IV
Mùa Hè Miền Nam
Căn nhà gỗ, vách ván, nền tráng xi
măng, mái thấp, đứng ở
ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa tay dọc theo con máng, lùa mớ lá
khô, rồi
sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi cát do những chuyến xe đò chạy trên
đường
lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng máng sâu, mùi xăng nhớt lẫn trong luồng
hơi nóng
bị vách ván cùng những cánh cửa sổ đóng kín, ngăn chặn, quanh quẩn
trong hiên,
đánh thức những giấc ngủ trưa chập chờn, bài hoải trên chiếc ghế bố ở
cuối
hiên, đánh thức luôn những xúc động nhỏ nhặt, những ước muốn mơ hồ,
không rõ
rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát tính sửa chữa, tình cờ tìm lại
được cả
một tập thư tình viết cho L.H. Những bức thư tình viết đầu tiên trong
đời,
trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu sáng vừa đủ trang giấy, lo
sợ,
không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc động rồn rập (nhiều lúc
làm
nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về khuya, chữ càng thêm năng
nề,
nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng viết được một vài điều thật
cảm động,
(những kể lể sướt mướt, những lời nói họa hoằn của nàng vẫn còn đọng
lại, tiếng
cười, cử chỉ của nàng khi vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới sẽ gặp lại...),
vội vã
tắt đèn, ngồi yên lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi xúc động của
mình,
chúng có thể gây nên những tiếng động lịch kịch như tiếng bàn ghế di
chuyển,
làm ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như nỗi cô đợn nhiều
khi đột
nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức thư viết nhưng không
bao giờ
gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè khi gặp nàng, nhưng
mỗi lần tính
đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng lại, ngay chính người
đưa thư
cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng tại sao vẫn.... Tưởng tượng
nếu nàng
đọc những bức thư đó, có cảm giác chết cứng vì tủi hổ, nỗi cô đơn đột
nhiên bị
tước đoạt, cảm giác trần truồng trước mặt nàng, trước người khác...
Những bức
thư được giấu kỹ trong đống sách vở, ở dưới đệm giường, ở dưới lòng
máng, chỗ
an toàn nhất không sợ chị Thu lục lọi ngăn kéo hộc bàn tìm mẩu viết
chì, thỏi
gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy, tò mò đọc, chắc chắn sẽ cười
cợt, chế
giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp giấy được giấu kỹ như những món
quà, bánh
được ba má chia đều cho hai chị em, thường để dành, tìm chỗ cất giấu,
nhiều khi
mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại, kiến bu quanh, hoặc chuột đã tha
đi đâu
mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián nhấp tả tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn
mất,
nước mưa làm nhiều chỗ trở nên trắng bệch, mất cả buổi sáng tìm cách vá
víu,
chắp nối, nhưng không thể, quá khứ...
Mái lợp ngói nâu, vẻ cũ kỹ, mốc thếch,
vườn cây vây quanh
nhà, con kinh đào dẫn nước luân lưu khắp vườn, sau cùng đổ những trái
dừa, trái
cam hư thối ra nhánh sông sau nhà, một chiếc xuồng lập úp, vùi giữa
đống lá
dưới bóng một thân cây lớn, chủ nhật hay ngày lễ, nhất là vào dịp nghỉ
hè, L.
H. từ Sài Gòn lên vườn thăm chị Thu, sẽ đưa nàng đi chơi xuồng, cả hai
len lỏi
giữa những vùng trời nước im lặng, tiếng mái chèo đập nước làm át tiếng
tim đập
mạnh, giả đò thở hổn hển vì mệt chứ không phải vì quá xúc động... hoặc
đậu
xuồng dưới đám lá cây dầy đặc che hết ánh nắng (nàng bỏ kính che mắt,
trong
bóng mát, ánh mắt chợt long lanh, có thể nàng biết... tinh nghịch nhúng
tay
xuống nước, bóng nàng vỡ ra từng mảnh, chụm dần lại... biết tôi đang
đăm đăm,
ngơ ngẩn nhìn....), hoặc chìm mất giữa đám sậy nhỏ, những lần đi quá
xa, tiếng
chị Thu từ trên bờ gọi trở về dùng cơm vọng nước tới làm tắt ngấm những
lời dự
định nói, cuối cùng vẫn chỉ là những lời vu vơ, những hỏi han về việc
học, về
thành phố Sài Gòn đã lâu chưa có dịp xuống chơi, về một vài dự tính
trong tương
lai (nàng nói, sẽ học y khoa, chữa bệnh cho mọi người nhưng không cho
riêng ai,
tâm sự của mỗi người cũng chỉ là một chứng bệnh, rồi sẽ qua đi, chẳng
cần chữa
trị...), tất cả những gì còn lại được giấu kín như những bức thư chẳng
bao giờ
gửi, như những lần tự nhủ, trước khi nhập ngũ, sẽ gặp nàng một lần, và
sau đó
sẽ bỏ đi, sẽ mất tích trong cuộc chiến, hoặc cũng chẳng cần cuộc chiến,
sẽ cố
gắng quên hết, cố gắng làm lại từ đầu, giả sử như chưa từng gặp nàng,
như những
lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm
thành phố,
sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng
thường
ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng
xe qua
thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú,
viết, hoặc
lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe
bên lề
đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên
kia
đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật
khách, hay
mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau
nhà nàng,
ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên
lầu cao,
che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập,
cần nhất
là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng
chẳng
bao giờ biết, hoặc hiểu được, nàng đến từ phía bắc, từ một thành phố có
mưa
phùn, có gió bấc, có rét mướt, băng giá, và nàng mang theo cùng với
nàng chút
giá băng, lạnh lùng, một chút tẻ nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống
cô đơn,
rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở ngoài những nao nức, những băn khoăn,
những mơ
mộng của cả một thời niên thiếu, ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất
cả, muốn
xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về,
nàng
đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời của tôi, như một người đứng ở chỗ
sáng ngó
vào chỗ tối, nàng không thể thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi,
Ngọc, Ngọc,
cố gắng quên đi, cố gắng đừng thủ dâm nữa, đừng nói gì cả....
Sơ Dạ Hương.