Thượng Đế, Xin Ngài hãy trừng phạt đám tín đồ, thay vì đi nhà thờ thì đi theo Cách Mạng, hăm he xây dựng nên một ngôi Nhà Thờ từ đó.
Camus: Sổ Tay 1942-1951

Reality is poison. Too many people, over too many years, had failed to see the truth to be able to recognize it now.
John Le Carré, Chuyên gia số một về Chiến Tranh Lạnh
Thực tại là thuốc độc. Rất nhiều người, trong rất nhiều năm, đã thất bại nhìn ra sự thực, đến nỗi bây giờ không thể nhận ra nó.


Hồi ở Trại Cấm Thái Lan, Gấu lo học lại tiếng Anh, vớ được cuốn Những Lời Hứa Phải Giữ, Promises To Keep [lấy từ thơ Frost, "but I have promises to keep"], mở ra bằng những huyền thoại ngăn ngắn, như một, sau đây.
Một anh chàng sáng sớm ra ngọn suối lấy nước uống, mang về bản. Gần đến nơi, bỗng nghe có tiếng mấy vị thần nói với nhau: Đám dân vùng này tội lỗi quá nhiều, ba bữa nữa, sẽ rải thuốc độc xuống suối, cho tất cả biến thành khùng.
Anh chàng này sợ quá, đợi mấy thần về trời, bèn khiêng lấy khiêng để nước, mang về bản làng tích trữ, còn loan báo cho tất cả dân làng tin dữ.
Khổ một nỗi chẳng ai tin. Tất cả đều trố mắt nhìn thằng khùng.
Đêm cuối cùng, anh chàng khùng ngồi khóc rưng rức, và cứ thế đổ những chum vại nước lành trữ được trong ba ngày qua lênh láng theo cùng những giọt nước mắt.
Anh chàng nghĩ, nếu tất cả đều khùng, một mình ta không khùng, để làm gì?
Một cách nào đó, nhà văn chính là anh chàng trên đây, nhưng nhất định không chịu khùng như tất cả.
Bạn cứ thử tưởng tượng, vào ngày 30 Tháng Tư năm nào, cả đất nước Việt Nam, cùng với cả nhân loại tiến bộ, sung sướng hồ hởi, "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"!
Thế mà có một con mụ ngồi khóc rưng rức, ở bên vệ đường!
Khùng như thế, ai mà chịu nổi!
Hay, ngược lại: Nếu cả nhân loại khùng, thì, mình ên, cũng đếch... khùng!
Và đó là... sự cứu rỗi cuối cùng?

Nhưng sự khốn nạn, tất cả theo Gấu, là do cái câu khốn nạn, trăm năm trồng người, mà ra.
Chỉ nội câu này, cho thấy, giả sử như có một thứ nhân loại 'trăm năm được trồng' - bởi Đảng và Bác, thí dụ vậy - thì, chắc chắn, thứ nhân loại đó đếch biết đến tự do, thí dụ, tự do chọn lựa, là gì?

Con người chỉ tự do, khi biết, thứ đó, và nói, tao cần nó, tao đếch cần trồng, một trăm năm, để 'đếch biết thứ đó'!

Gấu đã có lần kể, lần đi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, kỳ 1, rớt, vì đề văn, luận về hai chữ anh hùng. Thằng bé khi đó còn ngây ngất, sau trận tấn công khách sạn Majestic, đuổi Văn Tiến Dũng chạy toé khói (1), ngồi trong phòng thi nhớ lại, sướng quá, bèn thừa thắng xông lên, thề quyết tâm làm anh hùng, làm thêm cú đánh ra Bắc, giải phóng quê hương ngày xưa ra khỏi ách Cộng Sản.
Ban Giám Khảo đọc bài luận của Gấu, chán quá, biểu, này, thằng ngu, mày phải lo học đã, rồi sau đó, muốn làm anh hùng, hay thằng hèn nhát, là khi mày đã lớn, tự mày quyết định lấy, mấy thầy không ép mày. Mấy thầy không trồng mày!
(1) Xin xem Tên của cuộc chiến

Trong khi đó, chế độ trăm năm trồng người ở Miền Bắc, khi người còn con nít đã được dậy, chỉ một điều, lớn lên làm anh hùng, làm dũng sĩ diệt Mỹ, Nguỵ!

Không tin, đọc giáo án, đọc thơ văn Miền Bắc. Đọc Phạm Thị Hoài, nhớ, khi xưa ta bé, học hành giỏi nhất lớp, học sinh tiên tiến, được vinh dự cắm cờ trên những đỉnh cao chiến thắng, là những thành phố Miền Nam. (1)

(1) Ba mươi ba năm trước, khi tôi từ một thị trấn nhỏ gửi tác phẩm đầu tay dự thi giải trẻ em sáng tác của báo Thiếu niên tiền phong ở Hà Nội, thế giới hoàn toàn dễ hiểu. Tôi không còn nhớ gì về tác phẩm ấy. Chắc phải là chuyện một em bé lười học, bị điểm kém, khiến mẹ buồn phiền. Nhưng mẹ lại viết thư khoe với bố đang ở chiến trường rằng em ngoan và học giỏi. Vô tình xem được bức thư ấy, em xấu hổ, ân hận, quyết phấn đấu cho xứng đáng với hình ảnh mình trong thư. Mọi phân mảnh của thế giới ấy đều lắp khít vào nhau và lắp rất dễ. Mặt trái và mặt phải được đánh dấu rõ, không thể nhầm. Ở Quảng Trị quân và dân ta đang thắng lớn, quân và dân ta thắng trong loa truyền thanh đúng hẹn hơn mặt trời mọc mỗi ngày. Ở trường, mỗi điểm 10 là một dũng sĩ diệt Mĩ-Ngụy, điểm 10 môn toán giá trị bằng xác một Mĩ, điểm 10 môn thủ công bằng xác một Ngụy, máu giặc chảy thành sông và xương giặc chất thành núi trong sổ học bạ của tôi. Ở huyện bên cạnh, thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa hơn tôi hai tuổi đang viết những câu thơ nức lòng dân tộc, một dân tộc từ trẻ đến già đều biết mình là ai, mình sẽ mỉm cười chết cho điều gì nếu ngày mai phải chết. Ở thế giới xa tít bên ngoài, một nhân loại tiến bộ mơ sáng mai ngủ dậy thành người Việt Nam.
Nguồn

Chính chế độ học vấn đó đã đẻ ra những con người, người nào, vì hoàn cảnh, phải bỏ ngang, còn khá, người nào thành đạt, thật thê thảm, và trở thành... quái thai, lúc nào cũng cảm thấy mình có đuôi, lúc nào cũng cảm thấy, mình cần được 'trồng', vì chưa sống đủ một trăm năm.
Chứng cớ: Một ông thành đạt, ra đến tận nước người, được nước người cho công việc làm ở một nơi cần rót dân chủ về Việt Nam là đài Bi Bì Xèo, vậy mà, khi dịch cụm từ "căn phòng tối của áp bức, kìm kẹp", do đã được trồng kỹ quá, bèn nghĩ ra ngay đây là 'chúng', tụi đế quốc, ám chỉ Nước Mẹ, nói xấu chế độ ta, bèn dịch liền tù tì ra thành "căn phòng tối của ẩn dụ"!

Nhưng, ở Miền Nam, cũng có những cá nhân mong được Đảng trồng, y hệt như ở Miền Bắc!
Hoặc, bằng một cách nào đó, chính chúng cũng đã được trồng, y hệt như thế.
Với đám này, câu của Le Carré thật xứng hợp: Thực tại là thuốc độc. Tuy được nuôi dưỡng bằng sự thực, là một Miền Nam, tuy chưa thực sự hoàn hảo, nhưng quả là có dân chủ tự do, nhưng chúng đã thất bại không nhận ra sự thực này.
Và bây giờ, chúng không thể nào nhận ra sự thực.
Hoặc không có đủ can đảm để nói ra sự thực.
*
Lạ, là, có vẻ như đám ký giả Tây Phương, nhận ra điều này, khi viết về cái học của DTH.

... và cái học, ở bên ngoài những bức tường, của một nữ tiểu thuyết gia, là về miền điên rồ: những người đàn ông lang thang trong chiến hào, hóa rồ hoá dại, cụt tay què cẳng. bị nướng bằng bom lửa, những người đàn bà vượt cạn một mình, cũng trên mảnh đất điên rồ đó. Ý thức hệ, lý tưởng làm nên chuyện tầy trời, thép đã tôi là như thế: thứ xi măng nắng mưa, thời gian không sao soi mòn, không sao thẩm thấu. Ôi chao, cả một niềm tin “đường ra trận mùa này đẹp lắm” cuối cùng chỉ là phí phạm, vứt đi,
La louve solitaire de Hanoï
*
Tình cờ Gấu đọc tiểu sử Solz. và rớt đúng vào đoạn, ông được phần thưởng, như PTH, nhưng tới khi danh sách loan ra, mất tiêu tên ông, vì lý lịch có vấn đề. Tay hiệu trưởng cáu quá, làm um lên, thế là bên phiá nhà nước bèn sửa sai, và ban cho ông học trò tiên tiến một cái xe đạp. Cầm cái phiếu đi lĩnh, thì ngài trưởng kho nói, hết hàng rồi, chờ đợt tới.
Thương tình thằng nhỏ, ông nói nhỏ, tao sẽ cho mày biết, khi nào có xe.
Đoạn  này, trong tiểu sử của ông, qua kể lại của nhà viết tiểu sử, còn là nhà văn D.M. Thomas, thật tuyệt. Và thật là đau lòng, khi đọc tiếp, đoạn nói về chuyến đi du lịch bằng xe đạp đầu tiên trong đời Solz. Về bà mẹ của ông, hiếm khi cười. Bữa nào rảnh Gấu kể hầu các bạn đọc Tin Văn.
*

Khủng khiếp hơn nữa, ngay cả khi có cơ hội nhìn vượt ra ngoài cõi một trăm năm trồng người, con người cũng hơi bị sợ, không dám ban cho mình cái tự do chết người đó.
Cái me-xừ dịch giả ở Bi Bì Xèo, chắc chắc là đã thấm nhuần ý nghĩa thực sự của một trăm năm trồng người:
Thay vì có được con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, thì là Con Bọ.
Con Bọ, thì ở đâu, vẫn là... Con Bọ.

Nhưng, ngay cả Con Bọ, sự phát sinh ra nó, cũng có bàn tay lông lá của đế quốc Mẽo!
Gấu thường tự hỏi, tại sao khi Mẽo bỏ chạy, chúng không phá huỷ, dù chỉ một tí, một ti, tài sản vật chất, nhà máy, công trình... ở Miền Nam. Tại sao chúng dâng nguyên con cho VC?
Hoá ra rằng thì là chúng có dã tâm. Những thức ăn phồn hoa giả tạo đó, chính chúng, đã gợi lòng tham, và đẩy mau quá trình biến thành bọ của VC.

Đây là đòn của Chu Du chơi Lưu Bị. Các bạn chắc còn nhớ Chu Du đưa cô em của Tôn Quyền ra làm mồi câu Lưu Bị. Khổng Minh, tương kế tựu kế, khiến Đông Ngô mất không một em. Chu Du hoảng quá, bầy kế tiếp: Thằng cha Lưu Bị, cả đời khố rách áo ôm, đồ dệt chiếu, chưa từng biết mùi đàn bà, thứ quí phái, thứ "có gân" nó ra làm sao. Cho nó hưởng, là nó quên liền anh em kết nghĩa, săng phú Kinh Châu!
Ấy đấy, cái cú Mẽo chơi VC hậu 1975, là y chang. Mấy anh VC ở rừng lâu năm, ra phố phường, thấy của cải vật chất, 'hàng họ' Miền Nam 'ghê gớm' quá, bèn quì xuống hôn hít, đây rồi, đây rồi, "Ơ Ra Kìa" [chữ của NTV dịch Eureka, Kiếm Thấy Rồi!], và, sau đó, cứ thế biến thành bọ!
Cái ông tiến sĩ kinh tế giữ nguyên con 19 tấn vàng đưa cho VC, vậy mà hay. Mấy anh VC cứ đổ tội cho Nguyễn Văn Thiệu mãi. Hóa ra, "đây là cái chết của chúng ta"!
Ô hô, ai tai, thuợng hưởng!
*

Liên Xô là cái nôi của cách mạng vô sản, và đa số nhà văn Miền Bắc từng đã được qua đó. Rất nhiều người trong số họ là những chuyên gia về văn học Nga, nhưng  Gấu tôi thật sự ngạc nhiên, đọc những nhà văn Miền Bắc, họ tỏ ra rành về văn học Nga, nhưng chỉ là phần nổi. Phần chìm, phần "dưới hầm", không.
Dương Tường có lần phán, nhà văn chúng ta dốt quá. Gấu đế thêm: Vì không chịu đọc "những ông thầy của họ, và của cả thế giới", là những nhà văn Nga.

Đưa mắt nhìn ban nhạc, tôi thấy mình đang hỏi ông via, trong hai trại tù, theo bố, cái nào khốn kiếp hơn cái nào: trại tù của người Đức, hay là của chúng ta?
“Về phần bố,” ông trả lời, “Thà rằng bố ra tro liền tù tì, trong một cái lò thiêu người, còn hơn là cứ thế ngắc ngoải, chết không chết, mà sống cũng chẳng xong, cứ kéo dài một cái chết chậm, và trong khi chết chậm như thế, khám phá ra ý nghĩa của tiến trình mười năm trồng cây, trăm năm trồng người.”
Brodsky: Thư Nhà
**

Một trong những câu chuyện ngụ ngôn Gấu đã từng kể ra, từ cuốn sách học Anh Văn tình cờ vớ được ở trong trại tị nạn Thái Lan, Promises To Keep, là về một anh chàng la bải bải, nguồn nước uống độc nhất trong làng, đã bị tẩm độc, uống vô sẽ thành khùng, dân làng cuời ngất, ngó anh chàng ra vẻ thương hại, mi mới là thằng khùng. Sau chót, anh chàng này đành gục đầu uống nước độc, tự nhủ, chẳng lẽ cả làng khùng, một mình ta không khùng, thì... chán chết.
DTH, nhìn một cách nào đó, chính là người khùng trên, nhưng nhất định không chịu khùng. Cứ tưởng tượng ra cái cảnh, bà ngồi khóc ròng trong cái ngày ba mươi năm mới có ngày nay, là đủ hiểu!
Câu chuyện ngụ ngôn kế, là về một cái trứng chim, lọt khỏi tổ, rớt xuống đất, may sao không bể, và được một con vịt ấp ủ. Suốt đời, con chim biết ơn đấng sinh thành, là con vịt. Nhìn chim khác bay trên trời, nó cũng có tí băn khoăn, nhưng nghĩ, chắc là nó khác, cũng chim, nhưng không phải chim. Còn con vịt, do không phải là chim, nên không làm sao hiểu được, cái chuyện, muốn cho con biết bay, là phải đạp cho nó một cái, bắn ra khỏi tổ.
Gấu vẫn tin rằng, cái hành động đạp ra khỏi tổ đó, những đứa trẻ được trồng 100 năm không thể hiểu được, những ông bố của chúng cũng không thể nào hiểu được.
Khoảng cách giữa nước VC, và nước Con Người, chính là cú đạp này!

Hình như có một ông Yankee làm đài Bi Bì Xèo, xa lâu năm quá nhớ, bèn làm một chuyến trở về thăm Lăng Bác, đã miêu tả cảnh bầy chim-vịt, sáng thoáng qua cơ quan, coi...  còn không, rồi cùng "a còng" nhởn nhơ thăm phố xá thủ đô "năm ngàn năm văn hiến", ghé cà phê tán gẫu bè bạn, rảnh rang đọc Vệ Tuệ, mở trang net viết nhật kỳ tình yêu... đại loại vậy. Đám này đâu cần biết bay làm gì, bởi vì đâu cần thiết! Ngay cả mấy ông được đi ra ngoài, ra khỏi cái tổ con chuồn chuồn, thì cũng không làm sao biết bay! Đâu cần thiết!
Vả chăng, có muốn cũng không được, bởi vì có ai dám đạp cho mấy ông này một cú đâu!

Mấy ông này, đi ra nước người bằng con đường của chúng ông, làm sao biết được, cái đau bị đá văng ra khỏi quê hương!

Ông ta gọi đó là Vuờn Trẻ Thủ Đô, chắc vì nhớ ngày xưa, khi ta còn bé, cũng có ta ở trong đó!
Gấu thì gọi thẳng bằng cái tên: Vườn Chim-Vịt Thủ Đô.
*

Ngụ ngôn thứ ba Gấu kể hầu quí vị độc giả Tin Văn, có tính "riêng tư", nghĩa là, chỉ liên quan tới Gấu, hay nói rõ hơn, áp dụng y chang vào trường hợp của Gấu, một thằng bé Bắc Kỳ, vô Nam, không làm sao quên nổi những thức ăn đầu đời của nó, thí dụ như, một củ khoai lang đào trộm ở cánh đồng làng, một con ốc nhồi, ôi sướng làm sao, vớ được, nằm bên dưới một cánh bèo trên ao làng, một con cá chuối, câu được, nhưng lại bị một thằng bé lớn hơn giựt mất, lý do, tao cho mày cái mồi, cá câu được là của tao...
Gấu trở lại đất Bắc, một trong những lý do thầm kín của nó, là để tìm lại chúng, để tìm hiểu coi có ai còn nhớ đến chúng.
Chuyến trở về nằm trong toan tính, làm một luận án 'trồng người", đặt tên là: "Cái Đói Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới!

Tất cả những kỷ niệm đó, bà chị ruột của Gấu còn giữ được, y như Gấu nhớ được. Nhưng thảm thay, chị giữ và nhớ, theo kiểu của chị, em nhớ theo kiểu của em.
Và thằng em giật mình, sợ đến toát mồi hôi, khi nghĩ, giả như chỉ có một cách nhớ, của bà chị ruột?
Chỉ tới lúc đó, Gấu mới hiểu, mưa nắng, cơm gạo Miền Nam đã trồng Gấu, như thế nào!
Trồng cây 10 năm, trồng người 100 năm, là sẽ có kết quả, như sau đây:
Những em bé em bé
Tay búp nụ hoa hồng
Tập bay như chim sẻ
Mai đây thành phi công
(Xuân Diệu).

Một anh chàng, một lần, tình cờ vớ được một trái chuối. Bóc ra ăn, thấy ngon vô cùng. Thế là, suốt đời anh mơ, lại được xơi chuối. Thế rồi, anh vớ được cả một vườn chuối. Tha hồ ăn. Nhưng ăn hoài, xực hoài, vẫn không có được cái mùi vị lần đầu. Đó là câu chuyện ngụ ngôn mà Gấu tình cờ đọc được, khi ở trại tị nạn Thái Lan.
Trái chuối đó, đối với thằng bé Bắc Kỳ ngày nào, chính là củ khoai lang đào trộm nơi đồng làng, sẵn nước ruộng kế bên, kỳ cọ trắng bóc, đỏ tươi, và cứ thế cạp lấy cạp để, chỉ sợ có người nhìn thấy! Vào Nam, quá đầy đủ, nhưng không làm sao quên được củ khoai lang đào trộm ngày nào!
Ca sĩ kiêm luật sư KDT cũng đã từng kể cho Gấu nghe một câu chuyện khá tương tự. Ông kể là, có một anh chàng kia, nghèo khổ lắm, kiếm ăn bằng nghề đồng nát. Thảm hơn nữa, anh còn là đệ tử của Cô Ba. Láng giềng của anh, là một vị trưởng giả. Vị này cũng 'phe ta'. Thế là, sau một ngày cực khổ, anh ghé thăm vị trưởng lão. Đâu có được vô nhà, mà đứng ở bên ngoài cửa sổ, ghé cái miệng vô, vị trưởng lão đưa khẩu ba zô ka, thế là cứ vừa kiễng chân vừa kéo. Xong, gửi tiền, cám ơn, về túp lều tranh rách nát, nằm phê, sướng vô cùng. Thế rồi nhờ Trời, làm ăn khấm khá, trở nên giầu có. Lạ, sau này, đâu thiếu thuốc, nhưng không làm sao cảm thấy phê như ngày còn nghèo khổ. Đi gặp bác sĩ 'tâm thần'. Ông ra lệnh, hãy kể cho ta nghe từng chi tiết, cái vụ bắn vịt trời ngày xưa. Anh này mới nhớ ra, là, kế bên cửa sổ có một bể nước. Để bắn khẩu ba zô ka, anh cứ phải thò một chân vào trong bể nước. Ông bác sĩ tâm thần bèn cười, ta hiểu ra rồi. Bây giờ mi về, mỗi lần bắn khỉ là phải để một cái chân vô chậu nước lạnh cho ta. Anh chàng về, làm y chang, thế là lại cảm thấy sướng như ngày nào! Biết đâu đấy, cách chữa bọ VC, là cũng phải tìm cho ra... một cái gì đó, của cái thuở bọ còn nghèo khổ! Nhưng, hình như đây là đề tài một bài viết của một nhà phê bình ở trong nước: Đi tìm "di chỉ" văn hóa ở những con bọ VC.
À, nhân vụ Vietnam Airlines, hình như "con bọ biết bay" này, ngày trước đã có lần phạng một anh Yankee làm đài Bi Bì Xèo?
*
Considering DTH
Cái tít "Hãy coi trường hợp DTH" này, là chôm của Paz, khi viết về [Considering] Solzhenitsyn.
Ông so sánh hai thứ khủng bố. Khủng bố Jacobins là một biện pháp tạm thời, mang tính khẩn cấp. Khủng bố  Bôn-sê-vích, tổ sư của khủng bố VC, 'ta nhất định thắng, địch nhất định hơi bị làm thịt', là trường trường kỳ, liên liên tu bất tận, bắt đầu từ năm 1918, và cứ thế kéo dài tới bi giờ.
Cái Tà Ma Ác Quỉ không phải là chỉ là sự độc tài của Trung Ương áp đặt lên Đảng, mà là của Đảng lên trên toàn thể đất nước. Hãy nghe Bukharin: "Giữa chúng ta, cũng có những đảng khác hiện hữu. Nhưng điều phân biệt chúng ta với Tây Phương, là, chỉ có một đảng độc nhất cai trị, những đảng kia, ở trong tù." [Among us too other parties can exist. But here - and this is the fundamental principle that distinguishes us from the West - the only conceivable situation is this: one party rules, the others are in prison].
Bài viết của Octavio Paz đã khá xưa, 1974. Vào thời kỳ đó, người ta vẫn tin rằng có hai ông, một Thiện [Lenin], một Ác [Stalin], giữa những ông thần Đỏ. Sự thực, Lenin mới là người đầu têu, Stalin chỉ kế thừa. Chẳng có Thần, chỉ có Quỉ, Đỏ.
Tuy nhiên, Paz kết thúc bài viết của mình, bằng một hình ảnh tuyệt vời về Solzhenitsyn và làm Gấu này nhớ đến con sói cô đơn.

"Những tương tự về đạo đức và cấu trúc giữa chủ nghĩa Stalin và Nazi không làm cho chúng ta quên những cội nguồn ý thức hệ khác biệt của chúng. Nazi là một ý thức hệ quốc gia chật hẹp và có tính kỳ thị chủng tộc, trong khi chủ nghĩa Stalin là ấn bản đảo ngược truyền thống xã hội đẹp đẽ, vĩ đại, vốn là giấc đại mộng của nhân loại. Hầu hết những nhà văn Mỹ Châu La Tinh đều bị dụ dỗ bởi chủ nghĩa Marx, là vậy....
Rất ít người trong chúng ta có thể nhìn thẳng mặt Solzhenitsyn, hay Nadejda Mandelstam [vợ goá thi sĩ Nga Mandelstam]. Chúng ta đều bị đánh dấu bởi tội lỗi, 'sin', theo nghĩa tôn giáo cổ xưa của từ này: Một tí ti tội lỗi đó cứ thế loang mãi ra làm ung thối cả cơ thể. Chính tí ti tội lỗi này ăn hằn vào chúng ta, và, thảm thương thay, vào những gì chúng ta viết ra.Tôi nói điều này, một cách buồn bã và tủi nhục."
Đây là ông nói những nhà văn Mỹ Châu La Tinh, và tí tội: Bị Quỉ Đỏ mê hoặc. Với những nhà văn VC, họ không bị đóng hằn bởi tội lỗi, mà bởi vinh quang. Chính vinh quang làm ung thối cơ thể, và biến họ thành bọ.

Ta thà cho chó gặm quyền lực, để có được đổi mới.
Còn hơn là hy sinh đổi mới để ôm lấy quyền lực.
He has decided that he would risk his power in order to save his reforms,
 rather than risk his reforms to save his power.
Tolstaya viết về Gorbachev, trong số báo Time  đặc biệt về 100 nhà Lãnh Đạo & Cách Mạng của thế kỷ.
Post, để tặng
Nguyễn Tấn Dũng, tân thủ tuớng Đảng VC
*
Trong lời mở ra cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, D.M. Thomas nhớ lại cảnh tượng, ngồi uống vodka với một tay mật vụ, cựu đại tá KGB, đã về hưu, và được nhà nước ban cho nhiệm vụ 'đánh bóng' hình ảnh đất mẹ, ở hải ngoại.
Cả hai ngồi tại khách sạn Helsinki, nhìn ra biển đóng băng phía bên ngoài. Khi được hỏi, ông nghĩ sao về một hình ảnh mở ra cuộc cách mạng Nga, "Hình ảnh nào ư?", ông ta gật gù, nhìn ra Vịnh Phần Lan.
Vài tuần trước đó, con tầu phà Estonia đã chìm ở ngoài đó, đem theo cùng với nó hàng ngàn người. "Crắc" một cách, rồi cứ thế chìm xuống, nhẹ nhàng, êm ru bà rù. Cả hai cùng đồng ý, đó là hình ảnh tuyệt vời, để diễn tả sự tận cùng của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Nhưng còn hình ảnh khởi đầu?
Với Cách Mạng Nga, Gấu sẽ kể ra sau, về hình ảnh mở đầu của nó.

Riêng với Một Mùa Thu Năm Qua Cách Mạng Tiến Ra, theo Gấu, hình ảnh tuyệt vời nhất, mở ra nó, là cái cảnh ông Văn Cao nhà ta gặp đồng chí Vũ Quí.
Ở đâu? Xin thưa, ở quán cơm.
Ông Văn Cao thì đang đói quá, còn đồng chí Vũ Quí thì chìa bát cơm ra, và nói, ăn đi, nhưng ăn xong, là phải đi giết người!
Cái nhiệm vụ làm quốc ca, hưỡn hưỡn, thủng thỉnh, nhẩn nha...  cũng được!

Lạ, là, khi đọc đoạn trên, về cái tầu chìm, Gấu nhớ đến hình ảnh Sài Gòn lọt vào tay VC. Cũng rất ư là nhẹ nhàng, buổi sáng hôm đó. Cứ như là cái phà tầu kia, lặng lẽ chìm xuống biển!
Tuy nhiên, hình ảnh đó, thiếu, một cái gì đó. Gấu cứ thấy như vậy.
Phải mãi đến sau này, khi đọc DTH, bà nhớ lại cái cảnh bà ngồi bên đường, khóc, và Gấu hiểu ra rằng, đúng rồi, thiếu hình ảnh này.

Nhưng hình ảnh DTH ngồi khóc đó, còn làm nhớ đến một nàng Mỵ Nương nhỏ nước mắt xuống cho cuộc tình Cộng Sản của bà.
Chủ nghĩa Cộng Sản, và cái lý tưởng tuyệt  vời của nó, đúng là mối tình của thế kỷ!

Một mối tình bị phản bội!

Nhưng, nếu nói về lý tưởng tình yêu bị phản bội, thì cuộc nội chiến Tây Ban Nha đứng đầu, như giới sử gia bi giờ đang nhìn lại nó, khi đọc một số sách mới xb. Hay như mấy me-xừ nhà văn hải ngoại đọc Nhật Ký Trâm Thạc. Lý tưởng "Thép Đã Tôi" bị phản bội! Có ai ngờ chính cái lý tưởng khốn kiếp đó mới là căn do của mọi chuyện!
Về cuộc chiến Việt Nam, có một số câu hỏi hiện cũng đang làm bận tâm: Giải pháp chót, Lò Cải Tạo được quyết định, vào thời điểm nào?
Và ai là người đã nghĩ ra quả lừa của thế kỷ: Chỉ 10 ngày...  phù du?

Theo Gấu này, có tới... hai giải pháp chót trong cuộc chiến Việt Nam, một dành cho đám VC Miền Nam, và một cho... Nguỵ.
Không tin, bạn cứ thử đọc bất cứ một hồi ký, của bất cứ một biệt động thành nào thoát chết trong vụ Mậu Thân. Nhật ký nào cũng có câu dặn dò của ... Bác: Giữ vững vị trí, không được bỏ chạy, không được đầu hàng, sẽ có đại quân tiếp ứng.
Như thế, Giải Pháp Chót dành cho Ngụy chắc chắn là  phải sau đó.
*
Trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số mới nhất đề ngày 13 Tháng Bẩy, 2006, Robert Skidelsky, khi điểm cuốn 1945: The War That Never Ended, của Gregor Dallas, đã trích một nhận xét từ tác giả này: Chính tốc độ cuộc chiến Đức-Liên Xô, và sự thất trận của Đức đã đẩy nhanh Giải Pháp Chót.
Theo Dallas, "sự kiện quyết định số phận Do Thái" đã được châm ngòi, không phải bởi Hitler mà là Stalin, khi ông trùm Đỏ tống xuất những người Đức vùng sông Volga đi Siberia vào Tháng Chín 1941. Alfred Rosenberg, Bộ trưởng Nazi chuyên lo vùng đất phía Đông nói với Hitler: Chắc chắn là chẳng ai còn sống. "Có thể là vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười 1941 mà Hitler, không phải là người biết  tha thứ, đã quyết định Giải Pháp Chót, huỷ diệt tất cả Do Thái ở Âu Châu, để đáp lễ!." Nói rõ hơn, phản ứng của Nazi đối với Do Thái Âu Châu càng dữ dằn bao nhiêu, khi mức độ cuộc chiến càng khủng khiếp bấy nhiêu, và phần thua là về phía Nazi!
Mô phỏng cái tít 1945: Cuộc chiến chẳng bao giờ chấm dứt, ta có thể nói, Trịnh Nguyễn phân tranh: Cuộc chiến chẳng bao giờ chấm dứt!
Bạn có thể đọc lịch sử Việt Nam, đọc những văn thơ của mấy ông nhà văn VC tiền chiến là biết ngay cái ý tưởng Giải Pháp Chót, "made in North Viet Nam", làm tại Bắc Việt Nam, là từ đâu mà ra!
Gấu tui nghi rằng, nó có, từ cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, mà phần thua, là về phía họ Trịnh!