Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
Phỏng
Vấn Việt Linh
|
Từ Việt
Linh đến Mê Thảo
Phim
của chị thường gây tranh cãi,
người ủng hộ khen hết lời
nhưng người phản đối cũng không kém lý lẽ. Gần đây nhất là bộ phim Mê
Thảo -
Thời vang bóng, hoàn thành năm 2002 nhưng mãi đến ngày 16/7 này mới
được công
chiếu.
Quyển
sổ ghi chép khổ lớn chi chít nét
chữ con gái, truyện
ngắn và thơ, ngây ngô nhưng già dặn hơn tuổi mười lăm, Linh và các bạn
học
Trường Bồ Đề - Cần Thơ đã sớm bộc lộ mối quan tâm đối với xã hội đang
sống, dù
viết về nỗi cô đơn của đứa bé thiếu mẹ hay chê trách những kẻ quay lưng
với
thực tại quê hương. Lúc đó là năm 1967, và cô bé Linh không nghĩ rằng
có ngày
mình được nhìn thấy lại tác phẩm thời bé con, nếu người mẹ đầy khổ hạnh
của cô
không cất giữ, như một kỷ niệm quý giá về đứa con gái gan góc đầy cá
tính.
Quyển
sổ ấy được Việt Linh gìn giữ như
một trong những vật
tùy thân quý nhất. Ngày ấy, buồn mẹ theo chồng khác - điều mà khi lớn
lên cô
mới biết là một sai lầm, cô bé Linh bỏ học vào chiến khu tìm cha, xem
đó như
cách phản ứng với người mẹ xinh đẹp mà đa đoan, với cuộc đời riêng
nhiều éo le
bởi chiến tranh dồn đẩy. Cả mẹ và con đều không nghĩ rằng từ bước ngoặt
ấy,
Linh đã có cơ hội gặp gỡ, học hỏi, tích lũy nhiều bài học để sau này
thực hiện
ước mơ làm nghệ thuật. Nhờ sự gần gũi với cha - nhà biên kịch Nguyễn
Việt Tân -
và những đồng đội của ông như đạo diễn Hồng Sến, Trần Nhu... cô gái vừa
tuổi
lớn lại tiếp tục viết những bài báo, bài thơ, truyện ngắn, in trên các
báo phát
hành trong chiến khu, và sau ngày giải phóng 1975, đã cặm cụi trở lại
trường,
bù đắp cho những tháng năm học hành dang dở. Quyết tâm ấy cũng đã khiến
Việt
Linh bỏ công trau dồi kiến thức khi vào học Trường VGIK của Liên Xô,
tốt nghiệp
bằng đỏ khoa Đạo diễn.
Cuộc
đời không nuông chiều những kẻ
thiếu quyết tâm nhưng
cũng luôn thử thách những người có khát
vọng. Việt Linh thuộc trường hợp sau. Từ khi bắt đầu công việc đạo
diễn, chị đã
chọn con đường không bằng phẳng. Các bộ phim của chị luôn có cái để
người xem
ngẫm ngợi, không đi vào lối mòn dễ dãi. Nhiều giải thưởng điện ảnh cả
trong và
ngoài nước đã chứng thực cho quá trình lao động nghề nghiệp nghiêm túc
của chị.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chị chỉ được đánh giá một chiều.
Dư
luận về Mê Thảo rất khác biệt, hầu
như đối nghịch:
"Mê Thảo được hội đồng giám khảo trao giải vì cảm nhận được trong nó
những
khoảnh khắc điện ảnh đẹp, tính tinh tế trong xử lý cũng như sự tỏa sáng
mà phim
đã mang tới cho văn hóa Việt Nam" (Thông báo giải Quỹ Cổ động phát hành
quốc tế của Tổ chức Francophonie). "Từ đầu đến cuối chỉ là câu chuyện
văn
học viết lại một cách vụng về, minh họa bằng hình ảnh, âm thanh, ánh
sáng...
Trong giấc mơ đêm qua tôi thấy bác Nguyễn hiện về, đập mạnh cây
ba-toong quen
thuộc, và khi tôi hỏi bác đã xem Chùa Đàn lên phim chưa, thì chỉ quát
lên một
tiếng: Nhảm!" (Tằng Phát - Tiền Phong). “Tôi
không hiểu nhiều điện ảnh, nhưng tôi thấy những
ý tưởng của cha tôi
nổi lên rất rõ trong phim. Gia đình tôi cảm ơn chị Việt Linh đã đưa lên
màn ảnh
một câu chuyện như thế...” (GSTS Nguyễn Xuân Đào, con trai, đại diện
chính thức
gia đình cụ Nguyễn Tuân - VnExpress).
"Có
lẽ nữ đạo diễn này đã rút kinh
nghiệm của những
người đi trước để cho phép mình không câu nệ cấu trúc sẵn có của tiểu
thuyết.
Chị và biên kịch đã mở rộng không gian, sáng tạo thêm nhiều sự kiện,
chi tiết,
mà vẫn giữ được tinh thần tác phẩm. Và điều quan trọng hơn cả là vẫn
trung
thành với tính thẩm mỹ của nó..." (đạo diễn Đặng Nhật Minh - Điện ảnh
TP.HCM). "Mê Thảo theo tôi là không hay. Đơn giản tôi không thấy xúc
động.
Bộ phim không giúp người xem hình dung, minh xác về không gian... Nhiều
cảnh
đưa vào có tính minh họa, tách rời... Những màn biểu diễn nghệ thuật
không ăn
nhập với phim" (đạo diễn Lê Hoàng - Lao Động). "Ít lời, hàm súc,
nhiều khoảng trống cho người xem suy nghĩ. Phim dựng được không chỉ
hình thức
hay không khí xã hội đầu thế kỷ mà cả một không khí văn hóa..." (TS Lê
Ngọc Trà - Lao Động). "Mê Thảo không chỉ dừng lại ở cái "nhìn
thấy" mà đằng sau đó là sự tiềm ẩn đa nghĩa, thông qua thứ ngôn ngữ
điện
ảnh gợi cảm bỏ xa sự thô thiển... Xem Mê Thảo có người băn khoăn cái
gọi là sự
ám ảnh. Với tôi, đó lại chính là một tầng ngữ nghĩa cần thiết khác,
tăng thêm
sự hấp dẫn của phim". (TS Đức Kôn - Điện ảnh TP.HCM)...
Dù
khen hay chê, dư luận vẫn chỉ là dư
luận. Không ai cảm
nhận thay ai được. Mỗi khán giả đều có thể tự đến rạp xem phim và tự
đánh giá,
sau ngày 16/7.
(*)
Hà Nội: Trung tâm Chiếu phim quốc
gia; TP.HCM: Cinébox,
Fafilm Cinema.
Ngô
Thị Kim Cúc
[Trích
Thanh Niên online]
|