*
Notes

















Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!
Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)
Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!
(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!
Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!

*

*


Gánh Nặng Tuổi Thơ
*

Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…
*
Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:
"Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó."
"Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên."
*
Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, (1) thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
*
Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó.
Kipling chế tạo ra cỗ máy đi dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
*
Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn. La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte. Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
Note: Tks. Napoléon Bonaparte. Gấu.

(1) Đây là Gấu Cái nhớ lại kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời, là lần rời Cai Lậy về Sài Gòn, và, vì nước lụt, xe cô dâu biến thành xuồng.
Bả than: Trên xuồng có đủ cay đắng, đủ dùng cho... ba người, người thứ ba là cô phù dâu cũng ngồi trên xuồng!
*

Gấu, nhà văn
Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.
Nguồn
Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.
Unhappiness wonderfully aids the memory.
Greene: The Burden of childhood
[Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
*
Không thể biết trước được.
Quả có thế.
*
Lại nói chuyện tuổi thơ bất hạnh.
Trong bài ‘tạp ghi đầu tay’ mở ra sự  nghiệp‘Gấu nhà văn tạp ghi’ ở hải ngoại (1), Nước Cờ Của Hư Trúc Gấu đưa ra nhận xét, những nhân vật của Kim Dung đều bước ra từ cái bóng của Oliver Twist của Dickens.
Những đứa trẻ bất hạnh.
Bài viết gây một trận sóng gió trên diễn đàn VHNT của Phạm Chi Lan, chỉ mãi sau này Gấu mới biết, khi tình cờ ghé mục lưu trữ của báo. Và đây có thể coi là bài đầu tiên Gấu viết cho báo này, không phải bài  Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân bị PCL từ chối, kèm cái note thật là lịch sự, … đây là một nhân vật gây tranh cãi, tốt nhất, anh đưa bài khác, cho khỏi xui cái duyên văn tự giữa anh và VHNT.
(1) “Nick’ này, Gấu nhờ nhà thơ Luân Hoán mà có được. Trong đại tác phẩm hàng ngàn trang Nhà văn Việt Nam của ông, hân hạnh có Gấu ở trong đó, phần tiểu sử, ông ghi nhà văn, nhưng phần tác phẩm, thấy toàn tạp ghi, thành thử ‘chết tên’: Gấu nhà văn tạp ghi.
Bài viết đăng trên tờ Văn Học, trước khi Gấu giữ mục Tạp Ghi, vài tháng, hoặc một niên sau đó. Một ông nhà văn ở tòa soạn báo này [hình như là PN] bèn gửi cho VHNT. Thời gian đó, Gấu chưa biết net, chưa biết không gian ảo là cái gì, tuy có tậu được một cái PC, nhưng chỉ sử dụng được trên Dos, không có Window.
Thế là một bàn tròn văn học được mở ra, đây chắc là mục thường trực cuối tuần của báo này. Gấu còn nhớ trong đó có nhà văn THT. Ông này thì chán Gấu như chán cơm nếp nát, từ trước 1975, bèn lắc đầu, đọc văn đọc thơ là "cảm nhận", chứ đâu có phân tích phân tiếc nhức đầu như thế này. Một ông, trẻ, Gấu chưa từng nghe danh, ở trong ban biên tập, thì rất ư bực mình, Kim Dung thì có liên can gì tới Dickens, đến những đứa trẻ bất hạnh? Đến cái đoạn Gấu tán phó mát về nước cờ của Hư Trúc, ông càng bực, đây là nước cờ ăn may, là vô chiêu thắng hữu chiêu, là buồn ngủ gặp chiếu manh, tình cờ may mắn mà có được, liên quan gì tâm hư tâm trúc ?
*
Sau này, khi viết thường trực cho VHNT, Gấu cũng hân hạnh, thường xuyên được là đề tài của bàn tròn văn học, và những lần như thế, đều được PCL gửi cho một bản sao. Một lần, một ông tỏ ra hết sức bực mình về chuyện Gấu rất ư là nhập nhằng giữa những gì viết ra, và những gì được coi là trích dẫn, dịch thuật, "his own style", như ông viết.
Quả có chuyện đó, thành thử sau này, Gấu cố gắng, mỗi lần trích dẫn, là mở ngoặc, đóng ngoặc thật là đàng hoàng. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cứ coi như chẳng có Gấu ở trong đó.
Toàn là của người, cả.
Đây là giấc đại mộng của Walter Benjamin, làm sao viết tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, và phần của ông, giống như những giàn dựng, khi tác phẩm hoàn thành, được rút ra, dẹp bỏ.
Đây còn là giấc đại mộng của Roland Barthes: Tác giả, mi hãy chết đi, để cho độc giả xuất hiện.
*
Đỗ Long Vân, khi viết Vô Kỵ giữa chúng ta, tuy trân trọng tiểu thuyết chưởng Kim Dung, nhưng tự hỏi, Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta, và nghi vấn này, [cơn sốt, hiện tượng mê Kim Dung tại Miền Nam lúc đó, do đâu mà ra], người đời sau sẽ giải đáp.
Nghi vấn này, cho đến nay, vẫn chưa sao giải đáp. Trong nước sau 1975 còn mê Kim Dung hơn trước nhiều. Những bản dịch sau này, đầy đủ hơn, từ những bản văn đã được Kim Dung nhuận sắc, bỏ đi những đoạn mà tác giả coi như là dài dòng.
Trước 1975, đọc Lục Mạch Thần Kiếm, Gấu không hiểu, tại làm sao mà pho tượng trong động, nơi Đoàn Dự học Lăng Ba Vi Bộ, lại y chang Vương Ngọc Yến, y chang người đẹp trong tranh của Hư Trúc.
Hoá ra là tất cả là cùng một nguồn gốc.
Tuy nhiên đọc mấy ông dịch giả kiêm phê bình gia, biên khảo gia, thí dụ như ông Vũ Đức Sao Biển chẳng hạn, thì hỡi ôi, sao lại có những ông liều lĩnh đến như thế, và mới hiểu ra, là Kim Dung thật không dễ đọc, và vấn nạn Nước Cờ Hư Trúc quả thật không dễ giải đáp.
Và càng khó thực thi.
Giai thoại Nước Cờ Hư Trúc là từ tư tưởng Phật giáo, nhưng nó làm nhớ tới giai thoại "rau vô tâm" trong truyện Đát Kỷ giết Tỷ Can, bằng cách moi tim ông làm thuốc. Ông này nhờ được mách bảo, sau khi bị móc tim, hãy ngậm miệng đừng nói thì toàn mạng, và khi không thoát khỏi sự tò mò, hỏi cô gái bàn rau, rau vô tâm là rau gì, và khi nghe trả lời rau muống, thế là ngã xuống, đi luôn. [Nên nhớ rau muống là rau 'quốc hồn quốc túy' của dân Việt].
Thành thử "hư trúc" thì mới giải được nước cờ, nhưng "hư trúc" thì chết!

Trong lời giới thiệu, đại gia VĐSB phán, chúng tôi gọi Tiếu Ngạo Giang Hồ là một siêu phẩm. Toàn bộ tác phẩm gồm 40 chương hồi. Tuy nhiên tác phẩm lớn không ở chỗ dài hơi đó. Nó lớn vì chiều sâu kiến thức chứa ngay trong tác phẩm.

Tuy nhiên sau đó, đọc ông viết về những chiều sâu kiến thức, nào Phật nào Lão mà ông gán cho Kim Dung qua những nhân vật này nọ, thì hóa ra là ông tán tào lao tất cả.
Điều này chứng tỏ ông không đọc nổi Kim Dung, và có thể không đọc nổi bất cứ một cuốn tiểu thuyết, bất cứ một thứ giả tưởng.
Chứng cớ. Ông viết, "cơ duyên nào đưa đẩy một nàng Nhạc Linh San mới muời sáu tuổi say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ dẫy thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm Bình Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời?"
Đọc, Gấu này thực sự thấy thương cho đại gia VĐSB. Thương cho những nhân vật của Kim Dung.

Lâm Bình Chi đâu phải bản chất tàn bạo. Tay này cũng một thứ tuổi thơ bất hạnh. Hắn trở thành độc ác, thì đó là do bị cuộc đời cắn cho một miếng thật bất thình lình, đúng vào lúc chú bé hăm he làm việc thiện, giải cứu người đẹp, một cô gái bán rượu, vô tình sa vào tay con người độc ác mưu mô, tàn nhẫn, là Nhạc Bất Quần, đem cả con gái ra làm mồi nhử chú bé con nhà giầu mang trong mình kho tàng Tịch Tà Kiếm Pháp.
Đã có lần Gấu lèm bèm về nhân vật này, và mối tình Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi, và gọi đây là một thứ “tình nghiệt”. [Trong bài viết Ngọa Hổ Tàng Long].
Nhưng sau đọc “Sebald đọc Weiss”, mới khám phá thêm một khía cạnh của thứ tình nghiệt này: Nhạc Linh San là mẫu người muốn trả nợ, muốn đem lại cho họ Lâm tất cả những gì đẹp đẽ nhất của đời người - cái gọi là hạnh phúc - để đền bù lại sự độc ác của loài người, qua tác nhân là cha cô - đã giáng lên đầu đứa trẻ bất hạnh này, trong đó có cả sự độc ác của chính cô, khi giả làm cô gái bán rượu.
Có thể nói, cái chết của Nhạc Linh San, là đã được "tiên đoán", khi cô khoanh tay đứng nhìn Lâm Bình Chi giết người vì cô. Chính vì thế khi chết, cô cố năn nỉ “người anh”, “người yêu cô”, “người bạn thời thơ ấu”, Lệnh Hồ Xung, hãy chiếu cố cho họ Lâm. Bà mẹ của cô, khi biết, mới than, ôi oan nghiệt, là theo nghĩa đó.
Sự kiện, Nhạc tiểu thư năn nỉ Lệnh Hồ Xung đừng giết Lâm Bình Chi còn là một mệnh lệnh: Đừng làm hỏng ước mong trả nợ, cho bố ta trước tiên, và, cho sự độc ác của cả giống người. Và chuộc tội cho cả ta nữa.
Đẩy đến tận cùng ước mong này, là sự thực thê lương: Không ai có thể giết được Nhạc Linh San, ngoài Lâm Bình Chi! Mạng đòi mạng, oan oan tương báo là như vậy
Bảo rằng, Nhạc Linh San say mê Lệnh Hồ Xung chứng tỏ chưa đọc Tiếu Ngạo, tuy dịch, bởi vì chính Nhạc Linh San, khi Lâm Bình Chi trổ mòi ghen tuông, và sau đó giết cô, đã giải thích cho ông chồng hờ, về mối tình khi còn là con nít này.
Ngay Lệnh Hồ Xung sau cũng nhận ra, anh không phải mẫu người của Nhạc Linh San. Nàng yêu một người nào như cha nàng, nhưng lại không phải như cha nàng: Một người như Nhạc Bất Quần nhưng trừ bỏ đi, sự độc ác.
Người tình trong mộng của Nhạc tiểu thư, như thế, chính là Lâm Bình Chi, khi còn là một công tử miệt vườn Phúc Kiến mê mẩn tiếng hát [quan họ?] của mấy cô hái chè quê mình, không phải quê người.

Cái chết của Nhạc Linh San, ở tay người chồng hờ, mang tính tình nghiệt, của Đông Phương. Do đó, trước khi chết Nhạc Linh San năn nỉ Lệnh Hồ Xung chiếu cố tới Lâm Bình Chi, và tiễn nàng ra đi, là âm thanh của những bài hát của những cô gái hái chè vùng [Phú Thọ] Phúc Kiến, quê hương nhà chồng trong trí tưởng của nàng.
Ngọa Hổ Tàng Long

Ui chao thế "lày" thì, khi Gấu đi, Gấu Cái nhớ cho đội kèn đồng tấu bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây", nhé!

Đi?
Gấu lại nhớ đến lời mời của Má Mì, lần đầu tiên tới xóm:
-Thế cậu có đi không?
Ngu quá, cù lần quá, Gấu bèn lắc đầu:
-Tôi không đi!

Nhật Ký Tin Văn

Gấu đọc lại đoạn trên, viết về Nhạc Linh San, ngộ ra một điều, cái xứ Bắc Kít, và cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, nó hành Gấu thật là khủng khiếp, thê lương!
BHD sở dĩ bỏ đi, một phần còn do cô nhận ra, Gấu không chỉ yêu cô, mà còn thù cô, như yêu và thù xứ Bắc Kít, và tuổi thơ Bắc Kít của Gấu!
Mới đây thôi, Gấu còn cố thực hiện mối tình khốn khổ khốn nạn với cái xứ Bắc Kít khốn nạn khốn khổ khốn kiếp, bằng cách đằng đẵng, cúng hết cả cái quãng đời ở hải ngoại vào cái việc mơ tưởng thực hiện một mối tình tưởng tượng, với một “em”,  phải nói, một “ bà già” Bắc Kít,  một "Me Mẽo" thì đúng hơn.
Gấu muốn nói với em đó, bằng cái tiếng Bắc Kít, “Anh Yêu Em”, thực hiện giấc mơ điên khùng ngày nào với cô bé con Bắc Kít 11 tuổi!
[Note: Đừng có tin, phịa đấy!]
Cũng là một cách trả ơn những "Me" của Gấu, có thể nói như vậy.
Bởi vì không có bà cô, Cô Dung, một Me Tây, làm sao có Gấu nhà văn!

Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”
Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
Nguồn Người Việt
Nhà thơ Lê Thị Ý, nghe nói, là em gái nhà thơ Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng).
Không biết có đúng không.

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*

Nhà thơ Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ, qua bài phỏng vấn trên báo Người Việt cho biết.
-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.
-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.
Tuyệt! Thơ được trao cho thi sĩ, là như vậy đó. Đám thi sĩ dởm làm sao biết một chân lý đơn giản như vậy. Cái tay ký giả thì bị ám ảnh bởi mấy cái vạch cờ ba sọc, nên mới théc méc,"tại sao lại phũ phàng ạ"!
Cũng ý này, Lão Tử phán, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu [Gấu nhớ đại khái, không biết có đúng không, cái này là tán phó mát thêm!]
*
Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.
"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
(Through the Looking Glass).

Ngày mai đi nhận xác chồng (2)
Bài Ngày mai đi nhận xác chồng (1) này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.


*

Vợ chồng Gấu đến Bangkok đúng ngày 16 tháng 5, 1989, hoặc 1990.
Đúng sinh nhật Bác.
Nhìn cái hình trên, lần đi thăm Ottawa vừa rồi, nhìn cái ngày, nhìn cái bị Gấu đeo ở lưng, nhìn phố xá…. là Gấu nhớ ngay đến ngày hôm đó, một bữa Thứ Bẩy.
Chỉ dư ra, một cô bé con, là Jennifer Tran.

Nhớ nhất, là cái bị.
TTT đã từng làm thơ về cái lon gô, và diệu dụng của nó, ở trong trại tù.
Brodsky cũng đã từng vinh danh cái hộp thịt bò, cái hộp, chứ không phải thịt bò ở bên trong, những ngày nước Nga nhận viện trợ Mẽo, sau khi chiến tranh chấm dứt. Thịt bò hộp, tất nhiên là ngon rồi, như cái hộp thịt bò thì mới diệu kỳ làm sao!
Có những vật dụng, rất ư là bình thường, thí dụ một cái lon gô, một cái hộp thịt bò, chỉ đến khi vô tù bạn mới biết là nó quí giá biết là chừng nào.
Có những ‘chi tiết’ trên cơ thể của bạn, chỉ đến khi vô tù, bạn mới khám phá ra chức năng bí ẩn diệu kỳ của nó.
Thí dụ, cái lỗ đít!
Ai mà chẳng biết, nó dùng để đi ị. Nhưng còn dùng để làm làm tình nữa.
Lần Gấu vượt biên, bị bắt, đưa về Viện Chấp Pháp Mỹ Tho, giam ở đó, trong khi chờ đưa đi nhà tù lớn Mỹ Tho, rồi đưa đi trại cải tạo Bà Bèo. Mấy chục mạng người trong một căn phòng nhỏ, ăn ngủ ị tất cả ở đó, trời nóng khủng khiếp, lỗ thông hơi của cả phòng giam, là cái khe cửa phòng giam, người tù trần truồng, chờ đến phiên mình được nằm rạp xuống sàn, hé cái mũi vào cái cửa phòng giam, hít lấy hít để không khí ở bên ngoài.
Lần đó, Gấu mới ngộ ra, cái đít của con người, còn là cái quạt để thổi hơi nóng ở trong cơ thể ra bên ngoài!
Trong căn phòng nhỏ hẹp, bằng nấy con người là bằng nấy cái quạt máy, loại để bàn, chồm hổm, thi nhau quạt với công suất tối đa, hơi nóng ra phiá sau, vào miệng người nằm phía sau.
Bạn có thể nghe được, tiếng gió thổi ào ào, từ mấy cái lỗ đít của những bạn tù chung quanh bạn!
Nóng quá, cơ thể đổ mồ hôi, để giảm nhiệt, nhiều người biết. Nhung hiện tượng, cả mấy chục con người, trần truồng, thi nhau phóng độc chưởng, từ lỗ đít về phiá đối phương, là bạn tù, thì phải ở tù VC, thì mới ngộ ra, và mới được thưởng thức!
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì!

Nhìn cái hình, là Gấu nhớ đến cái bị cói, lần ở trại tù Đỗ Hoà.
Và Gấu lại thầm cám ơn nó. Không có nó, là không làm sao có cái dịp may sống sót trại tù, và không thể nào có cái hạnh phúc tuyệt vời,  thưởng thức bản nhạc Ngày mai đi nhận xác chồng, vào một buổi sáng đẹp trời, chủ nhật, không phải đi lao động.


*

Ảnh: Tiếc Thương - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Nguồn: Đặc Trưng

Bài hát Ngài Mai Đi Nhận Xác Chồng thực sự không liên quan gì tới Gấu, và gia đình, nhưng, có vẻ như, chỉ để cho Gấu được thưởng thức, lần đầu tiên, bản nhạc này, thì Ông Trời quả là đã mất quá nhiều công phu, quá châu đáo, và thật là đặc nhỡn, thật là mắt xanh, với Gấu.
Nhưng, ông cũng chơi lại Gấu một cú thật đau, quá đau, vào lúc cuối đời, khi, chỉ nghe một giọng nói qua điện thoại, từ một người đàn bà, đã từng gặp cảnh như bức hình trên đây, mà đã tưởng tượng ra, rằng là mình có thể làm sống lại người đã chết.
Ui chao sao mà khùng đến như vậy!
Liệu có phải đó vẫn là hậu quả vết thương Bắc Kít, từ hồi còn thơ, từ một cô gái Bắc Kít bị cả một miền đất bỏ đói?...