BVVC

**
Tết này, diện bộ này, về HN gặp "bạn văn", tại
Điểm Hẹn, Chez Rendez-Vous, vào đêm giao thừa,
thì cũng được đấy nhỉ!
Nhưng chỉ sợ, lại phải trầm trồ, "Vĩ đại thay là đồn CA ..." (1)


(1) "Vĩ đại thay, là đồn Công An! Đó là nơi tôi có hẹn với Nhà Nước."
'What a great thing is a police station! The place where I have the rendez-vous with the State'.
[Phu quân tôi, nhà thơ] Mandelstam thường nhắc câu trên, của Khlebnikov.
Nadezhda Mandelstam: Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng.
Brodsky: Ai điếu Nadya
Great poetry 'hurt' her into prose.

*
Lần về Hà Nội đầu, đầu thiên niên kỷ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, gặp những bạn bè chẳng hề quen, trong có NTS, liền tập tức anh làm Hai Lúa nhớ đến một người bạn thân, cùng học Nguyễn Trãi, mà Hai Lúa bỏ lại khi nhẩy vội lên con tầu xuống Hải Phòng, chạy một mạch vô Sàigòn.
*

Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy, Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã  có lần nham nhở hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.

"Nhưng mà này, có còn cái gọi là Hà Nội.... "

Có thể nói, cũng là cảm giác ấy, của tay nhà văn ra đi từ miền Bắc kia, khi nham nhở như thế đấy, tuy nhiên, bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, sung sướng hạnh phúc hơn nhiều, khi Hai Lúa gặp một nhà văn ra đi từ Hà Nội, cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.

-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954 cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?

Thế mình về được rồi! Phải về rồi!

Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt.
Lần Cuối Sàigòn
*
Hậu quả là gì, thưa ông?
- Sự mất giá.
 Ai mất giá?

Hai Lúa sợ rằng phải nói ngược lại.
Chính cái chợ chiều đó mới là hy vọng của văn chương trong nước. Đó là cách tốt nhất để huỷ diệt cái giá trị đã từng áp đặt lên những nhà văn. Thời cơ vàng để bắt đầu viết.
Không có ai, không có bất cứ một thứ quyền lực... nào bảo hiểm cho nhà văn ngoài tác phẩm của người đó
Hội Nhà Văn, lại càng không.

Nhân đây post lại đoạn Pasternak nói, về ý trên.

18 Tháng Sáu [1936]: Marxime Gorki ngỏm. Từ lâu, nhiều người tin rằng Staline đã cho đầu độc nhà văn nhớn, đầu tầu văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa này.
19 và 25 tháng Sáu: André Gide tới Moscow... "Căn hộ sáu phòng thoải mái tại Métropole. Tắm rất ư thoải mái; ăn với vợ chồng Aragon... Pasternak tới nhập bọn. Mặn mà lắm, nhất là cái nhìn, nụ cười..."

Tới 30 Tháng Tám 1940, Gide trở lại với đề tài này: "Pasternak, tay độc nhất tôi "tin cậy được" ở Liên Xô, kể cho tôi, về cuộc nói chuyện của ông với tay Lounartcharski. Tay này say sưa với những kế hoạch cứu [sauvegarder] văn hóa, ông ta tin rằng, nó đang gặp nguy.
"Tại sao lại phải tìm cách bảo vệ nó?" P. quạt lại anh ta. "Cái đám khốn nạn Hội Nhà Văn Nhà Véo gì đó đang làm cho nó trở thành điêu tàn, mảnh vụn hả? Thì kệ mẹ tụi nó. Mà này, hãy phụ chúng một tay...", giọng P. trở nên run lẩy bẩy vì xúc động, "Bởi vì, chỉ sau đó, may ra mới có được cơ may, từ ba cái rác rưởi, mảnh vụn, điêu tàn...".
André Gide: Sổ Ghi từ Liên Xô về, Nhật Ký II, 1926-1950, nhà xb Gallimard, tủ sách Pléiade, 1977, trang 524, trang 727.
Nhật Ký Tin Văn


Hai Lúa có lần nhắc tới ông anh Hiếu Chân, và lần ông đi dự hội nghị Hội Nhà Văn quốc tế, tức PEN, ở Tokyo. Ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức PEN Việt Nam, cùng với những ông Đỗ Đức Thu, Vũ Hoàng Chương...

Nhân đây cũng xin nói một tí về PEN Việt Nam, và những ngày đầu của nó.
Có Hội, thì có Họp. Muốn họp thì phải có trụ sở. Thế là sau khi thành lập Hội, mấy ông già nhà văn bèn đi kiếm một căn nhà dựng bảng hiệu, kiếm một em làm thư ký, đi ra đi vô, và kiếm một ông trong bọn làm ông Từ giữ đền.
Ông anh HC của Hai Lúa được tổ chức giao cho chức vụ ông Từ. Ông Từ thấy cô thư ký ngon quá, bèn xáp vô. Cô có bầu, thế là ông Từ phải đi muớn một căn nhà nho nhỏ cho cô em.
Cả đời ông anh Hiếu Chân của Hai Lúa chỉ mong có tí con trai, để nối dõi "nghiệp văn", hay nói theo ông, để nối dõi tông đường!
Còn một cô nữa, hồi ông làm nhiệm vụ đưa đồng bào vô Nam tại đầu cầu Hải Phòng.
Cái cô ở Hải Phòng đó, Hai Lúa cũng đã kể sơ qua rồi. Trong Ông anh HC.
Cả hai cô đều cho ông hai cô con gái.
Rõ khổ!

Nhớ, hồi đó, nhà thơ TTT, nghe chuyện, cười ngất, phán: Mấy ông già thì chỉ kiếm được thứ mấy em đó thôi!
Đâu có bảnh như Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, không thèm đi kiếm mà em tự động tới?
Nhưng, theo Hai Lúa, Kiệt đau hơn nhiều. Bởi vì cô học trò mi-nhon, kiếm ông thầy, xin thầy cho em gặp riêng ở nhà thầy đó, gặp thầy, là chỉ nói một câu, em yêu thầy, rồi.... bye, bye.
Bởi rằng thì là em chỉ cần "kỷ niệm đẹp"!

Bỗng dưng, Gấu nhớ đến một em của nhà văn Durrell. Em này mê viết văn, mê quá là mê, mà viết chẳng ra gì, em mới đi coi bói, hỏi cõi âm, coi mình có thành nữ văn sĩ được không. Cõi Âm phán, tại rằng là vì em còn nguyên, chưa có "vết thương dậy thì" [tên tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ miền nam trước 1975]. Thế là em đi gặp một ông trùm văn nghệ, năn nỉ, anh giúp giùm em, để em làm nhà văn!
Bố lếu bố láo thiệt!
*
*
@ nhà BNT tại Hải Phòng.

Lần gặp BNT, bi giờ nghĩ lại, cũng thật là ly kỳ, và thú vị.
Như bức hình cho thấy, đó là ngày 15 Tháng Sáu, 2001. Lần về thứ nhất.

Trước khi về, NTV, chủ nhà xb Thời Mới, nơi in cuốn Chuyện Kể Năm 2000, nhờ, gặp BNT giùm.
Trong câu chuyện, giữa đám bạn mới quen ở Hà Nội, Gấu vô tình nói, cần phải gặp ông này một tị. Thế là chuyến đi được soạn thảo, ở đâu đó, Gấu không biết, nhưng đã được thực hiện. Gấu nghi, đây hoàn toàn là do lòng tốt của mấy "bvvc" mới quen. Nhưng bi giờ, nhớ lại, và tự hỏi, lỡ ra mà Gấu này vô tình buột miệng, muốn yết kiến nhà văn DTH, không hiểu sự tình sẽ ra sao!

Gặp được BNT cũng coi như là quá vui rồi.
Ngay câu đầu, ông gửi lời cám ơn, và hỏi thăm tới gia đình LMH.  Ấy là vì LMH có đi một bài điểm cuốn CKN2000.
Nhưng, lời cám ơn đó, chỉ có... một nửa dành cho LMH.
Nửa kia nó như thế này:
Tớ có đọc bài cậu viết về cuốn của tớ rồi. Cám ơn cậu, tuy cậu đập tớ một cú thật ra trò!
Đọc CKN2000: Cái Đẹp và Con Thú


BVVC: Bạn văn VC