Ai Tín
Cao Bồi đã mất.
Bà [PXA] quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không được thanh thản.

Tin Văn và Gấu thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn Cao Bồi sớm siêu thoát.
NQT

Những giây phút cuối cùng của PXA
Nguồn
Nhà nước 'kín đáo' chia buồn.
Le jeudi 21 septembre 2006

L'hommage discret du Vietnam à Pham Xuan An, "l'espion parfait" (1)
Agence France-Presse
HANOI
(1) Tên một tác phẩm của John Le Carré  A Perfect Spy

Décès de Pham Xuan An, agent double vietnamien pendant la guerre.
Điệp viên hai mang Phạm Xuân Ẩn đã ra đi.
Agence France-Presse
HANOI
Phạm Xuân Ẩn, điệp viên VC nổi tiếng, chui vô màng lưới Mẽo trong chiến tranh Việt Nam, ký giả nhiều báo, hãng tin nước ngoài, đã mất bữa thứ tư, thọ 79 tuổi, theo nguồn tin y tế.
Tên phản bội, với một số người, nhà tình báo hoàn hảo, với một số người khác, viên tướng về hưu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã mất tại quân y viện 175, tại Sài Gòn, bây giờ là TP. HCM.
"Ông ta mất lúc 11:20 sáng do bị bệnh phổi nặng", một quân y sĩ, ẩn danh, cho AFP biết. "Ông nhập viện cách đây 50 ngày, trong tình trạng nguy kịch".
Sinh tại Miền Nam, làm gián điệp cho chính quyền cộng sản Hà Nội, được họ cho đi Mẽo vào năm 1957. Về năm 1959, trở thành điệp viên hai mang, nằm vùng ngay tại ổ cơ quan tình báo của tổng thống Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm.
Sau đó làm cho thông tấn xã Việt Nam, rồi thông tấn xã Anh, hãng Reuters, trước khi làm phóng viên cho tờ Time của Mẽo trong 11 năm.
Được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, ông cũng được cho đi "học tập cải tạo" và cấm gặp gỡ những người nước ngoài trong nhiều năm.

Nguồn


Ở đây có scan mẩu tin trên Time,
nhưng do trục trặc kỹ thuật bị deleted, không còn nguyên bản

Cựu chủ viết về nhân viên cũ.
[Tạm dịch: Từ trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam, là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.]
*
Note: Thay vì viết về bạn, thì viết về thế giới của bạn. Cũng là một cách tưởng niệm bạn.
.
Một trong những cuốn hậu-James Bond, tức những cuốn của những tác giả viết tiếp Ian Fleming, có một cuốn, Gấu đọc những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, thật là tuyệt vời, có khi còn hay hơn cả James Bond chính hiệu.
Tên của nó là James Bond: Tiểu sử "không được phép", [The Unauthorized Biography]. Không nhớ tên tác giả. (1)
(1) Tra trên net:
"James Bond: The Unauthorized Biography of 007" by John Pearson.
Cuốn này bắt đầu khi James Bond mới ra trường, được gửi tới Paris, khi thành phố này bị Nazi chiếm đóng. Partner của anh, là một người đẹp số 1, vũ nữ số 1, và là người tình của một ông SS số 1.
Trai tài gái sắc, đồng nghiệp điệp viên phục vụ nữ hoàng, làm sao không quấn quít mí nhau.

Đùng một cái, James Bond được lệnh cấp trên: Phải làm thịt em, vì là gián điệp hai mang, có cơ nguy bán đứng tất cả màng lưới MI ở Pháp.
Đau quá, tuyệt vọng quá, bữa đó, đúng sinh nhật nàng, chàng quyết định cùng chết.
Paris phóng 'solex' như bay, [Nhại thơ Nguyên Sa: Sài Gòn phóng solex như bay], và cứ thế bay xuống sông Seine, cùng người đẹp.
Người đẹp chết, nhưng chàng không chết.
Và chàng tự nhủ, cuộc đời còn lại, là thừa.
Thí cho nữ hoàng!
*
Gấu cứ nhớ cái đoạn bạn ta đi học ở Mẽo, mê một em, hoặc em Mẽo mê, nhưng tổ quốc réo gọi, về.
Có thể, bạn ta 'cẩm' [comme] như James Bond:
Tổ quốc Xạo Hết Chỗ Nói kia ơi! Thí cho mi, cái mạng cùi này!
*


...các tài liệu thư khố của CIA, Bộ ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng, cũng như hồi kí của đại sứ Ba Lan Maneli, tôi biết phải đến sáng ngày 2.9.1963 mới có cuộc nói chuyện đầu tiên và duy nhất giữa Ngô Đình Nhu và Maneli (ngay buổi chiều, ông Nhu lại đi khoe ngay với sếp của « CIA station »). Quá muộn rồi.
Nguồn
Viết như thế này, về một ngưòi đã chết, nhằm vinh danh một người đã chết khác, thì tởm thiệt.
Cái 'ông' [chữ của tác giả bài viết] được vinh danh chắc cũng chẳng sung sướng gì.

....ông thở khó khăn vì bệnh khí thũng (emphysema, khí đầy lá phổi), một phần do hút quá nhiều thuốc lá (mỗi ngày 3 gói) trong suốt 50 năm trời. Lúc đó, có tờ báo ở Cali hay bên Úc đã đưa tin ông từ trần. Ông đùa : « Âm phủ chưa có chỗ cho tôi : dưới đó đầy rẫy gian manh rồi ». Ngồi nghe ông hít vào thở ra để lấy lại hơi, tôi quan sát phòng khách : mọi thứ hình như không thay đổi, ngoại trừ ở góc trong ra vườn, kê một cái giường bệnh viện, có treo sẵn ống thở ôxy cấp cứu.

"một phần do...": Còn phần kia, phần khác, thì do cái gì?
« Âm phủ chưa có chỗ cho tôi : dưới đó đầy rẫy gian manh rồi ».

Câu trên, ý nghĩa của nó 'thảm' lắm, nhất là do PXA nói ra. Tôi sợ ông tác giả bài viết không hiểu được, và, bản thân ông tác giả này, có gì không ổn với Miền Nam trước 1975, nên mới nhắc đến "có tờ báo ở Cali, hay ở Úc".

Ẩn là một tay tiếu lâm, chuyên làm hề, hoặc châm biếm, về chính mình. Theo Manea, đây là cách rất hũu hiệu, của những người đã từng sống hoặc đang sống dưới chế độ toàn trị, sử dụng, nhằm tự bảo vệ, gìn giữ lương tâm, trước cái ác, khi bạn bị bủa vây trùng trùng, under siege. Câu trên [trong bài trên Người Nữ Ước: Tôi chưa tìm được nơi nào để ra đi. Địa ngục thì dành cho bọn gian manh, nhưng có quá nhiều kẻ gian manh ở Việt
Nam. Họ chiếm hết chỗ ở địa ngục rồi còn đâu.”], là cùng một dòng, với những câu như:  "Họ không ưa tôi chút nào hết" [Tôi hay nói tếu, họ nghiêm túc ]....  "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn." (1)
Thành thử cái tít viết của ông tác giả này [
Phạm Xuân Ẩn, thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà tình báo chiến lược kiệt xuất và nhà báo tài ba, đã từ trần ngày 20.9.2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh], một cách nào đó, phản lại 'di chúc' của PXA, nếu coi những câu trên là 'di chúc' của ông: "Họ" ở đây, là ai?

(1) Norman Manea: I will very briefly answer your question about self-indulgence. I think it's a very important question, especially when you write a memoir. Following up on what Leonard said about Kafka, I will refer to another quote from Kafka, in which he says: In the fight, in the struggle with the world, always take the side of the world against you. Now, it's difficult to avoid self-indulgence when you are under siege. Experiencing, unfortunately, again and again, another type of siege, it was my feeling when I rewrote the story that I have to struggle for detachment, to try to avoid the posture of victim and prosecutor. One way out may be irony, self-irony, which always helps. [NQT gạch dưới].

Vả chăng, khi PXA không muốn viết hồi ký, tôi sợ rằng, do nghề nghiệp của ông, có thể ông đã ngộ ra điều mà Kundera viết, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội: Chính cái dạng hồi ký, tiểu sử văn học, góp phần trong cái việc tạo ra Mật Vụ, tại những nước Đông Âu (1).

(1) Jeffrey Mehlman: I have a question for Norman Manea. Specifically, it has to do with the reference to Against Sainte-Beuve by Proust, whose argument is that between the writer and the man who lives the life there is an essential distinction. It strikes me that Proust's essay is part of a tradition whose most recent exemplar just happens to be the Eastern European book I referred to this morning, Testaments Betrayed, by Milan Kundera, which, as I recall, is really a book opposing literary biography. Interestingly, it is a very Eastern European book, though written in French, because Kundera's sense is that literary biography is really part and parcel of the mindset that gave us the Eastern European secret police. You let these guys go to work, and they will end up doing what the secret police did to us in Eastern Europe, which is understandable from Kundera's point of view.
[Partisan Review, số Mùa Xuân, 2001]
*
Trước giải phóng, vợ con di tản sang Mỹ. Nhưng sau khi bị một nhà báo tiết lộ, ông đã báo vợ con di tản ngược lại. Sau đó, ông nộp lại một số tiền lớn (không biết là 3000 hay 30000 đô la Mỹ) mà tổ chức đã dành để ông bố trí đưa vợ con đi.

Nguồn
Nữ ký giả, phóng viên [Lương Thị Bích Ngọc] viết những dòng trên, chắc là quen thói hối lộ, hoặc nhận hối lộ rồi. Vợ con Ẩn đi Mỹ, là do Time, [hay CIA?], lo như tay ký giả Mẽo, viết trên tờ Người Nữu Ước. Vụ nhân viên sở Mẽo di tản, dân Sài Gòn ai mà chẳng biết. Cảnh di tản này, và hình ảnh đưa người bằng trực thăng, trên đỉnh một tòa nhà tại Sài Gòn, được một ký giả Mỹ thuật lại, trên tờ báo "net" của ông sếp cũ của Gấu tại UPI, địa chỉ: Digitaljournalist, sau cứ bị lầm là nóc toà đại sứ Mẽo. Ẩn đã từng đứng bên dưới "bai bai" ông bạn TKT như bài trên Người Nữu Ước cho biết.
Có thể, nữ ký giả này định nói, VC mất ba, bốn ngàn đô, để đưa vợ con Ẩn di tản ngược?
Nhưng làm gì có vụ bị một nhà báo tiết lộ, mà là do Ẩn không được phép rời Việt Nam.

Vả chăng, vụ ì xèo về PXA như báo chí trong nước đang làm ồn, sợ cũng là để rửa mặt rửa mũi cho chế độ, sau khi đối xử khốn nạn với ông. AFP chẳng đã từng viết, nhà nước 'kín đáo' chia buồn về cái chết của ông?
Những giây phút cuối cùng của PXA
Nguồn
Nhà nước 'kín đáo' chia buồn.
Le jeudi 21 septembre 2006

L'hommage discret du Vietnam à Pham Xuan An, "l'espion parfait" (1)
Agence France-Presse
HANOI
(1) Tên một tác phẩm của John Le Carré  A Perfect Spy



*

Khi Saigon thất thủ, Ẩn, cũng như các đồng nghiệp thông tín viên khác, hy vọng được di tản sang Hoa Kỳ. Cơ quan quân báo của Cộng Sản Việt Nam có kế hoạch tiếp tục cài Ẩn hoạt động tại Hoa Kỳ. Bộ Chính Trị đoán biết sẽ có một chiến dịch khác sau chiến tranh Việt Nam, đó là thời kỳ vận động chính trị quyết liệt trong đó Hoa Kỳ sẽ có thể thực hiện những hoạt động quân sự không công khai và một cuộc phong tỏa kinh tế đối với Việt Nam. Vậy ai có thể xuất sắc hơn PXA trong việc gởi về từ Mỹ những ý định của Hoa Kỳ? Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh, gia đình Ẩn gồm vợ và bốn đứa con rời Việt Nam bằng phi cơ đến định cư tại thủ đô Hoa Thinh Đốn. Ở Saigon, PXA nôn nóng chờ nhận chỉ thị để bay đi xum họp với gia đình, nhưng lệnh đến từ Bộ Chính Trị không cho phép Ẩn rời Việt Nam.

Như thế, những cứu TKT, cứu ký giả Mẽo ở Cambodia, sợ cũng nằm trong chiến dịch hậu 1975 tại hải ngoại của PXA. [Gấu này viết với sự dè dặt].

*

Trước giải phóng, vợ con di tản sang Mỹ. Nhưng sau khi bị một nhà báo tiết lộ, ông đã báo vợ con di tản ngược lại. Sau đó, ông nộp lại một số tiền lớn (không biết là 3000 hay 30000 đô la Mỹ) mà tổ chức đã dành để ông bố trí đưa vợ con đi.
Nguồn
Cái vụ ba ngàn đô hay 30 ngàn đô này thật hết sức vô lý.
Thứ nhất, nếu để di tản, thì không thể có, vì đã có Time lo rồi, như tất cả những nhân viên sở Mẽo khác. Gấu nếu làm cho UPI đến giờ chót, thì cũng đi theo kiểu này, nhưng đã bị Mẽo đá đít ngay sau hiệp định Paris. Vụ đá đít này, lỗi hoàn toàn do Gấu.
Nếu để di tản ngược thì... khốn nạn quá, sau khi nhờ bức điện, ăn cướp được cả một miền đất, chỉ nội phồn vinh giả tạo không thôi, cũng đủ nuôi không biết bao nhiêu là bọ rồi.
Gấu nghi rằng, nữ phóng viên này lộn với cái vụ me-xừ Ẩn xin tiền bạn bè Mẽo, gửi con đi Mẽo học.
Cái vụ này, dân Mẽo bực lắm, như những bức thư [dạng scan], của độc giả Người Nữu Ước, dưới đây.
1 2 3
Có lẽ cũng nên dịch hai bức thư, để cống hiến một tiếng nói khác, về PXA.
Thư thứ nhất.
THE
SAIGON SPY
Thomas A, Bass's profile of Pham Xuan An, the Time journalist who also spied for North Vietnam, includes an interview with Frank McCulloch, An's boss at Time's Saigon bureau (“The Spy Who Loved Us”, May 23rd). Bass writes, "McCulloch remembers An with tremendous fondness and respect and he says it was a 'great pleasure,’ in 1990, to organize a subscription fund, which raised thirty-two thousand dollars, to send An’s eldest son. . . to journalism school at the University of North Carolina. The list of subscribers to the fund reads like a Who's Who of Vietnam War reporters.” It’s easy to imagine the reaction this provokes among those of us who served in Vietnam and lost comrades there, friends whose families often faced serious financial difficulties after their deaths. Anyone who wonders why active-duty military personnel and veterans distrust the mainstream media need only read those two sentences.
David Clayton Carrad
Augusta,Ga
Điệp viên Sài Gòn
Bài của Bass về con người chỉ hé một tí bộ mặt [profile], là Phạm Xuân Ẩn, ký giả báo Time, và còn là gián điệp cho Bắc Việt Nam, trong kèm cuộc phỏng vấn sếp của Ẩn khi đó, tại văn phòng Time tại Sài Gòn. Ông này "nhớ lại Ẩn với rất ư  tự hào và kính trọng, và ông nói, thật là một 'niềm hạnh phúc lớn lao', vào năm 1990, tổ chức một cái quỹ xin tiền bạn bè, được 32 ngàn đô, để gửi con trai lớn của Ẩn đi học trường báo chí tại Đại học Mẽo. Danh sách những Mạnh Thường Quân này, đọc cứ như là những 'Who's Who of Vietnam War reporters' [Những phóng viên vẻ vang đã từng tham dự cuộc chiến Việt Nam]."
Thật dễ dàng đoán được phản ứng những dòng như trên gây ra, giữa những người trong số chúng ta, những người đã phục vụ tại Việt Nam, và đã mất bạn bè tại đó, những bạn bè mà gia đình thường xuyên gặp khó khăn nặng nề về tiền bạc sau những cái chết của họ. Bất cứ ai còn hoài nghi, tại sao nhân viên hiện đang tại ngũ và giới cựu quân nhân không tin cậy báo chí, chỉ cần đọc hai dòng chữ trên.
David Clayton Carrad
Augusta,Ga

Còn đây, là thư của một đồng nghiệp thời chiến của Ẩn, cũng làm cho Time:
I was a correspondent for Time in Vietnam, and I knew Pham Xuan An for nearly ten years. While spying for the North Vietnamese, An transformed Time's correspondents into an inadvertent worldwide network of spies for  Hanoi. Time had high-level sources who often provided classified information on the condition that it would be kept secret and used only as back-ground. The content of these confidential briefings was circulated internally in the weekly "Time memo,” which was considered so sensitive that copies were numbered and returned after a reading by the editors. The memo contained much useless gossip, but also solid-gold insider reports from the White House, the State Department and the Pentagon. The memo was also circulated to Time bureaus around the world, which were supposed to take equal precautions; An, as a Time reporter, had access to it. I often saw him taking notes from the Saigon bureau chief's confidential reports. These would have included briefings by Generals William Westmoreland and Creighton Abrams and Ambassadors Henry Cabot Lodge and Ellsworth Bunker which often covered operations and strategy scheduled for weeks in the future. Then An would suddenly disappear without a word, presumably to brief his comrades in the tunnels of Cu Chi. I have always questioned the American journalists who insist on romanticizing An. It is one thing to have been against the Vietnam War—many of us were—but quite another to express unconditional admiration for a man who spent a large part of his life pretending to be a journalist while helping to kill Americans.
Zalin Grant
Paris, France
I often saw him taking notes from the Saigon bureau chief's confidential reports:Tôi vẫn thường thấy anh ta chôm tài liệu mật...
Thế mà bi giờ mới khui báo, thế thì có bỏ mẹ không chứ! NQT
*

...các tài liệu thư khố của CIA, Bộ ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng, cũng như hồi kí của đại sứ Ba Lan Maneli, tôi biết phải đến sáng ngày 2.9.1963 mới có cuộc nói chuyện đầu tiên và duy nhất giữa Ngô Đình Nhu và Maneli (ngay buổi chiều, ông Nhu lại đi khoe ngay với sếp của « CIA station »). Quá muộn rồi.
Nguồn
Viết như thế này, về một ngưòi đã chết, nhằm vinh danh một người đã chết khác, thì tởm thiệt.
Người được vinh danh chắc cũng chẳng sung sướng gì.
*
Người vinh danh PXA 'nhất nhất', phải nói là Nguyễn Khải.
Ông này có hai tác phẩm thật là tuyệt vời, và đều từ giấc mơ giải phóng, theo ý nghĩa tuyệt đẹp của nó, trước khi Con Bọ xuất hiện, và, người hoàn thành giấc mơ đó, chỉ với một bức điện chấm dứt cuộc chiến, là PXA.
Tất cả cái gọi là giấc mơ PXA, đã được NK viết ra.
Giấc mơ thật là tuyệt vời và thật là ngắn ngủi của PXA, nếu có thể nói như vậy, đã trở thành hiện thực, ở trong hai tác phẩm giả tưởng của Nguyễn Khải, là Thời Gian Của Người, và Vòng Sóng Đến Vô Cùng.
Tay nhà văn VC này, cũng chỉ có hai tác phẩm tuyệt vời đó thôi, theo Gấu.
Sau ngày 30 Tháng Tư, trước khi Con Bọ xuất hiện.
Những điều trên là một phần nội dung của bài viết, cho một tờ báo hải ngoại của nhà nước VC. Câu chuyện thú vị này, Gấu đã kể lại trong:
Gấu, từ Vườn Thú Sài Gòn, viết báo VC ở hải ngoại. (1)
(1) Nhà Gấu ở ngay kế bên Sở Thú, Sài Gòn.

Nhà tôi ở chân cầu Thị Nghè
*
-Sơ Dạ Hương, tại sao?

Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
-Nhân nhắc tới những nhận xét của người bạn mới quen, ông hãy nói thêm về Lần Cuối đi.
Nếu có điều cần nói, đó là khoảng cách giữa nó với Những Ngày Ở Sài-gòn: 1970-1998, hai mươi tám năm! Đúng là ba mươi năm, vui sao nước mắt lại trào!
-Sau 1975, ông ở lại, gần như mút mùa lệ thuỷ, hết mùa vượt biên mới bỏ đi. Nhân nói đến chuyện vui sao... xin ông cho biết về văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa ở trong nước.
Câu hỏi rộng, và căng quá. Theo tôi, cùng với sự kiện 1975, thoạt đầu, một số người viết Miền Bắc coi đây như là một đổi đời đối với họ. Hay một cơ hội để có được những tác phẩm hiện thực đúng nghĩa, tương xứng với sự kiện thống nhất đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này trong tác phẩm, thí dụ của Nguyễn Khải (Thời gian của người, Vòng Sóng Đến Vô Cùng...), nhưng dần dần họ nhận ra, nếu cứ tiếp tục viết như vậy, những tác phẩm của họ chỉ là đồ dởm. Họ nhận ra, chỉ có thể nói về thất bại của chiến thắng, thay vì ca ngợi nó. Nhưng việc này họ không làm được, phải đợi những người viết khác, thí dụ như Nguyễn Huy Thiệp.
-Ông không nghĩ sự kiện 1975 là một chiến thắng, và cùng với nó, thống nhất đất nước?
Xin cho tôi mượn những nhận định của nhà văn Đức, Gunter Grass, về chuyện thống nhất nước Đức. Ngài mai là ngày hôm qua, Grass nói như vậy, với phóng viên báo Đọc (Lire), nhân cuốn Tất cả câu chuyện của ông được dịch ra tiếng Pháp. Về câu hỏi quan trọng tại sao cuốn sách của ông bị chụp mũ chống thống nhất, ông trả lời: chuyện thống nhất đúng ra là đã có thể xẩy ra vào năm 1989 (xin đừng lộn với năm 1975). Chính vì vậy nên đây là một câu hỏi đau thương, nhức nhối. Thống nhất đã khả hữu mà không cần đến một tiếng súng. Tất cả ngon lành, rồi đùng một cái, mọi chuyện rối bung lên, hỏng bét. Đến lúc đó, tôi đưa ra lời giải thích, rằng chẳng có chi là tự nhiên, bình thường, khi Tây Đức tự coi như sức mạnh thực dân, chiếm cứ cả nước, rồi hè nhau nắm trọn cả đất nước...
-Liệu có một thống nhất khác?
Cái tay phóng viên Lire cũng hỏi Grass một câu na ná. Grass trả lời, phải chấp nhận thực tế hiển nhiên, là chúng tôi đã gây chiến, phạm những tội ác, và phải trả giá... tổ quốc làm tôi đau, đau nhiều lắm. Theo nghĩa đó, tôi hiểu câu nói của Adorno: Sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man. Đây không phải chuyện ngăn cấm làm thơ, mà là một lời cảnh cáo. Vẫn phải tiếp tục viết, nhưng sau Auschwitz, người ta không làm thơ như trước nữa. Kẻ nào muốn thống nhất nước Đức, kẻ đó phải ôm riết lấy Auschwitz. Tất cả câu chuyện về Việt Nam hình như cũng tương tự như vậy. Mỗi người phải ôm riết lấy một cái gì đó. Thất bại của chiến thắng, trại tù... thí dụ vậy.
Gấu trả lời báo Văn
*
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu «hù» Mĩ vậy thôi.
Nguồn: Diễn đàn Forum
Đọc câu trên, là Gấu nhớ ngay ra me-xừ cán bộ lớp học tập cải tạo ngắn hạn 3 ngày tại Bưu Điện. Mặt anh ta đỏ gay, cố kìm cơm giận: Bác Hồ sao lại là bạn của tên Việt gian NĐD!

Nhưng liệu Bác Hồ đã từng có bạn?

Một người thời đó đã miêu tả ông: Trong con người này có chất hề Charlot - vừa tếu vừa buồn.
Il y avait dans sa personne quelque chose de chaplinesque - à la fois comique et triste.
Chào Mừng Sinh Nhạt Bác
*

Đọc bài của ông trên ĐD forum, Gấu có cảm tưởng, ông ta rất phục PXA.
Tất nhiên, dễ hiểu thôi.
Tuy nhiên, trong cảm phục còn có cái gì cay đắng.
Cay đắng? Vì không được nhà nước tin cậy?

Ôi chao, Gấu lại nhớ đến... Brodsky, và chi tiết quái dị: Ông biểu, tờ TLS mà thằng Gấu mua dài hạn đó, cả Liên Bang Xô Viết số người mua dài hạn như mi, đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng ghê nhất, là, trong số đếm được trên đầu ngón tay, có me-xừ Philby, điệp viên Anh sau chạy qua Moscow.
Nhưng Brodsky nhớ ra chi tiết trên, vào lúc nào? Viết ra ở đâu?
Hay, cũng như Gấu, chẳng bao giờ quên được bộ mặt đỏ gay của anh cán bộ giảng dậy?
*
Ấy là lúc, ông vừa đưa tay vô túi kiếm tiền lẻ vừa bước tới một sạp báo bên lề đường. Nhìn thấy hình me-xừ Philby trên tờ báo tính mua, ông bèn để đồng tiền lẻ ở lại trong túi quần.
Nhà thơ rất tởm mấy anh điệp viên.

*
l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển, nhân viên được bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ; mối làm ăn được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng mạo của hắn đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập vai hơn hẳn cái trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép nho nhỏ. Trong bốn năm hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đức, hắn không ngờ mình bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích giật nơi mắt trái, mười lăm năm sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường hằn trên đôi má phính, trên trán. Hắn học được, làm sao để có thể không bao giờ ngủ, không bao giờ xả hơi, làm sao cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái tim của chính mình bất kể ngày và đêm, làm sao với tới những cực điểm của nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao nhận ra niềm dục vọng bất thần không đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu, một vận động, và thuốc, bất kể thứ thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình.
Call For The Dead
*
Giả thử như không phải ông Nhu tính hù Mẽo?
Giả sử như Cao Bồi làm được cái điều, kiếm một người bạn, [độc nhất?], hay đúng hơn, một đàn em, một đệ tử cho... Bác Hồ?

He drifted along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances saw him go into strange fits and thought him a clown.
Frederic Morton, "Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24, 1989.
*
Đang nói chuyện điệp viên, vớ được bài này, viết về cuốn điệp viên ăn khách thế giới, đợp giải thưởng tương đương với The Man Booker tại Đan Mạch.
Rất nhiều sách hứa lèo: Thay đổi người đọc. Vài cuốn làm được điều ngoại lệ , trong có cuốn "Ngoại lệ". Đọc nó, là, bạn chẳng bao giờ có thể nhìn đồng nghiệp hoàn toàn như cũ nữa.
Cuốn sách hớp hồn người đọc còn ở điều này: Mấy 'em' phản ứng ra sao, khi bị "đẩy đến chân tường" [under pressure]?
Và đây là chân lý của ngành điệp viên, chẳng cần phải thụ giáo Cao Bồi:
Ở nơi những tầng sâu hoang vắng, cho dù tới cỡ nào, trong bất cứ một con người, là một tên sát nhân.
Đừng chọc nó thức dậy!
*
Người Kinh Tế, Sept 30 - Oct 6, 2006