Gấu, nhà văn

"Ông vẫn thu gom ba chuyện tiếu lâm...", một nhà văn hỏi Norman Manea.

Theo như Gấu được biết, một trong những lý do HHT bị đưa vô Chí Hoà, là thu gom chuyện tiếu lâm sau 1975.
Duyên Anh, thì do một chuyện trước 1975.
Câu chuyện tiếu lâm này, về Bác, tôi tin là có thực, không hề bịa ra. DA chắc đã được nghe kể lại, một sự kiện thực.
Đó là chuyện, một em bé nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ, ở Miền Bắc, được vinh dự gặp Bác, và được Bác thơm vô trán, hay má, đại khái vậy. Về nhà, em nhất định không chịu rửa mặt, sợ mất cái kỳ tích đó.
Mấy ngày sau, em lấy tay quẹt chỗ được Bác thơm, đưa lên mũi ngửi,  khoe, vưỡn còn mùi Bác Hồ!
Tôi tin, khúc đầu có thực, khúc sau, DA phịa ra, và bị đi tù, vì khúc sau, chứ không phải khúc trước.

Câu chuyện tiếu lâm về Bác, của riêng Gấu, được kể trong thời gian học tập cải tạo tại Duyên Hải, Cần Giờ, nó có những nguyên nhân trước đó. Nếu không kể những nguyên nhân, sợ không làm sao hiểu nổi, tại làm sao có một thằng ngu như Gấu, dám bôi bác Bác, khi ở tù VC.


Cái thú lưu giữ kỳ tích, không phải chỉ ở trẻ em, thí dụ như em bé nhi đồng đã từng được gặp Bác, nhưng luôn cả ở người nhớn, nhất là những anh chàng mê gái, và, những anh chàng "nhà dzăng"!

Về cái chuyện vưỡn còn mùi ở trên, Gấu biết rõ một ông - ông anh vợ... hụt - đã hành xử đúng như em bé nhi đồng được Bác Hồ thơm một cái.
Ông này, lần đầu tiên được sờ vào... bướm, thế là nhất định không chịu rửa ráy tay chân, súng ống... cứ hân hoan phơi phới ra về, mang theo cái mùi hành quân, dấu binh lửa, chẳng thua gì Monica với tấm váy thiêng của em, để ấp ủ, để dành để dụm, để, mãi đến ngày hôm sau, khoe với Gấu, bữa hôm qua tao đã biết "mùi đu đủ xanh" - thôi thì nói đại - mùi... bướm nó ra làm sao rồi! (1)
Người đưa ông đi, là một ông nhà văn Miền Nam, bạn của Gấu.
Ông này, sau đó, lại phải đưa Gấu đi một lần cho biết. Nhưng đến khi bà chủ quán hỏi, cậu có đi không, Gấu ngu quá, ngây thơ quá, lắc đầu, thế là lần đó hụt... đi!
(1) Cây thơ thần sầu, Xếp tàn y lại để dành hơi, của ông vua mê gái Tự Đức, chắc là cũng được mặc khải từ đó?
*
Nhưng, trong tất cả những kinh nghiệm, kỷ niệm... tuyệt vời như thế đó, không của ai so được với của bạn Cẩn, một trong Thất Hiền, bẩy ông bạn thời đi học của Gấu.


Trong những năm chiến tranh, Gấu cũng có vài dịp may, thoát ra ngoài cuộc chiến, nhưng đến giờ chót, do trắc trở, hoặc bỗng...  đổi ý, thành thử phải đợi đi  tù VC xong xuôi, mới xin phép nhà nước cho cái giấy thông hành đi du lịch đất nước Lào. Và nhân đó, mới có dịp chuồn.
Cái vụ việc đi vượt biên bằng đường du lịch này, có thể là gia đình Gấu là những người tiên phong!
Cứ mỗi lần nhớ lại, là nhớ luôn nét mặt ngạc nhiên của anh chàng sinh viên Luật, người Thái Lan, được Cao Uỷ Tị Nạn mướn, chuyên lo việc thanh lọc, tại trại cấm Sikiew Thái Lan, năm nào.
Gấu đã từng kể vụ này, về nụ cuời của anh ta, khi hỏi mày biết mấy ngoại ngữ, mày có bằng cấp gỉ mà dám vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình văn học?
Tuy nhiên, nét mặt ngạc nhiên đến sững sờ của anh, Gấu vẫn để dành, cho một dịp khác, như bữa nay.
Lần phỏng vấn thanh lọc đó, là vào buổi sáng, kéo dài tới trưa. Gấu nhìn ra hành lang, thấy mấy phòng khác xong xuôi, hình như chỉ còn phòng Gấu. Rồi thấy một chị Thái, chắc đồng học với anh chàng đang hỏi cung Gấu, đi vô. Chắc hai anh chị hẹn nhau ăn trưa. 
Gấu thấy anh ta ra lệnh cho anh chàng thông dịch viên, nói với Gấu, chỉ được quyền trả lời, Yes or No. Cấm trả lời dài dòng. Gấu tin là, anh ta đã quyết định xong xuôi, trường hợp của Gấu, chỉ hỏi thêm vài câu cho xong cái bảng câu hỏi của Cao Uỷ đề ra.
Gấu cũng tin là, anh ta tin những gì Gấu đã trình bầy
Nhưng chính mấy câu hỏi thêm này, cho đủ bộ, làm anh ta sững sờ.

-Gia đình mày và mày đi ra khỏi nước Việt Nam bằng phương tiện gì?
Bằng xe hơi.
Anh ta nhướng mày:
-Xe hơi? Của ai?
Của hãng du lịch.
Nhìn nét mặt của anh, Gấu biết là hỏng rồi.
*
Cũng là nhờ anh bạn CVN, nhiếp ảnh viên UPI ngày nào.

*
Châu Văn Nam và Hai Lúa
@
RX, một nơi chốn nổi tiếng của Vạn Tượng.
Hồn Thiêng Thành Phố

Lâu lâu, chợt nhớ lại, đôi lúc, Gấu có cảm tưởng, về cái sự hụt... đi, [lại...  hụt đi!], có thể do... sợ.
Và có thể do.. ân hận!

Sợ không còn có dịp đêm nghe tiếng đại bác!
Ân hận nếu mình bỏ đi, thì ai... chết thế mình!

Lần đầu đọc Steiner, là Gấu nhận ra, đúng rồi, ông này cũng có nỗi ân hận đó.
Ân hận vì đã... thoát chết tại Lò Thiêu!

Gấu cũng có một nỗi ân hận y chang Steiner: Lần thoát chết vì mìn VC tại nhà hành nổi Mỹ Cảnh.
Vừa dính mìn, chưa kịp té xuống, là đã nghĩ ngay đến Bông Hồng Đen. Không phải nghĩ, theo cái kiểu, thế là mình chết, hết còn dịp gặp em nữa, mà quái quỉ thật, chỉ lo em giận! Em đã nói, đừng có ham đi... chơi bời, đi ăn đi uống ở ba chỗ đông đúc, nhà hàng quán nước. Dặn đi dặn lại, không chịu nghe lời, giờ khổ thế này!