|
Trên TV đã từng
giới thiệu về Zinovy Zinik, nhà văn Nga, tác giả một tập truyện hài,
comic
stories và những phác họa về cuộc sống ở bên ngoài nước Nga, At Home Abroad, xuất bản đầu năm 2008, bởi
Tri Kvadrata, Moscow.
Cuốn sách mới
ra lò của ông là một Hồi Ký, History Thieves.
Bài điểm của Toby Lichtig trên TLS
May 20, 2011.
Mặc
dù Do Thái, mặc dù bỏ chạy nước Nga, nhưng ông không chịu về Israel: Tớ
đếch thích
thằng cha, nhà nước nào phịa cho tớ một quá khứ.
Lý do lưu
vong của ông cũng thật ly kỳ: Ðể tạo dựng quá khứ của tôi, [Zinik views
his own
emigration as "an act of fabrication of my past"]
The Old Days
Zinik
đọc Gulag của Solz
Trong 35 năm
Zinovy Zinik là 1 kẻ xa lạ tự nguyện. Cư dân Moscow, gốc Do Thái,
Zinovy Zinik
quan tâm đến gốc gác của mình vừa đủ để làm một chuyến hành hương tới
Israel,
vào giữa thập niên 1970; ở đó được 1 năm, bèn chuồn qua BBC, Luân Ðôn.
Vụ bỏ chạy
quê hương chẳng có tí bi kịch bi kiếc gì cả. Moscow có thể là “nhà tù
trình diễn
lớn nhất thế giới”, nhưng nhà văn trẻ nhắm chú cá lớn khác. “Tôi muốn
di cư,
như vậy tôi có thể kinh nghiệm cái cảm giác là một vô danh ở nước
người”, ông
viết trong cuốn hồi ký têu tếu, tưng tửng của mình, History Thieves
[tạm dịch,
Chuyện Kẻ Trộm].
Một trong
nhiều cái thú của lưu vong của ông là, “tính vô thời” mà nó mang lại,
ít, về những
những chân trời mới mà nó mở ra, nhưng nhiều, về cơ may lần mò, xâm
nhập, tiếp
cận quá khứ. Với ông, “nhân vật di dân”, căn cước của nó, là của một
tuổi trẻ
vĩnh cửu hoài hoài, bởi vì sự “cảm nhận ra mình”, của một di dân thì bị
vĩnh viễn
đóng băng trong thời gian, và khoảnh khắc này đúng là khoảnh khắc định
mệnh, là
phút, xuất phát, khởi hành.
Ui chao,
đúng là thứ kinh nghiệm khủng khiếp mà GNV đã từng trải qua, khi chờ
đợi chuyến
máy bay định mệnh rời trại chuyển tiếp Thái Lan, tái định cư Xứ Lạnh,
năm 1994.
Ðừng nghĩ là
Gấu này vơ vào, vì cái vụ này, Gấu đã từng kể ra nhiều lần rồi. Trước,
thì Gấu
nghĩ là, chuyến đi định mệnh này xoá sạch đời cũ, mở ra đời mới.
Kiếp khác.
Gấu khác.
Nhưng Gấu
Cái thì không thể nào khác, chán thế!
Cái gì làm đám trí thức Tây
phương mết
Liên Xô đến như thế, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của nó?
Có một thời kỳ tôi (Zinik) tính
viết về đề tài này, và coi đám mết Nga [và mết
VC, tất nhiên], như là những thằng khờ được việc, “useful idiots”,
trước khi
ngộ ra là: Đây là ước mong quyền lực.
Tại nước Nga của Stalin, bạn có
thể bị
đầy đi Siberia, hay bị hành quyết, khi có một lập trường sai, nhưng,
vấn đề,
thế giá của nhà thơ, như là một cao nhân [superior being], kẻ tán
chuyện tào
lao với Nga Hoàng, [và như thế, cũng có quyền lực chính trị thực sự],
thì chưa
được đặt ra.
Quyền lực của Xô Viết, như là một hiện tượng ý thức hệ, sẽ không thể
nào suy
nghĩ được, tư duy được, nếu thiếu những nhà văn nhà thơ, là những người
giải
thích nó cho đám đông. Đám trí thức Tây Phương, khi mết Liên Xô, là do
cái sự
thèm thuồng con nít này, một cách ý thức, hay vô thức. Sự thèm muốn này
thường
bị lẫn lộn với sự say mê xứ sở rộng lớn, tâm linh sâu thẳm.
Ui chao, bây giờ Gấu mới hiểu
ra được,
tiếng gõ của cây gậy của Nguyễn Tuân khủng khiếp là dường nào: Real
political
power! Quyền lực chính trị, thứ thực, thứ dữ!
Tưởng
Niệm Xuân Sách
Xuân Sách kể lại, nếu Gấu nhớ
không lầm,
lần ông đọc cho Nguyễn Khải nghe, vài nét Chân Dung Nhà Văn VC, Nguyễn
Khải tái
cả mặt.
Khải, đâu phải thứ thường!
Cực kỳ thông minh.
Cái gì làm cho Khải tái cả mặt?
Chàng bị đâm trúng tim đen, Trái Tim
Đen Của Đất Bắc, Trái Tim Hà Lội, mà chàng là tinh hoa số 1, đại diện
xuất sắc
nhất của nó!
Hải ngoại biết Xuân Sách qua
Chân Dung
Nhà Văn, không biết ông còn là nhà thơ “thứ thiệt”. Khi ông quên cái
đám khốn
kiếp, và qua chúng, là Cái Ác, Cái Độc Bắc Kít, ông làm thơ. Thơ của
ông làm
"liên tưởng" đến những thoáng hạnh phúc, thoáng mặt trời trong Lò
Thiêu, của Kertesz.
Một anh bạn của Gấu, trải qua
13 năm ở
Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác đó, theo tao. Tao
ở trong
Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự
tử như
Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái
hơn trước.
Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán
Nước.
Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là
Đại Việt
Gian!
Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến
mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi
thứ
bịnh, thứ ác, thứ độc của con người.
Cioran phán như trên, trong một cuộc phỏng vấn. Và tay phỏng vấn vặc
lại:
Huxley nói, ở đâu đó rằng, chuyện đó phi lý, bởi vì kinh nghiệm chứng
tỏ, thiên
nhiên hoạt động theo kiểu, cứ con người kiếm ra được một thứ thuốc trị
bịnh,
thì một thứ bệnh khác lại nẩy sinh ra, thế vào chỗ vừa rồi.
Cioran: Hay, hay thiệt. Đúng như thế. Tuy nhiên, nói theo lý thuyết,
người ta
có thể tưởng tượng con người làm ra được một sản phẩm chữa lành tất cả
mọi thứ
bịnh. Và nếu như thế, thì khủng khiếp quá, bởi vì con người phải chết,
dù muốn
dù không. Cho dù có sống tới năm trăm năm. Do tiến bộ y học mà con
người bây
giờ chết một cái chết không tự nhiên. Cuộc sống của chúng ta kéo dài
một cách
giả tạo, artificiellement, cuộc chiến đấu chống thần chết kéo dài mãi
ra, và như
thế là phi nhân.
...
Trong Faust của Goethe, Quỉ là tên hầu của Thượng Đế. Tôi [Cioran] sợ
ngược
lại. Có vẻ như vào lúc này, Thượng Đế đang hì hục phục vụ Quỉ đến mệt
nhoài!
Nếu Thượng Đế là chủ thế gian, thì sẽ đếch có lịch sử!
Nhưng, giả như Thượng Đế là chủ thế gian, thì những lúc xẩy ra Lò
Thiêu, Lò Cải
Tạo, Người vắng mặt, nhường chỗ cho Quỉ!
Đâu có sao!
Mất vịt
không chửi
Đọc Xuân Sách, là phải đọc dưới
ánh sáng
của… Đức Phật, tai nghe tiếng tụng kinh, là tiếng chửi… mất vịt của cả
nước
Mít, thì mới ngộ ra được!
Có cả tiếng vỗ bồm bộp của một
bà ở đầu
ngõ nữa!
Gấu giã từ Đất Bắc, hơn cả nửa
thế kỷ,
lâu lâu, ngay cả khi về già, đêm nằm, vẫn có cảm giác, nghe đâu đây có
tiếng vỗ bồm bộp, ở đầu ngõ, của một bà Bắc Kỳ...
Da
trắng vỗ bồm bộp!
Câu
đố của bà Ðiểm?
|
|