*

1 2


Tuổi Bụi
hay là
Nguồn gốc tiếng Việt, của một cụm từ tiếng Tây
3
The idiocy of village life...
Karl Marx
D.M. Thomas mở ra chương Sáu, cuốn Tiểu Sử Solzhenitsyn, bằng đề từ trên. Liệu chính sự ngu dốt của dân quê, và tiếp theo đó, trận đói năm Ất Dậu, làm cả miền đất trở thành một miếng mồi ngon, tức mầu mỡ, để gieo xuống mầm độc, là chủ nghĩa Cộng Sản?

Anh sẽ hân hoan dâng đời anh cho Lênin.
[I would gladly give my life for Lenin].
[Thư từ tuyến đầu gửi về cho vợ của Solzhenitsyn].
Đâu có thua gì "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!"?

Đó là lý do, không phải Solzhenitsyn, nhưng bắt buộc phải là Brodsky mới làm được việc, đánh dấu chấm hết to tổ bố, cho văn học Xô Viết.
Tương tự, không phải Bảo Ninh, hay Dương Thu Hương, người khai tử văn học hiện thực xã hội miền bắc phải là Nguyễn Huy Thiệp.
Bây giờ, thằng con của ông khai tử ông bố, tức cái gọi là Gia Đình Trị, chính nó đẻ ra cái gọi là Đảng Trị!
Gặp Phật còn làm thịt nữa là gặp... Quỉ!
Nói rõ hơn, cho dù cái ông bố này đã từng làm nên những kỳ tích gì gì đi chăng nữa, thì cũng đã đến lúc xẻ thịt, chia phân, chia phần...

Le Carré viết, trong lời tựa cuốn Single & Single, chỉ cần tìm tí ti, là thấy ê hề: Danh sách những thằng con giết người, vật ông bố của chúng ra ngủ, trên cái giường văn học, thật là ấn tượng.
Bạn có nhớ thằng con trai, sĩ quan, trong Con Gái Viên Đại Uý, bị ông bố tống ra tiền đồn heo hút, nằm mơ thấy ông bố bịnh, tới bên giường vấn an, hoá ra không phải bố mà là Pugachev, tay nông dân nổi loạn sau bị nữ hoàng Nga, là Catherine, xử tử?

Gấu đã có lần tự hỏi, có bao nhiêu đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam, nằm mơ sáng ngủ dậy, thấy bố mình biến thành anh Ba Duẩn, anh Sáu Kiệt..., câu hỏi đó, là được gợi ý từ Con Gái Viên Đại Uý, của Pushkin.

... You can't hide behind the Gulag or the Revolution - I'm your  victim!
Đừng trông mong trốn chạy, ẩn náu đằng sau Lò Cải Tạo, hay là Cách Mạng. Ta là nạn nhân của mi!
D. M. Thomas.

Cách Gấu làm quen tay Thomas này thật là buồn cười: Lầm với Dylan Thomas. Ra tiệm sách cũ, kiếm, và mê liền. Quên luôn Dylan Thomas.
Cuốn Hồi Ký của ông mới thật là tuyệt vời: Hồi Ức và Ảo Giác, Memories and Hallucinations.
Cụm từ "Mi không thể trốn đằng sau Trại Tù và Cách Mạng" ở trên, làm Gấu nhớ đến một câu văn của chính Gấu, "Bây giờ mi đâu còn chiến tranh để mà ăn vạ...", trong Cõi Khác

*
Boris Pasternak mất ngày 30 tháng Năm 1960. Đám tang của ông là một sự kiện rất khác thường, phải nói huyền bí. Lần đầu tiên nhà nước quyền uy tột bực này đành phải than, tớ chịu thua.... thơ!
Mẩu tin chính thức về cái chết thì ngắn ngủn, và lời nhắn tin độc nhất về lễ tang, là một mẩu giấy viết tay, không biết ai dán ở cửa kính phòng bán vé ga Kiev Station, Moscow, nơi bán giấy xe lửa đi Peredelkino, chỗ ở khi còn sống của nhà thơ, bên ngoài Moscow: Đám tang bắt đầu bốn giờ chiều ngày thứ Năm, 2 tháng Sáu.
Bị bóc bỏ, lại có người dán lại.
Nhà thơ thật là đẹp trai, trong cái hòm của mình, và giống Dante. Orlova nhận xét, trong đám tang Pushkin, có một bức chân dung nhà thơ trên cái hòm của ông, của họa sĩ Bruni. Trên cái hòm của Pasternak, cũng có một chân dung của ông, do một hậu duệ của Bruni, vẽ. Nhà văn Nga, là gia đình, ruột thịt. Có vài ông cớm chìm, len lén chụp, có mấy ông ký giả ngoại, làm, việc của họ. Còn lại, đám đông chừng ba, bốn ngàn, bữa đó, ở nghĩa địa, là do yêu nhà thơ. Có người la lớn: Ông ta yêu giới thợ. Người khác thét: Ông ta nói sự thực. Một người khác nữa: Ông ta bị làm thịt [He was killed].
Và đám đông hưởng ứng: Nhục! Nhục!, Nhục!
D.M. Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta. Chương: Cái chết của một thi sĩ.
*
qua
Album from Hell:
Nhận đồ thăm nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928.
Ivan Zaitsev, một cựu tù, cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài, suy dinh dưỡng". Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.
Nhân Ngày Phụ Nữ, xin vinh danh các bà một phát ở đây!
(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập trung Xô viết", trên tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005
*

Tôi nhớ các bạn bè của tôi, và tất cả những gì mà tôi nhìn thấy, là xác người, hàng
núi xác. Tôi không nói quá, tôi muốn nói,  núi... Tôi lúc nào cũng đau thương nhức nhối.
[Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga] Shostakovich: Testimony: Lời Chứng

D.M. Thomas, viết về cuộc đời Solzhenitsyn, mê lời tựa Gulag, cái tính trực khởi của nó, nhất là đoạn này:
"Vào năm 1949, một vài người bạn và tôi đọc mẩu tin thật là có giá trên tờ Nature, một tạp chí của Hàn Lâm Viện Khoa học, về một nhóm thám hiểm khu vực sông Kolyma River, đào sâu tới một vùng băng, và trong vùng băng, có một con suối, trong con suối có vài ba thứ sinh vật từ thời tiền sử, chúng được bảo quản [nhờ băng giá] tuyệt đến nỗi, vừa mới được phát hiện, là đám người hiện diện tranh nhau vồ, và, khoái trá ăn tươi nuốt sống liền lập tức".
"Solzhenitsyn, ngán ngẩm cho nhà nước, về bản tin nguy hiểm như thế - uyên nguyên, hào hùng, xác thực - để lọt ra ngoài, đã gật gù cùng bạn bè vây quanh: Chúng tôi hiểu liền, bởi vì chính chúng tôi đã từng trải qua những giờ phút khoái trá ăn tươi nuốt sống như vậy..."
Đọc tới đây, Gấu chợt khoái trá nhận ra rằng, Gấu cũng hiểu, và cũng đã từng trải qua những giây phút khoái trá như vậy.
Nói rõ hơn, chỉ đến khi đi cải tạo, Gấu mới được thưởng thức, lần đầu tiên trong đời, những cao lương mĩ vị sau đây:
-Thịt chuột đồng bằng miền nam.
-Tôm tươi: Vừa tóm được ở dưới nước, là đưa ngay vô miệng....
Ăn chuột khoái trá, nhưng săn chuột, cũng khoái trá chẳng kém!
*
Nhờ tù VC, Gấu tôi phát giác ra được, ít nhất là hai chân lý, rất ư là tuyệt vời, một liên quan tới cơ thể con người, và một, tới miếng ăn là miếng tồi tàn.