Tạp Ghi
|
Cuốn
sách quí giá nhất của tôi, là tờ
thông hành.
Salman
Rushdie
III
Trong
đời Gấu tôi được gặp ba ông Tây. Ông nào cũng bảnh cả.
Ông Tây
thứ
nhì, là vị cha già trụ trì nhà thờ St. Francis ở thủ đô
Bangkok. ÔngTây già này, khi nghe Gấu tui lí nhí nói lời cám ơn, [trong
lần ông dẫn tụi này tới nạp cho cảnh sát Thái, vì cái vụ nhập cảnh bất
hợp pháp, như đã kể trong bài Hồn Thiêng Thành Phố thức giấc ở
trong tôi], đã
phán:
-Tao phải cám
ơn mày mới phải. Bởi vì Chúa cho tao sinh ra, và sống ở
trong cõi đời này, là để làm những việc như thế. Giả sử không có những
việc như thế, làm sao có tao?
Về
già nghĩ lại, bao chuyện may rủi trên đời, đều
là do
chuyện mê toán của Gấu mà ra cả. Nhờ mê toán mà Gấu được Ông Tây, chồng
Cô Dung, để mắt tới. Bà cô tuy thương Gấu, đem về nuôi, là chỉ để cho
thằng cháu không quá đói khổ, nhưng người quyết định việc học, và từ
đó, tương lai của Gấu, lại là Ông Tây.
Như
Gấu tôi đã có lần kể lại, bà
cô, tuy bề
ngoài lạnh lùng, nhưng lúc nào cũng để ý
đến thằng cháu, qua... Ông Tây. Một lần bà nói, “Ông Tây bảo, mày còn
ngu hơn
thằng
Hìu, em anh Mỹ”.
Anh Mỹ, là bồi của Ông Tây Trẻ, ở cùng villa với Ông Tây Già, chồng Cô
Dung, ở đường Nguyễn Du, bên hồ Halais, Hà Nội.
Đó
là một buổi chiều,
Ông Tây đi làm về. Có bà cô ngồi trên
xe. Khi xe làm hiệu rẽ vào cổng, thằng cháu nhanh nhẩu tập làm bồi, mở
vội hai
cánh cổng bằng sắt. Thằng Hìu đứng bên, dơ tay chặn lại. Không hiểu làm
sao nó
biết, hai người chỉ đậu xe, về nhà thay đồ, và còn đi shopping.
Lần
thứ nhì đụng độ
Ông Tây, là bữa Gấu mê mải làm toán,
ngay hành lang trước villa. Không cần giấy, mà giấy ở đâu ra, Gấu dùng
phấn
vẽ ngay trên mặt gạch, cứ thế chúi đầu vào bài toán hình học. Đâu có
thua gì Phạm Ngũ Lão ngày xưa, mê mải dàn quân bày trận - ở trong đầu -
đến
nỗi bị lính thọc mũi thương vào đùi mà vẫn tỉnh bơ! Gấu
không
nghe tiếng xe, tiếng cổng sắt mở, tiếng chân Ông Tây tới sát bên Gấu…
Chỉ tới
khi ông hừ một tiếng, rất ư là hài lòng, thấy Gấu giải ra được bài toán
hình học.
Và sau đó, lầm lầm lì lì bỏ vào trong nhà.
Ông là kỹ sư, và hình ảnh thằng nhỏ
đang
say sưa
với bài toán đến nỗi quên phận sự làm bồi, không mở cổng cho ông, có
thể làm ông
nhớ lại
thằng nhỏ-là ông ngày nào.
Bữa sau, bà cô mặt mày tươi rói, cải chính
câu nói
bữa trước, “Không, Ông Tây nói, mày thông minh hơn thằng Hìu!”
Ông Tây
già, chồng Cô Dung, không chỉ khám phá ra "thiên tài toán" của Gấu: Ông
khám phá ra Gấu.
Không có ông, là không có Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có một thằng Bắc Kỳ, với số phận hẩm hiu của nó, quanh
quẩn sau luỹ tre làng, lâu lâu đói ăn, bèn bò xuống làng ông Ngoại,
cách vài khúc đê.
[Lần trở lại đất bắc, điều làm Gấu ngẩn ngơ, là không còn luỹ tre/ Gần
như không làng nào còn luỹ tre. Làng của Gấu như trơ ra, gồng mình chịu
đựng mặt trời đỏ như máu, và nóng như lửa.]
Nhờ ông Tây, Gấu có giấc mơ "vượt biển" đầu tiên. Đó là giấc mơ,
cố học cho giỏi tiếng Tây, để viết một cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn
một ông Tây thuộc địa.
Giấc mơ đó
có gì tương tự với trường hợp cô bé
câm. Một khi biết đọc biết viết tiếng Tây, thì những dòng tiếng ngoại
đầu tiên
đó, sẽ là, " C'est à vous que je dois tout": Cám ơn ông, nhờ có ông mà
tôi được như vầy: được tất cả
|
|