*















*

Nhờ mấy đấng BVVC [Bạn Văn VC], Gấu Cà Chớn tìm lại được 1 thằng Gấu trẻ, phê bình gia, tên sa đích văn nghệ.
Đọc lại, GCC phát giác, có hai tên Gấu, một trẻ, một già, y chang có hai Marx.
Gấu Trẻ hồi đó quả là quá mê Mác,1 Mác trong trắng, ngây thơ, tươi mát, chưa vướng 1 tí ác.
Một thứ Mác Xít như là 1 giấc mơ tuyệt vời của nhân loại, qua những bậc thầy như Lukacs, Lefebvre…
Bài trên London Review nhìn lại cụ Mác, khi cụ thọ 193 tuổi.
Đọc loáng thoáng thấy OK, để coi coi…

Nói đến Bùi Ngọc Tấn, không ai không nhắc đến tác phẩm Chuyện kể năm 2000. Đó là một tự sự của nhân vật Nguyễn Văn Tuấn (không dính dáng gì đến người đang viết những dòng này), người bị tù đày suốt 5 năm trời (từ 1968 đến 1973) vì lí do rất vớ vẩn. Những sáng tác hay thường xuất hiện từ những thời kì đau khổ, và thời gian 5 năm tù đày cũng là giai đoạn để nhà văn tích tụ đau khổ thành chữ. Chữ của tác giả trong giai đoạn đau khổ này mang đậm tính nhân văn và bình thản một cách lạ lùng. Nhiều hồi kí “cải tạo” của các sĩ quan và quan chức miền Nam kể lại những cực hình và nhục hình trong nhà tù, thường với giọng văn mạnh, thù hằn, hoặc mỉa mai. Nhưng Chuyện kể năm 2000 thì hoàn toàn khác. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, như độc thoại, tác giả thuật lại những bi kịch trong trại tù làm cho chúng ta có khi phải cười ra nước mắt. Không có mỉa mai, cũng chẳng có hằn học hay hận thù trong câu chuyện của tác giả. Nhà văn tâm sự rằng ông chỉ muốn là người “thư kí, là người chép sử của thời đại”. Chuyện kể năm 2000 là một bộ chứng từ của một chứng nhân cần lưu giữ lại cho thế hệ sau. Tác giả so sánh rằng Nhà văn Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày chỉ ra những ai đã đẩy gia đình ông vào cảnh tù đày, còn ông (Bùi Ngọc Tấn) là chỉ ra toàn bộ cơ chế đã sản sinh ra những bất công xã hội.

NVT: Diễn Đàn Thế Kỷ

Tác giả bài viết so sánh nhảm thật.
BNT là quản ngục đi tù, khác 1 thằng Ngụy đi tù.

Chính BNT còn nhận ra điều trên, khi viết, tôi có phần đóng góp xây dựng cái nhà tù sau đó nó nhốt tôi.
Ông có lần còn cám ơn  nhà tù VC, nhờ chính sách "thanh lọc" của nhà nước, nhốt ông vô tù, cùng tất cả nhũng thành phần chống đối chế độ, mà có được một hậu phương thành đồng là Miền Bắc, nhờ vậy mà chiến thắng Miền Nam.

Khen BNT như thế là…  làm nhục ông.

Thơ Ở Đâu Xa, Ta Về, Tôi Cùng Gió Mùa… đều là “hồi ký” cải tạo cả đấy.
Bạn NVT đọc thử coi có dòng nào “mạnh, thù hằn, hoặc mỉa mai”?

Vả chăng, làm sao BNT có thể “thù hằn, mỉa mai”?
Và, làm sao có thể phán “nhảm”, là BNT đi tù vì lý do "dớ dẩn"?
Ông BNT đi tù vì tội Chống Đảng. Đây là 1 cú tranh ăn lẫn nhau giữa VC, làm sao…  dớ dẩn được?
Có thể BNT không nghĩ là mình “tranh ăn” với đám đang cầm quyền, nhưng chúng phải nghĩ như thế, mới bỏ tù đồng chí của chúng, là ông.
Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn, khi VC bắt "dớ dẩn" những người đòi hỏi dân chủ.
NQT

"Chuyện Kể Năm 2000": Cái Đẹp và Con Thú
Note: Bài trên BBC. Có hai lỗi, Livre de poche, Vie de chien, [không phải en]
[Mới vô BBC, 11.4.2012; 2h.40 local time, thấy sửa rồi, nhưng vờ cám ơn GCC!
Cũng được!]

Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến (phần 1)
Phần 2


Tác giả so sánh rằng Nhà văn Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày chỉ ra những ai đã đẩy gia đình ông vào cảnh tù đày, còn ông (Bùi Ngọc Tấn) là chỉ ra toàn bộ cơ chế đã sản sinh ra những bất công xã hội.

Đâu có đơn giản như thế.
NQT

Nhà văn tâm sự rằng ông chỉ muốn là người “thư kí, là người chép sử của thời đại”.
Đâu có dễ, 1 việc làm như vậy.
Sử nào?
Sử Ngụy hay sử VC?
NQT

Nếu phải chọn một truyện thật ngắn mà lại khái quát thật sinh động một số góc của Việt Nam ngày nay, Người chăn kiến của nhà văn đoạt giải quốc tế Bùi Ngọc Tấn là ứng viên sáng giá.
BBC 

Giải thưởng quốc tế của anh Tẩy cho BNT, không thực sự liên quan tới văn học, chỉ là của 1 hội chuyên về “cá và biển”, trao cho 1 cuốn tiểu thuyết viết về “cá và biển”.





Nếu phải chọn một truyện thật ngắn mà lại khái quát thật sinh động một số góc của Việt Nam ngày nay, Người chăn kiến của nhà văn đoạt giải quốc tế Bùi Ngọc Tấn là ứng viên sáng giá.
BBC

Cái tay viết bài này cực nhảm, theo Gấu Cà Chớn. Bởi là vì cái truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn đúng là cực hay, nhưng nó chẳng liên quan đến… xã hội, bất cứ xã hội nào, ở 1 cái mức nông choèn choẹt như thế.
Nó liên quan đến phận người khi bị đi tù. Đến tra tấn, đến nhục hình, đến làm mất phẩm giá con người. Cái chi tiết bị tù oan chỉ là thứ yếu. Vậy mà tác giả lôi cái thứ yếu ra để mà hít hà, để mà so sánh với cái xã hội VC hiện nay ở trong nước!
Chán thật.
NQT

Truyện "Người Chăn Kiến" của BNT này làm Gấu nhớ đến 1 truyện của Simenon. Cái anh tù oan này, bị chúng tra tấn đến nỗi ký ức không làm sao tẩy đi được, về đời rồi, vẫn thèm được tra tấn, khủng khiếp như thế chứ đâu có đơn giản như cái ông viết bài này nghĩ!

Nhân nhắc tới Simenon, Gấu mới vớ được 1 cuốn của ông, ở tiệm sách cũ:

**
 Người Khùng ở Bergerac

Câu của P.D. James, 1 nữ hoàng trinh thám, thật tuyệt:
Một nhà văn bảnh hơn bất cứ 1 tiểu thuyết gia hình sự nào, kết hợp đỉnh cao của văn chương, với cái đòi hỏi tầm thường - đọc nói cho cùng thì chỉ để mua vui một vài trống canh.

Đọc cái kiểu của ông Bi Bí Xị, thì chỉ thấy cái đòi hỏi tầm thường của NCK của BNT!
Truyện ngắn Người Chăn Kiến diễn đúng cái ý của nhà văn Améry, sống sót Lò Thiêu, sau tự tử: Kẻ nào bị tra tấn là suốt đời bị tra tấn. Bởi vậy mà cái tay điểm phim Zero Dark Thirty,  trên tờ NYRB mới phán: Tra tấn, dù có đạt được kết quả, thì vẫn là vô đạo đức.