họ, họ là những ai, họ nghĩ gì. Tôi không đọc những nhà phê bình, tôi không tin tưởng họ, nhưng tôi tin tưởng những độc giả của tôi. Kafka trên bờ biển bán được 300 ngàn ấn bản, nhưng ở Nhật Bản, con số không có nghĩa gì cả. Điều đáng nói, là biết được có cái gì ở đằng sau những con số như thế. Trang web đó thật là quan trọng, thiết yếu đối với tôi. Tôi như được độc giả nâng đỡ. Một số người chỉ trích sách của tôi, họ nói chúng làm họ thất vọng, nhưng quan trọng chi chuyện đó. Tôi biết, làm sao làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng điều tuyệt vời, là bạn có thể với tay tới tất cả, sờ được tay họ. Internet quả là một phương tiện thông tin đại chúng (media) lý tưởng cho tôi. Đúng là một thứ dân chủ trực tiếp, như vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Người ta có thể nói chuyện trực tiếp, mặt nhìn mặt, ngay lập tức, và chẳng khó khăn gì hết. Ngay cả cái đó cũng đòi hỏi thì giờ, đến nỗi sau cùng, tôi phải đóng trang web.

 -Những người tình của spoutnik có vẻ như là cuộc gặp gỡ của hai ảnh huởng chính ở trong ông, chuyện tình và chiều kỳ quái (la dimension fantastique)?

 Tôi đã không suy nghĩ theo những từ như thế. Tôi muốn viết một tam giác tình bằng cách thay đổi (détourner) cái khung cổ điển, nói rõ ra là cái tam giác tình ở trong cuốn sách của tôi gồm có một liên hệ đồng tính nữ (relation lesbienne). Người kể chuyện là điểm yếu của chuyện. Anh ta kể câu chuyện của hai người đàn bà, và hài lòng nhìn chuyện xẩy ra như thế đó. Tôi chẳng biết gì về những người đồng tính nữ, mà chỉ dùng trí tưởng tượng của mình. Tôi có cảm tưởng, rằng mình biết chuyện gì xẩy ra giữa hai người đàn bà. “Những người tình spoutnik kể về những mối tình chết yểu, bị kết án ngay từ khởi đầu. Đây là câu chuyện mà tôi thích nhất, tôi cũng chẳng hiểu tại sao..

 -Và bây giờ, ông đang làm về một cái gì thế?

 Chẳng làm về một cái gì. Tôi làm chuyện ngưng, nghỉ. Hôm qua, tôi gặp Kazuo Ishiguro [nhà văn gốc Nhật, ở Anh, viết văn bằng tiếng Anh, được giải thưởng The Booker với cuốn Tàn Ngày, The remains of the day]. Ông ta bảo tôi, ông ta mất ba năm mới viết xong một cuốn sách, và sau đó dành ra một năm để làm những “tua” (tours) trình diễn, giới thiệu sách, gặp gỡ báo chí, đi ra nước ngoài – đây là cái điều mà tuần này tôi làm. Mùa thu này, tôi ngồi vào bàn. Viết đòi hỏi rất nhiều sức lực và nghị lực. Để làm việc, tôi dậy vào lúc bốn giờ sáng, và viết tới chín giờ. Tôi tập trung hết mực vào việc làm, và hoàn toàn kiệt lực sau năm giờ đồng hồ. Thời gian còn lại, tôi chơi thể thao hết mình, bơi lội, chạy... Đây là nhịp thường ngày, một kỷ luật mà tôi nghiêm khắc đặt ra cho chính mình. Để viết, người ta nghĩ ra những luật lệ cho chính mình, và phải tôn trọng chúng. Cuối cuốn sách, tôi trống trơn, cạn láng, chẳng còn gì hết.
 -Liền sau đây, ông đi Luân Đôn, gặp gỡ báo chí?
 Vâng, mệt thật đấy, nhưng một cách nào đó... Tôi vốn không ưa những cuộc phỏng vấn, tôi cảm thấy khớp, không thoải mái, Nghề của tôi là viết, không nói. Đôi khi thật không dễ, cái chuyện giải thích những tình cảm của mình, viết như thế nào, muốn viết cái gì, tại sao làm, cái chuyện viết đó. Bằng trực giác, tôi biết, nhưng bảo giải thích, hoặc khi tìm cách giải thích, thế là tôi nói ẩu, nghĩa là nói những điều mà người ta không thể nói.
Jennifer Tran chuyển ngữ

(1)

MY GIFT TO YOU

My gift to you will be an abyss, she said,
but it will be so subtle you'll perceive it
only after many years have passed
and you are far from Mexico and me.
You'll find it when you need it most,
and that won't be
the happy ending,
but it will be an instant of emptiness and joy.
And maybe then you'll remember me,
if only just a little.

Roberto Bolano
The Paris Review Summer 2012

Quà BHD tặng Gấu

Quà ta tặng mi sẽ là 1 vực thẳm, em nói
Nhưng nó "tế vi" đến nỗi mi không thể nào nhận ra
Chỉ sau thật nhiều năm, có khi, chỉ sau khi ta đi xa rồi,
Và cả hai đều chạy ra khỏi cả hai quê hương Bắc Kít và Nam Kít rồi
Thì lúc đó mi mới tìm thấy món quà ta tặng mi
Khi mà mi cực cần đến nó
Và chắc chắn không phải là một kết thúc hạnh phúc
Nhưng sẽ là một thoáng chốc của sự trống rỗng và niềm vui.
Và có thể, chỉ lúc đó mi mới nhớ ta,
Và mới hiểu cái gọi là "mono no aware",
“Nỗi buồn cháy da, cháy thịt khi ta đã đi ra khỏi đời của mi".
Nhưng cũng chỉ được 1 tí tí.

https://theparisreview.tumblr.com/post/56887306240/my-gift-to-you-will-be-an-abyss-she-said-but-it

Before you died I dreamed
of cocktail parties in your Harlem
apartment where you’d bring all our dead kin
back to life, for me! I was old enough
to drink with you, to wear a cocktail dress.
Like the best movies, the dream was black
and white, except for my grandmother’s
lipstick, which was red.

—Elizabeth Alexander, from “After”
Photography Credit Robert Frank




Nobel văn chương 2017



Quoc Tru Nguyen

Kỷ niệm với nhà thơ.

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/ky_niem_1.html

« II existe une nostalgie sans rapport avec l'Histoire, que nous ressentons tous, la mémoire émotionnelle d'un temps où nous étions innocents. »
Kazuo Ishiguro: L'âge de la nostalgie.

Có một thứ hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều cảm thấy.
Nó là chút bồi hồi về một thời chúng ta đều ngốc ngếch, những chàng gà trống 'e đến trăm năm vưỡn trẻ thơ'!

Câu trên của nhà văn gốc Nhật Bản, viết văn bằng tiếng Anh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tàn Ngày, áp dụng cho Thất Hiền và những năm tháng thời mới lớn của đám chúng tôi, quả thật sướng!

Vào cái thời ngốc nghếch đó, Sài Gòn còn có xe thổ mộ, xe buýt vàng, nhưng thường thường, Gấu sử dụng xe lô ca chân, đi từ hẻm Đội Có lên Ngã Tư Phú Nhuận, rồi theo con đường bi giờ kêu là Phan Đăng Lưu [Chi Lăng, hay Võ Tánh, ngày xưa?] qua tới hẻm Đỗ Thành Nhân, Xóm Gà, phía sau Tòa Bố Gia Định. Gặp bạn, lẽ tất nhiên! Và được bạn dẫn đi ăn phở, lẽ tất nhiên!

"Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... "

Lần Cuối Sài Gòn

Có lần ông anh nói với ông em, giá có thêm một bà chị hay một cô em, thì dzui biết mấy!

Theo nghĩa đó, trong ba đứa con trai, Thằng Gấu, thằng con nuôi, hóa ra lại.... sướng nhất!
Hai ông kia, được hưởng sự thương yêu của bà mẹ - củ cà rốt - nhưng kèm theo cây roi, cái gậy - sự răn đe, nghiêm trị, cứng rắn - của một bà mẹ cộng thêm một ông bố đã khuất mặt.

Gấu bỗng nhớ đến một câu than của đám con của một bà mẹ trong Đập Ngăn Thái Bình Dương, khi bà mẹ mất. Ôi chao, quả núi khổng lồ che mặt trời cho tụi mình vừa mất đi, đám tụi mình bây giờ mới hiểu, nắng cháy da cháy thịt, là như thế nào!

Có thể bà cụ Chất cũng là một mẫu bà mẹ như thế. Cụ nghiêm quá.
Chỉ bớt nghiêm khi đối xử với thằng con nuôi.
Đây cũng là phần thiệt thòi của Gấu.
Theo nghĩa, giả như cụ muốn nghiêm với Gấu, cũng không thể được!

Cuốn Đêm Hay Ngày cũng là cuốn bà cụ Chất cùng đọc với thằng Gấu, cùng một lúc với những cuốn như Bác Sĩ Zhivago, bản do Mặt Trận Bảo Vệ Văn Hóa ấn hành. Những cuốn sách dịch của nhà xb Zhiên (?) Hồng.

*

Đói như thế đấy, than như thế đấy, [Cái nhà này, cứ ba tháng hè, là lượng gạo tiêu thụ gấp hai gấp ba tháng thường, bà cụ Chất có lần than thở, một cách rất ư là hài lòng, như vậy], nhưng Cụ không quên giáo dục hai thằng con thứ, một con ruột, một con nuôi, dẫn chúng đi coi một phim vừa mới chiếu, cho chúng tiền đi nghe hòa nhạc Jazz, [vé đâu có rẻ!], và khi mấy thằng thi rớt Tú Tài 2, kỳ thứ nhất, Cụ nói với bà Th. cho đi tắm biển Nha Trang, trước khi học thi kỳ 2.
Gấu còn nhớ, lần đó, cụ phải trả giá vé xe lửa của Gấu bằng với giá bình thường, vì Gấu làm mất thẻ học sinh!
Gấu không thể nào quên, Cụ mắng:

Trước khi từ biệt biển Nha Trang, thì mày cũng phải tới lí nhí nói vài câu cám ơn Bà Th, má của Hà Cóc Khụ chứ, thằng cù lần Gấu kia!

Subject: Re: Chuc Mung Nam Moi
Date: Sun, 21 Jan 2001 16:24:20

From: "tam dzu"
To: nguyen.quoc

Chuc vo chong Tru mot nam moi nhu y.
Tam

Bức email sau cùng. NQT

Người gọi điện thoại báo tin cho Gấu biết, là Minh Ngọc. "Anh biết tin anh TTT mất chưa? Em mới đọc Gió O, vội gọi điện cho anh. Anh có số điện thoại gia đình anh Thanh Tâm Tuyền không?". "Không, nhưng tôi có của em anh Tâm..."
Gọi, mấy đứa nhỏ cho biết bố mẹ đã qua bên đó. Gọi, gặp Chất, Gấu còn cố gặng hỏi, ở bên này, 'cái chết được báo trước', tại sao... Chất trả lời, anh Tâm thì cậu biết đấy, có bao giờ chịu đi gặp bác sĩ, đi bệnh viện check up bao giờ đâu....
Kỳ cục làm sao, buông chiếc điện thoại, tôi bỗng nhớ tới cái chết của thằng em trai. Khi nó đi, tôi cũng vẫn không tin, vô lý, vô lý... Nó chưa gọi điện về nhà mà....
Bài viết về cuốn Bếp Lửa, đăng trên Tập San Văn Chương, sau đăng lại trên Văn, có lẽ là bài viết phê bình sau cùng của Gấu, và đúng như nhà thơ Joseph Huỳnh Văn đã từng 'tâm đắc', mi viết bài này không phải vì TTT, mà vì ta, bạn mi, Tổng Thư Ký tờ TSVC!
Giả như ta không lo tờ báo, chắc gì mi đã viết?

Đúng như thế. Lúc đó, HV biết, Gấu quá chán văn chương, lại càng chán phê bình!
Đó là lúc Gấu đang 'tu thiền' cùng Cô Ba!
Thời gian tu thiền quá kéo dài. Không chỉ chẳng màng viết, mà còn chẳng màng đọc. Chẳng màng nghe.

Bởi vậy, chỉ tới khi đi tù VC, Gấu mới được nghe những bài, thí dụ như Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng của PD, phổ thơ của bà chị, hay em gái nhà thơ Vương Đức Lệ. [Lê Đức Vượng?], hình như vậy.
Bài Tự Trào của TTT, cho đến bây giờ, Gấu mới được đọc, trên tờ Thế Kỷ 21, số tưởng niệm ông. Và nhân đó, mới biết nhà thơ đã từng được bà con ngoài Bắc dặn dò, nhớ để râu!
Gấu cũng đã từng được dặn dò như vậy, qua bà Trẻ của Gấu. Tuy hơi khác: Nhà mày, đàn ông con trai có số chết trẻ. Không chỉ chết trẻ, mà còn là chết bất đắc kỳ tử. Và cũng chính Bà Trẻ Gấu đã bắt Gấu phải xé bỏ cái đơn xin làm biên tập viên cảnh sát, vì nhà mày không có mả đánh người!
Chi tiết này Gấu đã từng viết ra.

Khi biết tin nha cảnh sát Gia Định cần biên tập viên, tôi tới xin tờ đơn, điền ngay tại chỗ, đưa lại cho nhân viên trực, kèm bản sao mảnh bằng tú tài II, chắc như bắp sẽ được tuyển dụng. Buổi chiều về khoe với Bà Trẻ, khi đó lo việc nuôi tôi. Bà trợn mắt, mắng:
-Mai đến lấy ngay lại cái đơn, xé bỏ! Đói thêm ít lâu chưa có chết. Nhà mày không có mả đánh người!

Image may contain: text
Mới bệ Tàn Ngày về. Bài Intro là của Rushdie. R viết, thất bại lớn lao nhất của anh bồi (quản gia) Stevens là hậu quả của niềm tin sâu xa của anh ta - rằng anh ta phục vụ vì cái tốt của nhân loại, và cái vinh quang của anh ta nằm ở trong hầu hạ chủ. Nhưng ông chủ của anh ta thì là 1 tên khốn kiếp – chúng ta đã bị lừa, đúng như DTH than vãn. Và cái thái độ của Stevens, đúng là của BNT, cam chịu lịch sử, và khi bị lịch sử bỏ tù, cũng OK luôn, bởi là vì nếu không “pha lê hóa” xã hội Miền Bắc, làm sao có chiến thắng 30 Tháng Tư 1975?  (1)
Trong 1 bài viết về Sebald, Charles Simic, không gọi là "cam chịu lịch sử", mà là đồng lõa trong câm lặng, "conspiracy of silence".
Đúng là thái độ của những tên như NN, chúng vờ hẳn lũ Ngụy, và “tội ác thắng trận”, khi cởi mặt nạ, nhận mặt kẻ thù ngày nào.
(1)
Stevens's greatest defeat is the consequence of his most profound conviction-that his master is working for the good of humanity, and that his own glory lies in serving him. But Lord Darlington is, and is finally disgraced as, a Nazi collaborator and dupe. Stevens, a cut-price St. Peter, denies him at least twice, but feels forever tainted by his master's fall. Darlington, like Stevens, is destroyed by a personal code of ethics. His disapproval of the ungentlemanly harshness towards the Germans of the Treaty of Versailles is what propels him towards his collaborationist doom. Ideals, Ishiguro shows us, can corrupt as thoroughly as cynicism.

Rushdie đọc Tàn Ngày trên Globe & Mail

https://beta.theglobeandmail.com/arts/books-and-media/kazuo-ishiguros-legendary-novel-the-remains-of-the-day-resurges/article20077637/?ref=http://www.theglobeandmail.com

Tribute to Bùi Ngọc Tấn

Đọc bài viết, và nhìn bức hình đám tang của Bùi Ngọc Tấn, trên Văn Vịt, thấy thê lương vô cùng: Chỉ có mấy vòng hoa, và những vòng hoa phản động, thì băng rôn đều bị gỡ bỏ. VC khuyến cáo, chỉ được khóc trong nội bộ gia đình, đéo được khóc lớn. Thế là cả lũ nhà văn VC đéo thằng nào dám chường mặt ra trước ống kính máy ảnh, máy quay phim.
Không lẽ bạn mình nằm xuống, mà không khóc. Lũ khốn không dám khóc, thì Gấu Cà Chớn đi 1 đường khóc BVVC [Bạn Văn VC] của Gấu vậy.
Nên nhớ Gấu là tên đầu tiên điểm “Chuyện Kể Năm 2000”, trong bài điểm đã tiên tri ra được, cái điều sau này BNT thú nhận, ông cám ơn VC đã bắt giam ông, bởi là vì nhờ chính sách pha lê hóa xã hội Miền Bắc như thế, mà làm thịt được lũ Ngụy, đưa chúng đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, và đuổi thằng Yankee mũi lõ ra khỏi xứ Mít, và bi giờ chúng đang năn nỉ nhà nước VC chúng ta, cho chúng quay lại!

Salman Rushdie: rereading The Remains of the Day by Kazuo Ishiguro

'The real story here is that of a man destroyed by the ideas upon which he has built his life'

Câu chuyện thực ở đây, là của 1 tên tiêu mẹ cuộc đời bởi những lý tưởng mà hắn xây dựng đời hắn.
Tên Bắc Kít bỏ mẹ nào chẳng thế!
Hà, hà!

Kazuo Ishiguro: how I wrote The Remains of the Day in four weeks

The author reveals how the Tom Waits song Ruby’s Arms served as inspiration for his Booker prize-winning classic novel

Nhân vật chính của cuốn "Tàn Ngày", cũng thuộc týp "cam chịu lịch sử", và câu của Rushdie, “câu chuyện thực ở đây là của 1 người bị huỷ diệt bởi những lý tưởng mà anh ta dựa vào chúng để xây dựng đời mình", có thể áp dụng cho bất cứ 1 tên Bắc Kít nào đã từng xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước. Tuy nhiên, cái thứ văn chương mà BNT đã viết và tính viết tiếp, mũi lõ gọi là văn chương người chứng, witness literature. Cái sự lầm lẫn này hủy diệt tác phẩm của ông, thay vì chiến thắng thì thành hàng phục nhà nước VC. Đó là lý do tại sao sau này, ông cám ơn VC đã đưa ông đi tù.



Trong DVD đám tang nhà thơ, Tô Thùy Yên nói, ông quá sửng sốt, khi hay tin bạn mình mất, và chẳng làm sao sửa soạn gì được, cho cái vụ có vài lời tiễn bạn. Nhưng ông cứ nhắc đi nhắc lại, vinh dự được là bạn của Thanh Tâm Tuyền. Tôi tin rằng, ông nói thực. Đó là tình cảm thực của ông. Đó là hạnh phúc lớn của ông. Có một bạn như thế, và người bạn như thế còn là một nhà thơ như thế. Ông cứ lập đi lập lại những lời đó.
Mỗi lần nói, là ông đưa tay, quay mặt về phía linh cữu của bạn mình. Thật cảm động.

Cái vụ quá sửng sốt của ông, làm Gấu nhớ đến lần thằng em mất. Tuy biết trước, nhưng vẫn quá sửng sốt. Vẫn không tin.

Trước đó, ông có nhắc tới bạn mình, trong một bài phỏng vấn, do Phan Nhiên Hạo thực hiện, đăng trên tờ Văn, số 107 & 108. Type & post  ở đây, như là lời tiễn bạn của ông.

PNH: Thời đó, nhóm Sáng Tạo đại diện cho cái mới. Nhưng ngay cả khi cùng ý hướng cách tân, anh và Thanh Tâm Tuyền vẫn là hai phong cách thơ rất độc lập nhau...

TTY: Tự bản chất, nhóm Sáng Tạo không phải là một văn đoàn với những định chế quy củ nghiêm nhặt, với những cương lĩnh chi tiết rạch ròi, những chương trình họp bàn kiểm điểm, mà chỉ là một quy tụ gần như tình cờ của một số người, tuổi tác chênh lệch nhau, gia thế khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, sở học khác nhau, nhưng cùng chung một sở thích là làm mới văn chương nghệ thuật, có vậy thôi. Ngay cả cái chuyện chính là làm mới đó cũng chẳng ai bảo ban ai phải làm mới như thế nào. Tự do sáng tác được tuyệt đối tôn trọng, các tác giả, ai muốn viết gì, viết như thế nào, cứ việc viết, ngay cả việc khen chê sáng tác của nhau cũng chỉ là nhân tiện câu chuyện qua qua, lắm khi đùa cợt, chớ chẳng ai nghiêm trọng hiệu đính ai, chẳng ai ra sức vận động ai. Nếu như có một vận động nào đó thì vận động đó chỉ phát khởi từ Mai Thảo, một Mai Thảo tinh nhạy, cực kỳ yêu quý chữ nghĩa và tài năng, trầm lặng đến độ người không thân tưởng là lạnh lùng phớt tỉnh, với tư cách chủ báo cần bài đủ kịp cho số báo tới, đã có kêu gọi, thúc hối mọi người viết, viết. Những người trong nhóm chẳng mấy khi họp bàn nghiêm trọng, nhưng sinh hoạt với nhau thật chặt chẽ thân tình, hầu như đã dành tất cả thì giờ rảnh rỗi tìm gặp nhau, tay đôi, tay ba, nhiều khi cả đám, nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời để rồi cuối cùng cũng chủ yếu quay về chuyện chữ nghĩa tư tưởng như là một ám ảnh đam mê chung. Ở bất cứ nơi nào, nhà riêng, tòa soạn, nhà in, công viên, vỉa hè, bờ sông, quán cốc, hàng ăn, phòng trà... Vào bất cứ lúc nào, sáng trưa chiều tối, và rất, rất nhiều lần mãi tận đêm khuya lang thang trên đường phố. Ðó là thời kỳ bohémien của chúng tôi.

PNH: Anh có thể nói đôi điều về quan hệ văn nghệ giữa anh và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền?

TTY: Thanh Tâm Tuyền và tôi bắt đầu chơi thân nhau cũng từ thời kỳ đó. Nửa thế kỷ đã đi qua, thay đổi bao nhiêu cảnh đời, nhưng vẫn không thay đổi tình bạn giữa chúng tôi. Chúng tôi trao đổi chia sẻ với nhau nhiều điều và tất nhiên cũng có nhiều điều chúng tôi không đồng ý với nhau. Thường chúng tôi cũng có những nhận xét bất chợt về những bài thơ nào đó của nhau nhưng chúng tôi tuyệt nhiên chẳng bao giờ thuyết phục nhau dù bằng cách này hay cách khác về phương cách làm thơ của nhau. Lý do quan trọng hơn cả là vì chúng tôi tôn trọng nhau, cũng như hiểu rõ rằng trong việc làm thơ không có chuyện hợp tác, và riêng phần tôi, tôi rất yêu quý tài năng đa dạng và chói rực của Thanh Tâm Tuyền. Theo chỗ tôi nhận thấy, Thanh Tâm Tuyền là một người sáng tạo bẩm sinh, đích thực, ngay cả trong những câu chuyện mưa nắng bình thường, anh cũng hay đưa ra những ý tưởng mới mẻ bất ngờ mà người không quen có thể cho là chối ngẳng, nhưng riêng tôi, tôi nhìn thấy chúng như những tia nháng lạ lùng của một trí tuệ cực kỳ sinh động, khiến người nghe có dịp đi xa thêm nữa trong suy nghĩ của mình. Thường giữa chúng tôi với nhau, Thanh Tâm Tuyền có một cách thức nói chuyện khá độc đáo là từ ý tưởng này nhảy sang ngay ý tưởng khác, thường rất xa cách nhau mà không cần lần lượt đi qua những ý tưởng chuyển tiếp trung gian, khiến người nghe có khi cũng ngớ ra và phải cất công chớp nhoáng dò ngược lại trong đầu mình đường dây tư tưởng của anh. Có lẽ cấu trúc thơ văn của Thanh Tâm Tuyền cũng theo một tiến trình tương tự. Ngay từ những năm mới 20, 21 tuổi, anh đã là một khuôn mặt quan trọng hàng đầu trong sinh họat văn chương miền Nam dù rằng anh là một tác giả gây ra nhiều dị nghị và dị ứng nhất. Mãi cho đến bây giờ, sau những gần năm thập niên rồi, hình như người ta vẫn chưa thật sự công bằng với anh. Cảm thức thưởng ngoạn của quần chúng văn chương Việt Nam quả neo buộc quá chặt, quá lâu vào cội đa già bảo thủ. Thời gian sau này, ra khỏi nước, anh ẩn mình ở một bang miền Bắc hẻo lánh, không công bố thêm sáng tác nào nữa, và như vậy, vô tình anh đã tạo ra một khoảng trống không nhỏ trong sinh hoạt văn chương hải ngoại hiện thời. Những khi gặp nhau, thường tôi có hỏi thăm chuyện viết lách của anh, nhưng hoặc anh lảng tránh trả lời, hoặc trả lời không rõ ràng, lúc vầy lúc khác, dù rằng anh vẫn như hồi nào, hào hứng đam mê nói bàn về tư tưởng chữ nghĩa kim cổ Ðông Tây. Thôi thì văn chương cũng là thứ hữu mệnh, tôi chỉ biết ngậm ngùi và cũng như hồi nào, tôi chẳng nói thêm với anh một lời thúc đẩy, vặn vẹo nào cả.
[Bài này còn đăng trên talawas. NQT]
Có thể, nhận xét trên đây của ông, khiến thiên hạ 'phăng' ra, và cho rằng, Thanh Tâm Tuyền suốt đời bị hiểu lầm, đối xử bất công:
"Mãi cho đến bây giờ, sau những gần năm thập niên rồi, hình như người ta vẫn chưa thật sự công bằng với anh".
Gấu tôi tin rằng, không phải hiểu lầm, mà là không hiểu, đúng hơn. Phản ứng trước thơ tự do, đi kèm luôn, phản ứng với nhà thơ mở ra dòng thơ tự do, có thể như vậy.
Một tác giả gây nhiều dị nghị, và dị ứng nhất. TTY
*
Chúng ta còn nhớ, "Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy."

Bếp Lửa cũng đã được viết như thế, ngay sau khi vào Nam, được viết một mạch, không kịp nhìn lại. Như muốn viết ra hết, để bắt đầu một cuộc đời mới, tại một miền đất mới.
Chúng, những câu văn của Bếp, thật sự phải nói, chính là những câu thơ.


Image may contain: 2 people, people smiling

Vài năm trước đây, trong 1 lễ hội văn chương, giữa đám đầu sỏ, tôi được yêu cầu nhặt ra 1 cuốn tiểu thuyết “mới rồi, mới đây” mà tôi tin rằng, nó sẽ được độc giả và giới phê bình săm soi trong 1 khoảng thời gian chừng một trăm năm, và, 1 trong phút xuất thần, tôi bèn “ơ rơ ka” 1 phát, nó đây rồi.
Và đó là cuốn “Đừng bao giờ để Gấu đi xa”,  “Never Let Me Go”.
“Đừng bao giờ” không phải là chỉ là cuốn tiểu thuyết mà tôi chết mê chết mệt, nó còn  làm bật ra 1 điều rất ư là sơ yếu, sự cần thiết của con người, tưởng tượng ra cội nguồn của mình.
Hàn Lâm Viện Thụy Điển, mấy năm gần đây, có vẻ như lúng túng, và còn gây hồ nghi, tranh cãi, trong cái việc lựa ra con mồi của mình, nhưng lần này, thật là OK, nhất là ở cái cú này: KI đứng ở bên lề, đối với thứ văn chương cố bám lấy đương thời, và xã hội. Một cách liều lĩnh, đôi khi  lúng túng, chúng gạt chúng ta ra khỏi thời của mình
Thật là cừ khôi, khi mà “Đừng bao giờ để Gấu đi xa” mở ra ở 1 trang chỉ phán có nhõn một câu, “Anh quốc, cuối thập niên 1990”. Được kể bởi 1 người đàn bà, một nhân bản, được sản xuất ra để cung cấp bộ đồ lòng, tim gan phèo phổi… cho những người cần thế, ghép, cấy…  câu chuyện xẩy ra ở trong 1 ấn bản Ăng Lê, rất ư là thoải mái, về cả hai mặt, ở 1 miền tỉnh lỵ, và cực kỳ lạ lẫm. Đồng quê, trường học có tính tự do, thành phố biển ở Anh chẳng bao giờ được xây dựng lên, cho 1 cái nền bực mình, phiền toái như thế. Tương tự, cuốn tiểu thuyết làm ông nổi tiếng, “Tàn Ngày”, nhân vật được nhặt ra từ cả trăm cuốn sách và phim ảnh Anh – tên quản gia ở trong 1 căn nhà đồng quê – và ban cho ông ta 1 cách kể chuyện “painstaking evasiveness” [giỏi thoái thác, lẩn tránh].
Về cái gọi là chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương, thì, tất cả cái gọi là chi tiết mang tính giai đoạn phiền toái ở đây, là, đây là 1 cuốn tiểu thuyết - mà như GCC đã chỉ ra, cùng cái dòng của Bùi Ngọc Tuấn, những người cam chịu lịch sử - hay dùng chữ của tác giả bài viết trên Guardian, một cuốn tiểu thuyết về con người tự xoá mình, tự chán mình, tự coi thường mình... ở bất cứ nơi nào, và bất cứ thời nào.

While stylistically austere or self-limiting, Ishiguro's fiction revels in literary allusion and generic playfulness. Often he takes a well-known fictional subgenre and transforms it.
With Never Let Me Go it is dystopian science fiction. His most recent work, The Buried Giant, perplexed many with its rewriting of the rules of fantasy fiction. Imagining Britain in the dark ages, it creates characters who have lost track of history and cannot even remember the important events of their own lives. It is a fable for all times. It is because he writes for all times, using such carefully controlled means, rigorous yet utterly original, that Ishiguro is such a worthy winner.

Trong khi, về mặt văn phong, thật khổ hạnh, và tự giới hạn chính mình, giả tưởng của Ishiguro, thì bèn bày ra 1 cuộc đốt đuốc chơi đêm, qua ám dụ văn chương, và cái thú chịu chơi về mặt thể loại. Thường xuyên, ông lấy 1 dạng văn học giả tuởng chìm, được nhiều người biết, và chuyển đổi nó. Với Đừng bao giờ để Gấu đi xa, thì đây là thể loại khoa học giả tưởng không tưởng, hoang đường. Cuốn mới nhất của ông, Tên Khổng Lồ Bị Chôn Vùi, làm bối rối, ngỡ ngàng nhiều người với cái cách viết lại những luật lệ của giả tưởng kỳ quái. Tưởng tượng Anh Quốc vào những thời đại u tối của nó, cuốn tiểu thuyết tạo ra những nhân vật lạc lối, mất mẹ dấu vết lịch sử, và đếch làm sao nhớ những sự kiện quan trọng của chính thời đại của riêng họ. Đây là 1 ngụ ngôn, ẩn dụ cho mọi thời. Bởi là vì ông viết cho mọi thời, sử dụng những phương thức được kiểm tra tới chỉ như thế đó, khắc nghiệt tuy nhiên cực kỳ uyên nguyên, cội nguồn, cho nên me-xừ I Xu Gù Rồ này đúng là 1 nhà văn xứng đáng đồng tiền bát gạo.

Trong những lời ngợi ca Ishiguro, Gấu mê nhất, của Allan Massie

Tàn Ngày

If Wilson and Swift may be considered quintessentially English], then Kazuo Ishiguro [and Timothy Mo] offer evidence of how the English-language novel is now enriched from a diversity of cultures. The former is of Japanese extraction, the latter of Chinese, though both were educated in England. Ishiguro's three novels - A Pale View of Hills (1982), An Artist of the Floating World (1986) and The Remains of the Day (1989) - have all been distinguished by an exquisite precision; he is a writer who works scrupulously within self-imposed limits, achieving his effects by understatement and the adroit deployment of his material. Each of his novels has an unmistakable identity; yet he displays his virtuosity in his use of a different narrative voice in each. The Remains of the Day, for instance, is narrated by an elderly English butler. In his portrayal of this character, so different from himself, Ishiguro shows himself a pure novelist. The central question which occupies Mr. Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified.
Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.

Nếu coi Wilson và Swift, cực Hồng Mao, thì Kazuo Ishiguro [và Timothy Mo] cho thấy, tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh bi giờ giầu có thêm là nhờ sự đa dạng của các nguồn văn hóa. Một đấng Ăng lê gốc Nhựt lùn - nhưng có vẻ như Nhựt lùn không mặn với cái việc ông được Nobel -  một đấng Tẫu, cả hai học ở Anh. Ba cuốn tiểu thuyết đầu của Ishiguro cực bảnh, cực cõi riêng, ấy là do sự chính xác đặc dị của người viết ra chúng. Tác giả cực kỳ nghiêm khắc với chính mình, với những giới hạn tự đặt ra cho mình, hoàn tất những hiệu quả của mình bằng giản trừ, và bằng sự triển khai khéo léo nguyên liệu.
Mỗi cuốn tiểu thuyết có 1 căn cước không thể nào lầm lẫn, tuy nhiên, ở mỗi cuốn, ông chơi 1 giọng kể khác nhau, do ông trình diễn 1 cách viết của 1 bậc đại sư phụ - yet he displays his virtuosity in his use -
Bạn thử bắt chước 1 trang viết của... anh ông của Gấu, là TTT, là biết thế nào là chưa biết đi mưa chưa biết lạnh, chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ, hà hà - bởi thế, thật là rất ư khó, dịch, 1 tác giả như Ishiguro, nghe nói, trong nước dịch ông, nhưng đếch bán được, là thế.

Đâu phải vô tư, khi GCC dịch Istanbul, và được coi là "tuyệt tác" -Voir Venise et mourir! Đọc Istanbul, bản dịch của GCC,  rồi hãy ngỏm!

Hay đọc:

Nỗi buồn Istanbul

Doc bai dich tren blog hay qua .
Anh Tru dich "mướt" lam roi .
K
Biet khi nao VN moi co mot tac pham nhu the.

Tks.
NQT

Note: Lâu lâu, phải xeo phi 1 phát, sorry.
GCC

Allan Massie

Đoạn trên, GCC trích từ 1 bài viết, nay không làm sao tìm lại được. Nhận xét thần sầu, về 1 nhà văn mũi tẹt, viết bằng 1 thứ tiếng của tụi mũi lõ, mà tụi lõ chưa từng vươn tới tầm cỡ như vậy, thế mới khủng khiếp, thế mới ngả đầu bái phục.

Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.


Re: Booker.

GCC tính dịch luôn cái bài viết kế bên, "Why US writers..." nhưng chưa kịp, thì 1 đấng Yankee Mũi Lõ đã đợp Booker năm nay, 1 tay cực sừng sỏ, rất nổi tiếng, chắc cũng chẳng thua gì tay Bắc Kít gì gì đó, ở trong nước, tay này rất mê những nhà văn Mẽo, và đã từng vặc Uỷ Ban Nobel, sao không cho những đấng như Roth, thí dụ, mà lại cho 1 em ký giả Niên Xô?

George Saunders' victory disproves Booker lore that favorites never win. Chiến thắng của GS giải lời nguyền những nhà văn favorite chẳng bao giờ được Booker.
Bài trên Guardian thì khuyên đám nhà văn Yankee mũi lõ nên rút dù, vì giải này vốn đem cho họ cái cơ hội đọc những tác giả khác.

Đúng như thế.
Không có Booker, làm sao chúng ta biết đưọc cú song đấu Tướng Về Hưu vs Tướng Âm Binh, làm sao biết Võ tướng quân xém được 1 nhà nước cựu CS, là Albania, đời đời vinh danh, bằng cách lấy tên ông, cho 1 thứ áo mưa cực bền, cực dai, không bao giờ bị rách, bị thủng, của nước họ?

 https://www.theguardian.com/books/2017/oct/17/george-saunders-victory-disproves-man-booker-prize-lore-favourites-never-win

Man Booker prize goes to second American author in a row

Bài trên Guardian tố lũ nhà văn Mẽo mới thú, chẳng phải chúng viết hay hơn, vưỡn bửn như cũ, nhưng mà là dùng tiền để lũng đoạn giải, có thể nói như thế, và cái tiêu chuẩn “viết bằng tiếng Anh” khiến Booker rớt xuống 1 biển sình của những cái tít, và Uỷ Ban chấm giải vô phương theo dõi, đánh giá, làm survey…

Lũ Hồng Mao cần phải thú nhận chúng lầm lẫn, The Brits need to admit that they made a mistake, bài báo kết luận. Tác giả bài viết, là 1 anh ký giả Mẽo của tờ Washington Post

Image may contain: 2 people, people smiling


How brilliant it is that Never Let Me Go opens with a page that says only "England, late 1990S". Narrated by a young woman who is a clone, created to provide organs for those requiring transplant surgery, it takes place in a version of Britain both cosily provincial and utterly strange, The countryside, the liberal boarding school, the English seaside town have never made for such a disturbing backdrop. Similarly, the novel that made him famous, The Remains of the Day, took a character familiar from a hundred English books and films - the butler in a country house - and gave him a narrative of painstaking evasiveness. For all the teasing period detail, it was a novel about human self-denial and self-deception at any time and in any place.

Thật là cừ khôi, khi mà “Đừng bao giờ để Gấu đi xa” mở ra ở 1 trang chỉ phán có nhõn một câu, “Anh quốc, cuối thập niên 1990”. Được kể bởi 1 người đàn bà, một nhân bản, được sản xuất ra để cung cấp bộ đồ lòng, tim gan phèo phổi… cho những người cần thế, ghép, cấy…  câu chuyện xẩy ra ở trong 1 ấn bản Ăng Lê, rất ư là thoải mái, về cả hai mặt, ở 1 miền tỉnh lỵ, và cực kỳ lạ lẫm. Đồng quê, trường học có tính tự do, thành phố biển ở Anh chẳng bao giờ được xây dựng lên, cho 1 cái nền bực mình, phiền toái như thế. Tương tự, cuốn tiểu thuyết làm ông nổi tiếng, “Tàn Ngày”, nhân vật được nhặt ra từ cả trăm cuốn sách và phim ảnh Anh – tên quản gia ở trong 1 căn nhà đồng quê – và ban cho ông ta 1 cách kể chuyện “painstaking evasiveness” [giỏi thoái thác, lẩn tránh].
For all the teasing period detail, it was a novel about human self-denial and self-deception at any time and in any place.
Về cái gọi là chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương, thì, tất cả cái gọi là chi tiết mang tính giai đoạn phiền toái ở đây, là, đây là 1 cuốn tiểu thuyết - mà như GCC đã chỉ ra, cùng cái dòng của Bùi Ngọc Tuấn, những người cam chịu lịch sử - hay dùng chữ của tác giả bài viết trên Guardian, một cuốn tiểu thuyết về con người tự xoá mình, tự chán mình, tự coi thường mình... ở bất cứ nơi nào, và bất cứ thời nào.

En attendant Nobel 2013
 
Trong khi chờ Nobel 2013

Nobel văn chương 2012

Sở dĩ Gấu được NMG mời viết cho Văn Học, trả nhuận bút, tháng tháng, một trăm đô Mẽo một đường Tạp Ghi, là vì "Người" có lần gật gù xoa đầu Gấu, ông "được" lắm, chưa từng bao giờ gọi đám trong nước là "văn nô"!

Đám nhà văn VC mừng là vậy. “Nhân loại” vẫn còn cần đến chúng ta. Hãy viết sao, làm bật ra nỗi đau của dân Mít, là OK.

Trong những lời khen Mạc Ngôn, Gấu mê nhất của Updike, trong bài “Tre Đắng”.
Đúng là tri kỷ của Mạc Ngôn và của cái phần nhân loại Á Châu đời đời bị Cái Ác Á Châu hành hạ, dọc theo suốt lịch sử.

Cả hai thế giới, cũ, và thế kỷ 20, thì đều là những hắc điếm, nhà thổ, của làm thịt người, tra tấn, đói khát, và - đối với tập thể dân quê, lao động quá độ, quá sức con người, thật là dã man, tàn bạo. Cả hai loại nhân vật được đưa vô tiểu thuyết thì đều là những con người yếu ớt, không trưởng thành nổi. Tuy nhiên, không giống như ba thứ nhân vật can đảm hơn, dấn thân hơn, ở trong những cuốn biên niên giả tưởng, họ sống sót để kể ra những câu chuyện của họ. Sự yếu đuối của họ, tự buông xuôi, và chất thơ ca tự nhiên mà cả hai đều có thể có được, thì bèn dõng dạc nói "Không" với những xã hội đã làm cho cuộc sống trên trái đất trở thành địa ngục.
Những xã hội tồi tệ không khuyến khích con người trưởng thành, làm người.






Nobel văn chương 2017
Quoc Tru Nguyen
1 min

Ishiguro is a Nobel winner for our times

John Mullan

Ishiguro là nhà văn Nobel văn chương của thời của chúng ta.
Bài viết này, cùng quan điểm với James Wood của tờ NY, khi coi "Tàn Ngày", 1 cuốn tiểu thuyết gần như toàn bích, còn "Đừng bao giờ rời bỏ GCC" - như lần ở PLT - là cuốn tiểu thuyết trung tâm của thời của chúng ta!

“The Remains of the Day” is an almost perfect book, and “Never Let Me Go” is one of the central novels of our age.

Note: Sẽ có bản tiếng Mít liền tù tì. Bài ngắn, nhưng quá tuyệt. 

Khi vừa được hải ngoại, cuốn đầu tiên Gấu đọc, và giới thiệu trên TV địa phương, chương trình 15 phút tiếng Việt của Việt Tiến, Toronto, cc 1994, là cuốn Tàn Ngày, nhưng vào thời điểm đó, cái yếu tố viết bảnh hơn cả chủ nhà mũi lõ Hồng Mao, của 1 anh mũi tẹt, làm Gấu sững sờ, rồi lại đọc Rushdie vinh danh, phải viết bằng tiếng nước người, và bảnh hơn tụi nó, thì mới giải phóng ra khỏi giấc mê muội vong thân!

A few years ago in a panel discussion at a literary festival I was asked to name a recent British novel that readers and critics would still be talking about in a hundred years' time: On the spur of the difficult moment I plumped for Kazuo Ishiguro's Never Let Me Go. Only as I tried to explain my choice did I realize why I had given this answer. It was not just a novel I enjoyed and admired, it was also a novel that enacted something elementary and elemental: a human's need to imagine his or her origins.
    The Swedish Academy has made some dubious decisions in recent years but, in awarding Ishiguro the Nobel Prize in literature, this year its 18 voters have got it right. Ishiguro's novels step aside from contemporary mores and pressing social issues. Audaciously, sometimes bewilderingly, they abstract us from our times.
    How brilliant it is that Never Let Me Go opens with a page that says only "England, late 1990S". Narrated by a young woman who is a clone, created to provide organs for those requiring transplant surgery, it takes place in a version of Britain both cosily provincial and utterly strange, The countryside, the liberal boarding school, the English seaside town have never made for such a disturbing backdrop. Similarly, the novel that made him famous, The Remains of the Day, took a character familiar from a hundred English books and films - the butler in a country house - and gave him a narrative of painstaking evasiveness. For all the teasing period detail, it was a novel about human self-denial and self-deception at any time and in any place.
    While stylistically austere or self-limiting, Ishiguro's fiction revels in literary allusion and generic playfulness. Often he takes a well-known fictional subgenre and transforms it.
With Never Let Me Go it is dystopian science fiction. His most recent work, The Buried Giant, perplexed many with its rewriting of the rules of fantasy fiction. Imagining Britain in the dark ages, it creates characters who have lost track of history and cannot even remember the important events of their own lives. It is a fable for all times. It is because he writes for all times, using such carefully controlled means, rigorous yet utterly original, that Ishiguro is such a worthy winner.

Vài năm trước đây, trong 1 lễ hội văn chương, giữa đám đầu sỏ, tôi được yêu cầu nhặt ra 1 cuốn tiểu thuyết “mới rồi, mới đây” – theo cái kiểu Mối Chúa - mà tôi tin rằng, nó sẽ được độc giả và giới phê bình săm soi trong 1 khoảng thời gian chừng một trăm năm, và, 1 trong phút xuất thần, tôi bèn “ơ rơ ka” 1 phát, nó đây rồi.
Và đó là cuốn “Đừng bao giờ để Gấu đi xa”,  “Never Let Me Go” - như cái lần xém xẩy ra ở PLT!

Hà, hà!

Chỉ sau đó, khi cố giải thích, thì tôi tìm ra câu trả lời.

“Đừng bao giờ” không phải là chỉ là cuốn tiểu thuyết mà tôi chết mê chết mệt, nó còn  làm bật ra 1 điều rất ư là sơ yếu, sự cần thiết của con người, tưởng tượng ra cội nguồn của mình.
Hàn Lâm Viện Thụy Điển, mấy năm gần đây, có vẻ như lúng túng, và còn gây hồ nghi, tranh cãi, trong cái việc lựa ra con mồi của mình, nhưng lần này, thật là OK, nhất là ở cái cú này: KI đứng ở bên lề, đối với thứ văn chương cố bám lấy đương thời, và xã hội. Một cách rất ư là liều lĩnh, can đảm, những cuốn tiểu thuyết của KI gạt phăng mấy thứ rác rưởi đó, giùm cho chúng ta. [Nguyên văn, "Một cách liều lĩnh, đôi khi  lúng túng, chúng gạt chúng ta ra khỏi thời của mình"]

[Note: GCC dịch cái đoạn tiếng Anh, ở trên, theo kiểu của mình. Lẽ dĩ nhiên, có "gian ý" - I Miss U So Much - khi, lộng dịch như thế!]

Nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu đã đọc tác phẩm của Kazuo Ishiguro từ khá lâu. Anh ấn tượng nhất với tiểu thuyết "Mãi đừng xa tôi". Cuốn sách viết về những con người được nuôi trong một môi trường riêng để trở thành nguyên liệu, nơi mà những bộ phận trong cơ thể họ sẽ được ghép vào cơ thể của những người khác.
Tác phẩm cho thấy những tiến bộ của khoa học công nghệ luôn đi cùng mặt trái của nó. Xã hội nếu đi tận cùng duy lý sẽ bộc lộ sự phi nhân của con người, con người thành một thứ công cụ.
Qua câu chuyện, tác giả cho người đọc khái niệm thế nào là sự phi nhân trong một xã hội văn minh. Sự phi nhân ấy không phải tội ác, không phải chiến tranh, mà nó song hành với sự tiến bộ.
Theo nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu, tác phẩm Never let me go (Mãi đừng xa tôi) được viết trước khi nhân loại nhân bản thành công cừu Dolly. Bởi vậy, tác phẩm đã đưa ra những dự cảm chính xác về tương lai nhân loại.
“Tác phẩm đưa ra cái hậu nhân loại, những dự cảm tương lai nhân loại. Ở đó, nó nhìn thấy những nguy cơ như cấy ghép bộ phận con người là một sự nhân bản vô tính, đe dọa tính đa dạng của con người” - Trần Ngọc Hiếu nói.
Đưa ra những dự báo về quá trình cơ giới hóa nhân tính con người trong xã hội hiện đại, Mãi đừng xa tôi từ rất nhiều năm trước đã trình bày ra một hiện thực diễn ra trong vài năm gần đây. Nạn buôn người, buôn nội tạng gần là những vấn nạn trong khoảng hai năm nay, nhưng đã được Kazuo Ishiguro cảnh báo từ trước.

Theo GCC, không hẳn như thế.
Cái tít tiếng Việt dịch có tí trật trìa, so với nguyên tác, nhưng OK.
Tuy nhiên, cái gọi là tiên tri, không hẳn đúng. Đừng bao giờ"" nằm trong 1 dòng văn chương có tên là "dystopian science fiction", khoa học giả tưởng có tính không tưởng, hoang đường, 1 thứ "thiên đường mù", theo kiểu của Dương Thu Hương.
Một cách nào đó, tiểu thuyết của DTH cũng tiên tri ra như thế, về Xứ Mít sau khi được Bắc Kít khai hóa!

Image may contain: 2 people, people smiling


Nobel văn chương 2017
Nguyễn Huy Hoàng
October 8 at 11:07am

Viện Hàn lâm có tiếng là ưa dùng từ ngữ leng keng, vậy thử xem một số cách dịch động cơ trao giải cho Kazuo Ishiguro (“who, in novels of great emotional force, has uncovered the abyss beneath our illusory sense of connection with the world”) năm nay:

• Báo Giao thông, Minh Nguyễn: người đã khám phá những góc khuất sâu thẳm bên dưới cảm quan mơ hồ của chúng ta về sự kết nối với thế giới, thông qua những tác phẩm bao hàm ngọn nguồn xúc cảm lớn lao.

• CAND, Duy Tiến: [Người, với...

See More

Vòng hoa Nobel, tức là cái thông báo dành cho báo chí, là 1 trong trong vinh danh thần sầu nhất, của giải thưởng, vì chỉ cần vài chữ, là đầy đủ hết, tinh thần Nobel, và tác phẩm được Nobel.
Thí dụ, với Cao Hành Kiện, lịch sử của 1 cá nhân chống lại lịch sử của cả 1 tập thể, đời đời tàn độc, là nước Tẫu, cho đến giờ này chưa biết nhân quyền là cái gì.
Bắc Kít thì cũng y chang!
Tuy chưa được Nobel văn chương!
Vậy mà đấng này phán, leng keng, leng keng!

Câu tiếng Anh (1) của nó thì rành rành ra đó, dịch ra tiếng Mít làm sao thật gọn, thật sáng sủa, nhiều câu tiếng Mít dịch trật, không nói, những câu còn lại thì thiếu sót, do chưa từng đọc tác phẩm, nên không dịch cho tới, cho đã, được.

Đấng NHH này, bữa trước tình cờ đọc loáng thoáng dịch bài viết của Italo Calvino, "Tại sao đọc kinh điển", Người lầm "cổ điển", classics, với kinh điển, academics, sai 1 ly đi 1 dặm!

Trên Tin Văn, đã trình ra ba ấn bản liên quan tới vụ cổ điển này: Bài của Coetzee, của Italo, và của nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.

http://www.tanvien.net/Notes/why_classic.html

Rồi phản bác Adorno, nữa chứ, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ là dã man, nhảm, Merwin đấy, nhân loại đấy, sau tai ương là tìm đến thơ văn để chữa lành bịnh, lành đau!

Đấng này nhầm Lò Thiêu với 1 đám cháy!
Lịch sử nhân loại quả có viện đến văn chương, để chữa lành vết thương, nhưng sau Lò Thiêu, văn chương không làm được điều này nữa, trên Tin Văn hơn 20 năm nay, lảm nhảm chỉ có mỗi chuyện đó!

(1)

Press Release

5 October 2017
The Nobel Prize in Literature 2017
Kazuo Ishiguro
The Nobel Prize in Literature for 2017 is awarded to the English author Kazuo Ishiguro “who, in novels of great emotional force, has uncovered the abyss beneath our illusory sense of connection with the world”
Người mà, trong những cuốn tiểu thuyết với sức mạnh xúc cảm lớn lao, đã khui ra cái hố thẳm ở bên dưới cảm quan lầm lạc của chúng ta về mối liên hệ với thế giới.

Kazuo Ishiguro, 62 ans, "a révélé, dans des romans d'une puissante force émotionnelle, l'abîme sous notre illusoire sentiment de confort dans le monde", a commenté en français la secrétaire perpétuelle de l'Académie suédoise, Sara Danius, sous les ors de la salle de la Bourse à Stockholm.
Bản tiếng Tây dùng từ comfort, thoải mái, thay vì từ connection, tiếng Anh.

Mấy vị này, theo GCC, có chút vốn liếng ngoại ngữ, nhưng thiếu kiến thức phổ thông. Và đây là lỗ hổng của nền giáo dục của Miền Bắc. Nam Kít qua được cái trung học phổ thông, có cái Tú đúp mà ban Toán, Khoa Học, là đủ vô đời, là thế.
Đã thế lại còn kèm thêm cái thứ giáo dục bằng hận thù, con nít học tiểu học, làm toán, bữa nay giết được mấy tên Ngụy, là phải chết thôi.
Chúng làm thịt Ngụy, không hề hiểu rằng, làm thịt Ngụy là làm thịt chính chúng, trong cái khôi hài đen của Nazi có sự thực về Lò Thiêu, “là thế”:
Người Đức chẳng bao giờ tha thứ cho ngưòi Do Thái, về Lò Thiêu.
Bắc Kít thù Ngụy, cũng thế!
Chúng cũng chẳng bao giờ tha thứ cho Ngụy!
Bữa trước, Gấu có đọc 1 tay, cũng thứ bự của Bắc Kít, cũng dịch dọt khủng lắm. Dịch Paz, không dịch nổi hai từ “khuếch tán” và “hội tụ”, Paz lấy từ quang học, nhờ nó làm ra hai thứ kính, cận, và lão.
Do mù tịt về quang học, nên dịch nhảm.
Đấng này y chang, kinh điển, cổ điển thì cũng điển điển, điên điên như nhau!
Trong những người phản bác Adorno, có Brodsky, nhưng chính là nhờ câu phán của ông, mà GCC ngộ ra, Cái Ác Bắc Kít, Á Châu, Tẫu... vô phương cứu chữa. Ông phán, lấy bất cứ 1 địa danh trại tù Gulag nào thì đều thừa sức thay thế Lò Thiêu.
Quá đúng!
Cũng thế, là những trại tù cải tạo Ngụy của Bắc Kít.

Một trong những tên Bắc Kít viết lách, thù hận Ngụy vào bực nhơ bửn nhất, theo GCC, là tên già NN. Tên này, tay đầy máu Ngụy, phịa ra những quái vật như anh hùng Lúp, giết Ngụy như Thánh Gióng giết giặc Ân, gẫy gươm bèn nhổ tre giết…, xong, theo ngựa sắt về Trời!
Lạ, là lũ Mít hải ngoại mê tên già này lắm.
Gấu nhớ là, lần về Bắc thứ nhì, Sến căn dặn, anh về là phải gặp anh ấy!

Đừng nghĩ là Gấu phịa. Tên này, tởm Ngụy đến không bao giờ nhắc tới, dù để dè bỉu, và khi cởi mặt nạ, là để nhận mặt kẻ thù cũ, là 1 tên cựu binh Mỹ! (1)

(1)

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170925-nguyen-ngoc-%E2%80%9C-nguoi-viet-cung-can-xet-lai-cuoc-chien-tranh-viet-nam-%E2%80%9D

Nguyên Ngọc: “ Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam ”
Note: Người Việt, ở đây, với tên già này, là lũ Vẹm của hắn. Hắn đâu biết đến Ngụy là ai, dù tay đầy máu Ngụy.
Trong khi đó hắn khoe đã từng cởi mặt nạ để nhìn rõ mặt tên cựu binh Mẽo.
NQT

Suốt lịch sử dựng Vẹm, kể từ một mùa thu năm qua, Cách Mạng tiến ra, chúng chỉ giết và giết và hận thù và dậy Bắc Kít hận thù. Không hề có lời nói, hành động nào được gọi là nhân từ, khủng khiếp đến như thế.
Ngược lại, lũ Nguỵ, lúc nào cũng “người anh em” miền Bắc: Trong văn chương, trong nhạc sến, trong hoài vọng, một mai hòa bình, Ngụy đếch biết hai từ “hận thù”, tếu thế!

Mới đọc 1 bài của Cao Vị Khanh, đăng trên Blog của đấng tản mạn bên ly cà phê, bèn ngộ ra chân lý “thua trận, bại trận” trên.
Quoc Tru Nguyen published a note.
2 mins
Saturday, October 7, 2017
LÀM THƠ THỜI CHIẾN
Cô hàng ơi cho một ly không
Tôi rót mời một người lính Bắc
Hắn nằm banh thây dưới hầm bí mật
Trên người vẫn còn sót lại bài thơ

Trần Hoài Thư

Lần Cuối Sài Gòn

No automatic alt text available.



Lần Cuối Sài Gòn

Image may contain: text

Lần Cuối Sài Gòn

Image may contain: text

Nobel văn chương 2017

https://www.newyorker.com/books/page-turner

Kazuo Ishiguro, the New Nobel Laureate, Has Supremely Done His Own Kind of Thing
By James Wood
October 5, 2017

Ishiguro’s “The Remains of the Day” is an almost perfect book, and “Never Let Me Go” is one of the central novels of our age.
I hoped that the Albanian writer Ismail Kadare would win this year’s Nobel Prize in Literature—but, then, I hope that every year. Kazuo Ishiguro’s en-Nobelment is a surprise; I wonder how many readers had thought of him as a likely contender. (A graduate of the University of East Anglia’s creative-writing school, where he was a student of Angela Carter, he may well be the first product of a creative-writing course to win the Nobel.) On reflection, however, you can see how his work shares similarities with another British laureate, William Golding: both writers have been drawn to allegory, and to historical fiction and fantastical exploration (Ishiguro’s most recent novel, “The Buried Giant,” is set in sixth- or seventh-century Britain; Golding’s “The Inheritors” is about a Neanderthal family); and both writers have practiced a kind of brilliantly imperturbable purity—they have supremely done their own kind of thing, calmly undeterred by literary fashion, the demands of the market, or the intermittent incomprehension of critics.
I’ve been one of those critics. I greatly admired Ishiguro’s early novels, such as “An Artist of the Floating World,” from 1986, and “The Remains of the Day,” from 1989 (the latter seems an almost perfect book). But “The Unconsoled” (1995), narrated by a concert pianist and set in an unnamed Central European city, too closely inhabited the miasmic, drifting, dreamlike state it sought to evoke. I thought that “The Buried Giant”(2015)—apparently admired by at least one member of the Nobel committee—was an allegory at once too literal and too vague. (Ancient Britain has been plunged into a nationwide historical amnesia nicknamed “the mist,” which turns out to be the breath of Querig, a tyrannical she-dragon that must be slaughtered. Enough said.)
But surely “Never Let Me Go” (2005), is one of the central novels of our age, in part because Ishiguro perfectly mixes realism and dystopian fantasy to produce an allegory of deep and lingering power.
“Never Let Me Go” is set in a boarding school called Hailsham, and flatly narrated, in a style of almost punitive blandness, by a young woman named Kathy. Hailsham seems banally similar to any British school of its ilk, and it’s only very gradually that we begin to discern the enormous differences: it is in fact a school for cloned children, whose organs are being harvested for ordinary, luckier, non-cloned British citizens. The cloned children will eventually be “called up,” and forced to donate a kidney or a lung. By the fourth “donation,” sometime in their early twenties, they will “complete”; they will die, having served their function.
The blandness of the novel’s narration, though initially frustrating, is a large part of the book’s success. The somewhat excruciating style works against the fantasy of the novel’s premise; it deglamorizes the element of science fiction. Like Kafka’s great novel “The Castle,” the story is so caught up in its own humdrum obstacles and frustrations, its characters so trapped in the very mill of the banal, that it doesn’t really resemble allegory. And Kathy’s mundane recitation of the facts also enacts a hideously meek (and familiarly English!) resignation: this is the way it is, there’s no point in trying to change the terms of the game or jump the queue.
“Never Let Me Go” is a beautiful and terrifying book because it works so well at different levels: it is a kind of parody of English boarding-school books; it is a critique of certain emergent medical technologies; and, above all, it is a suggestive allegory of how all of us live. For it is our similarity to, not our difference from, the cloned kids of Hailsham that is finally shocking. They bicker and fight, dream and create, fall in love and have sex, like schoolkids everywhere. But because we know that they will soon be dead, their lives seem, to us, like cruel parodies of normal, healthy, free existence. Yet can’t our own lives also be seen as parodies of real freedom? Just because we have the promise of living to eighty rather than twenty, why do our lives take on a metaphysical significance that is automatically denied to the abbreviated existences of the cloned teen-agers? Our lives will also, one day, “complete.” The cloned kids are living out their short death sentences; surely our own lives are merely longer death sentences? “Never Let Me Go” looks at our life span on this earth, and comes to the same bleak conclusion as Pascal once did (except, of course, that Pascal believed in God as our necessary salvation from this bleakness). “Imagine a number of men in chains,” the French philosopher wrote, “all condemned to death, some of whom are executed daily in sight of the rest; then those who are left see their own fate in that of their fellows, and, regarding each other with sorrow and without hope, wait till their turn comes: this is a picture of man’s condition.”

I hoped that the Albanian writer Ismail Kadare would win this year’s Nobel Prize in Literature—but, then, I hope that every year. Kazuo Ishiguro’s en-Nobelment is a surprise; I wonder how many readers had thought of him as a likely contender.

KI được Nobel làm nhớ đến Bùi Ngọc Tấn.
Giả như Kadare được Nobel năm nay, như James Wood hy vọng, thì cũng như... Nguyễn Huy Thiệp được. Tướng Âm Binh vs Tướng Về Hưu

NHT đã từng có tên trong danh sách những ứng viên, nhưng lọt sổ, vì không có bản dịch tiếng Anh, theo yêu cầu của giải.

Nhưng đúng như James Wood nhận xét, Tàn Ngày "gần như 1 cuốn tiểu thuyết tuyệt hảo". KI viết, và hầu như vờ hết mọi đòi hỏi "đương thời" của văn chương, hay của giới phê bình.
Theo GCC những dòng vinh danh Tàn Ngày tuyệt nhất, là của Allan Massie:

Tàn Ngày

If Wilson and Swift may be considered quintessentially English], then Kazuo Ishiguro [and Timothy Mo] offer evidence of how the English-language novel is now enriched from a diversity of cultures. The former is of Japanese extraction, the latter of Chinese, though both were educated in England. Ishiguro's three novels - A Pale View of Hills (1982), An Artist of the Floating World (1986) and The Remains of the Day (1989) - have all been distinguished by an exquisite precision; he is a writer who works scrupulously within self-imposed limits, achieving his effects by understatement and the adroit deployment of his material. Each of his novels has an unmistakable identity; yet he displays his virtuosity in his use of a different narrative voice in each. The Remains of the Day, for instance, is narrated by an elderly English butler. In his portrayal of this character, so different from himself, Ishiguro shows himself a pure novelist. The central question which occupies Mr. Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified.
Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.

Allan Massie

Đoạn trên, GCC trích từ 1 bài viết, nay không làm sao tìm lại được. Nhận xét thần sầu, về 1 nhà văn mũi tẹt, viết bằng 1 thứ tiếng của tụi mũi lõ, mà tụi lõ chưa từng vươn tới tầm cỡ như vậy, thế mới khủng khiếp, thế mới ngả đầu bái phục.
Đằng sau nhân vật chính Tàn Ngày, là quá khứ cựu đế quốc, mà anh người hầu cúc cung phục vụ, nhưng sau cùng khám phá ra, ông chủ của mình chẳng đáng cho mình trung thành, nhưng quái là, chính là vì cam tâm phục vụ như thế, mà sau cùng anh ta khám phá ra ý nghĩa của cuộc đời, của cái gọi là phận người.
Những người cam chịu lịch sử là như thế đó!
BNT chẳng đã cám ơn nhà nước bỏ tù ông, và những người như ông, pha lê hóa xã hội Miền Bắc, nhờ thế chiến thắng cuộc chiến, đánh thắng hai thằng thực dân đầu sỏ cũ và mới, ư?



Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!

TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".

*

Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về ông, trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS, rất thú vị, về ông, sẽ cống hiến các bạn trong những kỳ tới.

Tay này, cũng thật xứng đáng Nobel

*

ISMAÏL KADARÉ
LE DÎNER DE TROP
trad. de l'albanais par Tedi Papavrami Fayard, 200 p., 17,90 €

Kadaré considère qu'il a écrit une des œuvres « les plus sombres du siècle », face à un système qui avait « un arrière-goût d'enfer ». Cet aspect tragique et funèbre qui se dégage de la plupart de ses ouvrages n'exclut pas une veine comique qui affleure parfois comme dans Le Dossier H ou L’Année noire. Cette fois, le burlesque touche à un sujet d'importance: l’Histoire de l'Albanie

Tuần này, cả hai tờ La Quinzaine LittéraireLire của Tây, đều nhắc tới cuốn mới ra lò của "NHT người Albanie": Ismail Kadaré. Với Lire, là một cuộc phỏng vấn.

Tin Văn đã có vài bài về tay này, đã từng đánh bại toàn những ông khổng lồ để đoạt Man Booker 2005, danh sách có cả tên NHT, nhưng bị delete, vì không có ai biết tiếng Mít trong ban giám khảo, và vì chưa được dịch qua tiếng Anh.

Bài 'đại phỏng vấn' tay nhà văn Albania thật tuyệt. Có thể làm bài văn mẫu cho đám nhà văn Yankee mũi tẹt được!
Thí dụ những câu sau đây mà chẳng bảnh sao:
Theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải viết thứ văn chương "mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại", chữ của Nguyễn Khải trong Gặp Gỡ Cuối Năm [nguyên văn, une littérature 'printanière']. Kết quả, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa rơi ngay từ trang đầu tới trang chót.

Được hỏi, khi được Tây in sách, như DTH Mít "nhà mình" ‘phó phướng phông’?, Kadaré trả lời:
Với một nhà văn từ một xứ sở chư hầu của ông Xì, Stalinien, được in sách ở Tây là sống kiếp sống thứ nhì [réincarnation: tái nhập thế].

Trả lời câu hỏi, người ta nhắc hoài đến tên ông ở hành lang Nobel, ‘ông đã làm hồ sơ, và nạp đơn chưa’? [cái này thuổng trang Ngộ độc văn chương của thi sĩ NTT], ông trả lời:
Người ta nhắc nhiều đến tôi, và người ta tiếp tục. Ngày này qua tháng nọ, tôi cũng phải quen thôi. Có vài tay hay được nhắc như vậy, thành thử cũng có bạn.
Nhật Ký Tin Văn
Tờ Le Magazine Littéraire 2/2009 phỏng vấn Kadaré

Với “Bữa ăn thừa”, Le diner de trop, Kadaré coi như mình đã viết một trong những tác phẩm ‘u tối  nhất của thế kỷ’, đối diện với một chế độ có cái ‘dư vị của địa ngục’.
Tuyệt!

Giá mà Mít cũng có một cuốn như thế, nhỉ!
Tin Văn sẽ post cả hai, một điểm sách, một phỏng vấn, thì cũng như đòn ‘cách sơn đả ngưu': Trong khi chờ Godot, thì viết về Kadaré!

Subtle dissent of a Balkan bard (1): Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare

Robert Elsie, TLS số đề ngày 24 Tháng Sáu, 2005.

(1) Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.
Tướng Âm Binh vs Tướng Về Hưu

Nhưng Kadare biết rất rõ, ba thứ đặc ân đặc quyền như thế, chẳng bền, và chỉ cần một cơn hỉ nộ bất thường của nhà độc tài, là tiêu táng thoòng. Vào cuối tháng Muời 1990, chỉ hai tháng nữa là chế độ độc tài ngủm củ tỏi, Kadare rời Tirana, xin tị nạn chính trị tại Paris, một hành động cho phép ông, lần đầu tiên trong đời, hành sử nghề viết lách của mình, trong hoàn toàn tự do. Những năm sống lưu vong tại Paris khiến ông viết được nhiều, thành công hơn, được công nhận hơn. Sau mười hai năm sống tại  đây, ông trở về lại Tirana.
Mặc dù Kadare vẫn được ngưỡng mộ, như là một thi sĩ tại Albania, danh tiếng quốc tế của ông, là do văn xuôi mà có, đặc biệt là những tiểu thuyết lịch sử. Cuốn nổi cộm đầu tiên của ông, Tướng Âm Binh, nguyên bản tiếng Albania xuất hiện vào năm 1963, bản tiếng Anh, The General of the Dead Army,1963.

Kazuo Ishiguro, the New Nobel Laureate, Has Supremely Done His Own Kind of Thing

“The Remains of the Day” is an almost perfect book, and “Never Let Me Go” is one of the central novels of our age.
4:41 P.M.

Kazuo Ishiguro, the 2017 Nobel Prize Winner in Literature, in The New Yorker

“Ishiguro writes a prose of provoking equilibrium—sea-level flat, with unseen fathoms below,” James Wood wrote, in 2015.
11:33 A.M.
*

Trong “Những đứa trẻ của im lặng”, Michael Wood có 1 bài thật “căng”, về Tàn Ngày. Cách đọc sách của ông, là từ hai bậc đại sư phụ trong giới phê bình, một, đại phê bình gia “Trùm” Mác Xít, G. Lukacs, và một, “Trùm” Cơ cấu luận, Ký hiệu học, và là người đỡ đầu, phát ngôn viên của trào lưu Tiểu Thuyết Mới ở Tẩy – còn là vị Thầy “hụt” của Thầy Kuốc [hụt, theo nghĩa, phịa ra] - Roland Barthes.

Bài này “kinh” lắm. Hắc búa lắm. Thực sự là vậy. Diễn ngôn của những kẻ khác: The Dicourse of Others.

 Kazuo Ishiguro, The Art of Fiction

Tác giả Nobel 2017 tiên tri về sự phi nhân của xã hội văn minh 

Note: Cái này là của anh bạn Ngô Khánh Lãng mail. Tks. NQT

Tác phẩm dự cảm chính xác về sự phi nhân trong xã hội văn minh

Nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu đã đọc tác phẩm của Kazuo Ishiguro từ khá lâu. Anh ấn tượng nhất với tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi. Cuốn sách viết về những con người được nuôi trong một môi trường riêng để trở thành nguyên liệu, nơi mà những bộ phận trong cơ thể họ sẽ được ghép vào cơ thể của những người khác.
Tác phẩm cho thấy những tiến bộ của khoa học công nghệ luôn đi cùng mặt trái của nó. Xã hội nếu đi tận cùng duy lý sẽ bộc lộ sự phi nhân của con người, con người thành một thứ công cụ.
Qua câu chuyện, tác giả cho người đọc khái niệm thế nào là sự phi nhân trong một xã hội văn minh. Sự phi nhân ấy không phải tội ác, không phải chiến tranh, mà nó song hành với sự tiến bộ.
Theo nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu, tác phẩm Never let me go (Mãi đừng xa tôi) được viết trước khi nhân loại nhân bản thành công cừu Dolly. Bởi vậy, tác phẩm đã đưa ra những dự cảm chính xác về tương lai nhân loại.
“Tác phẩm đưa ra cái hậu nhân loại, những dự cảm tương lai nhân loại. Ở đó, nó nhìn thấy những nguy cơ như cấy ghép bộ phận con người là một sự nhân bản vô tính, đe dọa tính đa dạng của con người” - Trần Ngọc Hiếu nói.
Đưa ra những dự báo về quá trình cơ giới hóa nhân tính con người trong xã hội hiện đại, Mãi đừng xa tôi từ rất nhiều năm trước đã trình bày ra một hiện thực diễn ra trong vài năm gần đây. Nạn buôn người, buôn nội tạng gần là những vấn nạn trong khoảng hai năm nay, nhưng đã được Kazuo Ishiguro cảnh báo từ trước.

Note:

Nói tiên tri, thì hơi quá, vì đây là cả 1 dòng văn học khoa học giả tưởng, như James Wood phán, ở trên:

But surely “Never Let Me Go” (2005), is one of the central novels of our age, in part because Ishiguro perfectly mixes realism and dystopian fantasy to produce an allegory of deep and lingering power.
“Never Let Me Go” is set in a boarding school called Hailsham, and flatly narrated, in a style of almost punitive blandness, by a young woman named Kathy. Hailsham seems banally similar to any British school of its ilk, and it’s only very gradually that we begin to discern the enormous differences: it is in fact a school for cloned children, whose organs are being harvested for ordinary, luckier, non-cloned British citizens. The cloned children will eventually be “called up,” and forced to donate a kidney or a lung. By the fourth “donation,” sometime in their early twenties, they will “complete”; they will die, having served their function.

Bởi thế, tác giả phán:

“The Remains of the Day” is an almost perfect book, and “Never Let Me Go” is one of the central novels of our age.

GCC thú thực, chỉ đọc có mỗi cuốn Tàn Ngày, ngay lúc vừa mới ra được hải ngoại.
Một cuốn tiểu thuyết hầu như tuyệt hảo!
Đọc trên net, thấy có 1 FB chê, KI dòng Proust, có gì mới đâu.
Đọc như thế là có định kiến. Proust đi tìm thời gian đã mất, còn KI khui ra cái cảm quan lầm lạc của chúng ta về mối liên hệ với thế giới.
Quá khác nhau.
 
 
The Nobel peace prize: Unclear weapon
It is easy to see, with crisis brewing between America and North Korea, why the Nobel Committee awarded this year’s peace prize to the International Campaign to Abolish Nuclear Weapons. The campaign group succeeded in producing a nuclear-ban treaty, which 122 out of 193 countries supported in a vote at the UN in July. Whether it will do anything to advance peace is, however, doubtful, writes our defence correspondent



https://www.theguardian.com/books/2017/oct/05/kazuo-ishiguro-wins-the-nobel-prize-in-literature

Press Release
5 October 2017
The Nobel Prize in Literature 2017
Kazuo Ishiguro
The Nobel Prize in Literature for 2017 is awarded to the English author Kazuo Ishiguro “who, in novels of great emotional force, has uncovered the abyss beneath our illusory sense of connection with the world”
Người mà, trong những cuốn tiểu thuyết với sức mạnh xúc cảm lớn lao, đã khui ra cái hố thẳm ở bên dưới cảm quan lầm lạc của chúng ta về mối liên hệ với thế giới

Kazuo Ishiguro, 62 ans, "a révélé, dans des romans d'une puissante force émotionnelle, l'abîme sous notre illusoire sentiment de confort dans le monde", a commenté en français la secrétaire perpétuelle de l'Académie suédoise, Sara Danius, sous les ors de la salle de la Bourse à Stockholm.

"Si on mêle Jane Austen et Kafka, on obtient Kazuo Ishiguro", a expliqué Sara Danius.
Em nữ thư ký Nobel phán, nếu trộn Janes Austen với Kafka, thì ra KI!
Theo GCC, nhảm!
Hà, hà!

literature
Kazuo Ishiguro wins the Nobel prize in literature
The British novelist Kazuo Ishiguro has won the 2017 Nobel prize in literature

Nhà văn mũi lõ đầu tiên Gấu đọc, khi ra hải ngoại. Ông này được, 1 cách nào đó, là Bùi Ngọc Tấn được, qua quan điểm "những người cam chịu lịch sử".
Đây là đòn của Uỷ Ban Nobel, khi cho 1 ký giả được Nobel, năm ngoái. Tay người Anh gốc Nhựt Bản này viết tiếng Anh còn bảnh hơn cả những tên Hồng Mao chính hiệu Bà Lang Trọc.

http://www.tanvien.net/vietngan/vn04_dich_cuop.html

Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001. 
http://www.tanvien.net/TG_TP/Day_Remains_Kazuo_Ishihuro.html

Tàn Ngày

*

*

*

Note: Kiếm ra số báo ML có bài "đại phỏng vấn" Kazuo Ishiguro, do Trần Minh Huy thực hiện: Tôi chưa từng có ý làm 1 tiểu thuyết gia, cho tới năm 23 tuổi, bất thình lình phán 1 phát, mình phải viết về xứ Nhựt Lùn. Bài phỏng vấn tuyệt lắm. GCC sẽ đi 1 đường chuyển ngữ, để cho thấy, không phải là cứ đeo kiếng vô - viết bằng tiếng mũi lõ - là có văn chương.
Thành tựu của cuộc ăn cướp Miền Nam chỉ đẻ ra 1 thứ nhà văn "rửa bướm như rửa rau"!
Kazuo Ishiguro

His first novel, A Pale View of Hills won the 1982 Winifred Holtby Memorial Prize. His second novel,  An Artist of the Floating World won the 1986 Whitbread Prize. Ishiguro received the 1989 Man Booker prize for his third novel The Remains of the Day. His fouth novel, The Unconsoled won the 1995 Cheltenham Prize.

His novels: An Artist of the Floating World (1986), When We Were Orphans (2000), Never Let Me Go(2005) were all shortlisted for the Man Booker Prize.(less)
Thầy của KI, là Dos

Quotes by Kazuo Ishiguro

“There was another life that I might have had, but I am having this one.”

Note: Câu này, giống thơ GCC:

Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà cuộc đời bỏ lỡ, nhớ hoài

Chúng ta viết cho ai?
hay là
Cái kệ sách giả dụ

Note Bài này, GCC mới kiếm thấy, nhưng lại không biết ai là tác giả. Mò mãi mới ra: Italo Calvino.
Bài tuyệt hay. Nó giải thích được cái sự tha hóa của đám nhà văn Mít, chê tiếng Mít, viết bằng tiếng mũi lõ: Đếch có mảnh đất nào an toàn cả. Tác phẩm, chính nó, là 1 trận địa.
Đám khốn này, biết tỏng ra là đếch ai thèm đọc chúng, trừ đám bạn bè quanh quẩn cũng mất gốc như chúng.
Tàn Ngày

*

Trong “Những đứa trẻ của im lặng”, Michael Wood có 1 bài thật “căng”, về Tàn Ngày. Cách đọc sách của ông, là từ hai bậc đại sư phụ trong giới phê bình, một, đại phê bình gia “Trùm” Mác Xít, G. Lukacs, và một, “Trùm” Cơ cấu luận, Ký hiệu học, và là người đỡ đầu, phát ngôn viên của trào lưu Tiểu Thuyết Mới ở Tẩy – còn là vị Thầy “hụt” của Thầy Kuốc [hụt, theo nghĩa, phịa ra] - Roland Barthes.

Bài này “kinh” lắm. Hắc búa lắm. Thực sự là vậy. Diễn ngôn của những kẻ khác: The Dicourse of Others.

Tribute to Bùi Ngọc Tấn

A French essayist has said: ‘What is terrible when you seek the truth, is that you find it.’ You find it, and then you are no longer free to follow the biases of your personal circle, or to accept fashionable clichés. "What is terrible when you seek the truth.... "
A dictum to be pinned above every writer's desk.

Sunsan Sontag: The Case for Victor Serge

Một anh Tẩy phán: Cái khủng khiếp nhất, khi anh tìm sự thực, là khi anh tóm được nó
Câu này phải dán ở bàn viết của mỗi anh nhà văn, nhất là nhà văn VC!
Gấu tính đi bài này, mấy lần rồi. Nay nhân BNT đi xa, có lẽ đành phải dịch nó, không phải cho BNT, mà cho những tên như ông, cũng sắp đi như ông!

Unextinguished

The Case for Victor Serge

"After all, there is such a thing as truth."

- The Case of Comrade Tulayev

How to explain the obscurity of one of the most compelling of twentieth-century ethical and literary heroes, Victor Serge? How to account for the neglect of The Case of Comrade Tulayev, a wonderful novel that has gone on being rediscovered and reforgotten ever since its publication, a year after Serge's death in 1947? Is it because no country can fully claim him? "A political exile since my birth"-so Serge (real name: Victor Lvovich Kibalchich) described himself. His parents were opponents of tsarist tyranny who had fled Russia in the early 1880s, and Serge was born in 1890 "in Brussels, as it happened, in midjourney across the world," he relates in his Memoirs of a Revolutionary, written in 1942 and 1943 in Mexico City, where, a penurious refugee from Hitler's Europe and Stalin's assassins at large, he spent his last years. Before Mexico, Serge had lived, written, conspired, and propagandized in six countries:

Tribute to Bùi Ngọc Tấn

Đọc bài viết, và nhìn bức hình đám tang của Bùi Ngọc Tấn, trên Văn Vịt, thấy thê lương vô cùng: Chỉ có mấy vòng hoa, và những vòng hoa phản động, thì băng rôn đều bị gỡ bỏ. VC khuyến cáo, chỉ được khóc trong nội bộ gia đình, đéo được khóc lớn. Thế là cả lũ nhà văn VC đéo thằng nào dám chường mặt ra trước ống kính máy ảnh, máy quay phim.
Không lẽ bạn mình nằm xuống, mà không khóc. Lũ khốn không dám khóc, thì Gấu Cà Chớn đi 1 đường khóc BVVC [Bạn Văn VC] của Gấu vậy.
Nên nhớ Gấu là tên đầu tiên điểm “Chuyện Kể Năm 2000”, trong bài điểm đã tiên tri ra được, cái điều sau này BNT thú nhận, ông cám ơn VC đã bắt giam ông, bởi là vì nhờ chính sách pha lê hóa xã hội Miền Bắc như thế, mà làm thịt được lũ Ngụy, đưa chúng đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, và đuổi thằng Yankee mũi lõ ra khỏi xứ Mít, và bi giờ chúng đang năn nỉ nhà nước VC chúng ta, cho chúng quay lại!

Salman Rushdie: rereading The Remains of the Day by Kazuo Ishiguro

'The real story here is that of a man destroyed by the ideas upon which he has built his life'

Kazuo Ishiguro: how I wrote The Remains of the Day in four weeks

The author reveals how the Tom Waits song Ruby’s Arms served as inspiration for his Booker prize-winning classic novel

Nhân vật chính của cuốn "Tàn Ngày", cũng thuộc týp "cam chịu lịch sử", và câu của Rushdie, “câu chuyện thực ở đây là của 1 người bị huỷ diệt bởi những lý tưởng mà anh ta dựa vào chúng để xây dựng đời mình", có thể áp dụng cho bất cứ 1 tên Bắc Kít nào đã từng xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước. Tuy nhiên, cái thứ văn chương mà BNT đã viết và tính viết tiếp, mũi lõ gọi là văn chương người chứng, witness literature. Cái sự lầm lẫn này hủy diệt tác phẩm của ông, thay vì chiến thắng thì thành hàng phục nhà nước VC. Đó là lý do tại sao sau này, ông cám ơn VC đã đưa ông đi tù.

Tàn Ngày

Theo GCC, Nobel năm nay quá bảnh.
Đúng là Nobel văn học!

The English author Kazuo Ishiguro has been named winner of the 2017 Nobel prize in literature, praised by the Swedish Academy for his “novels of great emotional force”, which it said had “uncovered the abyss beneath our illusory sense of connection with the world”.

Vòng hoa Nobel: Được quả này là nhờ những cuốn tiểu thuyết có một sức mạnh "ê mô xườn” [cảm xúc] lớn, chúng khui ra cái hố thẳm ở bên dưới cái cảm quan nhảm nhí của chúng ta về mối liên hệ với thế giới.

Tàn Ngày

If Wilson and Swift may be considered quintessentially English], then Kazuo Ishiguro [and Timothy Mo] offer evidence of how the English-language novel is now enriched from a diversity of cultures. The former is of Japanese extraction, the latter of Chinese, though both were educated in England. Ishiguro's three novels - A Pale View of Hills (1982), An Artist of the Floating World (1986) and The Remains of the Day (1989) - have all been distinguished by an exquisite precision; he is a writer who works scrupulously within self-imposed limits, achieving his effects by understatement and the adroit deployment of his material. Each of his novels has an unmistakable identity; yet he displays his virtuosity in his use of a different narrative voice in each. The Remains of the Day, for instance, is narrated by an elderly English butler. In his portrayal of this character, so different from himself, Ishiguro shows himself a pure novelist. The central question which occupies Mr. Stevens, the narrator, is `what makes a great butler?'. This may seem an extraordinary question for a young novelist to pose at the end of the twentieth century; yet Ishiguro uses it in order to be able to ask the far more important question of how a man's life is justified.
Graceful, humorous, subtle and enquiring, Ishiguro is a writer who impresses by his willingness to submerge his own personality and by his fidelity to his material. Each of his novels is thoroughly and perfectly composed; the proportions are always seemly. They acquire a strength and authority from Ishiguro's acceptance of physical realities and from the exactness of his perceptions.

Allan Massie

Đoạn trên, GCC trích từ 1 bài viết, nay không làm sao tìm lại được. Nhận xét thần sầu, về 1 nhà văn mũi tẹt, viết bằng 1 thứ tiếng của tụi mũi lõ, mà tụi lõ chưa từng vươn tới tầm cỡ như vậy, thế mới khủng khiếp, thế mới ngả đầu bái phục.
Đâu có phải cứ viết bằng tiếng của Tẩy mũi lõ, như mấy anh chị Mít, là thành nhà văn đâu?


*

Tàn Ngày tuyệt bản, được tái bản, Rushdie đi 1 đường chào mừng, trên tờ báo ngày Globe and Mail, trích từ lời giới thiệu của R. nhân cuốn sách tái xuất hiện trên chốn giang hồ, một tác phẩm cổ điển
Cuốn này GCC đã từng giới thiệu, ngay từ ngày mới ra hải ngoại, trên 1 đài TV của Toronto, trong 1 chương trình chừng 15 phút của Mít.
Tếu thế.

Nói chuyện cam chịu lịch sử, và nổi tiếng nhờ nó, bảnh nhất, theo Gấu, là nhà văn Anh gốc Nhật, viết văn bằng tiếng Anh 'hách hơn Ăng lê', Kazuo Ishiguro, tác giả “Tàn Ngày”, được Booker Prize. Ông thuộc trào lưu những nhà văn trẻ bảnh của Anh, gồm Martin Amis, Salman Rushdie… Trên số báo Le Magazine Littéraire, April 2006, đặc biệt về 'em' Duras, cô đầm ở xứ An Nam Mít, có bài phỏng vần ông, do Trần Minh Huy thực hiện, ‘K.I., thời của hoài nhớ’, ‘K.I, chúng ta là những đứa trẻ mồ côi’...
Khi được hỏi, sự thiếu vắng nổi loạn thật là rõ ràng trong tất cả các tác phẩm của ông, K.I. trả lời: "Đúng như thế, những  nhân vật như Stevens trong Tàn Ngày, họ chấp nhận những gì đời đem đến cho họ, và, bằng mọi cách, đóng trọn vai trò cam chịu lịch sử, thay vì nổi loạn, bỏ chạy… và cố tìm trong đó, cái gọi là nhân phẩm, chẳng bao giờ tra hỏi chế độ."
Cái gọi là nhân phẩm, bật ra từ Tàn Ngày, và là chủ đề của cuốn tiểu thuyết đưa ông đài danh vọng, và đã được quay thành phim… "Tôi [K.I. muốn chứng minh sự can đảm của Stevens, nhân phẩm của anh ta, khi đối mặt với cái điều, là, người ta đã làm hỏng đời của anh ta”.
Rushdie đọc Tàn Ngày, khác, cái sự thất bại lớn lao nhất của Stevens, là hậu quả của niềm tin sâu thẳm của ông ta - rằng chủ của ông, sư phụ của ông, his master, làm việc cho điều tốt của nhân loại.

Đọc, “lệch pha” đi, thì nó ra cái thất bại lớn lao nhất của xứ Mít:
Chúng cứ nghĩ đất nước, độc lập thống nhất, qui về 1 mối, là số 1, là tốt nhất cho…  Mít!
Celebration

Never Let Me Go

I was very consciously trying to write for an international audience," Kazuo Ishiguro says of “The Remains of the Day” in his Paris Review interview. "One of the ways I thought I could do this was to take a myth of England that was known internationally - in this case, the English butler."
    "Jeeves was a big influence." This is a necessary genuflection. No literary butler can ever quite escape the gravitational field of Wodehouse's shimmering Reginald, gentleman's gentleman par excellence, savior, so often, of Bertie Wooster's imperiled bacon. But, even in the Wodehousian canon, Jeeves does not stand alone. Behind him can be seen the rather more louche figure of the Earl of Emsworth's man, Sebastian Beach, enjoying a quiet tipple in the butler's pantry at Blandings Castle. And other butlers - Meadowes, Maple, Mulready, Purvis - float in and out of Wodehouse's world, not all of them pillars of probity. The English butler, the shadow that speaks, is, like all good myths, multiple and contradictory. One can't help feeling that Gordon Jackson's portrayal of the stoic Hudson in the 1970S TV series Upstairs, Downstairs may have been as important to Ishiguro as Jeeves: the butler as liminal figure, standing on the border between the worlds of "Upstairs" and "Downstairs," "Mr. Hudson" to the servants, plain "Hudson" to the gilded creatures he serves.
    Now that the popularity of another television series, Downton Abbey, has introduced a new generation to the bizarreries of the English class system, Ishiguro's powerful, understated entry into that lost time to make, as he says, a portrait of a "wasted life," provides a salutary, disenchanted counterpoint to the less sceptical methods of Julian Fellowes's TV drama. The Remains of the Day, in its quiet, almost stealthy way, demolishes the
value system of the whole upstairs-downstairs world.
    (It should be said that Ishiguro's butler is in his way as complete a fiction as Jeeves. Just as Wodehouse made immortal a world that never existed except in his imagination, so also Ishiguro projects his imagination into a poorly documented zone. "I was surprised to find," he says, "how little there was about servants written by servants, given that a sizable proportion of people in this country were employed in service right up until the Second World War. It was amazing that so few of them had thought their lives worth writing about. So most of the stuff in The Remains of the Day ... was made up.")
    The surface of The Remains of the Day is almost perfectly still. Stevens, a butler well past his prime, is on a week's motoring holiday in the West Country. He tootles around, taking in the sights and encountering a series of green-and-pleasant country folk who seem to have escaped from one of those English films of the 1950s in which the lower orders doff their caps and behave with respect towards a gent with properly creased trousers and flattened vowels. It is, in fact, July 1956 -the month in which Nasser's nationalization of the Suez Canal triggered the Suez Crisis - but such contemporaneities barely impinge upon the text. (Ishiguro's first novel, A Pale View of Hills, was set in post-war Nagasaki but hardly mentioned the Bomb. The Remains of the Day ignores Suez, even though that debacle marked the end of the kind of Britain whose passing is a central subject of the novel.)
    Nothing much happens. The high point of Mr. Stevens's little outing is his visit to Miss Kenton, the former housekeeper at Darlington Hall, the great house to which Stevens is still attached as "part of the package," even though ownership has passed from Lord Darlington to a jovial American named Farraday who has a disconcerting tendency to banter. Stevens hopes to persuade Miss Kenton to return to the Hall. His hopes come to nothing. He makes his way home. Tiny events; but why, then, is the aging manservant to be found, near the end of his holiday, weeping before a complete stranger on the pier at Weymouth? Why, when the stranger tells him that he ought to put his feet up and enjoy the evening of his life, is it so hard for Stevens to accept such sensible, if banal, advice? What has blighted the remains of his day?
    Just below the understatement of the novel's. surface is a turbulence as immense as it is slow; for The Remains of the Day is in fact a brilliant subversion of the fictional modes from which it seems at first to descend. Death, change, pain and evil invade the innocent Wodehouse world. (In Wodehouse, even the Oswald Mosley-like Roderick Spade of the Black Shorts movement, as close to an evil character as that author ever created, is rendered comically pathetic by "swanking about," as Bertie says, "in footer bags.") The time-hallowed bonds between master and servant, and the codes by which both live, are no longer dependable absolutes but rather sources of ruinous self-deceptions; even the happy yokels Stevens meets on his travels turn out to stand for the post-war values of democracy and individual and collective rights which have turned Stevens and his kind into tragicomic anachronisms. "You can't have dignity if you're a slave," the butler is informed in a Devon cottage, but for Stevens, dignity has always meant the subjugation of the self to the job, and of his destiny to his master's. What then is our true relationship to power? Are we its servants or its possessors? It is the rare achievement of Ishiguro's novel to pose Big Questions - What is Englishness? What is greatness? What is dignity? - with a delicacy and humor that do not obscure the tough-mindedness beneath. The real story here is that of a man destroyed by the ideas upon which he has built his life. Stevens is much preoccupied by "greatness," which, for him, means something very like restraint. The greatness of the British landscape lies, he believes, in its lack of the "unseemly demonstrativeness" of African and American scenery. It was his father, also a butler, who epitomized this idea of greatness; yet it was just this notion which stood between father and son, breeding deep resentments and an inarticulacy of the emotions that destroyed their love. In Stevens's view, greatness in a butler "has to do crucially with the butler's ability not to abandon the professional being he inhabits." This is linked to Englishness. Continentals and Celts do not make good butlers because of their tendency to "run about screaming" at the slightest provocation. Yet it is Stevens's longing for this kind of "greatness" that has wrecked his one chance of finding romantic love. Hiding within his role, he long ago drove Miss Kenton away into the arms of another man. "Why, why, why do you always have to pretend?" she asks him in despair, revealing his greatness to be a mask, a cowardice, a lie. Stevens's greatest defeat is the consequence of his most profound conviction - that his master is working for the good of humanity, and that his own glory lies in serving him. But Lord Darlington is, and is finally dis- graced as, a Nazi collaborator and dupe. Ste- vens, a cut-price St. Peter, denies him at least twice, but feels forever tainted by his master's fall. Darlington, like Stevens, is destroyed by a personal code of ethics. His disapproval of the ungentlemanly harshness towards the Germans of the Treaty of Versailles is what -propels him towards his collaborationist doom. Ideals, Ishiguro shows us, can corrupt thoroughly as cynicism.
    The film version of The Remains of the Day softens the book's portrait of Lord Darlington. Sympathetically portrayed with a stiff-up lip aplomb that slowly disintegrates, he comes across as more of a fool than a more to be pitied than censured, Ishiguro’s novel is less equivocal, its portrait of the British aristocracy's flirtation with Nazism untinged by sentiment. In this matter Stevens is an unreliable narrator, making excuses for his lordship - "Lord Darlington wasn't a bad man. He wasn't a bad man at all" - but the reader is allowed to see more clearly than the butler, and can't make any such excuse, At least Lord Darlington chose his own path. "I cannot even claim that," Stevens mourns. "You see, I trusted ... I can't even say I made my own mistakes. Really -one has to ask oneself - what dignity is there in that?" His whole life has been a foolish mistake, and his only defence against the horror of this knowledge is the same capacity for self- deception which proved his undoing. It's a cruel and beautiful conclusion to a story both beautiful and cruel.
    With The Remains of the Day, Ishiguro turned away from the Japanese settings of his first two novels and revealed that his sensibility was not rooted in anyone place, but capable of travel and metamorphosis. "By the time I started The Remains of the Day," he told the Paris Review, " I realized that the essence of what I wanted to write was movable ... For me, the essence doesn't lie in the setting." Where, then, might that essence lie? "Without psychoanalyzing myself. I can't say why. You should never believe an author if he tells you why he has certain recurring themes."

Copyright © 2014 Salman Rushdie. Excerpted from the foreword by Salman Rushdie to The Remains of the Day by Kazuo Ishiguro. Published by Vintage Canada, a division of Random House of Canada Limited, a Penguin Random House Company.

Reproduced by arrangement with the Publisher. All rights reserved.

 Kazuo Ishiguro, The Art of Fiction

KAZDO ISHIGDRO

The surface of Kazuo Ishiguro's novel, The Remains of the Day, is almost perfectly still. Stevens, a butler well past his prime, is on a week's motoring holiday in the West Country. He tootles around, taking in the sights and encountering a series of green-and-pleasant country folk who seem to have escaped from one of those English films of the 1950s in which the lower orders doff their caps and behave with respect towards a gent with properly creased trousers and flattened vowels. It is, in fact, July 1956; but other, timeless worlds, the world of Jeeves and Bertie Wooster, the upstairs- downstairs world of Hudson, Mrs Bridges and the Bellamys, are also in the air.
     Nothing much happens. The high point of Mr Stevens's little outing is his visit to Miss Kenton, the former housekeeper at Darlington Hall, the great house to which Stevens is still attached as 'part of the package', even though ownership has passed from Lord Darlington to a jovial American named Farraday who has a disconcerting tendency to banter. Stevens hopes to persuade Miss Kenton to return to the Hall. His hopes come to nothing. He makes his way home. Tiny events; but why, then, is the ageing manservant to be found, near the end of his holiday, weeping before a complete stranger on the pier at Weymouth? Why, when the stranger tells him that he ought to put his feet up and enjoy the evening of his life, is it so hard for Stevens to accept such sensible, if banal, advice? What has blighted the remains of his day?
    Just below the understatement of the novel's surface is a turbulence as immense as it is slow; for The Remains of the Day is in fact a brilliant subversion of the fictional modes from which it at first seems to descend. Death, change, pain and evil invade the Wodehouse-world; the time-hallowed bonds between master and servant, and the codes by .which both live, are no longer dependable absolutes but rather sources of ruinous self-deceptions; even the gallery of happy yokels turns out to stand for the post-war values of democracy and individual and collective rights which have turned Stevens and his kind into tragicomic anachronisms. 'You can't have dignity if you're a slave,' the butler is informed in a Devon cottage; but for Stevens, dignity has always meant the subjugation of the self to the job, and of his destiny to his master's. What then is our true relationship to power? Are we its servants or its possessors? It is the rare achievement of Ishiguro's novel to pose Big Questions (What is Englishness? What is greatness? What is dignity?) with a delicacy and humor that do not obscure the tough-mindedness beneath.
    The real story here is that of a man destroyed by the ideas upon which he has built his life. Stevens is much preoccupied by 'greatness', which, for him, means something very like restraint. (The greatness of the British landscape lies, he believes, in its lack of the 'unseemly demonstrativeness' of African and American scenery.) It was his father, also a butler, who epitomized this idea of greatness; yet it was just this notion which stood between father and son, breeding deep resentments and an inarticulacy of the emotions that destroyed their love.
    In Stevens's view, greatness in a butler 'has to do crucially with the butler's ability not to abandon the professional being he inhabits.' This is linked to Englishness: Continentals and Celts do not make good butlers because of their tendency to 'run about screaming' at the slightest provocation. Yet it is Stevens's longing for such 'greatness' that wrecked his one chance of finding romantic love; hiding within his role, he long ago drove Miss Kenton away, into the arms of another man. 'Why, why, why do you always have to pretend?' she asked in despair. His greatness is revealed as a mask, a cowardice, a lie.
     His greatest defeat was brought about by his most profound conviction-that his master was working for the good of humanity, and that his own glory lay in serving him. But Lord Darlington ended his days in disgrace as a Nazi collaborator and dupe; Stevens, a cut-price St Peter, denied him at least twice, but felt for ever tainted by his master's fall. Darlington, like Stevens, was destroyed by his own code of ethics; his disapproval of the ungentlemanly harshness of the Treaty of Versailles is what led him towards his collaborationist doom. Ideals can corrupt as thoroughly as cynicism.
    But at least Lord Darlington chose his own path. 'I cannot even claim that,' Stevens mourns. 'You see, I trusted ... I can't even say I made my own mistakes. Really, one has to ask oneself, what dignity is there in that?' His whole life has been a foolish mistake; his only defence against the horror of this knowledge is that same facility for self-deception which proved his undoing. It's a cruel and beautiful conclusion to a story both beautiful and cruel.
    Ishiguro's first novel, A Pale View of Hills, was set in post- war Nagasaki but never mentioned the Bomb; his new book is set in the very month that Nasser nationalized the Suez Canal, but fails to mention the crisis, even though the Suez debacle marked the end of a certain kind of Britain whose passing is a subject of the novel. Ishiguro's second 'Japanese' novel, An Artist of the Floating World, also dealt with themes of collaboration, self-deception, self-betrayal and with certain notions of formality and dignity that recur here. It seems that England and Japan may not be so very unlike one another, beneath their rather differently inscrutable surfaces.

1989

Salman Rushdie