|
Ngày mai đi nhận xác chồng
To die for others is
difficult enough.
To live for others is even
harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp
lắm” và “Ngày
mai đi nhận xác chồng” là chân lý: Chết vì người đã khó, sống vì người
còn khó
hơn?
*
Tiếng hò khoan của Trương Chi
chỉ chịu tan ra, khi giọt nước mắt Mị Nương nhỏ xuống.
Tiếng hát Orphée ru ngủ được
cả ác thú trấn cửa địa ngục.
Nhưng liệu huyền thoại Trương
Chi tiên đoán sự trở về của anh chàng thuyền chài, trong lớp áo bộ đội,
và câu
hát của anh không còn mê hoặc một người đẹp, nhưng mà là biết bao thế
hệ: Đường
ra trận mùa này đẹp lắm?
Huyền thoại Orphée còn mù mờ
hơn nhiều: những “liệu, liệu...” xem ra chừng vô tận, theo George
Steiner: Cuộc
đối đầu giữa ấm và lạnh, giữa dâm thần (eros) và thần chết, cuộc lữ đi
xuống
tận cùng của bóng đen, rồi lại trở lại với ánh sáng....
Liệu Orphée đã phổ thơ vào
nhạc; nói rõ hơn, liệu ác thú bị mê hoặc vì câu thơ, hay là tiếng đàn?
Câu thơ
nào? Nhạc nào? Liệu Eurydice, người yêu của chàng nhạc sĩ, mong muốn
trở lại
dương thế, liệu nàng tìm thấy sự ấm cúng, sự tiếp đón ân cần, ở nơi địa
ngục?
*
Và Kafka trả lời: âm nhạc tới
nhất, bài hát đã nhất, là thứ âm nhạc, bài ca của những kẻ trầm luân,
hát ở đáy
địa ngục.
*
Mới đây, đọc Errata của G.
Steiner, tôi có cảm giác đã sống đoạn văn trên, một ngày nào, ở trong
trại cải
tạo. Và cái bản nhạc đã nhất, tới nhất, là bản “Ngày mai đi nhận xác
chồng” của
Phạm Duy.
*
Tôi đã trải qua kinh nghiệm
đi nhận xác người thân.
Đó, những ngày trước Mậu Thân
một năm. Người chết trận còn ít, và còn được lo lắng chu tất. Sau này,
chết như
rạ, và những thủ tục lo lắng cho người chết, và cho thân nhân của họ
cũng được
giản dị hóa. Tôi nghĩ, đứa em trai của tôi đã được hưởng tất đầy đủ
những lễ
nghi dành cho một người sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Bởi vì, mãi
sau
này, nhiều đêm, trong giấc mơ, tôi vẫn còn nhìn thấy chiếc quan tài, và
hai
người sĩ quan đứng im như hai pho tượng ở phía trước, trong căn nhà hội
đồng
thị xã Ba Xuyên.
*
Có điều, tôi như chờ đợi nó.
Tôi như biết trước, chuyện đó sẽ xẩy ra. Nhưng khi xẩy ra, tôi lại nhất
mực
không tin, không thể như thế được.
Đúng ra là: chưa thể như thế
được. Nó sẽ xẩy ra, nhưng chưa phải vào lúc đó. Như thể, người chết còn
vài
ngày nữa, còn dăm ba tháng nữa mới... chết.
Để tôi nói rõ thêm một chút
nữa.
*
Ông cụ Gấu ngày còn Tây, ra
trường sư phạm, được bổ làm hiệu trưởng trường tiểu học. Ông không ưa
Tây.
Chúng đầy cụ đi khắp các miền đất nước. Đám chúng tôi mỗi đứa có một
nơi sinh
khác nhau. Ông cụ đặt tên mấy thằng con, đều lót chữ "quốc". Sau cái
cột trụ của nuớc, tới kẻ sĩ của nước, và sau chót, bảo vật của nước.
Gấu cứ
nghĩ là do cụ yêu nước, ghét Tây, muốn
truyền cái chí hướng đó cho mấy thằng con.
Nhưng, tới chót đời, Gấu mới
ngộ ra, là, ông cụ cảnh cáo: Hãy coi chừng "nước"!
Bởi vì, ông cụ Gấu, tuy ghét
Tây như vậy, bị chúng đầy ải như vậy, không chết, mà lại chết vì họa
đảng phái
hồi đầu cách mạng. Ông bị thằng học trò đòm một phát, quẳng xuống sông,
kèm cục
đá.
Gấu bị ăn hai trái mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ngay bờ sông
Sài Gòn.
Thằng em kế, ăn đạn VC từ bên sông bắn qua. Thằng út may nhất, làm
thuyền
trưởng, chuyên chở đường nhà máy đường Việt Trì, về hưu non, do không
chịu ăn
đường cùng mấy ông đảng uỷ.
Có thể nhờ ông bố nằm dưới
đáy sông phù hộ.
Ông cụ bị bắn thẩy xuống
sông, ngay tại khúc Việt Trì.
Đây
là chỗ ông cụ
hồi 1945, bị một ông học trò thẩy xuống, khi đó chưa có cây cầu mà chỉ
là một
bãi sông. Hồi đầu tân thế kỷ, Gấu về lại đất Bắc, có tới đây, thắp
hương, ở
trong lòng, và khấn cụ, mong cụ phù hộ cho bộ lạc nhà Gấu.
Lạ một điều, dân Bắc, sau này, rất mê tín. Ông Cơ, con bà chị của ông
cụ của
Gấu, cho biết, có một lần đi cầu cơ, cô Đồng phán, xác ông cụ trôi về
một làng
ở phía cuối sông, và được làng này vớt lên, làm mồ làm mả tử tế....
|
|