1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11
|
Thư gửi bạn
ta
9
1. Bây giờ điểm lại người có
uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc, tiếp theo là Đặng Tiến, Bùi
Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy Khanh... và một vài
người khác nữa.
2. Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau
người khác cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng
không được.
NMG
Hai câu trên coi bộ không ưa nhau, và không biết câu nào [ông nào] chết
với câu
nào [ông nào].
Gấu thực sự không tin, me-xừ ĐT, một người coi như "đàn anh" của Gấu,
ít ra về tuổi nghề, thí dụ vậy, lại chịu đứng số 2!
Khi Gấu còn đi học, ông đã nổi ơi là nổi rồi. Ông ta mà bàn về thơ là
hết xẩy con cào cào. Gấu nhớ, có lần ông bàn về một câu thơ, đọc trên
giấy, cũng thường thôi, nhưng ông phán, phải đọc nó lên, bằng cái thứ
tiếng "Huệ"
[Huế], hay tiếng miền Trung thì mới tới chỉ của nó. Mà quả thế thật!
Sau này, đọc Người Kinh Tế, viết về nhà thơ Anh Paul Paulin ông này cũng nói y
chang. Cái gọi là 'tiếng thơ' mới thật là quan trọng.
Nhưng chưa ghê bằng ông này. Ông nói:
Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng
của nó. Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ,
của biết bao nhiêu con người. TTT
Ôi chao cái kinh nghiệm tiếng Huệ, đúng ra, tiếng Quảng Trị, đúng hơn
nữa, tiếng Đông Hà, của con sông Thạch Hãn, mới "ấn tượng" làm sao ở
nơi Gấu, lần đầu tiên được nghe, thứ đúng hiệu con nai vàng. Nó đi vào
tận xương tận tuỷ và trở thành một phần đời - phần đời tàn - của Gấu,
nơi xứ người!
Có lần viết mail, xin phép [tán tỉnh] Em, nếu có về dòng sông TH thăm
quê, thì thả
một ngọn nến xuống lòng sông giùm cho Gấu.
Như tục lệ ở nơi này....
Về Đông Hà, Quảng
Trị
Ôi chao, thèm làm sao, được
là ông con rể, tò tò đi theo sau cô con
gái, của mảnh đất, đến thăm từng vết thương, đến giờ này vẫn còn sưng
tấy lên của nó.
Hay nói như ông này:
Thị xã Quảng Trị của tôi, xin mạo muội được nhận mình là đứa con của
Thị xã
Cục Uất
*
Nói trắng ra là bộ môn phê
bình ở miền Nam trước kia và hải ngoại bây
giờ rất yếu...
NMG
Yếu, mà NMG muốn nói ở đây, là nói theo Võ Phiến, khi VP cho rằng,
những thời phê bình sau này bói không ra một ông Vũ Ngọc Phan với bộ
sách khổng lồ Nhà Văn Hiện Đại, và chính vì vậy, VP muốn lập lại cái kỳ
tích đó, bằng bộ Văn Học Sử Miền Nam của ông.
Bộ sách của Vũ Ngọc Phan nếu khổng lồ là ở cái tâm khổng lồ của ông,
theo tôi. Khen chê rất chủ quan, vì bắt buộc phê bình là phải như vậy,
và chính vì vậy mà ông đã bỏ qua một số tài năng. Nhưng không hề có
tiểu tâm, không hề có tà ý.
Một khi bạn có tiểu tâm, là... vứt đi!
Đọc bộ sách của Võ Phiến, ngoài cái giọng huênh hoang về mình, còn cái
giọng dè bỉu người khác.
Huênh hoang về mình, ngay cả khi ra vẻ khiêm nhường, thí dụ như đoạn
ông nói về hồi ông mới xuất hiện ở Miền Trung, qua tờ Mùa Lúa Mới. Và
ông
rất 'ngạc nhiên', khi nghe Thanh Nam kể đã từng đọc VP từ hồi đó.
Từ Miền Trung vô Miền Nam, nào có xa xôi gì, Gấu ngay từ hồi
còn là học sinh đã đọc VP, cũng chính từ tờ Mùa Lúa Mới đó. Đọc Người
Tù,
ngay khi nó ra lò. Đọc và mê lắm. Mới lớn, chạy trốn cái đói của
Miền Bắc, đọc những đoạn ông tả cách gắp thức ăn ở trong Người Tù
- ngón tay chỉ mặt trăng, đôi đũa nhắm miếng thịt, đũa vênh là hỏng
hết,
chẳng thế mà có câu vợ dại không hại bằng đũa cong! - là Gấu thấm liền.
Miếng ăn nó khủng khiếp nhường thế đấy!
Nhưng phải đến khi đọc Bếp Lửa, mới nhận ra cái phần thiếu sót của VP
đối với những thế hệ đàn em: Ông không hề nói cho họ biết, ông đã đau
khổ
với chủ nghĩa cộng sản như thế nào.
Người ta cứ coi VP là nhà văn chống cộng. Tôi nói, không. Nếu có chống
là sau này.
Ông sợ cộng sản, quá sợ cộng sản, chứ không phải chống cộng.
"Nói chung, bộ trường thiên
lấy khung cảnh thời Tây Sơn, thế kỷ 18 và khởi đầu là sự nghiệp của anh
em nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và chấm dứt khi
Nguyễn Huệ mất. Đây là thời gian có nhiều biến động. Quan trọng là qua
những biến động đó, cái thử thách dành cho người đương thời, nhất là
những nho sĩ, những người viết lách, những người có trình độ trí thức
cao, phong phú lắm. Mỗi người một thái độ phản ứng khác nhau."
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời
sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ
cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì
trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về
thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang
thời trước."
NMG
Như vậy, việc NMG viết Sông Côn Mùa Lũ thật rõ ràng. Ông mượn thời Tây
Sơn để nói về thời của ông. Và nếu như thế, cái thử thách, phong phú
lắm đó, mỗi người một thái độ phản ứng khác nhau đó, là cũng dành cho
người đương thời - thời "Quốc Cộng"- trong có ông.
Ông chọn thái độ nào, ông phản ứng ra sao, trước cái thử thách đó?
Có vẻ như ông chẳng có phản ứng gì, qua bài trả lời phỏng vấn của ông.
Qua nhận định của ông về văn học hải ngoại.
Khi ông viết bộ SCML, với ý định như trên - viết về thời Tây Sơn để nói
về cái cú ăn cướp miền nam của VC - rồi đưa cho VC in, là tính nhắm
đánh lừa tụi nó? Mấy thằng ngu này làm sao nhận ra thâm ý của tao?
Chẳng lẽ viết cả một bộ sách như thế chỉ vì một mục đích đen tối như
thế? Và cái đó có phải là... chính trị?
Chắc không, bởi vì chính ông đã từng đi tour khi về nước và nhắn nhủ
đám đàn em trong nước: "Nhà
văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị thì thường không
bền...".
*
Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý
nghĩa, "chống lại" nó. Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó,
như là phần đời đáng
thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
NQT: Thư
gửi bạn ta 2
Thú thực, đã 'hơn một lần', Hai Lúa 'tấn công' hai bộ trường thiên tiểu
thuyết của NMG, nhưng, lần nào cũng vậy, cứ kéo pháo ra là lại kéo
pháo vô! [Hình ảnh 'kéo
vô kéo ra' này, chôm của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông nói về trận
đánh Điện Biên Phủ].
Một cách nào đó, ở trong đó, có cái phần đời khốn kiếp nhất, đáng
thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của cả đám chúng tôi.
Viết tới đây, Hai Lúa bỗng nhớ đến một cái mail của một thằng bạn của
thằng em trai đã tử trận.
Anh ta viết:
Đọc Gấu cứ thấy bùi ngùi, vì có cả
phần đời của cả đám tụi
này, ở trong ấy, qua ông em của Gấu, bạn thân của tụi này.
*
Cái vụ NMG chơi VC một cú ra trò làm
Gấu nhớ đến một câu
chuyện do Thế Lữ kể, trong Bên Đường Thiên Lôi thì phải, về một anh đại
bợm,
đúng vào lúc đang bị tổ chác, thì có tin từ quê, bà vợ tấm cám đang đau
nặng.
Nhẩy vội tầu về, lên tầu mắt cú vọ kiếm mồi, toàn một lũ nhà quê nhếch
nhác,
đành nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ. Bỗng nghe có tiếng quát tháo, hé mắt hí
hí, thấy
một ông nhà quê đang lạy van ông soát vé tha cho cái tội đi lậu. Nghe
lải nhải,
đại bợm bực mình móc mấy đồng quẳng ra cho xong chuyện.
Anh nhà quê rối rít cám ơn, tiện thể
nâng bi ân nhân, xin
hãy gối đầu bằng cái mo cau này, chỉ là mấy bộ đồ rách, cho dễ ngủ.
Sáng hôm sau, tới một nhà ga, anh nhà quê đánh thức ân nhân,
mời tới nhà để được tạ ơn. Thoái thác cỡ nào cũng không được.
Xuống sân ga, anh nhà quê đưa cái mo cau cho một người bà
con. Thấy cách đưa có vẻ quan trọng, anh đại bợm tỏ ra ngạc nhiên. Anh
nhà quê
lúc đó mới nói, chuyến này về là để lo chức lý trưởng cho thằng em. Chỉ
có cách
đóng trò như tối qua thì mới qua mắt được đại bợm. Và anh ta cười:
Nếu không làm thế thì làm sao may mắn gặp được ân nhân?
Thế Lữ chắc là đã đọc Lá Thư Mất Trộm của Edgar Poe. Nguyên
lý của nó: vật tìm kiếm có khi ở ngay trước mắt, vậy mà không thèm để ý
tới.
Phạm Cao Củng cũng đã từng mượn ý trên, khi cho thám tử Kỳ Phát đi kiếm
một cái
dĩa cổ. Tay chôm được cái dĩa, chắc
chắn đã
đọc Poe, bèn sơn nó đi, và dùng để đựng cơm cho anh chàng Kỳ Phát xơi.
Anh xơi
cơm xong, bỏ đi, lượm luôn cái dĩa theo.
Ấy là vì cơm nóng, làm bong lớp sơn mỏng, lộ bảo vật ra.
Lớp sơn mỏng bị nóng làm chảy ra phải chăng cũng giống như
những dòng "tự thú trước bình minh" của NMG?
Hay là lừa được thằng đại bợm, sướng quá, bèn xì ra?
|
|