*






*

Nguyễn Tân Văn & Gấu & Ngô Khánh Lãng & Cali Quận Cam, lần đầu gặp lại, 1998.

NTV cùng đi nhận xác thằng em trai tử trận [em Gấu, không phải ông em của NTV, cũng đi lính, nghe nói mất tích, sau 1975] tại Sóc Trăng, với Gấu.
Khi đó, anh, giáo chức, tổng động viên, bị gọi nhập ngũ, đóng ở Cần Thơ. Trên đường đi, Gấu ghé, rủ cùng đi. Buổi sáng hôm Gấu về Sài Gòn, bằng C130, quân sự, nhờ 1 tên cố vấn Mẽo lo giùm, với xác thằng em, anh đi xe đò về lại đơn vị.
Tính đi chuyến đầu, phút chót đổi ý, ghé quán làm ly cà phê, chờ chuyến sau.
Chuyến xe đò đầu, bị mìn.

Cái áo len Gấu mặc, mang từ Trại Tị Nạn qua, handmade, Gấu Cái đan.
NKL, lần đầu gặp, vưỡn nghi ngờ Gấu còn thờ Cô Ba.
Sau, anh nói, làm đéo có thằng nào bỏ được, mày phải cho phép tụi tao nghi ngờ chứ.
Cũng anh, cách đây cũng lâu, kể, về, lần họp bạn nhân dịp Tết, hình như vậy, có nhắc tới Gấu, cả lũ gật đầu, cái vụ nó lấy vợ hồi đó, đéo thằng nào trong bọn, làm được, như nó! 

Gấu Cái cũng nói như thế!

Hà, hà!
*

Trụ ơi ! Bạn nhắc đến trường Thành Công của GS Chu Văn Bình (Nhà Văn Chu Tử), mình chỉ còn nhớ 2 GS dạy Văn và Sử, là Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ và Cụ Nguyễn Thiệu Lâu (sau này Tuyến lại gặp Cụ dạy ban Sử của Đại Học Văn Khoa Sàigòn).
Sao không thấy Trụ nhắc đến các bạn Mai Ngọc Liên, Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức Long, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Xuân Nam.....nhỉ ?
MNLiên vào Võ Bị Đà Lạt khóa 15 năm 1960, TĐP/TĐ2 Dù, chết 1972 tại Bình Dương, NTLam và ĐĐLong cùng đi SQ trừ bị Thủ Đức khóa 11 năm 1961, trại trưởng trại BĐQ biên phòng (Mậu Thân 1968 có về giải tỏa khu Xóm Gà Cây Quéo Gia định) chết tại Pleime năm 1969, ĐĐLong ra LLđặc biệt, sau về đơn vị bảo vệ phi trường Đà Nẵng rồi chuyển vào Phù Cát, bị bắt và chết đầu tháng 4/75. NXNam động viên khoá 15 Thủ Đức 1964 làm ANQĐ, tù cải tạo 75, chết vì lao phổi 1981. VNHải động viên khóa 17 năm 1965 về công binh. Sau 1980 vượt biên nhiều lần, không biết tăm tích ra sao nữa ?........Nguyễn Hà Trỵ cũng đi rồi !....
Thật buồn khi nhắc đến các Bạn học xưa cùng chia vui sẻ buồn thời gian 1955-59. Nay không còn lại bao nhiêu người và cũng không ở gần cận nhau. Còn liên lạc và có thể gặp nhau đưọc lần nào là vui lần ấy Trụ ạ.
Rất mong có dịp thuận lợi sớm hội ngộ cùng các Bạn.
Chúc sức khỏe cả nhà.
Thân,

VBTuyến

Tks

Tớ chỉ còn nhớ được Mai Ngọc Liên và Ngô Tùng Lam. Liên ở bên Thủ Thiêm, sau đi Đà Lạt, mê Toán lắm, và mê tài Toán của thằng bạn cũ là tớ, học Đà Lạt mà vẫn bắt gửi lên cho Liên, 1 số bài tập tớ làm, cùng lời giải. Quà đầu tiên của Đà Lạt mà tớ có được là qua Liên, 1 chiếc nhà sàn bằng cây.
Sao nhớ hoài, có lẽ là vì cô bạn cũ, đầu đời, là BHD và những kỷ niệm Đà Lạt cùng với Cô!
Nhảm thế đấy: Giả như không có BHD liệu có nhớ cái nhà sàn của bạn Liên?
Ngô Tùng Lam, cư dân khu Trường Đua Phú Thọ. Lam quí tớ lắm. Lam thích lắm, cái kỷ niệm tớ bị bắt vô trại giam Quận I, bởi cảnh sát đồn Lê Văn Ken, đuờng Lê Lợi, kế bên nhà thương Đô Thành [nơi cảnh sát khiêng tớ vô, vì cú ăn  mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh], đúng ngày hôm trước, hôm sau thi Trung Học Đệ Nhất Cấp.
Khóc quá, lạy cảnh sát quá, nó mới thả, để hôm sau đi thi, tớ kể chuyện này trong Lần Cuối Sài Gòn.
Cho gửi lời thăm gia đình & bạn bè.

NQT

Về Thầy DQS, tớ cũng đã kể, Thầy rất mê ông Diệm. Giờ học nào cũng có tờ Cách Mạng Quốc Gia trên bàn. Gấu mê ông Diệm là do Thầy DQS. Thi TH khoá đầu, đề ra, luận về “anh hùng”, tớ bèn đi 1 đường, anh hùng là phải giải phóng Miền Bắc ra khỏi họa CS.
Rớt.
Còn bị ông anh Hiếu Chân mắng cho 1 trận, tuổi của mày là tuổi lo học. Lớn lên chút nữa, có cái đầu của riêng mày rồi, tha hồ mà chính trị.
Phải đến kỳ thi khóa nhì, tớ mới đậu TH. Nghe lời NKL và đám bạn đậu khóa đầu, ba tháng hè học Đệ Tam, thầy Đoàn Viết Lưu, trường ở đường Sương Nguyệt Anh, tớ cũng bỏ Đệ Tam lên luôn Đệ Nhị, cuối năm chơi luôn cái Tú Tài I! Năm sau chơi luôn cái Tú Tài II, cả họ mừng!
Mãi sau này, tớ mới biết bạn NKL khổ với cái Tú Tài II, sau phải chuyển qua ban C, mới đậu!

Hà, hà!



*

Hà & Văn & Quyên & Hàm & Lãng @ a Little Saigon’s Restaurant, 7.7.2014.
Bạn Hàm qua Úc chịu tang bà cụ, khám phá ra bịnh của mình, bèn ở Úc trị bịnh, bình phục, về lại Quận Cam.
Tưởng nằm luôn bên đó!



*

Nguyễn Hải Hà & Nguyễn Tân Văn & Nguyễn Quyên & Phạm Văn Hàm & Ngô Khánh Lãng
Chúc mừng các bạn của Gấu Cà Chớn!

Nhớ, lần tên “khốn” "Thư Gửi Bạn Ta" loan tin trên Viet Tide, NQT chết rồi, làm bạn Hàm & Lãng hoảng quá, bèn phôn vô Đài hỏi, hắn nói, thằng NQT khác!
Đây là hắn trả thù vặt, vì biết Gấu không ưa hắn. (1)
Cũng 1 thứ Bắc Kít khôn vặt, láu cá chó, không phải thứ cực kỳ thông minh, cỡ Sến Cô Nương, hoặc Nobel Toán!

Nhưng, giả như bạn là Bắc Kít, như GCC, bạn chọn cho bạn, thứ thông minh nào?
Căng, nhể!

 16.8.2012

 Happy Birthday GCC

Aug 16, 2007 2:04 PM

Cái blog Yahoo của Gấu khai trương đúng ngày 16/8/2007.
Đúng dịp Ông Vua Biếm Văn loan tin NQT ngỏm trên 1 đài phát thanh Bolsa.

Tếu thế!

Tru,
Vay la may con song!
Mung mot thang ban lau doi con song them mot so nam nua!
So dien thoai cua tao la...

Sang nay thang Ham va tao dien thoai cho Little Saigon Radio de hoi BBT ve ten Nguyen Quoc Tru trong bai viet cua no o to Viet Tide thi duoc no tra loi Nguyen Quoc Tru do khong phai la may.
Khi nao may lai co dip qua day choi?
Chuc may khoe manh, song lau (khong toi 100 tuoi la duoc roi).
Bạn mày

(1)

Lần gặp ông biếm gia đầu tiên, hình như là vào năm 1998, khi, lần đầu Gấu qua Tiểu Sài Gòn, nhân cuốn Lần Cuối Sài Gòn ra lò. Hình như cũng tại Factory.
Cả một đám ngồi uống cà phê, chờ ông chủ nhà in Văn Mới, chở sách từ Los Angeles xuống.
Gấu mỏi tay ký tặng, bạn, cũ lẫn mới, trong có cả Đào Mộng Nam, tuy chưa quen, nhưng đã từng nghe tiếng, và còn là học trò của ông, qua cuốn Tự Học Chữ Hán.

Lần sau, tại một tiệm phở thì phải, và ông cho biết học CVA sau Gấu.

Tuy nhiên Gấu đọc ông, từ những ngày ở trại tị nạn, qua tờ Lửa Việt. Cũng những bài Thư Gửi Bạn Ta. Thời gian đó, chỉ có ba tờ báo thường xuyên có mặt ở trại, là tờ Làng Văn, Lửa Việt, và tờ Nắng Mới.
Lần đầu bực, cũng lâu rồi, khi đọc ông phạng bạn của ông, là thi sĩ Du Tử Lê, về một câu tiếng Anh viết sai văn phạm. Gấu thực sự bị sốc. Ông ta chỉ cần nhắc cái phôn, kêu bạn ta, này, câu đó sai, sửa lại đi. Vậy mà ông viết cả một bài dậy dỗ bạn. Tại sao dốt? Tại sao đã dốt, lại không nhờ một thằng rành tiếng Anh, như ông ta, chẳng hạn?
Ông ta có thể chửi bạn của ông ta, công khai, trong trường hợp, cái dốt, cái ngu, cái tầm bậy đó, la bêtise, của bạn ông ta, có hại cho nhiều người.

Rồi tới cái lần ông ta dốt, Gấu mới hỡi ơi, và hiểu ra rằng, thằng cha này hết xài. Dốt của người, dù là bạn ta, hắn la toáng lên. Còn dốt của hắn, hắn giấu như mèo giấu... dốt!
Nói ông dốt, cũng không đúng. Thực sự ông ta nhớ lộn, và lầm danh sĩ Nễ Hành, cởi truồng đánh trống trước gian hùng Tào Tháo, với Lao Ái, nổi tiếng vì có khúc củi trùm thiên hạ.
Lần đó, Gấu thấy cũng kỳ. Một phần lại thương cho Nễ Hành, thương cho câu nói nổi tiếng của ông, con cu cha mẹ ban cho mình, đâu có gì xấu, vừa phô ra, vừa đánh trống, vừa đọc thơ, vừa chửi thằng quyền lực, gian hùng, còn thú nào bằng, vậy mà lại bị lầm với một Cậu Chó thời Tần Thuỷ Hoàng, cũng lại một tên bạo chúa.
Bèn lấy một cái nick lạ hoắc, vì cũng nể ông họ Bùi, và thấy cũng chẳng có gì phải xưng danh, gửi một cái mail cho ông.
Ông cám ơn. Liền ngay đó, ông delete bài viết. Chẳng cáo lỗi, cáo liếc, về cái sự lầm lẫn của ông.
Từ đó, Gấu hết nể ông.
Và sau đó, có đi thêm một hai đường chọc quê ông. Thành thử cái vụ ông rủa Gấu, cũng đáng đời Gấu.
Thuờng ra, một người viết khác, khi có sự mập mờ như thế, sẽ đi một đường tiểu chú, thí dụ, NQT bạn tôi, là sĩ quan dù, đã tử trận, không phải là thằng cha NQT, có biệt danh là Gấu.

*

3.7.2014

Thời gian ở nhà ông anh rể, là liền sau khi xuống tầu Rắn Biển, Đệ Thất Hạm Đội Mẽo. Học Văn Hóa, sau khi đến Nguyễn Trãi xin học lại, bị ông thầy giám thị bắt lại học lớp Đệ Lục, dù đã được lên lớp Đệ Ngũ, lý do, mi vô trễ! Thế là ra trường tư, vì tiếc 1 năm học. Đếch có tiền đóng học phí, nhân bạn quí của ông anh rể Nguyễn Hoạt, là Chu Tử, mở trường Thành Công, bèn đến xin học, với lá thư gửi gấm của ông anh.
Nhờ học Thành Công, quen Vũ Bạch Tuyến. Anh chở đi học bằng xe đạp suốt năm học Đệ Tứ. Qua Thủ Thiêm, Hàm cho muợn 1 cái xe, đi học suốt năm, tới khi thi đậu Tú Tài I, mới lấy lại.

Đậu Tú tài I, Bà Trẻ thương tình, và chắc là cũng vì ông con trai của Bà là Cậu Hồng, nên kêu về nuôi. Đó là thời gian học Đệ Nhất Chu Văn A. Quen Bạn Chất. Anh đưa về nhà, cũng cho ăn, những lần quá đói, và không chịu nổi những lời cay độc của bà chị cùng cha khác mẹ với Cậu Hồng. Thời gian ở hẻm Đội Có Phú Nhuận, sau kể lại trong

1958

Học xong Trung học tôi thi vô Trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập sau một năm lân la làm quen cái không khí đầy nao nức của tương lai như đang giục giã ở ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở đại giảng đường Đại Học Khoa Học. Bạn thử tưởng tượng một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận, nơi đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập đem những tiện nghi đến tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số người thân, quanh năm chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc tự an ủi lẫn nhau bằng những mối tình tưởng tượng, bằng những tiếng hát nhái theo giọng Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây đàn ghi ta bên cạnh giếng nước, vào những lúc con xóm sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hành hạ; buổi sáng chỉ còn cách kéo nhau ra mấy dẫy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía mấy cô gái họ vẫn thường trầm trồ, mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này xắn quần cao, thoăn thoắt giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen ngòm, nguồn lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi chốn hẹn hò khác nữa của các cô cậu choai choai, và của đám con nít; bỗng một ngày đẹp trời, thấy như Alice lạc vào xứ thần tiên, lạc vào trường Đại Học Khoa Học.

Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra chính đó là kẻ thù... Nhìn bước đi thời gian trên khuôn mặt xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn tranh giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây giờ đã biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một tô phở đặc biệt sau khi len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm một cái ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc; cố tìm lại hình bóng con ốc nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa lơ xa lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra, trong đáy sâu âm u của tâm hồn, của tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai, của hy vọng, thất vọng, của hạnh phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn náu dưới mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả thơm phức vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học. Ôi tất cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc reo vui suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày nào, ngày nào...
Bà Trẻ, vợ một người em ông Ngoại, khi còn con gái nổi tiếng đẹp, thông minh, học giỏi, được ra tỉnh học, đột nhiên bị gia đình gọi về quê gấp. Bà đã đành vùi dập giấc mơ trở thành cô giáo, để đi lấy chồng, đúng ra là để làm vợ thế cho bà chị ruột, vợ ông Nghị, lúc đó bệnh nặng nằm chờ chết. Để nuôi nấng, dạy bảo đứa con gái còn đang ẵm ngửa của bà chị, đúng ra, để giữ mớ của cải bên chồng không cho lọt ra ngoài, đúng hơn, không rớt tới đám con của mấy bà vợ trước.
Sự hy sinh của bà không được đền đáp. Cô con gái sau này vẫn thường tỏ ra hỗn hào, ý rằng bà sống nhờ của cải, tiền bạc của mẹ ruột cô ta, chưa kể nỗi ganh tỵ, sau biến thành hận thù, rồi được Cộng Sản cho phép biến thành nợ máu của mấy cô cậu thuộc đời vợ thứ nhất, thứ nhì. Họ tố bố địa chủ hãm hiếp mẹ nông dân, tố mẹ ghẻ, ngoài tội hành hạ đánh đập con chồng, bóc lột công sức lao động, ngoài ra còn thêm tội giấu giếm tài sản, tiền bạc, của cải... Bà Trẻ cuối cùng may mắn đem đứa con trai độc nhất, ông chồng, cô con gái bà chị xuống được Hải Phòng, rồi vào Nam.
Ông Nghị, tướng người cao lớn, mấy đời vợ, mấy dòng con, không kể con rơi con rớt, con làm phước. Bà Trẻ kể cho tôi nghe về một cặp vợ chồng hiếm hoi, đã nhờ vả ông. Và đứa con gái, kết quả của mối tình "thả cỏ", của một bữa rượu say sưa bên mâm thịt cầy trong lúc người chồng giả đò mắc bận đi ra bên ngoài, đã bị câm ngay từ lúc lọt lòng. Nghe bà kể, tôi mơ hồ nhận ra nỗi thất vọng của một người đàn bà đã hy sinh một cách vô ích tuổi trẻ, nhan sắc, sự thông minh và luôn cả lòng tốt, tính vị tha của nình. Cậu H vì không thể là đứa con của hạnh phúc, cho nên không được thừa hưởng tính thông minh của người mẹ, vóc dáng cao lớn của người cha, nhưng vẫn giữ nguyên được truyền thống của những người đàn ông trong họ, luôn coi người đàn bà là chủ trong gia đình. Cậu luôn tỏ ra bất lực trước người chị cùng bố khác mẹ, một cô gái tuy chưa đến tuổi lấy chồng mà đã là gái già. Những lần bị đay nghiến hành hạ quá mức, cậu chỉ phản ứng bằng cách đập đầu vào tường.

Âm thanh của sự nhẫn nhục không chịu dừng lại ở ngưỡng cửa chiến tranh: Trong những năm miền Nam ngày đêm bị Thần Chết réo đòi mạng, cậu H. đã áp dụng khí giới hữu hiệu nhất mà cậu có, là tự hành xác để được hoãn dịch. Cậu nhịn ăn, nhịn ngủ, uống cà phê đen đậm đặc, cố làm cho xuống cân, phổi có vết nám... Không chịu ngừng lại mà còn vượt xa hơn nữa, tới miền đất của phúc phận, nghiệp duyên: Cuộc sống gia đình hạnh phúc những năm sau 1975, theo Bà Trẻ, là do Đức Phật đã hiểu thấu nỗi khổ đau, lòng ăn chay, niệm Phật của bà, nhưng tôi cho rằng Ngài đã bị những tiếng đập đầu binh binh của cậu H. làm giật mình, nhìn xuống cõi đời ô trọc này. 

Tôi viết dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn. 

28.3.1966. "Tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu". Ôi chao, tôi đã có lần viết về cái cảnh thất thểu dưới mưa chạy theo một cô bé con nơi đường Cộng Hòa, trước cổng trường Đại Học Khoa Học, và cái cảm giác giận dữ, mệt mỏi theo tôi hoài, còn dai dẳng hơn cả mối tình.

Hãy viết về Sài-gòn cho chẳng riêng ai mà cũng là cho tất cả mọi người. Hãy viết về một thành phố trong cơn hối hả tìm một người thân tưởng đã mất tích, cuối cùng đã mất gần như tất cả những đứa con thân yêu còn lại. Hãy viết về một thành phố tưởng như nông nổi tạm bợ, tưởng như lúc nào cũng muốn có tất cả, muốn sống một lần, ngay lập tức, ngay tại đây... nhưng có khả năng cảm hóa, biến đổi tất cả những con người đã từng sống trong nó, thành những tín đồ của một thứ đạo giáo, đạo Miền Nam, đạo Sài-gòn. Hãy viết về những bạn bè thân yêu, đã lang thang nơi chân trời, đã nằm sâu dưới đáy mồ biển cả, nơi rừng sâu nước độc, đã thất lạc... mà địa chỉ cuối cùng còn giữ được: Sài-gòn.

NQT

CHÚC MỪNG

Bắt đầu cuốn tiểu thuyết của Đời Của Gấu, tuyệt nhất, thì có lẽ là bằng quãng đời trọ học, với bạn Hàm.
Đó là thời gian sau khi đậu Trung Học, bà cô ở bên Tẩy, nghe tin mừng quá, bèn ra lịnh, hãy học tiếp, tháng tháng tao gửi tiền về.
Thế là Gấu bèn bye bye khu Chợ Vườn Chuối, bye bye nghề bồi bàn ở quán chả cá Thăng Long, chủ quán là bà vợ Hoàng Đạo, chỗ quen biết gửi gấm, của ông anh rể Nguyễn Hoạt, qua Thủ Thiêm, sống đời 1 tên học sinh thực thụ

Lãng, Hàm,

Đề nghị 11 giờ sáng ngày 07/07/2014 - Ngày này không có Soccer.
Và tao phải tham dự đám tang 10 giờ sáng ngày 05/07/2014.
Quyên

7/7, Song Thất, Quốc Khánh, Đệ Nhất Cộng Hòa, của Diệm.
Nhớ, báo Tự Do, order Phạm Tăng 1 hí họa, một em đi coi Thầy Bói.
Thầy phán, cô bị thất vọng, cả về tình lẫn tiền!
Đến đúng ngày 7/7, bèn post lên Facebook!

Chắc là phải vẫy cái tắc xi qua gặp bạn, rồi tiện đường, đi Chợ Lớn [Paris], rước đèn với H/A!

Take care please. GNV

On Friday, June 27, 2014 10:55 AM
Lang & Quyen
Da ve toi nha roi.  Hen gap.
Ham

*

Hàm & Quyên & Văn & GCC & Lãng & Hà. Trừ Văn, tất cả quen nhau những ngày đầu di cư, vì cùng học trường Văn Hóa của Thầy Nguyễn Khắc Kham, chỉ là 1 căn hộ trong 1 con hẻm, đường Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu, Sài Gòn.

Thủ Thiêm
Bắt đầu cuốn tiểu thuyết của Đời Của Gấu, tuyệt nhất, thì có lẽ là bằng quãng đời trọ học, với bạn Hàm.
Đó là thời gian sau khi đậu Trung Học, bà cô ở bên Tẩy, nghe tin mừng quá, bèn ra lịnh, hãy học tiếp, tháng tháng tao gửi tiền về.
Thế là Gấu bèn bye bye khu Chợ Vườn Chuối, bye bye nghề bồi bàn ở quán chả cá Thăng Long, chủ quán là bà vợ Hoàng Đạo, chỗ quen biết gửi gấm, của ông anh rể Nguyễn Hoạt, qua Thủ Thiêm, sống đời 1 tên học sinh thực th

*

Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà

*

Phạm Văn Hàm & NQT & Quyên & Nguyễn Tân Văn

Hẹn ăn với đám bạn học cũ, trên,11 giờ sáng, bữa tới Cali. Ăn sáng Nguyễn Huệ với PTH. Gặp Hải Âu. Ngồi xe em tới cà phê Starbucks. Cỡ 10 giờ, trở lại tiệm thuốc lá NDT, gặp NKL, đưa tới quán trên.
Chiều, em tới nhà NDT đón, đưa đi ăn, tính đi mua sách nhưng em coi giờ, nói muộn rồi, phải trả xe cho bạn, Gấu nghĩ còn cả “Một Chủ Nhật Khác...”

Không có MCNK!
*

CHÚC MỪNG

Sunday, June 22, 2014 5:02 PM

Hàm ơi, được tin từ Quyên, mừng Hàm nay đã bình phục và sẽ trở lại Mĩ ngày 26.6.2014 sắp tới.
Về đến nhà, nhớ, sau khi hàn huyên tâm sự với bà xã, hãy thu xếp thời gian gặp lại bạn bè, dụ trù sẽ được tổ chức tại nhà tớ nhé.

NKL

Chúc Mừng Hàm

Toàn thể bạn bè & NQT