Sự
cứu rỗi cuối cùng
Nguyễn Tuân vs Dương Thu
Hương?
Gấu tui, sau 1975, may mắn, và cũng hẩm hiu làm sao, chẳng hề gặp một
ông nhà văn cách mạng nào, thứ tiền chiến như Nguyễn Tuân, lại càng
không.
Nhà văn NMG, đã tả cái tâm trạng hàng thần lơ láo của trí thức
Miền Nam
trước VC, giống như đám quan lại thời Tây Sơn trước Mãn Thanh. Ông rất
thú vị khi nhìn ra sự giống nhau giữa hai thời kỳ.
Theo tôi, ông hơi bị tẩu hỏa nhập ma khi so sánh hai giai đoạn lịch sử,
hai hoàn cảnh, thái độ khác nhau của hai tầng lớp sĩ phu.
Thứ nhất, chẳng hề có cảnh hàng thần lơ láo, của đám sĩ phu thứ thiệt
của Miền Nam.
Chắc chắn như vậy.
Bởi vì đám đó còn đang chuẩn bị khăn gói quả mướp lên đường đi học tập
cải tạo mười ngày.
Đám hàng thần lơ láo, mà NMG nói tới, sự thực, chỉ là một dúm mấy anh
chị trí thức, nhà văn, đứng bên
lề của lịch sử, của cuộc chiến.
Mấy bà nhà văn.
Hoặc đám ngu đần, cũng bầy đặt đi trình diện, với hy vọng, được nhà
nước mới xác nhận, và sau đó có thể còn được thu dụng.
Gấu nhớ là, danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, ra lò liền sau đó,
gồm cả đám Sáng Tạo, thêm vài mống, trong đó có Gấu, đứng hàng thứ bẩy.
Nhưng đám VC tiếp quản Bưu Điện đâu có biết thằng thợ NQT còn là thằng
sa đích văn nghệ NQT!
Ngay cả việc Gấu làm thêm cho UPI, VC cũng không biết, chỉ đến mãi sau
này, khi Gấu nhận được hồ sơ ODP qua Sở Ngoại Vụ, VC bèn đến tận nhà,
để hỏi, mấy cái máy của UPI, mày chôm bán rồi hả?
Gấu bèn trả lời, là, ba cái máy của UPI để lại, họ giao cho người đại
diện của họ, là Trần Đại Minh. Anh đại diện cho hãng, bán lại cho VC
hết rồi, sau đó đi
Mẽo, làm bồi tiếp cho UPI. Cũng lâu rồi, Gấu thấy bài của anh
trên báo Hương Văn, bèn liên lạc. Anh mừng lắm. Nhất là, mừng cho Gấu.
Câu nói của nhà thơ TTT khi nhìn đám VC vô Sài Gòn, cho thấy, ông hiểu
rất rõ, ông sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội viết.
Lịch sử đã quyết định
chuyện đó giùm cho ông.
Mấy anh VC thực tình không hề bắt buộc mấy ông nhà văn miền nam phải đi
trình diện. Họ có ra thông báo, nhưng, nếu một ông nhà văn nào không đi
trình diện, thì cũng không bị ghép vào tội trốn trình diện học tập cải
tạo như là mấy ông nhà binh có nợ máu với nhân dân!
Sau này, Gấu có được gặp một nhà văn Miền Nam, được hân hạnh tham dự
những buổi học tập cải tạo văn nghệ Ngụy. Ông ta kể, lần đó, đang học
tập, mấy nhà văn cách mạng miệt vườn Miền Nam đang say sưa khoác
lác, bỗng có tin, Nguyễn Tuân sẽ tới ban huấn dụ.
Ối giời ơi là giời, ông ta nói, khi NT xuất hiện, tất cả im phăng phắc,
chỉ còn nghe tiếng ba toong của nhà văn vĩ đại gõ cộp cộp trên nền nhà.
Ông giơ tay khoác khoác, ra ý, cứ tự nhiên học tập tốt, đừng chú ý đến
ông, và ông từ từ đi ra ngoài vườn, trong khi mấy anh miệt vườn và cả
đám Nguỵ bị tiếng ba toong hớp hồn, ngồi như ngây như dại!
Gấu nghe kể, và bỗng ngộ ra một điều là, đám nhà văn VC sợ Nguyễn Tuân
đến như
thế, ấy là vì, nhờ ông ta, họ cũng được coi là nhà văn! Cũng được
hưởng tí sái, nói như một nhà văn ở trong nước (1)
(1)
Dada
Mà một khi còn nhà văn, là chế độ vẫn còn!
Sự hiện diện của một Nguyễn Tuân như thế đó, là một của báu của chế độ!
Tụi mi bảo chế độ của chúng ông khốn kiếp hả, nếu khốn kiếp, tại sao có
Nguyễn Tuân?
Theo nghĩa đó, vị trí của DTH y chang của Nguyễn Tuân. Chưa bao giờ chế
độ lại cần đến bà như bây giờ.
Dương Thu Hương sẽ được vinh danh, sợ hãi, thờ phượng... y hệt
như Nguyễn Tuân, nếu bà cũng biết sợ như ông Nguyễn Tuân!
Nhưng điều gì đã làm cho DTH khác, khác hẳn Nguyễn Tuân? Điều gì làm
cho bà không thể nào biết sợ như Nguyễn Tuân?
Có hai câu trả lời. Một, DTH cho biết, bà đã từng hèn nhát,
trong cái vụ lấy chồng.
Một, chính là mặc khải, về mình, về đời mình, về thời mình, khi
ngồi bệt xuống hè đường miền nam và khóc. Cùng với mặc khải đó, là mặc
khải nhà văn sau 1975.
Như Graham Greene đã từng chỉ ra, nhà văn là cái kẻ, chỉ chờ cái nón
rớt xuống, là chạy vội về phía những kẻ thất thế, thua thiệt, bị khinh
khi: Miền Nam. Nguỵ.
Mà có lẽ cũng đếch cần tới một ông Greene chỉ ra. Bởi vì, thế nào là kẻ
sĩ Đông Phương?
Là kẻ phù suy, không phải kẻ phù thịnh.
Và nếu như thế, liệu có thể gọi bà là nhà văn miền nam "sau" 1975?
"At the very instant of reading it, he [Rousseau] wrote later, "I saw
another universe and became another man."
Câu trên đây, là của P.N. Furbank, điểm cuốn tiểu sử mới nhất của
Jean-Jacques Rousseau: Restless Genius, trên tờ NYRB.
Đúng vào lúc tôi đọc nó, tôi nhìn thấy một vũ trụ khác, và trở thành
một người khác.
Đây chính là mặc khải cay đắng, chua chát, của DTH vào một ngày 30
Tháng Tư năm nào.
Đừng bao giờ cụp mắt xuống.
Câu trên, một lời khuyên của
một nữ văn sĩ Tây, khi trả lời tờ Lire, Đọc, số Tháng Năm đặc biệt dành
cho những thiếu nữ, là lời DTH nhắn gửi lại đất nước, mà bà tạm phải
rời bỏ.
Lạ, khi được hỏi, bà thích tính tình gì ở người đàn ông, bà trả lời, sự
mong manh, la fragilité, còn ở người đàn bà, sức mạnh.
Như thể trả lời giùm DTH.
*
Khi gọi DTH là nhà văn miền nam Việt Nam sau 1975, thì một hệ luận từ
đó, là, bà là nhà văn đầu tiên, của thế hệ nhà văn Việt Nam kể từ khi
chiến tranh chấm dứt.
Nhà văn, theo nghĩa của Greene. Kẻ, chỉ chờ cái nón
rớt xuống, là chạy vội về phía những kẻ thất thế, thua thiệt, bị khinh
khi: Miền Nam. Nguỵ.