Gấu, nhà văn
Lá khô vì đợi chờ,
Cũng như đời mình quá âm u (1)


Trên tờ Văn, số tháng Hai & Ba, 2006 có bài của Ngự Thuyết, "Thử đọc lại ba bài thơ cũ", trong có bài Người Điên của Bùi Giáng.
Nhân đó, ông bàn [thường thì Gấu sử dụng từ "phán"] về Bùi Giáng. Về cái tật mê lá và mê nói lá [i] của nhà thơ này.
Theo Ngự Thuyết, khác với Hàn Mặc Tử và Bích Khuê, Bùi Giáng không hề bị xác thịt ám ảnh, theo nghĩa dầy vò. Hoàng Hậu đẹp thong dong, Ni Cô đẹp không lời... Nhưng, Bùi Giáng thích nói đến cái giống của đàn bà.
Ông than khóc Marilyn Monroe:
Giữa hư vô nếu ta còn
Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta
Úp môi ôm mặt khóc òa
Cồn lê lên miệng là ba bốn lần
[Ngự Thuyết tô đậm].
Ông thích dùng chữ lá cồn [lại nói lái]. Một tập thơ của ông có tên là Lá Hoa Cồn.
Bài Em Là:....
Quên luôn cả lá cồn
Quên nước nguồn nước suối
Vì nhớ em luôn luôn
.

Lá, lá diêu bông, lá đa"
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.

Nhưng, tuyệt nhất, theo Gấu, là những dòng ca dao sau đây, khi lá không còn là lá, mà trở thành một cái gì thật trong, thật sạch, thật gần gũi. Và thật thèm.
Anh đi, em ở lại nhà
Cái dưa thời khú
Cái cà thời thâm.
Nghe lời nhạc TCS, có lẽ cũng nên liên tưởng tới những câu ca dao trên thì mới thật đã.
Lá khô vì đợi chờ mà đi với Cái dưa thời khú, mới thật là tuyệt cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền cụ thể, thế mới tài tình!
*
Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller:
Nơi chốn âm u và ẩm ướt đó, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo đó, còn là nơi Thượng Đế thường xuyên chơi trò núp lùm!

(1) Tính viết bên lề bài TCS bị VC hăm xử tử, nhưng như vậy thì hỏng quá! NQT

Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ" của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư phụ, nhưng chưa hề nhắc tới những đoạn tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những đoạn viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John Updike, trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện, làm một cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo dậy dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ phải cầm tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ phóng ra ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm tay thằng học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và đè được cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!
*
Có vẻ như cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.

Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện Thanh.
Trong khói súng xây thành.
Mắt quầng thâm mất ngủ.
Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.
Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova!
xxx

Có một điều thật là lạ, trong bài Em Pleiku má đỏ môi hồng, được Phạm Duy phổ nhạc.

Gấu có đọc bài PD viết, khi phổ bài thơ. Rồi đọc bạn bè của Vũ Hữu Định, viết về nhà thơ, về bài thơ, về Pleiku.
Nhưng chẳng ai nhắc đến, chi tiết thần sầu, tuyệt cú mèo, ở trong bài này.
Xin thưa, đó là hai chữ "xa lắc".
Mai xa lắc, trên đồn biên giới,
Còn một chút gì,
Để nhớ để thương.

Gấu nghi rằng, khi hạ hai chữ "xa lắc" Vũ Hữu Định chắc là bị ám ảnh bởi hai chữ "quằn quại" của Huy Cận.
Đồn xa quằn quại lá cờ,
Phất phơ nghe tựa ngàn xưa thổi về
[Viết theo trí nhớ]
xxx
Ngày qua tháng lại, ta còn ngẩn ngơ,
[Bùi Giáng dịch Apollinaire:
Les jours s'en vont
Je demeure]
 là do "mai xa lắc", mà ra.
Đây cũng là cái tâm trạng bùi ngùi của Đặng Tiến, ngày nào, khi đọc Hoài Khanh:

Mỗi con người đều bị thời gian cuốn đi. Sở dĩ Hoài Khanh thường nói đến thời gian, vì chàng có một ý thức lưu đày trong thời gian : mỗi ngày mỗi tháng trôi qua, mòn mỏi một ít cô đơn, mà Hoài Khanh thì vẫn còn trơ vơ với số phận.

Sau lưng là một khoảng hư vô, trước mặt là con đường vô định :

Nước xuôi lạnh một giòng sầu

Biết về đâu hỡi mấy màu thời gian
Nguồn

Ngày qua tháng lại, Bông Hồng Đen thì xa lắc, bên kia đời, mà Gấu này thì cứ ngẩn nga ngẩn ngơ...

Có vẻ như cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.
Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện Thanh.
 Trong khói súng xây thành.
Mắt quầng thâm mất ngủ.
Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.

Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova.
Không phải tôi cầu nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối

Thay cho một lời mở đầu - Instead of a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an nhân dân N.I. Yezhov, tôi trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một bữa, có một người 'nhận ra' tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng đằng sau tôi, và, người này, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng như tỉnh ra, hết ngơ ngẩn - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và thầm thì vào tai tôi [mọi người ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên một nơi đã có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova
*
Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
Viết một cuốn thơ thì cũng giống như thả một cánh hồng xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng dội của nó.
An idea is not responsible for the people who believe in it.
Một tư tưởng thì đếch có phải chịu trách nhiệm, về cái chuyện, cả một dân tộc ngu muội đã tin vào nó.
DON MARQUIS
Câu đầu, Gấu thuổng, mà không biết, và đã viết ra được câu sau đây.
"Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi": Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…
Liệu những cánh hoa như vậy có "tải" được không, và những tiếng vọng, có "nghe" được không?
NQT: Vô Kỵ Giữa Chúng Ta